Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 555/CT-TCHQ 2018 triển khai nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 555/CT-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 555/CT-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Văn Cẩn |
Ngày ban hành: | 26/01/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mục tiêu 2018, Tổng cục Hải quan nộp ngân sách 293.000 tỷ đồng
Cụ thể, chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2018 giao các địa phương là: TP.Hồ Chí Minh thu 108.500 tỷ đồng; Hải Phòng thu 50.640 tỷ đồng; Hà Nội thu 23.550 tỷ và Đồng Nai thu 16,600 đồng…
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chủ động rà soát các mặt hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên tại đơn vị; xác định những mặt hàng, doanh nghiệp trọng tâm trọng điểm; xác định các dấu hiệu nghi vấn khai sai số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, model, chủng loại, công suất... đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế.
Đồng thời, bố trí, phân công các cán bộ, công chức đã được đào tạo về trị giá, có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thực hiện công tác tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ gian lận thương mại cao để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xác định trị giá.
Ngoài ra, cần tập trung kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tập đoàn lớn; các lĩnh vực, mặt hàng, nhóm hàng có rủi ro cao; Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại các Chi cục Hải quan đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro cao, có dấu hiệu nghi ngờ về mã số, trị giá, C/O, phấn đấu đạt số thu thực tế qua công tác kiểm tra sau thông quan cao hơn so với số thực thu năm 2017.
Xem chi tiết Chỉ thị 555/CT-TCHQ tại đây
tải Chỉ thị 555/CT-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 555/CT-TCHQ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc với sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của các nền kinh tế lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu. Năm 2017, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội nước ta chuyển biến tích cực, toàn diện, đạt và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù, năm 2017 là năm các Hiệp định tự do thương mại (FTA) tiếp tục cắt giảm sâu thuế nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao, số thu chiếm tỷ trọng lớn; các sự cố về thiên tai lũ lụt xảy ra liên tục trong năm 2017 cũng tác động tiêu cực đến số thu của ngành hải quan. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và sự nỗ lực, quyết tâm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở tất cả các đơn vị trong ngành, thu ngân sách nhà nước năm 2017 của ngành Hải quan đạt 104,24% dự toán.
Năm 2018, dự toán thu ngân sách giao Tổng cục Hải quan theo quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 là 283.000 tỷ đồng, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo tiếp tục trên đà phục hồi tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn, thuế suất nhập khẩu theo các Hiệp định tự do thương mại (FTA) trong giai đoạn cắt giảm mạnh (trên 90% các dòng hàng theo Hiệp định ATIGA sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống 0%). Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 triển khai nhiệm vụ năm 2018, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Tổng cục Hải quan phấn đấu thu Ngân sách nhà nước năm (NSNN) 2018 đạt 293.000 tỷ đồng.
Căn cứ Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ dưới đây:
I. Nhiệm vụ chung:
1. Tiếp tục triển khai công tác cải cách hành thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và các hoạt động XNK hàng hóa nhằm rút ngắn thời gian, chi phí thông quan hàng hóa... theo đúng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết 01/2018/NQ-CP, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ yêu cầu các đơn vị quán triệt toàn thể CBCC nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính; tiếp nhận, giải quyết, xử lý hiệu quả, kịp thời các khó khăn, vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của DN, hiệp hội DN về lĩnh vực hải quan. Xác định các công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai thường xuyên, liên tục, khi triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính phải đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ nội dung theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Tập trung thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường phối hợp thu với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm công tác Hải quan - Doanh nghiệp và Tổ tư vấn Hải quan - Doanh nghiệp; định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp: chủ động gặp gỡ và kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục Hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế... Tập trung triển khai thực hiện các quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
2. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra về trị giá, mã số, C/O,... đối với những mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch nhập khẩu lớn, tần suất nhập khẩu nhiều. Trong năm 2018 là năm thuế suất thuế nhập khẩu theo các Hiệp định tự do thương mại (FTA) cắt giảm mạnh, do đó cần tập trung nguồn lực kiểm tra các điều kiện đối với hàng hóa hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do trong đó chú trọng kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chủ động xác minh, làm rõ các trường hợp nghi vấn gian lận xuất xứ, tránh trục lợi, gian lận thương mại gây thất thu NSNN.
