Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 8499/NHNN-TCKT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức tín dụng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 8499/NHNN-TCKT
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 8499/NHNN-TCKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Thị Minh Nghĩa |
Ngày ban hành: | 14/11/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán |
tải Công văn 8499/NHNN-TCKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8499/NHNN-TCKT | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; |
Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Nghị định số 53/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Thông tư số 19/2013/TT-NHNN);
Căn cứ Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ mua, bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức tín dụng (TCTD) như sau:
A- NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Hoạt động mua bán nợ của VAMC và Tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
2. Cuối mỗi quý, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đối chiếu nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt và đảm bảo khớp đúng số liệu, bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Số tiền thu hồi nợ mua; số nợ vay đã chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp, số dư nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; tài sản bảo đảm; số nợ thu hồi đã trả nợ vay tái cấp vốn của TCTD bán nợ, phí VAMC được hưởng, phải thu, phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ (nếu có).
3. Khi thanh toán trái phiếu đặc biệt, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đối chiếu, xác nhận toàn bộ số liệu công nợ có liên quan đến khoản nợ xấu đã mua bán (bao gồm cả phí VAMC được hưởng) đảm bảo chính xác, khớp đúng và quyết toán các khoản phải thu, phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ.
4. Đối với VAMC:
4.1. Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản mua nợ xấu theo giá thị trường theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4.2. Mở tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 343- Trái phiếu đặc biệt phát hành theo dõi theo từng TCTD.
4.3. Mở sổ chi tiết hoặc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thích hợp để quản lý theo dõi các khoản nợ được mua đảm bảo tính chính xác, tin cậy được quản lý theo các tiêu chí chủ yếu sau:
- Đối với khoản nợ mua: VAMC theo dõi khoản nợ mua theo từng phương thức mua nợ, theo từng tổ chức tín dụng; loại tiền tệ; hợp đồng mua nợ; giá trị khoản mua nợ; số hợp đồng vay, ngày cho vay, số tiền cho vay, nợ gốc, nợ lãi đến thời điểm bán/ mua nợ, số nợ gốc, nợ lãi đã thu hồi, số nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; loại tài sản bảo đảm; giá trị ghi sổ của tài sản bảo đảm... theo yêu cầu quản lý; theo thỏa thuận về trao đổi, cung cấp thông tin giữa VAMC với TCTD và theo quy định của Nhà nước, NHNN.
- Đối với trái phiếu đặc biệt phát hành: VAMC theo dõi trái phiếu đặc biệt phát hành theo từng TCTD bán nợ; số trái phiếu; mệnh giá trái phiếu; ngày phát hành; ngày đến hạn...
4.4. Mở sổ chi tiết theo từng TCTD bán nợ để theo dõi số tiền thu được từ TCTD bán nợ ứng trước và số tiền hoàn trả từ phí thu hồi nợ.
4.5. Các khoản thu, chi khác có liên quan đến hoạt động mua/ bán nợ, VAMC hạch toán theo Chế độ tài chính của VAMC.
5. Đối với TCTD bán nợ
5.1. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo đúng quy định Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
5.2. Mở tài khoản cấp IV, cấp V hoặc tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 16-Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn để theo dõi trái phiếu đặc biệt nhận được từ VAMC.
5.3. Mở sổ chi tiết hoặc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thích hợp để quản lý theo dõi các khoản nợ được bán bằng trái phiếu đặc biệt, đảm bảo tính chính xác, tin cậy được quản lý theo các tiêu chí chủ yếu sau: Giá trị khoản nợ bán; số hợp đồng vay, loại tiền tệ, ngày cho vay, số tiền cho vay, nợ gốc, nợ lãi đến thời điểm bán nợ, số nợ gốc, nợ lãi đã thu hồi, số nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; loại tài sản bảo đảm; giá trị ghi sổ của tài sản bảo đảm… số nợ đã thu hồi VAMC đã trả vay tái cấp vốn (gốc, lãi) cho TCTD bán nợ ... theo yêu cầu quản lý; theo thỏa thuận về trao đổi, cung cấp thông tin giữa VAMC với TCTD và theo quy định của Nhà nước, NHNN.
B- HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
I. Kế toán nghiệp vụ mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt
1.1. Tại VAMC
1.1.1. Giai đoạn mua nợ
1.1.1.1. Kế toán phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu:
Khi phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) dùng để mua nợ: Căn cứ hợp đồng mua, bán nợ đã ký với TCTD bán nợ, trái phiếu phát hành và các chứng từ có liên quan khác, hạch toán:
Nợ TK 1321- Nợ mua bằng TPĐB Có TK 343- TPĐB phát hành | Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc trừ đi số dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ đó |
Đồng thời ghi nhận:
- Đối với khoản nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng đã mua, hạch toán:
Nợ TK 0051- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ mua bằng TPĐB
Và/ hoặc: Nợ TK 0052- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ mua bằng TPĐB
- Đối với tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ mua ghi:
Nợ TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý: Chi tiết theo từng TCTD
Và/hoặc Nợ TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(trường hợp VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý/ Chi tiết theo từng TCTD)
- Đối với TPĐB phát hành: VAMC thực hiện theo dõi trên sổ chi tiết hoặc Hệ thống thông tin quản lý theo từng trái phiếu và theo từng TCTD bán nợ đã ủy quyền cho Sở giao dịch phát hành.
1.1.1.2. Kế toán nhận tiền tạm ứng từ TCTD bán nợ
Khi nhận tiền tạm ứng từ TCTD bán nợ, Kế toán hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi)
Có TK 514- Doanh thu từ thu hồi nợ mua bằng TPĐB
(Chi tiết: ứng trước theo từng TCTD bán nợ)
1.1.2. Trong thời gian nắm giữ
1.1.2.1. Tính và hạch toán lãi phải thu
Định kỳ, hàng tháng VAMC tiếp tục tính và ghi nhận lãi vay, lãi phạt, phí đã đến hạn trả nhưng khách hàng chưa thanh toán, hạch toán:
Nợ TK 0052- Nợ lãi.
1.1.2.2. Xử lý nợ và tài sản bảo đảm
a) Kế toán thu hồi nợ từ khách hàng vay trả/ bán nợ xấu đã mua/bán TSBĐ
Khi nhận được tiền, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng
(Chi tiết: tiền gửi bị phong tỏa tại TCTD bán nợ)
Có TK 3311- Phải trả từ hoạt động mua bán nợ
(Chi tiết: TCTD bán nợ)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được Có TK 1321- Nợ mua bằng TPĐB | Số tiền gốc thu được từ khoản nợ |
Có TK 0051 - Nợ gốc: Tiền gốc thu được của khoản nợ mua bằng TPĐB
Và/ hoặc: Có TK 0052- Nợ lãi: Tiền lãi thu được của khoản nợ mua bằng TPĐB
Khi giải chấp/bán tài sản thế chấp cầm cố, Kế toán hạch toán:
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/ hoặc Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
• Lưu ý: - Đối với trường hợp số tiền thu hồi được từ bán tài sản bảo đảm cao hơn giá trị khoản nợ gốc và lãi khách hàng phải trả và các chi phí liên quan đến khoản nợ (nếu có), VAMC thông báo cho TCTD bán nợ và trả lại cho khách hàng vay số tiền thừa theo quy định tại Điều 42 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
- Trường hợp phí VAMC được hưởng trên số tiền thu hồi nợ lớn hơn khoản tạm ứng thì VAMC tiếp tục ghi nhận phần chênh lệch này vào doanh thu tương tự điểm 1.1.1.2 Công văn này.
