Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND Hà Nội mức chi đặc thù trong phòng dịch Covid-19
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Theo dõi hiệu lực tất cả điều khoản
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/2020/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 15/05/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Số: 01/2020/NQ-HĐND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
Về việc quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội
_______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19;
Xét Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 12/5/2020 của UBND Thành phố về việc quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 15/BC-HĐND ngày 13/5/2020 của Ban Kinh tế và Ngân sách; Báo cáo giải trình, tiếp thu số 127/BC-UBND ngày 14/5/2020 của UBND Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 15/5/2020 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 01
Nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nội dung và mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.
2. Đối tượng áp dụng
- Người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định.
- Người trực tiếp tham gia thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa cách ly ở từng mức độ theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định (tham gia trực y tế, bảo vệ khu cách ly, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và hỗ trợ người dân tại khu vực cách ly theo thời gian thực tế được phân công).
- Cán bộ, người lao động thuộc bộ phận thu viện phí, phòng vật tư thiết bị y tế thực hiện vệ sinh trang thiết bị, máy móc, bơm tiêm điện; cán bộ phòng công nghệ thông tin trực chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cán bộ, người lao động thuộc các cơ sở y tế dự phòng tham gia phòng, chống dịch, gồm: khử khuẩn, xử lý môi trường, dược, vật tư y tế, truyền thông, bộ phận phân tích, tổng hợp số liệu.
- Cán bộ, người lao động trực tiếp tham gia các hoạt động mai táng và hỏa táng đối với người chết do mắc Covid-19.
- Người bảo vệ địa điểm cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.
- Lực lượng tham gia các chốt kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô; các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu vực giáp ranh.
3. Quy định cụ thể
3.1. Về chế độ đối với người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định:
a. Đối tượng: Người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định.
b. Nội dung chi và mức chi: UBND các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly với mức chi tối đa không quá 100.000 đồng người/ngày.
- Đối với việc thực hiện chế độ cho các đối tượng trước khi Nghị quyết này có hiệu lực: UBND các cấp thanh toán theo thực tế phát sinh đối với kinh phí đã chi từ ngân sách, không vượt quá mức chi tại Nghị quyết này.
- Trường hợp việc cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly được đảm bảo từ nguồn huy động và hỗ trợ hợp pháp khác thì kinh phí bố trí từ ngân sách được giảm tương ứng để tránh chi trùng lặp.
3.2. Về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phòng, chống dịch:
a. Đối tượng:
- Người trực tiếp tham gia thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa cách ly ở từng mức độ theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định (tham gia trực y tế, bảo vệ khu cách ly, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và hỗ trợ người dân tại khu vực cách ly).
- Cán bộ, người lao động thuộc bộ phận thu viện phí, phòng vật tư thiết bị y tế thực hiện vệ sinh trang thiết bị, máy móc, bơm tiêm điện; cán bộ phòng công nghệ thông tin trực chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Cán bộ, người lao động thuộc các cơ sở y tế dự phòng tham gia phòng, chống dịch, gồm: khử khuẩn, xử lý môi trường, dược, vật tư y tế, truyền thông, bộ phận phân tích, tổng hợp số liệu.
- Cán bộ, người lao động trực tiếp tham gia các hoạt động mai táng và hỏa táng đối với người chết do mắc Covid-19.
- Lực lượng tham gia các chốt kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô; các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu vực giáp ranh.
b. Nội dung và mức chi:
Nội dung chi: Bồi dưỡng người tham gia phòng, chống dịch; Mức chi: 150.000 đồng/người/ngày.
3.3. Về chế độ hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia phòng, chống dịch:
a. Đối tượng:
- Người bảo vệ địa điểm cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.
- Lực lượng tham gia các chốt kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô; các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu vực giáp ranh.
b. Nội dung chi và mức chi:
Nội dung chi: Hỗ trợ tiền ăn; Mức chi: 80.000 đồng/người/ngày.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước các cấp.