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng giảm số cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, tập trung thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Mở rộng nội dung, phạm vi thanh tra, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra tại cùng một đơn vị,...Trên cơ sở đó, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Triển khai có hiệu quả kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ theo phê duyệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
3. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; duy trì kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ cho cán bộ công chức và người lao động; chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp;
4. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, kỷ cương, kỷ luật hành chính thông qua cơ chế kiểm tra ba cấp, cơ chế trực ban; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chủ động phát hiện, phòng ngừa, xử lý, chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm sách nhiễu của cán bộ, công chức, đồng thời xem xét trách nhiệm người đứng đầu đối với đơn vị để xảy ra sai phạm, thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp của ngành năm 2018 với phương châm hành động: Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển.
5. Tiếp tục duy trì phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành; không ngừng phát huy sáng kiến, gương người tốt việc tốt. Biểu dương khen ngợi kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt... tạo không khí thi đua sôi nổi để thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện rà soát, bố trí, sử dụng lực lượng cán bộ, công chức có trình độ, chuyên môn sâu vào các bộ phận, vị trí phù hợp. Cụ thể hóa trách nhiệm của từng bộ phận công tác, của từng cán bộ, công chức tại từng vị trí nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
6. Thực hiện nghiêm các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức viên chức và người lao động trong toàn ngành hải quan.
II. Nhiệm vụ cụ thể:
1. Cục Thuế xuất nhập khẩu:
1.1. Giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN tới từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; theo dõi tình hình thu NSNN: hàng tháng/quý tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thu NSNN; tăng cường rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN; chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN.
1.2. Tập trung rà soát, chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra trị giá đối với những mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch lớn nhập khẩu thường xuyên, kết hợp với việc đánh giá tính tuân thủ của doanh nghiệp, trong đó chú trọng những doanh nghiệp khai báo giá thấp, đột biến, đã phát hiện vi phạm; thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục Quản lý rủi ro về giá (định kỳ và đột xuất) kèm theo các mức giá phù hợp với sự biến động giá thực tế để làm cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo xác định dấu hiệu nghi vấn ban đầu để thực hiện tham vấn trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc kiểm tra sau thông quan theo quy định, nhằm kịp thời xử lý, ấn định thuế các trường hợp khai báo trị giá không đúng quy định.
Chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng mô hình, bố trí lực lượng để thực hiện công tác tham vấn giá theo nội dung sửa đổi tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC khắc phục tình trạng bỏ sót, bỏ lọt các lô hàng nghi vấn về trị giá. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót về công tác tham vấn, kiểm tra sau thông quan qua đó khắc phục và chấn chỉnh việc thực hiện công tác quản lý giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
1.3. Thực hiện rà soát cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để phát hiện, kịp thời có văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn phân loại thống nhất đối với các trường hợp áp dụng mã số, mức thuế không đúng quy định. Trong đó tập trung việc kiểm tra, rà soát các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu cần đáp ứng các điều kiện để được áp dụng mức thuế ưu đãi, ưu đãi đặc biệt; Đẩy mạnh việc nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện các tài liệu HS như Chú giải chi tiết HS, tuyển tập ý kiến phân loại, xây dựng sổ tay nghiệp vụ về phân loại hàng hóa... làm cơ sở để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất trong công tác phân loại hàng hóa.
1.4. Rà soát công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của Pháp luật thuế. Phát hiện sai sót, vi phạm trong công tác miễn, giảm, hoàn thuế trong đó tập trung kiểm tra các dự án, các trường hợp được hưởng ưu đãi thuế có sự khác biệt giữa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế khắc phục những sơ hở bất cập trong thực hiện.
1.5. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng khoản nợ theo từng tờ khai, từng doanh nghiệp nợ; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị và đưa ra các giải pháp thu hồi nợ phù hợp với thực tế, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế có khả năng thu đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; đôn đốc, theo dõi từng tháng, quý tình hình thu hồi và xử lý nợ thuế.
2. Cục Giám sát quản lý về Hải quan:
2.1. Tập trung triển khai các quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC: tập huấn cho công chức hải quan và cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng các hệ thống nghiệp vụ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh...
2.2. Tiếp tục triển khai mở rộng thực hiện đề án giám sát hàng hóa tại các cảng biển, cảng hàng không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, tăng cường công tác kết nối thông tin quản lý.
2.3. Xây dựng phần mềm quản lý loại hình nhập nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu phù hợp với phương pháp quản lý mới; Xây dựng cách thức kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kế toán, kiểm toán cho công chức hải quan để hỗ trợ công tác quản lý hải quan trong lĩnh vực miễn thuế đối với hàng nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu.
2.4. Thống kê, rà soát toàn bộ kho ngoại quan, các địa điểm kiểm tra hàng hóa trên phạm vi toàn quốc, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý theo đúng quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng: áp dụng quản lý rủi ro; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chỉ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa đã có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể; chuẩn hóa và thu hẹp danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan...