b) Kế toán chuyển nợ vay thành vốn góp, vốn cổ phần:
Căn cứ hồ sơ chuyển khoản nợ vay thành khoản vốn góp, vốn cổ phần của doanh nghiệp vay, hạch toán:
Nợ TK 221- Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222- Vốn góp liên doanh Nợ TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 228- Đầu tư dài hạn khác Có TK 3311- Phải trả từ hoạt động mua bán nợ: (Chi tiết: TCTD bán nợ) | Số nợ gốc chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần hoặc các hình thức đầu tư |
Đồng thời ghi:
Nợ TK 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được Có TK 1321- Nợ mua bằng TPĐB | Số nợ gốc chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần hoặc các hình thức đầu tư |
Có TK 0051 - Nợ gốc: Số nợ gốc chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần hoặc các hình thức đầu tư khác
Và/ hoặc: Có TK 0052- Nợ lãi: Số nợ lãi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần hoặc các hình thức đầu tư khác
Khi được giải chấp tài sản thế chấp cầm cố, Kế toán hạch toán:
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/ hoặc: Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
c) Kế toán nhận TSBĐ để bù trừ nghĩa vụ trả nợ
- Trường hợp VAMC nhận TSBĐ để bù trừ nghĩa vụ trả nợ nhưng chưa chuyển quyền sở hữu cho VAMC: Kế toán không tất toán khoản nợ mua, và tiếp tục theo dõi TSBĐ trên tài khoản ngoại bảng.
- Trường hợp VAMC nhận TSBĐ đã được chuyển quyền sở hữu cho VAMC để bù trừ nghĩa vụ trả nợ, đang chờ xử lý, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 1711- TSBĐ nợ mua bằng TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC chờ xử lý
(Chi tiết theo từng loại tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu)
Có TK 3311 - Phải trả từ hoạt động mua bán nợ
(Chi tiết: TCTD bán nợ)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được Có TK 1321- Nợ mua bằng TPĐB | Số tiền gốc thu được từ bù trừ bằng TSBĐ |
Khi VAMC bán TSBĐ, Kế toán ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng
(Chi tiết: tiền gửi bị phong tỏa tại TCTD bán nợ)
Có TK 1711- TSBĐ nợ mua bằng TPĐB đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC chờ xử lý
(Chi tiết đã mở)
1.1.3. Kế toán trả nợ vay tái cấp vốn của TCTD bán nợ
Định kỳ, theo quy định, căn cứ số liệu vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các TCTD bán nợ tại NHNN và số tiền đã thu hồi, VAMC làm thủ tục giải tỏa tài khoản tiền gửi tại TCTD bán nợ và thực hiện chuyển trả tiền vay tái cấp vốn, Kế toán ghi:
Nợ TK 3311- Phải trả từ hoạt động mua bán nợ
(Chi tiết: TCTD bán nợ đã mở)
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
(Chi tiết: tiền gửi bị phong tỏa tại TCTD bán nợ)
1.1.4. Kế toán giai đoạn thanh toán trái phiếu đặc biệt
a) Kế toán thanh toán TPĐB:
Khi thanh toán TPĐB, bán lại khoản nợ chưa thu hồi hoặc trả lại khoản nợ chưa thu hồi cho TCTD bán nợ do VAMC đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ theo quy định, Kế toán ghi:
Nợ TK 343- TPĐB phát hành: Mệnh giá trái phiếu
Có TK 1323- Nợ mua bằng TPĐB đã thu hồi được: Số tiền nợ gốc đã thu hồi
Có TK 1321- Nợ mua bằng TPĐB: Số tiền nợ gốc chưa thu hồi
b) Kế toán thanh toán số tiền thu hồi còn lại mà TCTD bán nợ được hưởng:
Nợ TK 3311- Phải trả từ hoạt động mua bán nợ
(Chi tiết: TCTD bán nợ đã mở)
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
(Chi tiết: tiền gửi bị phong tỏa tại TCTD bán nợ)
c) Kế toán bán lại khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay
Căn cứ hồ sơ, chứng từ về khoản vốn góp, vốn cổ phần VAMC bán lại cho TCTD bán nợ, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 3311- Phải trả từ hoạt động mua bán nợ: (Chi tiết: TCTD bán nợ đã mở) Có TK 221- Đầu tư vào công ty con Có TK 222- Vốn góp liên doanh Có TK 223- Đầu tư vào công ty liên kết Có TK 228- Đầu tư dài hạn khác | Số nợ chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần hoặc các hình thức đầu tư khác |
d) Kế toán tất toán các tài khoản ngoài bảng theo dõi nợ mua và chuyển trả TCTD bán nợ tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có):
- Đối với khoản nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng đã mua, hạch toán:
Có TK 0051- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ chưa thu hồi
Và/ hoặc: Có TK 0052- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ chưa thu hồi
- Đối với tài sản thế chấp, cầm cố của khoản nợ mua ghi:
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/hoặc Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
Đồng thời tất toán các khoản phải thu, phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ.
