Quyết định 2531/QĐ-BTC 2021 công bố công khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 của Bộ Tài chính
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2531/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2531/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Tạ Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Tài chính công khai dự toán ngân sách năm 2022
Ngày 29/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2531/QĐ-BTC về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2022 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, tổng số thu phí, lệ phí, nguồn kinh phí khác là 687.045 triệu đồng; Chi từ nguồn thu phí, lệ phí, nguồn kinh phí khác được để lại là 346.569 triệu đồng; Số phí, lệ phí, nguồn kinh phí khác nộp ngân sách Nhà nước: 340.476 triệu đồng.
Ngoài ra, dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2022 là 20.804.920 triệu đồng, trong đó: trích từ nguồn ngân sách Nhà nước là 20.764.920 triệu đồng chi cho quản lý hành chính, chi hoạt động kinh tế, chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, chi sự nghiệp văn hóa thông tin, chi bảo đảm xã hội, chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, chi sự nghiệp thể dục thể thao; trích từ nguồn vốn viện trợ là 40.000 triệu đồng.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 2531/QĐ-BTC tại đây
tải Quyết định 2531/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 2531/QĐ-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2022 của Bộ Tài chính
_________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 2355/QĐ-BTC ngày 07/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2022 của Bộ Tài chính (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2531/QĐ-BTC ngày 29/12/2021 của Bộ Tài chính)
I. Về một số nguyên tắc chung:
1. Đảm bảo theo đúng quy định của:
- Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo các Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và cơ chế quản lý tài chính đặc thù đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gắn với lộ trình tinh giản biên chế của Nhà nước, của Bộ Tài chính (cấp I).
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017).
- Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
2. Đảm bảo phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo đúng tổng mức dự toán và theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi được Bộ Tài chính (Quản lý nhà nước) giao, trong đó:
- Đối với các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù (Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Kho bạc nhà nước): Thực hiện phân bổ theo đúng quy định tại Điều 3 Quyết định số 2355/QĐ-BTC (tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên năm 2022 (sau khi đã loại trừ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) so với dự toán năm 2021).
- Đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước: Phân bổ dự toán theo Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ trong đó chi quản lý hành chính theo định mức phân bổ theo mức 57 triệu đồng/biên chế được duyệt.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ) năm 2022 giảm 2% so với dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ) năm 2021.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ) năm 2022 giảm 2,5% so với dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ) năm 2021.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Không phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước (kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ).
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa có phương án tự chủ tài chính năm 2022 được cấp thẩm quyền phê duyệt: Thực hiện giao dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên vào dự toán "kinh phí thường xuyên giao không tự chủ".
3. Về kế hoạch vốn đầu tư xây dựng (không bao gồm kế hoạch vốn bố trí cho các dự án từ nguồn vốn đầu tư phát triển); Phân bổ cho Kho bạc nhà nước, Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối từ nguồn thu, nguồn quỹ của các đơn vị và đảm bảo theo nguyên tắc:
- Danh mục dự án dự kiến bố trí vốn năm 2022 thuộc danh mục kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã trình cấp có thẩm quyền.
- Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt tổng mức đầu tư của dự án trừ đi lũy kế vốn đã bố trí đến hết năm 2021 và không vượt dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã trình cấp có thẩm quyền trừ đi số vốn đã bố trí trong kế hoạch đầu tư năm 2021 của dự án.
- Phân bổ vốn đầu tư tập trung, không phân tán, dàn trải, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Việc phân bổ vốn đảm bảo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm. Việc phân bổ vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Phân bổ vốn để thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành đối với các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2021 nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án, nhiệm vụ dự kiến hoàn thành trong năm 2022; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
+ Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.
+ Phân bổ vốn cho các dự án đã được giao nhiệm vụ và duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; các dự án khởi công mới đáp ứng; yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Đầu tư công (có quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền).
4. Về dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin:
Bố trí theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) Bố trí dứt điểm kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2022 theo thời gian thực hiện dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt; (ii) Bố trí kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2022 (theo tiến độ thực hiện); (iii) Bố trí kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ mới năm 2022 (đảm bảo đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định).
5. Về dự toán chi sửa chữa:
Phân bổ, giao dự toán cho các công trình sửa chữa có đầy đủ thủ tục theo Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
6. Chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với một số nội dung tồn tại, hạn chế trong công tác phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước đã được Kiểm toán nhà nước kết luận, kiến nghị qua công tác kiểm toán năm 2021 tại Bộ Tài chính (cấp I) và một số đơn vị dự toán thuộc Bộ.
II. Về một số nguyên tắc, nội dung phân bổ cụ thể:
II.1. Về dự toán thu, chi từ các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước:
- Phân bổ dự toán thu lệ phí theo đề nghị của các đơn vị.
- Phân bổ dự toán chi từ nguồn thu phí: Phân bổ theo quy định và trong phạm vi nguồn thu phí được để lại sử dụng của các đơn vị.
