Quyết định 1885/QĐ-BCT 2016 về giám sát tài chính các Công ty có vốn nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1885/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1885/QĐ-BCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/05/2016 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1885/QĐ-BCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 1885/QĐ-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN, CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO BỘ CÔNG THƯƠNG LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 05 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định cụ thể việc giám sát tài chính đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên và Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Nghị định 87/2015/NĐ-CP), Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước (sau đây gọi là Thông tư 200/2015/TT-BTC) đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần có vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (sau đây gọi chung là Công ty mẹ) do Bộ Công Thương quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Công Thương quyết định thành lập.
3. Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
Chương II
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Mục 1. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
Điều 3. Kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.
2. Kế hoạch tài chính
- Việc lập kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
- Căn cứ vào kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính năm tiếp theo, gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7.
- Kế hoạch tài chính được lập theo Biểu mẫu hướng dẫn tại Điều 9, Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
- Bộ Công Thương sẽ xem xét và có ý kiến chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp hoàn chỉnh kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính sau khi hoàn chỉnh là kế hoạch chính thức làm cơ sở cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp giám sát đánh giá quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 4. Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp của Bộ Công Thương
Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công Thương lập kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính đối với các doanh nghiệp) theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Kế hoạch giám sát gửi cho Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước trước ngày 31 tháng 12 của năm trước, hoàn thiện, phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Điều 5. Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu thực hiện lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (sau đây gọi là Báo cáo đánh giá tình hình tài chính) như sau:
- Nội dung báo cáo: Doanh nghiệp lập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính theo các nội dung hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính trong đó bao gồm phần phân tích, đánh giá và phần bảng biểu bao gồm các Biểu số 02.A, 02.B, 02.C, 02.D, 02.Đ, ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính và 5 Phụ lục kèm theo Quy chế này.
- Thời hạn nộp báo cáo: Doanh nghiệp nộp Báo cáo đánh giá tình hình tài chính gửi về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
2. Căn cứ Báo cáo đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp theo tại Khoản 1, Điều này và các tài liệu khác có liên quan, Bộ Công Thương lập các báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát tài chính cho từng doanh nghiệp bao gồm phần phân tích đánh giá tình hình tài chính Công ty mẹ và tình hình tài chính hợp nhất theo các nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 200/2015/TT-BTC.
- Trên cơ sở Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp, Bộ Công Thương tổng hợp và lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu số 03, ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC.
- Thời hạn nộp báo cáo: Bộ Công Thương lập các báo cáo trên gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 08 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Điều 6. Giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết.
1. Đối tượng giám sát
- Tất cả các công ty con của doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
- Các công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp. Công ty mẹ lập danh sách các công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện giám sát theo các tiêu chí quy định tại Điều 14, Nghị định 87/2015/NĐ-CP, báo cáo Bộ Công Thương danh sách trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
2. Nội dung giám sát
Nội dung giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 06 Thông tư số 200/2015/TT-BTC bao gồm:
a. Đối với công ty con
Công ty mẹ thực hiện giám sát công ty con trên cơ sở tham khảo các nội dung giám sát quy định tại Điều 09 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP
b. Đối với công ty liên kết
- Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh: Biến động về doanh thu, biến động về lợi nhuận so với hai năm gần nhất;
- Giám sát hiệu quả đầu tư vốn: Thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
- Giám sát khả năng thanh toán, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Giám sát việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư.
3. Phương thức giám sát
- Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết bằng phương thức giám sát trực tiếp, gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung vào việc giám sát gián tiếp.
- Công ty mẹ có trách nhiệm xây dựng các biểu mẫu để thực hiện giám sát tài chính các công ty con, công ty liên kết theo nội dung quy định tại khoản 2 điều này.
- Trường hợp Công ty mẹ phát hiện các dấu hiệu mất an toàn về tài chính tại các công ty con, công ty liên kết quan trọng thì thực hiện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
- Công ty mẹ lập Báo cáo tình hình đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết quan trọng theo Biểu số 02.B ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Thời hạn nộp báo cáo: trước ngày 10 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Công ty mẹ thực hiện các trách nhiệm quy định tại Khoản 3, Điều 17, Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Điều 7. Giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
1. Đối tượng giám sát
Toàn bộ các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bao gồm các dự án của công ty mẹ, công ty con và dự án do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Nội dung giám sát
Nội dung giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 07 Thông tư số 200/2015/TT-BTC bao gồm:
- Tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư về Việt Nam, tiến độ thực hiện dự án tại nước ngoài.
- Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài.