5. Thời gian thực hiện: Các đối tượng được hưởng các mức hỗ trợ nêu trên theo thời gian thực tế thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền phân công, quyết định trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Đối với chế độ đã thanh toán sẽ được ngân sách các cấp bố trí theo thực tế đã phát sinh, tối đa không quá mức chi quy định tại Phụ lục này./.
PHỤ LỤC 02
Hỗ trợ tiền thuê nhà đối với sinh viên, công nhân, các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thuộc Sở hữu Nhà nước
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nội dung và mức hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho sinh viên đang thuê nhà tại các Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai và Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm; công nhân đang thuê nhà tại Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh và các hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà tại quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, bị ảnh hưởng do thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
2. Đối tượng áp dụng
- Sinh viên đang thuê nhà tại các Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm.
- Công nhân đang thuê nhà (bao gồm: các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp ký hợp đồng thuê nhà và các doanh nghiệp đại diện cho công nhân đứng tên ký hợp đồng thuê nhà để cho công nhân ở) tại Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Người thuê nhà hợp pháp đang sinh sống tại quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 80 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 trên địa bàn Thành phố.
3. Quy định cụ thể
- Nội dung chi: Chi hỗ trợ tiền thuê nhà.
- Mức chi: Hỗ trợ 50% tiền thuê nhà.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách cấp Thành phố.
5. Thời gian thực hiện:
Hỗ trợ trong thời gian 03 tháng (từ 01/4/2020 - 30/6/2020)./.
PHỤ LỤC 03
Hỗ trợ từ ngân sách cho giáo viên thực hiện dạy học trên truyền hình
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách cho giáo viên của thành phố Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia dạy học trên truyền hình trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng
Giáo viên của thành phố Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia dạy học trên truyền hình trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
3. Quy định cụ thể
- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ giáo viên của thành phố Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia dạy học trên truyền hình trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục công lập: Bằng số kinh phí thanh toán cho số giờ dạy thêm theo quy định hiện hành (số giờ dạy thêm được tính hỗ trợ không vượt quá số tiết tham gia dạy trên truyền hình sau khi quy đổi).
+ Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập: giáo viên dạy 160.000 đồng/giờ dạy (sau khi quy đổi tiết dạy học trên truyền hình thành số giờ dạy); trợ giảng 140.000 đồng/giờ dạy (sau khi quy đổi tiết dạy học trên truyền hình thành số giờ dạy).
Giờ dạy được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách cấp Thành phố.
5. Thời gian thực hiện: Trong thời gian dạy học trên truyền hình do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội./.
PHỤ LỤC 04
Hỗ trợ trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định chính sách hỗ trợ trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19.
2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; tạm ngừng, giải thể; thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình; đăng ký hoạt động trở lại; chào bán cổ phần riêng lẻ; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
3. Quy định cụ thể
- Nội dung chi: Hỗ trợ kinh phí trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19.
- Mức chi: Theo giá cước thực tế của Chi nhánh Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Bưu điện thành phố Hà Nội.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách cấp Thành phố.
5. Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020./.
PHỤ LỤC 05
Hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định cơ chế đặc thù hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
2. Đối tượng áp dụng
Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đã áp dụng các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi nhưng vẫn không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên.
3. Quy định cụ thể
- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Mức hỗ trợ: Bằng số chênh lệch thu - chi hoạt động thường xuyên của đơn vị thực hiện năm 2020 (không bao gồm các khoản chi trích lập các quỹ, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động), tối đa không quá quỹ tiền lương của đơn vị.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước theo phân cấp.
5. Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Kết thúc năm ngân sách, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm quyết toán số chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên (không bao gồm các khoản chi trích lập các quỹ, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động) đã thực hiện trong năm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự bảo đảm chi thường xuyên. Đối với số kinh phí ngân sách hỗ trợ còn dư (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập nộp trả ngân sách các cấp theo quy định./.