2.5. Rà soát các quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để có giải pháp kịp thời tháo gỡ những bất cập, vướng mắc. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phòng ngừa những sai phạm về C/O nhằm hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại các Hiệp định thương mại tự do, khẩn trương xác minh và trả lời sớm các trường hợp nghi vấn gian lận C/O nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động XNK, đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp gian lận C/O.
3. Cục Quản lý rủi ro Hải quan:
3.1. Tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phân luồng quyết định kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”; xây dựng quy trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro của ngành Hải quan; nâng cao khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của các đơn vị nghiệp vụ; hạn chế tối đa sự tác động chủ quan của công chức hải quan vào việc phân luồng.
Xây dựng triển khai Kế hoạch kiểm soát rủi ro năm 2018 và tập trung quản lý các chuyên đề kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực trọng điểm trong hoạt động xuất nhập khẩu.
3.2. Triển khai các giải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác soi chiếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (trước và trong thông quan), trong đó tập trung đánh giá, phân tích và đưa vào soi chiếu đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro cao về buôn lậu, hàng cấm, gian lận về số lượng, chủng loại, xuất khống hàng hóa...; Đồng thời tiến hành theo dõi, thanh khoản và đánh giá hiệu quả của công tác soi chiếu trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan.
3.3. Triển khai các giải pháp khuyến khích, tạo thuận lợi tối đa đối với các doanh nghiệp tuân thủ có kim ngạch và số tiền nộp thuế lớn, đồng thời rà soát, kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp trọng điểm rủi ro cao trong các lĩnh vực quản lý hải quan trên từng địa bàn Cục Hải quan.
3.4. Tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra việc phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan tại các Chi cục Hải quan; tham mưu, kiến nghị chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức nhiều lần hoặc cố ý sai phạm trong thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan và việc thực hiện cập nhật, báo cáo, phản hồi thông tin kết quả thực hiện các hoạt động trên theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
4. Cục Kiểm định Hải quan:
Thực hiện lấy mẫu phân tích để phân loại theo hướng: không phân tích để phân loại với những mặt hàng đã có thông báo kết quả phân tích để phân loại; những mặt hàng đã có thông báo kết quả phân tích, phân loại trên hệ thống cơ sở dữ liệu, những mặt hàng đã được mô tả rõ ràng, cụ thể trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, chỉ tiếp nhận phân tích đối với các mẫu cơ quan Hải quan có đủ điều kiện thực hiện... Việc thuê cơ quan khác phân tích mẫu phải được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, kết quả phân tích đó chỉ mang tính tham khảo và đơn vị phải chịu trách nhiệm đối với kết quả phân tích của mẫu đó.
5. Cục Điều tra chống buôn lậu:
5.1. Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu; làm tốt vai trò cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện tốt nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
5.2. Tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình tại các địa bàn, xác định các địa bàn trọng điểm trên cả 3 tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không,..; xác định các mặt hàng trọng tâm, như các mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng tiêu dùng..., kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại; để chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn. Đấu tranh bắt giữ, xử lý vi phạm hiệu quả, chú trọng các lĩnh vực, nhóm hàng trọng tâm trọng điểm, dễ bị lợi dụng để vi phạm như chính sách ưu đãi đầu tư, hàng kho ngoại quan, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh và hàng hóa đưa về bảo quản chờ thông quan. Đối với hoạt động chống buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy: tập trung xác định trọng điểm về địa bàn, đối tượng, các chất ma túy, tiền chất, loại hình xuất nhập khẩu dễ bị lợi dụng và phương tiện vận tải để đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.
5.3. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, cơ quan Thuế, An ninh hàng không và chính quyền địa phương...để trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát, đấu tranh bắt giữ và xử lý đạt hiệu quả. Phối hợp với các hiệp hội về sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp chủ sở hữu quyền và các thông tin trên cơ sở dữ liệu của ngành để phát hiện, bắt giữ, xử lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với Hải quan các nước trong lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân quần chúng không tham gia, không tiếp tay, không bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu.
5.5. Xây dựng lực lượng kiểm soát hải quan trong sạch, vững mạnh, nhiệt huyết, tận tâm có trách nhiệm, chuyên nghiệp, có bản lĩnh trong công việc; chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, chất lượng cán bộ.
5.6. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác chống buôn lậu về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
6. Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ):
6.1. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động kiểm tra sau thông quan đảm bảo hiệu quả, tránh tiêu cực. Theo đó, rà soát tổng thể các văn bản quy định về KTSTQ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp bao gồm cả các quy định về theo dõi, đánh giá doanh nghiệp ưu tiên.