- Các rủi ro tại địa bàn đầu tư.
- Việc ban hành và thực hiện Quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài.
3. Phương thức giám sát:
- Công ty mẹ thực hiện giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài bằng phương thức giám sát trực tiếp, gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung vào việc giám sát gián tiếp.
- Công ty mẹ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung quy định tại Khoản 2, Điều này.
- Công ty mẹ xây dựng Quy chế hoạt động và quản lý sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước ngoài; Xây dựng chỉ tiêu giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài.
- Công ty mẹ lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư theo Biểu số 04.A và Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trên theo Biểu số 04.B, ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Thời hạn nộp báo cáo: trước ngày 10 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
- Công ty mẹ thực hiện các trách nhiệm quy định tại Khoản 3, Điều 17, Nghị định 87/2015/NĐ-CP đối với việc giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Điều 8. Giám sát tài chính đặc biệt
Các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính thực hiện các nội dung giám sát đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và báo cáo theo biểu mẫu như đối với các doanh nghiệp khác được quy định tại Thông tư 200/2015/TT-BTC.
Mục 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Điều 9. Giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện theo quy trình giao chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp quy định tại Quyết định số 1754/QĐ-BCT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ Công Thương về ban hành Quy trình giao chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp cho Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
Điều 10. Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp nhà nước:
1. Doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại điều 28 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và các chỉ tiêu được quy định trong Quyết định số 1754/QĐ-BCT giao tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi báo cáo đánh giá và xếp loại hàng năm cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này để thẩm định và công bố xếp loại cho doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp là công ty mẹ lập Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của năm báo cáo theo Biểu số 05.A và 05.B, ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo.
3. Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc bộ quản lý ngành: Hội đồng thành viên Công ty mẹ căn cứ tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp và Người quản lý doanh nghiệp nêu tại Điều 28 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và Điều 14, Thông tư 200/2015/TT-BTC để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp tại công ty TNHH một thành viên do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.
4. Đối với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng cơ quan kiểm toán độc lập có ý kiến ngoại trừ một số vấn đề làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình cụ thể trong Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của doanh nghiệp gửi Bộ Công Thương.
Chương III
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 11. Nội dung giám sát
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
a. Giám sát tài chính tại công ty mẹ
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động huy động, đầu tư vốn, tài sản của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đại diện chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
b. Giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết
Để giám sát hoạt động đầu tư vốn của công ty mẹ do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các phương thức giám sát tại công ty con, công ty liên kết của công ty mẹ do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong trường hợp cần thiết.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:
- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;
- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đại diện chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
Điều 12. Phương thức và chế độ báo cáo giám sát tài chính:
1. Bộ Công Thương thực hiện các phương thức giám sát trước, trong và sau, trực tiếp và gián tiếp theo quy định.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, người đại diện lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 33, Nghị định 87/2015/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 8, Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Thời hạn nộp báo cáo: trước ngày 10 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
3. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:
Hàng năm, người đại diện lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 33, Nghị định 87/2015/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 9, Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Thời hạn nộp báo cáo: trước ngày 15 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Chương IV
CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Điều 13. Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin tài chính theo nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định 87/2015/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 8 đối với báo cáo sáu (06) tháng và báo cáo tài chính năm trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp theo.
2. Doanh nghiệp gửi Báo cáo tài chính 6 tháng và Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán đến Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công khai theo quy định; gửi Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán đến Bộ Tài chính để phối hợp giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin tài chính bất thường theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 14. Công khai thông tin tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nước
Các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu thực hiện công khai thông tin tài chính theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
Chương V
GIÁM SÁT VIỆC ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP
Điều 15. Giám sát việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Việc giám sát việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm chủ thể giám sát. Phương thức giám sát được Bộ Tài chính quy định tại Chương II, Nghị định 87/2015/NĐ-CP và Chương II, Thông tư 200/2015/TT/BTC.
1. Chế độ Báo cáo của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu lập Báo cáo theo các nội dung tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 200/2015/TT-BTC và lập các biểu số 01.A, 01.B, 01.C, 01D, ban hành kèm theo Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
2. Chế độ báo cáo của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương lập Báo cáo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp năm trước theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 hàng năm.
Chương VI
XEM XÉT, CHẤP THUẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
Điều 16. Việc chấp thuận Báo cáo tài chính của các công ty con thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước
a. Hàng năm, Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức thẩm định, có ý kiến, phê duyệt Báo cáo tài chính năm của các công ty con, công ty có vốn đầu tư của Công ty mẹ. Việc thẩm định Báo cáo tài chính có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp và phải có Biên bản thẩm định kèm theo báo cáo, đánh giá, nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp, ý kiến về Báo cáo tài chính năm của Ban kiểm soát, Người đại diện phần vốn của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước tại công ty con, công ty có vốn đầu tư của Công ty mẹ.
- Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của các công ty con.
b. Hàng năm, Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty có ý kiến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, phương án phân phối lợi nhuận và các vấn đề khác tại công ty cổ phần do Tập đoàn, Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu để Người đại diện phần vốn tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông.
Điều 17. Quy trình thực hiện xem xét, có ý kiến, chấp thuận báo cáo tài chính hàng năm đối với Công ty mẹ của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu
1. Các báo cáo gửi Bộ Công Thương gồm:
- Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất;
- Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty mẹ.
2. Thời hạn trình Bộ Công Thương chấp thuận báo cáo tài chính
a) Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước:
Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng công ty, Chủ tịch Công ty TNHH MTV gửi Bộ Công Thương Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất (đã được kiểm toán), báo cáo phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ trước ngày 20 tháng 4 hàng năm.
b) Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty cổ phần có vốn nhà nước:
Người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm trình Bộ Công Thương Báo cáo tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ ít nhất 30 ngày trước ngày tiến hành Đại hội cổ đông thường niên nhưng không chậm hơn ngày 20 tháng 4 của năm sau để Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên); xem xét, có ý kiến (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) và chỉ đạo Người đại diện phân vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông.
3. Hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương chấp thuận Báo cáo tài chính gồm:
3.1. Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước
- Tờ trình của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty gửi Bộ Công Thương đề nghị chấp thuận Báo cáo tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Báo cáo giám sát tài chính năm theo quy định tại Điều 5 Quy chế này;
- Báo cáo tài chính năm của Công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán theo quy định;
- Báo cáo Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Báo cáo thẩm định của Kiểm soát viên tài chính (đối với Tập đoàn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn), kiểm soát viên (đối với Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn) về Báo cáo tài chính năm (của Công ty mẹ và báo cáo hợp nhất) và Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Tờ trình phê duyệt của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị đối với Báo cáo tài chính năm của các công ty con, công ty có vốn đầu tư của Công ty mẹ (Nghị quyết, Quyết định phê duyệt kèm Biên bản thẩm định).
3.2. Đối với Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu:
- Tờ trình của Nhóm/ Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét, chấp thuận (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên) và xem xét, có ý kiến (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) về Báo cáo tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Báo cáo giám sát tài chính năm theo quy định tại Điều 8 Quy chế này;
- Báo cáo tài chính năm của Công ty mẹ và báo cáo hợp nhất đã được kiểm toán theo quy định;
- Báo cáo Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
- Báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát về Báo cáo tài chính năm (của công ty mẹ và báo cáo hợp nhất) và Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương và doanh nghiệp
1. Vụ Tài chính có trách nhiệm
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ, tổ chức thực hiện giám sát tài chính đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Công Thương để xây dựng kế hoạch giám sát tài chính hàng năm theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
- Thu thập Báo cáo đánh giá tình hình tài chính, Báo cáo giám sát hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, Báo cáo giám sát tài chính đối với cáo công ty con công ty liên kết, Báo cáo tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Căn cứ các báo cáo trên để theo dõi, phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu và thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.
- Đối với các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, kiến nghị Bộ Công Thương thực hiện chế độ giám sát đặc biệt.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ thực hiện việc giao chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp hàng năm cho doanh nghiệp, làm căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện giám sát vốn đầu tư tại các dự án của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu theo quy định.
- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin để thực hiện công bố thông tin tài chính theo quy định tại Điều 13, 14 Quy chế này.
- Định kỳ (sáu tháng và hàng năm) lập báo cáo kết quả giám sát gửi Bộ Tài chính theo quy định.
- Chủ trì thực hiện việc xem xét, có ý kiến, chấp thuận Báo cáo tài chính theo quy định tại Chương VI Quy chế này.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định.
- Theo dõi việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp của Công ty mẹ là công ty nhà nước đối với các công ty con do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn.
- Tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
3. Thanh tra Bộ có trách nhiệm
Phối hợp với Vụ Tài chính xây dựng kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp hàng năm theo quy định tại Điều 4, Quy chế này.
4. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để thu thập thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính và các đơn vị chức năng thuộc Bộ để thực hiện công khai thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13, 14 Quy chế này.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ để lập Báo cáo về tình hình công khai thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13, Quy chế này.