1.2. Tại TCTD bán nợ
1.2.1. Giai đoạn bán nợ, nhận trái phiếu đặc biệt
a) Khi hoàn thành thủ tục mua nợ xấu giữa VAMC và TCTD bán nợ, căn cứ biên bản giao nhận và các chứng từ có liên quan khác, hạch toán:
Nợ TK Dự phòng cụ thể: Dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ bán
Nợ TK 163- Chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (Chi tiết: trái phiếu đặc biệt VAMC): Giá trị ghi sổ trừ dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ bán
Có TK nợ thích hợp: Giá trị ghi sổ của khoản nợ bán
Đồng thời, tất toán tài khoản ngoại bảng theo dõi lãi chưa thu được của khoản nợ bán:
Có TK 94- Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được: Lãi và phí chưa thu được của nợ đã bán
Có TK 994- Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng: Tài sản thế chấp, cầm cố TCTD bán nợ chuyển cho VAMC quản lý
Trường hợp VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 992- Tài sản khác giữ hộ: Tài sản thế chấp, cầm cố mà VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý
Ghi sổ chi tiết hoặc cập nhật vào Hệ thống thông tin quản lý theo dõi từng khoản nợ đã bán.
• Lưu ý: Đối với những khoản nợ mua bằng ngoại tệ, vàng, TCTD hạch toán thông qua Tài khoản 4711- Mua bán ngoại tệ kinh doanh, 4712- Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh theo tỷ giá/ giá vàng quy định tại Điều 6 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
b) Khi tạm ứng tiền cho VAMC, hạch toán:
Nợ TK 359- Các khoản phải thu khác (Chi tiết: VAMC)
Có TK thích hợp (tiền gửi, chuyển tiền...)
1.2.2. Giai đoạn nắm giữ trái phiếu đặc biệt
1.2.2.1. Trích lập dự phòng đối với TPĐB
Định kỳ, theo quy định TCTD tính toán dự phòng rủi ro phải trích trên cơ sở đối chiếu khớp đúng thông tin về TPĐB với VAMC và hạch toán:
Nợ TK 882- Chi dự phòng
Có TK 169- Dự phòng giảm giá chứng khoán
1.2.2.2. Vay tái cấp vốn
Việc hạch toán vay tái cấp vốn và tính lãi dự trả trên cơ sở TPĐB được thực hiện như khoản vay tái cấp vốn thông thường.
1.2.2.3. Kế toán khi VAMC thu được tiền từ khoản nợ
a) Khi TCTD thu được tiền từ khoản nợ đã bán theo ủy quyền hoặc VAMC chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi phong tỏa tại TCTD, TCTD hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, ...)
