Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 10-TC/HCVX của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ chi tiêu hội nghị ở các cấp trong cả nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 10-TC/HCVX
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 10-TC/HCVX | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lý Tài Luận |
Ngày ban hành: | 26/02/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10-TC/HCVX
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 10-TC/HCVX NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 1991
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI TIÊU HỘI NGHỊ Ở CÁC CẤP TRONG CẢ NƯỚC
Để thống nhất các mức
chi tiều hội nghị trong tình hình giá cả hiện nay và trong điều kiện ngân sách
Nhà nước còn khó khăn, hạn chế, Bộ Tài chính sửa lại một số điểm về chế độ chi
tiêu hội nghị ở các cáp trong cả nước đã quy định tại Thông tư số 44-TC/HCVX
ngày 24-10-1988 của Bộ Tài chính như sau:
I- QUY TẮC CHUNG
1. Cán bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan Đảng, đoàn thể và hội quần chúng ở TW, uỷ ban nhân dân các cấp khi có yêu cầu tổ chức hội nghị phải nghiên cứu sắp xếp một cách hợp lý, có thể kết hợp nội dung các hội nghị với nhau, chuẩn bị chu đáo nội dung, cân nhắc kỹ thành phần và số lượng đại biều cần triệu tập, thời gian và địa điểm họp thích hợp, bảo đảm cho hội nghị có kết quả thiết thực, chi tiêu hợp lý tránh phô trương, hình thức.
2. Việc chi tiêu hội nghị phải theo đúng những quy định trong thông tư này và trong phạm vi dự toán kinh phí được duyệt hoặc mức khoán chi về "hội nghị phí" trong kế hoạch hàng quý, năm.
3. Phải thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 140-HĐBT ngày 15-9-1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị số 439-CT ngày 24-12-1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quy định thời gian tổ chức hội nghị tổng kết toàn ngành hàng năm, tối đa một năm một lần và không quá 3 ngày; nhưng phải được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét quyết định; Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu tự quy định về thời gian tổ chức hội nghị tổng kết; hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ... tổ chức cho phù hợp với tinh thần các văn bản đã quy định để thi hành thống nhất trong phạm vi ngành, địa phương.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Mức trợ cấp tiền ăn hàng ngày:
a) Mức trợ cấp tiền ăn hàng ngày của đại biểu dự hội nghị ngành cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương triệu tập là: 5000đ/ngày/đại biểu.
b) Mức trợ cấp tiền ăn hàng ngày của đại biểu dự hội nghị chuyên đề để triển khai các chế độ, chính sách của Nhà nước, hội nghị tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật do các ngành cấp trung ương và tỉnh, thành phố, đặc khu triệu tập và hội nghị ngành do cấp huyện, quận, thị xã triệu tập là: 4000đ/ngày/đại biểu.
c) Ngoài ra, đối với những hội nghị có tính chất đặc biệt như họp Quốc hội thường kỳ; hội nghị các Bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố, đặc khu; hội nghị đại biểu Hội đồng nhân dân thường kỳ...; cơ quan tổ chức hội nghị bàn bạc với cơ quan tài chính đồng cấp để quy định mức trợ cấp tiền ăn hàng ngày của đại biểu dự hội nghị cho phù hợp với tính chất của những hội nghị này.
2. Các khoản chi khác:
Ngoài khoản chi về mức trợ cấp tiền ăn nói trên, cơ quan tổ chức hội nghị được dự toán các khoản chi sau đây theo chứng từ hợp lệ, hợp pháp:
a) Tiền thuê phòng ngủ cho đại biểu ở xa đến; tiền thuê hội trường, tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi ở đến địa điểm tổ chức hội nghị và ngược lại (nếu có phát sinh và có chứng từ hoá đơn hợp pháp).
b) Tiền thuê người nấu ăn, làm vệ sinh, tạp vụ (bình quân một người nấu ăn phục vụ 20 đại biểu; một người làm vệ sinh, tạp vụ phục vụ 40 đại biểu) hoặc trả phụ phí nấu ăn cho nhà khách hoặc nơi tổ chức hội nghị (nếu cơ quan tổ chức hội nghị phải thuê ở ngoài).
c) Tiền thuê tài liệu phục vụ hội nghị.
d) Tiền vé tàu, xe cho đại biểu ở nơi xa đến dự hội nghị (đối với những đại biểu mà cơ quan tổ chức hội nghị phải đài thọ cả vé tàu xe).
e) Các khoản chi khác như tiền nước uống cho đại biểu và cho báo cáo viên, người thuyết mình, tiền thuốc phòng bệnh; giải trí, trang trí, cơ quan tổ chức hội nghị cũng phải dự trữ cụ thể để cơ quan tài chính đồng cấp xem xét có thể khoán một khoản kinh phí nhất định trên cơ sở tính toán hết sức chặt chẽ, tiết kiệm.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Cơ quan tài chính các cấp khi thông báo dự toán và cấp phát kinh phí hàng quý, năm phải thông báo rõ mức khoán chi về hội nghị các cơ quan hành chính, sự nghiệp. thủ trưởng cơ quan hành chính, sự nghiệp bảo đảm chi cho hội nghị trong phạm vi kinh phí đã được cơ quan tài chính thông báo. Nếu kinh phí chi cho hội nghị vượt mức được thông báo thì sẽ bị xuất toán, thu hồi phần chênh lệch nộp vào ngân sách Nhà nước hoặc trừ vào kinh phí được cấp phát quý sau, năm sau.
2. Khoản chi về hội nghị đối với cơ quan HCSN được hạch toán vào mục 73 "Hội nghị phí" theo chương, loại, khoản hạng tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
3. Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, khi tổ chức hội nghị, căn cứ vào các mức chi quy định trong thông tư này để vận dụng phù hợp với tinh thần hết sức tiết kiệm, có hiệu quả thiết thực khi tổ chức hội nghị, đảm bảo nghĩa vụ thu nộp ngân sách Nhà nước theo đúng luật định.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quy định của Bộ Tài chính trước đây về chế độ chi tiêu cho các hội nghị trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện thông tư này, nếu có gì khó khăn, mắc mứu; đề nghị các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở phản ánh cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, có bổ sung sửa đổi cần thiết.