5. Các Tổng cục, Cục, Vụ chuyên ngành (Tổng cục năng lượng, Cục hóa chất, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Kế hoạch...) có trách nhiệm
- Theo dõi, phối hợp với doanh nghiệp để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Quy chế này.
- Quản lý, đánh giá, giám sát hoạt động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách.
- Tổ chức giám sát các dự án đầu tư tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu theo quy định.
- Phối hợp với Vụ Tài chính để thực hiện việc giao chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định 1754/QĐ-BCT ngày 26 tháng 2 năm 2015 của Bộ Công Thương.
6. Kiểm soát viên tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế làm việc của Kiểm soát viên nhà nước do Bộ Công Thương ban hành.
- Phối hợp với Vụ Tài chính thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính, chấp thuận báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp.
7. Các doanh nghiệp 100% vốn và Người đại diện vốn nhà nước tại các công ty cổ phần
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các chế độ báo cáo quy định tại Quy chế này.
- Phối hợp, hỗ trợ Bộ Công Thương và các bộ ngành có liên quan trong việc thực hiện giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, trong, sau đối với doanh nghiệp và các công ty con, liên kết của doanh nghiệp.
- Khi có cảnh báo của đại diện chủ sở hữu về các đơn vị thuộc diện mất an toàn về tài chính, phải xây dựng và thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, khắc phục kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, báo cáo kết quả về Bộ Công Thương.
- Thực hiện nghiêm túc theo các quy định hiện hành về việc giám sát tài chính đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, các dự án đầu tư ra nước ngoài, quy định về công khai thông tin tài chính doanh nghiệp.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương để tổ chức, triển khai, thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn, Tổng công ty, Chủ tịch Công ty TNHH MTV thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm:
2.1. Căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành để xây dựng và thực hiện Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các công ty do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ và các công ty có vốn đầu tư của Công ty mẹ.
2.2. Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật, việc quản lý, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các kế hoạch đã đề ra, thực hiện chế độ khen thưởng, vi phạm của các đơn vị thành viên.
2.3. Nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo các công ty thành viên nghiêm túc thực hiện các chế độ báo cáo quy định tại Quy chế này và Quy chế giám sát tài chính do Công ty mẹ ban hành.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm:
3.1. Chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Quy chế này.
3.2. Thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, báo cáo Bộ Công Thương nếu phát hiện các vấn đề có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Quy chế này thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BCT ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy chế giám sát tài chính đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
TÊN DOANH NGHIỆP |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Kỳ báo cáo: ……………………….
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Công ty mẹ |
Hợp nhất |
I |
Tổng nguồn vốn/ Tổng tài sản |
Tỷ đồng |
|
|
1 |
Vốn điều lệ |
Tỷ đồng |
|
|
2 |
Tổng tài sản |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
- Tài sản cố định |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: + Hàng tồn kho |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Tiền và các khoản tương đương tiền |
Tỷ đồng |
|
|
3 |
Vốn chủ sở hữu |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: Vốn nhà nước |
Tỷ đồng |
|
|
4 |
Nợ phải trả |
|
|
|
|
Trong đó: |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Nợ ngắn hạn: |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Vay và nợ ngân hàng |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Vay đối tượng khác |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Nợ NSNN (các loại thuế, phí...) |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Nợ dài hạn: |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Vay và nợ ngân hàng |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Vay và nợ đối tượng khác |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và PTDN |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Nợ phải trả quá hạn |
Tỷ đồng |
|
|
5 |
Tổng nợ phải thu |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Công nợ không có khả năng thu hồi |
|
|
|
|
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi |
|
|
|
6 |
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh |
|
|
|
6.1 |
Tổng doanh thu và thu nhập khác |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Tỷ đồng |
|
|
6.2 |
Lợi nhuận trước thuế |
Tỷ đồng |
|
|
6.3 |
Lợi nhuận sau thuế |
Tỷ đồng |
|
|
6.4 |
Nộp ngân sách nhà nước |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Số phải nộp ngân sách trong kỳ |
Tỷ đồng |
|
|
|
Trong đó: +Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Thuế giá trị gia tăng |
Tỷ đồng |
|
|
|
+ Thuế TTĐB |
Tỷ đồng |
|
|
|
- Số đã nộp trong kỳ |
|
|
|
6.5 |
Số lao động |
Người |
|
|
6.6 |
Thu nhập bình quân |
Tr.đ/tháng |
|
|
7 |
Chỉ tiêu tài chính |
|
|
|
7.1 |
Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu |
% |
|
|
7.2 |
Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng tài sản |
% |
|
|
7.3 |
Tổng nợ phải trả/Vốn CSH |
Lần |
|
|
7.4 |
Hệ số thanh toán tổng quát |
Lần |
|
|
7.5 |
Hệ số thanh toán hiện thời |
Lần |
|
|
7.6 |
Hệ số thanh toán nhanh |
Lần |
|
|
7.7 |
Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn |
Lần |
|
|
TÊN DOANH NGHIỆP |
Phụ lục số 2 |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA CÔNG TY MẸ
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Kỳ báo cáo: ……………………..