Có TK 42- Tiền gửi của khách hàng
(Chi tiết: tiền gửi phong tỏa của VAMC)
b) Ghi nhận vào chi phí số tiền VAMC được hưởng
Sau khi nhận được thông báo của VAMC về số tiền đã thu hồi từ khoản nợ bán và số tiền VAMC được hưởng trên số tiền thu hồi. TCTD tính toán đối chiếu số liệu đảm bảo chính xác, khớp đúng và hạch toán:
Nợ TK 849- Chi về hoạt động kinh doanh khác
Có TK 359- Các khoản phải thu khác
(Chi tiết đã mở)
c) Ghi nhận số tiền VAMC trả nợ vay tái cấp vốn (nếu có)
Khi VAMC sử dụng số tiền thu được từ nợ đã bán mà TCTD được hưởng để trả nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB, TCTD hạch toán:
Nợ TK 403- Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam: Số tiền nợ gốc vay tái cấp vốn
Nợ TK 4931- Lãi phải trả cho tiền vay bằng đồng Việt Nam: Lãi vay tái cấp vốn đã hạch toán dự trả
Nợ TK 802- Trả lãi tiền vay: Số lãi vay tái cấp vốn chưa hạch toán dự trả
Có TK 459- Các khoản chờ thanh toán khác: Số tiền trả gốc và lãi (Chi tiết: Phải trả VAMC)
1.2.3. Kế toán khi thanh toán trái phiếu đặc biệt
a) Trường hợp TCTD có vay tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB
Khi tất toán TPĐB, TCTD hạch toán:
Nợ TK 42- Tiền gửi của khách hàng (Chi tiết: tiền gửi phong tỏa của VAMC): Số tiền nợ gốc thu được (phần chưa trả vay tái cấp vốn)
Nợ TK thích hợp (đầu tư, cho vay): Số tiền nợ gốc chưa thu hồi
Nợ TK 459- Các khoản chờ thanh toán khác (phải trả VAMC): Số tiền nợ gốc thu được (phần đã trả vay tái cấp vốn)
Có TK 163- Chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (Chi tiết: trái phiếu đặc biệt VAMC): Mệnh giá trái phiếu
Đồng thời hạch toán thu lãi và phí của khoản vay (nếu có):
Nợ TK 42- Tiền gửi của khách hàng (Chi tiết: tiền gửi phong tỏa của VAMC): Số tiền lãi và phí thu được (phần chưa trả vay tái cấp vốn)
Nợ TK 459- Các khoản chờ thanh toán khác (phải trả VAMC): Số tiền nợ lãi thu được (phần đã trả vay tái cấp vốn)
Có TK Thu nhập (lãi, phí): Số tiền lãi và phí thu được
• Lưu ý: - Tài khoản 459-Các khoản chờ thanh toán khác, theo dõi chi tiết số tiền VAMC đã trả vay tái cấp vốn thay TCTD, sau khi thanh toán phải hết số dư.
- Trường hợp số tiền VAMC được hưởng trên số tiền thu hồi nợ thấp hơn số tiền TCTD bán nợ ứng trước cho VAMC thì TCTD bán nợ ghi nhận vào chi phí tương tự tiết a điểm 1.2.2.3 Công văn này.
- Trường hợp nhận lại khoản nợ xấu do VAMC đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nợ theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, TCTD bán nợ thực hiện hạch toán, phân loại khoản nợ xấu này vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà tổ chức tín dụng bán nợ đã phân loại tại thời điểm khoản nợ xấu được bán cho VAMC và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.
