Quyết định 96-QĐ/NH2 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành mẫu giấy lĩnh tiền mặt
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 96-QĐ/NH2
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 96-QĐ/NH2 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Chu Văn Nguyễn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/04/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 96-QĐ/NH2
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 96-QĐ/NH2
NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH
MẪU GIẤY LĨNH TIỀN MẶT
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990;
- Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ quyết định số 321-QĐ/NH2 ngày 4 tháng 12 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành. Chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng, Tổ chức Tín dụng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính Ngân hàng Nhà nước;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành theo Quyết định này mẫu giấy lĩnh tiền mặt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế mẫu giấy lĩnh tiền mặt ban hành theo Quyết định số 137-QĐ/NH2 ngày 12 tháng 5 năm 1995.
Việc sửa đổi, bổ sung mẫu giấy lĩnh tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 3. Tổng Giám đốc, Giám đốc Tổ chức Tín dụng chịu trách nhiệm in giấy lĩnh tiền mặt theo mẫu quy định để sử dụng tại đơn vị mình.
Điều 4. Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Tổng Giám đốc, Giám đốc Tổ chức Tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
GIẤY LĨNH TIỀN MẶT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96-QĐ/NH2 ngày 19 tháng 4 năm 1997
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Dài: 20 cm; Rộng: 12 cm
Ghi chú
1. Khi khách hàng rút tiền từ tài khoản tiền gửi (hoặc tài khoản tiền vay) bằng tiền mặt thì lập 2 liên Giấy lĩnh tiền mặt theo mẫu trên: 1 liên dùng làm chứng từ ghi Nợ và lưu tại Ngân hàng, Tổ chức tín dụng (liên 1): 1 liên dùng làm giấy báo Nợ, trả cho khách hàng (liên 2)
2. Nếu khách hàng là pháp nhân lập: "Giấy lĩnh tiền mặt" để rút tiền, thì trên giấy lĩnh tiền mặt phải có đầy đủ chữ ký theo mẫu quy định và phải đóng dấu của pháp nhân; Yếu tố "Họ, tên người lĩnh tiền". Ghi họ tên của người được chủ tài khoản uỷ quyền đến Ngân hàng để nhận tiền: Yếu tố "Địa chỉ"; Ghi địa chỉ của pháp nhân.
3. Nếu khách hàng là cá nhân lập "Giấy lĩnh tiền mặt" để rút tiền thì yếu tố họ tên người lĩnh tiền phải ghi Họ tên của chủ tài khoản. Chủ tài khoản phải ký 2 chữ ký: chữ ký của chủ tài khoản và chữ ký người lĩnh tiền (khi nhận đủ tiền).
4.(*) Trường hợp khách hàng lĩnh tiền mặt từ tài khoản tiền vay thì phải có chữ ký của Giám đốc Ngân hàng, Tổ chức tín dụng cho vay tiền.
Trường hợp khách hàng rút tiền từ tài khoản tiền gửi thì phần chữ ký của Ngân hàng chỉ cần chữ ký của thủ quỹ, kế toán, kiểm soát.
5. "KHTK": là chữ viết tắt của "Ký hiệu thống kê".