Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 4139-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 1996
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 4139-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4139-TC/TCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/11/1996 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 4139-TC/TCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 4139 TC/TCT NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ TĂNG CƯỞNG QUẢN
LÝ THU NSNN
NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 1996
Để thực hiện tốt Chỉ
thị số 790/TTg ngày 26 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường quản lý thu ngân sách, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng, đảm bảo
hoàn thành kế hoạch thu năm 1996; Bộ trưởng Bộ tài chính yêu cầu:
1- Đối với cơ quan thuế: Tổng cục trưởng Tổng cục thuế chỉ đạo Cục thuế các địa phương, yêu cầu cán bộ chuyên quản thuế quản lý đối tượng phải bám sát cơ sở;
- Không để các doanh nghiệp tuỳ tiện điều chỉnh các khoản thu hoặc giữ lại các khoản phải nộp ngân sách.
- Xác định cụ thể các khoản còn nợ đọng của năm 1995 chuyển sang năm 1996, số phát sinh đã nộp Ngân sách 10 tháng đầu năm 1996, xác định cụ thể số nợ đọng tính đến cuối tháng 10/1996 và dự kiến số phát sinh phải nộp của hai tháng cuối năm; trên cơ sở đó ra thông báo cụ thể số phải nộp cho từng cơ sở kinh doanh trong tháng 11 và tháng 12/1996, không để nợ đọng (trừ số thuế mới phát sinh chưa đến thời hạn phải nộp theo luật) chuyển sang năm 1997.
- Rà soát chặt chẽ từng khu vực, từng khoản thu và từng doanh nghiệp, làm kỹ ở các cơ sở kinh doanh trọng điểm có số thu lớn.
- Đối với các cơ sở còn nợ đọng lớn phải xác định cụ thể nguyên nhân và có biện pháp xử lý thu ngay số nợ đọng theo các nguyên tắc sau đây:
+ Những khoản nợ đọng của năm 1995 theo quyết toán và các khoản thuế doanh thu, thuế TTĐB, thu sử dụng vốn phát sinh 10 tháng đầu năm 1996, phải ra lệnh thu ngay vào NSNN. Về thuế lợi tức phải căn cứ vào số dự kiến phát sinh 2 tháng cuối năm để tính sát thực tế; thông báo và yêu cầu các đơn vị phải nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước bị lỗ do nguyên nhân khách quan thuộc đối tượng xét giảm thu sử dụng vốn thì chỉ cho tạm chậm nộp khoản thu sử dụng vốn còn nợ đọng tương ứng với số lỗ đã được xác định. Các khoản nợ đọng khác phải đôn đốc kịp thời vào Ngân sách.
+ Các doanh nghiệp thuộc diện được xét miễn giảm thuế doanh thu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, đã lập hồ sơ xin miễn giảm gửi đến cơ quan thuế kiểm tra, xem xét nhưng chưa được quyết định miễn giảm, cơ quan thuế phải kiểm tra xác định cụ thể số được miễn giảm và tạm cho để lại tối đa bằng số thuế xác định được miễn giảm theo luật.
+ Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chịu thuế TTĐB, do quy mô sản xuất nhỏ, trang thiết bị và công nghệ thấp, không nộp đủ thuế TTĐB theo luật, phải xác định cụ thể tình hình kinh doanh ở đơn vị để xác định số phải nộp theo luật và khả năng nộp thực tế, thuế TTĐB xác định tạm nộp không được thấp hơn số chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng giá thành. Sau khi xác định số tạm nộp theo nguyên tắc trên, cơ quan thuế xác định cụ thể số nợ đọng thuế TTĐB cho chậm nộp đối với từng doanh nghiệp.
+ Các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đơn vị đưa vào đầu tư xây dựng cơ bản, nếu không được Chính phủ, Bộ tài chính cho phép thì phải kiên quyết thu ngay vào Ngân sách Nhà nước. Nếu được phép của Chính phủ, Bộ Tài chính cho để lại đầu tư dưới hình thức ghi thu - ghi chi thì Cục thuế có trách nhiệm phối hợp với Cục đầu tư và phát triển, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn đơn vị nhanh chóng làm thủ tục ghi thu - ghi chi.
+ Đối với các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế nhưng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chờ giải thể, làm ăn thua lỗ kéo dài không nộp được thuế thì lập biên bản xác định số nợ đọng, báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
- Các đội chống thất thu Ngân sách tổ chức kiểm tra nhanh kết hợp với kiểm tra trọng điểm tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, tập trung vào các nội dung: Kiểm tra công tác hạch toán, lập hoá đơn chứng từ đối với các hoạt động SXKD của doanh nghiệp; qua đó, xác định tính hợp lý hợp lệ các loại chi phí trong giá thành và phí lưu thông, nắm chắc giá bán các sản phẩm của doanh nghiệp để tính đúng, thu đủ các khoản thuế phát sinh, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, lậu thuế.