Đối với tài sản cầm cố, thế chấp nhận lại, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 994- Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng: Tài sản thế chấp, cầm cố TCTD bán nợ nhận lại từ VAMC (nếu có)
Trường hợp có TSBĐ mà TCTD bán nợ đang quản lý theo ủy quyền, Kế toán hạch toán:
Có TK 992- Tài sản khác giữ hộ: Tài sản thế chấp, cầm cố TCTD bán nợ nhận lại do kết thúc Hợp đồng ủy quyền
b) Trường hợp TCTD không vay tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB
Khi thanh toán TPĐB, TCTD hạch toán:
Nợ TK 42- Tiền gửi của khách hàng (Chi tiết: tài khoản phong tỏa hạn của VAMC): Số nợ gốc đã thu hồi
Nợ TK thích hợp (đầu tư, cho vay): Số tiền nợ gốc chưa thu hồi
Có TK 163- Chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (Chi tiết: trái phiếu đặc biệt VAMC): Mệnh giá trái phiếu
Đồng thời hạch toán thu lãi và phí của khoản vay (nếu có):
Nợ TK 42- Tiền gửi của khách hàng (Chi tiết: tiền gửi phong tỏa của VAMC): Số tiền lãi và phí thu được
Có TK Thu nhập (lãi, phí): Số tiền lãi và phí thu được
Đối với tài sản cầm cố, thế chấp nhận lại, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 994- Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng: Tài sản thế chấp, cầm cố TCTD bán nợ nhận lại từ VAMC (nếu có)
Trường hợp nếu có TSBĐ mà TCTD bán nợ đang quản lý theo ủy quyền Kế toán hạch toán:
Có TK 992- Tài sản khác giữ hộ: Tài sản thế chấp, cầm cố TCTD bán nợ nhận lại do kết thúc Hợp đồng ủy quyền
1.2.4. Kế toán sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, TCTD sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu:
Nợ TK 169- Dự phòng giảm giá chứng khoán: Số dự phòng đã trích cho TPĐB
Có TK thích hợp (đầu tư, cho vay): Số tiền nợ gốc chưa thu hồi (Chi tiết đã mở)
Có TK 79- Thu nhập khác: Số dự phòng đã trích lớn hơn giá trị ghi số hiện tại của khoản nợ
Đồng thời, chuyển theo dõi ngoại bảng khoản nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý:
Nợ TK 9711- Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi: Dư nợ gốc của khoản nợ đã xử lý
Nợ TK 9712- Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi: Dư nợ lãi của khoản nợ đã xử lý
2. Kế toán nghiệp vụ mua bán nợ theo giá trị thị trường
2.1. Tại VAMC
2.1.1. Kế toán mua nợ
- Khi hoàn tất thủ tục mua khoản nợ theo giá thị trường, căn cứ vào hồ sơ khoản nợ và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Có TK thích hợp
Đồng thời ghi:
Nợ TK 0061- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Nợ TK 0062- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Nợ TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết theo từng TCTD)
Và/ hoặc Nợ TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(trường hợp VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý/ Chi tiết theo từng TCTD)
2.1.2. Tính và hạch toán lãi, phí chưa thu được
Trong thời gian nắm giữ khoản nợ, định kỳ, hàng tháng VAMC tiếp tục tính và ghi nhận lãi vay, lãi phạt, phí đã đến hạn trả nhưng khách hàng chưa thanh toán. Kế toán tính và ghi nhận số lãi và phí này vào TK 0062- Nợ lãi.
2.1.3. Kế toán thu hồi nợ
Khi thu hồi được khoản nợ đã mua, ghi:
Nợ TK thích hợp (111,112,...)
Có TK 511- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Đồng thời, kết chuyển tương ứng số nợ gốc thu hồi được vào tài khoản giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Đồng thời ghi:
Có TK 0061- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Và/ hoặc: Có TK 0062- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Khi thu hồi hết nợ, lãi, VAMC giải chấp tài sản bảo đảm, hạch toán:
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/ hoặc: Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
2.1.4. Kế toán bán nợ
- Phản ánh doanh thu bán nợ:
Khi hoàn thành thủ tục bán nợ, căn cứ vào các chứng từ bán nợ, ghi:
Nợ TK thích hợp (111,112,...): Giá bán khoản nợ
Có TK 511- Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB
- Kết chuyển giá vốn của khoản nợ mua vào chi phí ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Đồng thời ghi:
Có TK 0061- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Và/ hoặc: Có TK 0062- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/hoặc: Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
2.1.5. Trích lập dự phòng đối với số tiền mua nợ theo giá thị trường
Định kỳ, theo quy định VAMC thực hiện phân loại số tiền mua khoản nợ xấu và tính số dự phòng (dự phòng chung; dự phòng cụ thể) phải trích lập, hạch toán:
Nợ TK 6427- Chi phí dự phòng
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
2.1.6. Kế toán sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Khi khoản nợ đã mua không đòi được hoặc không bán được, căn cứ vào quyết định sử dụng số dự phòng rủi ro đã trích để xử lý rủi ro của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ chứng từ khoản nợ, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi: Số dự phòng đã trích
Nợ TK 6317- Chi phí trực tiếp hoạt động mua bán nợ khác: Số dự phòng trích nhỏ hơn giá trị ghi sổ hiện tại của khoản nợ (nếu có)
Có TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB - Giá trị ghi sổ hiện tại của khoản nợ
Đồng thời ghi:
Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý
2.1.7. Xử lý tài sản bảo đảm
a) Trường hợp bán TSBĐ
- Khi bán tài sản bảo đảm, hạch toán:
Nợ TK thích hợp (111,112,...)