II.2. Về dự toán chi ngân sách nhà nước (không gồm; chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia)
1. Về chỉ tiêu biên chế căn cứ phân bổ dự toán: Xác định theo số biên chế được cấp thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm phân bổ.
2. Về mức tiền lương cơ sở: Xác định quỹ lương năm 2022 của các đơn vị dự toán thuộc Bộ theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
3. Về dự toán chi quản lý hành chính
3.1. Đối với Kho bạc nhà nước: Phân bổ, giao dự toán theo đúng dự toán đã được Bộ Tài chính (Quản lý nhà nước) giao.
3.2. Đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan
- Phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo nguyên tắc chi đảm bảo hoạt động thường xuyên tối đa không quá 65% dự toán được hưởng theo cơ chế tài chính (với mức hưởng tương ứng của Tổng cục Thuế là 1,8% và Tổng cục Hải quan là 2,1% trên dự toán thu ngân sách nhà nước được Quốc hội giao); số dự toán còn lại mới bố trí cho các nội dung chi ứng dụng CNTT, mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị.
- Đối với dự toán chi quản lý hành chính theo định mức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan: Phân bổ theo mức 57 triệu đồng/biên chế được duyệt theo quy định tại Quyết định số 2525/QĐ-BTC ngày 29/12/2021 của Bộ Tài chính về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính (cấp I).
3.3. Đối với Ủy ban Chứng khoán nhà nước
Phân bố, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 bằng dự toán chi ngân sách nhà nước đã giao năm 2021.
3.4. Đối với Tổng cục Dự trữ nhà nước, Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá, Cục Tài chính doanh nghiệp, Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thuộc Bộ (bố trí từ dự toán chi quản lý hành chính năm 2022)
a) Về dự toán giao tự chủ của các cơ quan hành chính:
a1) Dự toán tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp: Phân bổ trên cơ sở sở biên chế đã xác định theo nguyên tắc tại khoản 1 mục II.2 nêu trên, trong đó:
- Đối với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm: Ngân sách nhà nước không bố trí.
- Đối với Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại: Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 đảm bảo một lần quỹ lương theo quy định của nhà nước.
a2) Về dự toán chi quản lý hành chính theo định mức: I phân bổ theo định mức quy định tại Quyết định số 2525/QĐ-BTC ngày 29/12/ 2021 của Bộ Tài chính về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính (cấp I).
a3) Đối với dự toán chi quản lý hành chính ngoài định mức: Phân bổ dự toán theo quy định.
b) Về dự toán chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thuộc Bộ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Cục thuộc Bộ (bố trí từ dự toán chi quản lý hành chính năm 2022):
Phân bổ theo quy định tại khoản 2 mục I nêu trên. Riêng đối với Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính phân bổ như sau:
+ Đối với Thời báo Tài chính Việt Nam, kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ năm 2022 = (100% - 2,5%) x kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đầu năm 2021 + dự toán nhiệm vụ phát sinh mới (chi nhuận bút, thù lao Trang thông tin điện tử tài sản nhà nước).
+ Đối với Tạp chí Tài chính: Kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ năm 2022 của Tạp chí Tài chính = (100% - 2,5%) x dự toán kinh phí thường xuyên giao tự chủ năm 2021 + dự toán nhiệm vụ phát sinh mới (20% kinh phí quyết toán chi nhuận bút, thù lao biên tập năm 2020 theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021-2025 và Công văn số 3220/B1TTT-KHTC ngày 23/8/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
4. Về dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề và dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ
- Đối với kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ: Phân bổ theo quy định tại khoản 2 mục I nêu trên.
- Đối với kinh phí nhiệm vụ khoa học công nghệ và kinh phí chi thường xuyên giao không tự chủ: Phân bổ theo quy định và trong phạm vi dự toán được nhà nước giao.
5. Về dự toán chi sự nghiệp kinh tế và chi bảo đảm xã hội
Phân bổ, giao toàn bộ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho Tổng cục Dự trữ nhà nước theo số được Bộ Tài chính (Quản lý nhà nước) giao.
6. Về dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin
Phân bổ cho Nhà xuất bản Tài chính thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng xuất bản phẩm năm 2022 và Thời báo Tài chính Việt Nam thực hiện Đề án “Hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo” theo số được Bộ Tài chính (Quản lý nhà nước) giao.
7. Về dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
Phân bổ cho Cục Kế hoạch - Tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính trên cơ sở Công văn số 7601/BTNMT-KHTC ngày 14/12/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thông báo nội dung chi sự nghiệp môi trường trung ương năm 2022 của Bộ, ngành.
8. Về dự toán vốn viện trợ (vốn ngoài nước)
Phân bổ, giao dự toán cho Dự án Hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống thuế, đảm bảo theo đúng tổng mức dự toán đã được Bộ Tài chính (Quản lý nhà nước) giao./.