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Nội dung |
Công ty mẹ |
Hợp nhất |
1 |
Đầu tư theo ngành nghề sản xuất kinh doanh chính |
|
|
2 |
Đầu tư ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính |
|
|
2.1 |
Lĩnh vực ngân hàng |
|
|
|
- Công ty A |
|
|
|
- Công ty B |
|
|
2.2 |
Lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán |
|
|
|
- Công ty A |
|
|
|
- Công ty B |
|
|
2.3 |
Lĩnh vực bất động sản |
|
|
|
- Công ty A |
|
|
|
- Công ty B |
|
|
|
Tổng cộng = (1+2) |
|
|
TÊN DOANH NGHIỆP |
Phụ lục số 3 |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Kỳ báo cáo: ………………………
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Nội dung |
Công ty mẹ |
Hợp nhất |
A |
Trích lập các quỹ |
|
|
1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
2 |
Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành |
|
|
3 |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
|
|
4 |
Quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí |
|
|
5 |
Quỹ Nghiên cứu khoa học và Đào tạo |
|
|
6 |
Quỹ Phát triển khoa học công nghệ |
|
|
7 |
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu |
|
|
8 |
Quỹ thu dọn mỏ |
|
|
9 |
Quỹ khác (nếu có) |
|
|
|
... |
|
|
B |
Sử dụng các Quỹ |
|
|
1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
2 |
Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành |
|
|
3 |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
|
|
4 |
Quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí |
|
|
5 |
Quỹ Nghiên cứu khoa học và Đào tạo |
|
|
6 |
Quỹ Phát triển khoa học công nghệ |
|
|
7 |
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu |
|
|
8 |
Quỹ thu dọn mỏ |
|
|
9 |
Quỹ khác (nếu có) |
|
|
|
... |
|
|
C |
Số dư cuối kỳ |
|
|
1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
2 |
Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành |
|
|
3 |
Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
|
|
4 |
Quỹ tìm kiếm, thăm dò dầu khí |
|
|
5 |
Quỹ Nghiên cứu khoa học và Đào tạo |
|
|
6 |
Quỹ Phát triển khoa học công nghệ |
|
|
7 |
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu |
|
|
8 |
Quỹ thu dọn mỏ |
|
|
9 |
Quỹ khác (nếu có) |
|
|
|
… |
|
|
TÊN DOANH NGHIỆP |
Phụ lục số 4 |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH VỐN VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Kỳ báo cáo: ………………………..
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Phân loại Công ty |
Lũy kế năm |
|||||||
Tỷ lệ cổ phần tại Công ty |
Vốn điều lệ |
Vốn chủ sở hữu |
Doanh thu |
Lợi nhuận trước thuế |
Lợi nhuận sau thuế |
Lỗ lũy kế (nếu có) |
|||
Tổng doanh thu và thu nhập khác |
Trong đó: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
||||||||
A |
Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Công ty cổ phần nắm giữ trên 50% vốn điều lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
Công ty liên doanh, liên kết (nắm giữ từ 20% - 50% vốn điều lệ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
Công ty khác (nắm giữ dưới 20% vốn điều lệ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Công ty ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
TÊN DOANH NGHIỆP |
Phụ lục số 5 |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1885/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Kỳ báo cáo: ………………………..
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Danh mục Dự án |
Địa điểm |
Chủ đầu tư |
Tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp |
Tổng mức đầu tư |
Lũy kế vốn đã thanh toán từ lúc khởi công đến thời điểm báo cáo |
Ghi chú |
|
|
||||||
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó |
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó |
|
|
|
|||||||||
Vốn ngân sách cấp |
Vốn DN |
Vốn vay |
|
Vốn ngân sách cấp |
Vốn DN |
Vốn vay |
|
|
|
||||||
I |
Dự án đang triển khai (*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Dự án đã hoàn thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Dự án nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự án 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Đối với Dự án đã triển khai nhưng tạm dừng, không tiếp tục đầu tư, kết thúc (chưa hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt) đề nghị diễn giải cụ thể tại cột 'Ghi chú'