Có TK 511 - Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Đồng thời, kết chuyển tương ứng số nợ gốc thu hồi được vào tài khoản giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Đồng thời ghi:
Có TK 0061- Nợ gốc: Tiền gốc của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Và/ hoặc: Có TK 0062- Nợ lãi: Tiền lãi của khoản nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Khi giải chấp tài sản thế chấp cầm cố, Kế toán hạch toán:
Có TK 0091- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đang quản lý
(Chi tiết đã mở)
Và/ hoặc: Có TK 0092- Tài sản thế chấp, cầm cố VAMC đã ủy quyền cho TCTD
(Chi tiết đã mở)
• Lưu ý: Đối với trường hợp số tiền thu hồi được từ bán tài sản bảo đảm cao hơn giá trị khoản nợ gốc và lãi khách hàng phải trả và các chi phí liên quan đến khoản nợ (nếu có), VAMC trả lại cho khách hàng vay số tiền thưa.
b) Trường hợp gán xiết nợ và chuyển quyền sở hữu TSBĐ
Khi VAMC và khách hàng thỏa thuận sử dụng TSBĐ để gán xiết nợ:
- Trường hợp TSBĐ đã gán nợ chưa chuyển quyền sở hữu cho VAMC:
VAMC không tất toán khoản nợ mua, và tiếp tục theo dõi TSBĐ trên tài khoản ngoại bảng.
- Trường hợp TSBĐ gán nợ được chuyển quyền sở hữu cho VAMC, đang chờ xử lý:
Nợ TK 1712- TSBĐ nợ mua theo giá thị trường đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC chờ xử lý
(Chi tiết theo từng loại tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu)
Có TK 1322- Nợ mua bằng nguồn vốn không phải TPĐB
Khi VAMC xử lý TSBĐ (mua lại, chuyển quyền sở hữu cho người mua,...) Kế toán ghi:
Nợ TK thích hợp (211, ...)
Có TK 1712- TSBĐ nợ mua theo giá thị trường đã chuyển quyền sở hữu cho VAMC chờ xử lý
(Chi tiết đã mở)
2.2. Tại TCTD bán nợ
Sau khi bán khoản nợ xấu, TCTD tính toán xác định lỗ (nếu có) từ việc bán nợ, hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền, phải thu): Giá bán khoản nợ
Nợ TK Dự phòng rủi ro cụ thể: DPRR cụ thể đã trích của khoản nợ bán
Nợ TK 809- Chi về hoạt động kinh doanh khác: Phần chênh lệch
Có TK cho vay thích hợp: Giá trị ghi sổ của khoản nợ bán
Đồng thời, ghi:
Có TK 94- Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được: Lãi chưa thu được của nợ đã bán
Có TK 994- Tài sản thế chấp, cầm cố
Trường hợp VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý:
Nợ TK 992- Tài sản khác giữ hộ: Tài sản thế chấp, cầm cố mà VAMC ủy quyền cho TCTD bán nợ quản lý
Khi kết thúc hợp đồng nhận ủy quyền, TCTD chuyển trả TSBĐ hạch toán:
Có TK 992- Tài sản khác giữ hộ: Tài sản thế chấp, cầm cố mà VAMC ủy quyền chủ TCTD bán nợ quản lý
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, VAMC phản ánh về NHNN (Vụ Tài chính- Kế toán) để có hướng dẫn xử lý, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | TL. THỐNG ĐỐC |