- Các doanh nghiệp đã chuyển sang thuê đất thì tính toán và đôn đốc doanh nghiệp nộp ngay tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước.
- Đối với khu vực ngoài quốc doanh:
+ Tăng cường kiểm tra các hộ kinh doanh, đặc biệt là việc chấp hành chế độ kế toán tư nhân đối với các hộ kinh doanh lớn; các hộ nộp thuế theo kê khai nhằm chống thất thu thuế về doanh số.
+ Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng không hoạt động, không phát sinh doanh thu hoặc làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chống thất thu Ngân sách. + Tiếp tục tập trung chỉ đạo và quản lý chống thất thu các loại thuế như thuế đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh vận tải, đánh bắt hải sản, thuế sát sinh, thuế buôn chuyến.
- Rà soát và nắm lại toàn bộ các loại phí, lệ phí do các ngành, các cấp hiện đang thu theo tinh thần mọi khoản thu đều phải sử dụng chứng từ của Bộ Tài chính phát hành và đều phải thể hiện qua Ngân sách Nhà nước, thanh quyết toán dứt điểm số phí - lệ phí được tạm thời giữ lại theo quy định tại các thông tư liên bộ hoặc do Bộ Tài chính ký như: Phí đảm bảo an toàn hàng hải, Phí qua cầu, Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, Lệ phí phục vụ hành khách tại các cảng hàng không, Thu chỉ huy máy bay nước ngoài bay qua bầu trời, Thu điều hành bay đối với máy bay của các đơn vị khai thác vận tải hàng không trong và ngoài nước.
- Phát động phong trào thi dua nước rút 2 tháng cuối năm, giao nhiệm vụ thu cụ thể đến từng đơn vị trực thuộc, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị làm tốt, đồng thời xử lý nghiêm những biểu hiện tiêu cực trong ngành nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước năm 1996 trên địa bàn.
2- Đối với kho bạc Nhà nước:
- Bố trí cán bộ, phương tiện mở rộng thêm các điểm thu thuế trực tiếp qua kho bạc đặc biệt là những tháng cuối năm.
- Hạch toán đầy đủ, đúng chế độ tất cả các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước.
3- Đối với Cục QLV và TSNN tại doanh nghiệp:
- Giúp đỡ các doanh nghiệp các biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế tài chính, xử lý các tồn tại về thuế tại các quyết toán đã được xét duyệt để các doanh nghiệp có điều kiện chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, không để nợ đọng thuế.
- Quản lý chặt chẽ chế độ tài chính và hạch toán kế toán tại doanh nghiệp. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng tích luỹ nộp Ngân sách của doanh nghiệp. Tổ chức việc kiểm tra công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp theo chức năng Bộ đã giao cho Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
4- Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với ngành thuế bàn với các ban ngành tại địa phương giải quyết dứt điểm số thuế còn đọng năm 1995 và phát sinh năm 1996 để thu vào Ngân sách Nhà nước.
- Phối hợp với Sở Địa chính và Cục thuế nhanh chóng triển khai việc cho thuê đất đối với các tổ chức thuộc diện thuê đất theo thông tư liên Bộ Tài chính và Tổng cục địa chính số 856/LB/ĐC-TC ngày 12 tháng 7 năm 1996 về việc hướng dẫn các tổ chức trong nước lập hồ sơ đăng ký thuê đất và nộp tiền thuê đất.
- Mọi khoản thu phát sinh trên địa bàn của địa phương phải được phản ánh vào Ngân sách Nhà nước nhất là các khoản tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tiền cấp quyền sử dụng đất, phí, lệ phí do Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định và thu khác Ngân sách.
5- Thanh tra tài chính Nhà nước:
- Thanh tra Tài chính cần phối hợp với thanh tra các Sở tài chính, thanh tra thuế tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý các khoản thu thuế còn nợ đọng, phát hiện các khoản thuế ẩn lậu để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, có biện pháp buộc các đối tượng được kiểm tra phải nộp đủ thuế đã phát hiện qua các cuộc thanh tra cho Ngân sách Nhà nước.
Bộ yêu cầu Thanh tra Tài chính Nhà nước, Sở Tài chính - Vật giá và Cục thuế thực hiện đúng Chỉ thị 424/TTg ngày 23/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật để có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo việc kiểm tra đạt hiệu quả cao, tránh chồng chéo, trùng lắp và không gây khó khăn cho công việc kinh doanh của đơn vị.
Thời gian từ nay đến hết năm 1996 chỉ còn 2 tháng, Bộ yêu cầu Tổng cục thuế và các tổ chức đã nêu trong Chỉ thị này thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng của tổ chức mình và những công việc có liên quan đến việc đẩy mạnh thu thuế những tháng cuối năm đã nêu trong Chỉ thị này.