Quyết định 402-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 402-CT NGÀY 14-11-1990
VỀ THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Nay chuyển Ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành Ngân hàng Thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng Công thương.
Điều 2
Ngân hàng Công thương có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ.
Ngân hàng Công thương hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23 tháng 5 năm 1990 và theo Điều lệ Ngân hàng Công thương do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Điều 3
Ngân hàng Công thương là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập; được Nhà nước cấp vốn điều lệ; được tự chủ về tài chính và có con dấu riêng. Vốn điều lệ được cấp là 200 tỷ đồng, tương đương 30 triệu đôla Mỹ tính theo tỷ giá hiện hành.
Điều 4
Ngân hàng Công thương đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, có các chi nhánh ở trong nước. Trong trường hợp cần thiết có thể mở Chi nhánh ở nước ngoài, nhưng phải được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5
Ngân hàng Công thương đặt dưới quyền quản trị của Hội đồng Quản trị và quyền điều hành của Tổng Giám đốc. Thành viên Hội đồng Quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm. Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.