6.2. Tăng cường công tác KTSTQ, tập trung kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tập đoàn lớn; các lĩnh vực, mặt hàng, nhóm hàng có rủi ro cao. Chỉ đạo, đẩy mạnh công tác KTSTQ tại các Chi cục Hải quan đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro cao, có dấu hiệu nghi ngờ về mã số, trị giá, C/O, phấn đấu đạt số thu thực tế qua công tác kiểm tra sau thông quan cao hơn so với số thực thu năm 2017. Chú trọng nâng cao công tác thu thập, phân tích thông tin phục vụ hoạt động KTSTQ và công tác xác minh thông tin trong thực hiện KTSTQ và xử lý kết quả KTSTQ, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra trị giá.
6.3 Công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên đảm bảo đồng bộ từ cấp Tổng cục đến địa phương; tham mưu trình Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đàm phán, ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan trên thế giới và trong khu vực ASEAN.
6.4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình tổ chức mới của lực lượng KTSTQ từ Tổng cục Hải quan (Cục KTSTQ) đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đánh giá kết quả thực hiện để đề xuất sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
6.5. Cập nhật kịp thời các quyết định ấn định thuế, các quyết định phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định vào Hệ thống kế toán thuế tập trung, để quản lý, theo dõi các khoản phải thu, tránh bỏ sót, bỏ lọt các khoản thu NSNN.
6.6. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác kiểm tra sau thông quan về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
7. Vụ Thanh tra - Kiểm tra:
7.1. Tổ chức thực hiện đầy đủ Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được phê duyệt. Thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan.
7.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chống gian lận thương mại không để tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành của các đơn vị.
7.3. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
8. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
8.1. Tăng cường rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN; Chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN tại đơn vị mình; Giao dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2018 tới từng chi cục trực thuộc.
(Chỉ tiêu phấn đấu chi tiết từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố - đính kèm)
8.2. Thực hiện báo cáo các nội dung đánh giá thu NSNN năm 2018 theo công văn số 804/TCHQ-TXNK ngày 14/2/2017 của Tổng cục Hải quan trước ngày 12 hàng tháng và đúng mẫu theo yêu cầu.
8.3. Chủ động rà soát các mặt hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên tại đơn vị; xác định những mặt hàng, doanh nghiệp trọng tâm trọng điểm; xác định các dấu hiệu nghi vấn khai sai số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, model, chủng loại, công suất,... đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN.
Bố trí, phân công các cán bộ công chức đã được đào tạo về trị giá, có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thực hiện công tác tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ gian lận thương mại cao để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xác định trị giá; Tổ chức các lớp đào tạo thực tế, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác giá tại đơn vị về kỹ năng đánh giá nghi vấn, bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế; Xây dựng cẩm nang hướng dẫn về kiểm tra, xác định trị giá, cập nhật hệ thống; Kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi các mức giá không phù hợp và các mặt hàng mới phát sinh vào Danh mục quản lý rủi ro về trị giá; Cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin hàng hóa và mức giá xác định vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá GTT02; Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác kiểm tra, xác định trị giá trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, Lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện không đúng quy định.
Kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan, rà soát, phân loại thống nhất đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt; Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phòng ngừa những sai phạm về C/O, trong đó lưu ý đối với hàng hóa được phân luồng xanh có thể lợi dụng gian lận.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật và khai thác các chức năng của Hệ thống MHS và các Hệ thống thông tin dữ liệu liên quan; tránh tình trạng một mặt hàng giống hệt xác định nhiều mã số khác nhau. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các thông báo phân loại, thông báo xác định của Tổng cục Hải quan đúng quy định; Rà soát việc áp dụng các Biểu thuế ưu đãi (MFN), điều kiện áp dụng các Biểu thuế FTA, hàng hóa thuộc chương 98 Biểu thuế; hàng hóa thực hiện theo Điều 7, 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015.
8.6. Rà soát công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế đảm bảo đúng đối tượng theo quy định của Pháp luật thuế. Phát hiện sai sót, vi phạm và kịp thời chấn chỉnh xử lý; Phát hiện sơ hở, bất cập để kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách.
Định kỳ hàng tháng báo cáo số liệu miễn - giảm - hoàn theo đúng hướng dẫn và quy định tại công văn số 398/TXNK-CST ngày 17/4/2012.
8.7. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế tại đơn vị; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết theo từng doanh nghiệp, tờ khai, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp, nguyên nhân chưa thu hồi được nợ, đưa ra biện pháp xử lý theo đúng quy định.
Quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế; không để phát sinh nợ mới, phấn đấu để số nợ tại thời điểm 31/12/2018 thấp hơn thời điểm 31/12/2017 cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ/tổng thu.
Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo nợ thuế, báo cáo thu hồi và xử lý nợ thuế theo đúng mẫu và thời gian quy định tại công văn 804/TCHQ-TXNK ngày 14/2/2017.
8.8. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại và quản lý rủi ro.
8.9. Kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách để xem xét, xử lý.
Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức hải quan, Cục trưởng cục Hải quan Tỉnh, Thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THU NSNN NĂM 2018
(Kèm theo Chỉ thị số: 555/CT-TCHQ ngày 26/01/2018 của Tổng cục trưởng TCHQ)
ĐVT: tỷ đồng
TT |
CỤC HẢI QUAN |
PHẤN ĐẤU 2018 |
|
TỔNG |
293,000.0 |
1 |
TP.Hồ Chí Minh |
108,500.0 |
2 |
Hải Phòng |
50,640.0 |
|
- Hải Phòng |
43,000.0 |
|
- Hải Dương |
3,200.0 |
|
- Hưng Yên |
3,440.0 |
|
- Thái Bình |
1,000.0 |
3 |
Vũng Tàu |
15,200.0 |
4 |
Hà Nội |
23,550.0 |
|
- Hà Nội |
20,100.0 |
|
- Vĩnh Phúc |
2,950.0 |
|
- Phú Thọ |
225.0 |
|
- Yên Bái |
170.0 |
|
- Hòa Bình |
105.0 |
5 |
Quảng Ninh |
9,145.0 |
6 |
Đồng Nai |
16,600.0 |
|
- Đồng Nai |
15,500.0 |
|
- Bình Thuận |
1,100.0 |
7 |
Bình Dương |
13,500.0 |
8 |
Bắc Ninh |
10,400.0 |
|
- Bắc Ninh |
5,900.0 |
|
- Bắc Giang |
1,300.0 |
|
- Thái Nguyên |
3,200.0 |
9 |
Quảng Ngãi |
700.0 |
10 |
Đà Nẵng |
3,280.0 |
11 |
Khánh Hòa |
4,000.0 |
|
- Khánh Hòa |
3,995.0 |
|
- Ninh Thuận |
5.0 |
12 |
Thanh Hóa |
8,675.0 |
13 |
Hà Nam Ninh |
4,200.0 |
|
- Nam Định |
315.0 |
|
- Ninh Bình |
2,480.0 |
|
- Hà Nam |
1,405.0 |
14 |
Lạng Sơn |
4,200.0 |
15 |
Quảng Nam |
4,200.0 |
16 |
Lào Cai |
1,500.0 |
17 |
Hà Tĩnh |
3,100.0 |
18 |
Long An |
2,320.0 |
|
- Long An |
1,950.0 |
|
- Tiền Giang |
370.0 |
19 |
Bình Định |
585.0 |
|
- Bình Định |
539.0 |
|
- Phú Yên |
46.0 |
20 |
Quảng Trị |
302.0 |
21 |
Cần Thơ |
3,444.0 |
|
- Cần Thơ |
1,300.0 |
|
- Hậu Giang |
500.0 |
|
- Vĩnh Long |
700.0 |
|
- Sóc Trăng |
944.0 |
22 |
Nghệ An |
1,300.0 |
23 |
Cao Bằng |
130.0 |
|
- Cao Bằng |
128.0 |
|
- Bắc Kạn |
2.0 |
24 |
Huế |
420.0 |
25 |
Hà Giang |
270.0 |
|
- Hà Giang |
230.0 |
|
- Tuyên Quang |
40.0 |
26 |
Tây Ninh |
620.0 |
27 |
Daklak |
595.0 |
|
- Daklak |
50.0 |
|
- Lâm Đồng |
420.0 |
|
- Đắc Nông |
125.0 |
28 |
Đồng Tháp |
70.0 |
29 |
Quảng Bình |
130.0 |
30 |
Gia lai- Kon tum |
455.0 |
|
- Gia Lai |
198.0 |
|
- Kon Tum |
257.0 |
31 |
Điện Biên |
53.0 |
|
- Điện Biên |
10.0 |
|
- Lai Châu |
6.0 |
|
- Sơn La |
37.0 |
32 |
Bình Phước |
605.0 |
33 |
An Giang |
160.0 |
34 |
Cà Mau |
15.0 |
35 |
Kiên Giang |
136.0 |