Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2000/CT-NHNN14 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/12/2000 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 13/2000/CT-NHNN14
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 13/2000/CT-NHNN14 NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC
TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG
VÀ AN TOÀN TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Trong 11 tháng đầu năm
2000, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tăng 21,44% so với dư nợ cuối năm
1999 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong hoạt động của một số tổ
chức tín dụng đang nổi lên những dấu hiệu không lành mạnh có thể đưa đến những
rủi ro tiềm tàng trong thời gian tới như: hạ thấp điều kiện tín dụng; ưu đãi
lãi suất...
Nhằm đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động an toàn
và hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ
chức tín dụng; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố thực
hiện một số nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG:
1. Các tổ chức tín dụng cần tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh tốt, chấp hành và thực hiện nghiêm túc việc hợp tác và cạnh tranh theo quy định tại Điều 16 Luật các Tổ chức tín dụng. Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp sau đây giữa các tổ chức tín dụng:
1.1. Khuyến mại bất hợp pháp;
1.2. Thông tin sai sự thật (dưới mọi hình thức), gây tổn hại lợi ích đối với tổ chức tín dụng khác và khách hàng;
1.3. Thực hiện hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ.
1.4. Có các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
2. Khi triển khai thực hiện cơ chế lãi suất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cần lưu ý:
2.1. Quy định lãi suất cho vay và huy động của từng tổ chức tín dụng được xác định trong mối tương quan với các yếu tố về giá cả, tăng trưởng kinh tế, thị trường sức tiêu thụ vốn, khả năng tài chính của từng tổ chức tín dụng... và tuân thủ quy định lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Từng tổ chức tín dụng cần xem xét và có cơ chế hỗ trợ các chi nhánh hoạt động gặp nhiều khó khăn, nhất là về tài chính để tạo khả năng thực hiện chính sách lãi suất phù hợp tại địa bàn và trong hệ thống của mình.
3. Trên cơ sở cơ chế, chính sách tín dụng hiện hành, từng tổ chức tín dụng rà soát lại toàn bộ quy trình và thủ tục tín dụng, xem xét huỷ bỏ những thủ tục không cần thiết và phải công bố công khai thủ tục, điều kiện vay vốn để khách hàng được biết và thực hiện.
4. Các tổ chức tín dụng cần có biện pháp tăng cường huy động vốn để mở rộng tín dụng trên nguyên tắc cho vay phải xuất phát từ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng thu hồi vốn theo Quy chế cho vay và quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
5. Các tổ chức tín dụng cần có phương thức phục vụ khách hàng tốt để thắt chặt mối quan hệ tín dụng với khách hàng trên địa bàn, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh; đồng thời tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng.
II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1. Các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước:
Các Vụ, Cục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình xử lý kịp thời những vướng mắc, đề nghị của các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan, tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động tín dụng, đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
2. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
2.1. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi và phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để có các biện pháp cụ thể, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.
2.2. Khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng về phong cách phục vụ, cải tiến lề lối làm việc, chấp hành tốt những thoả thuận trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, không làm triệt tiêu và suy yếu động lực kinh doanh của nhau và không gây tổn hại kinh tế cho các khách hàng vay vốn.
2.3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện cơ chế cho vay và cơ chế bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện lãi suất theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các thoả thuận về lãi suất giữa các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng.
2.4. Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc) tổng hợp báo cáo đầy đủ và kịp thời diễn biến vấn đề này của các tổ chức tín dụng trên địa bàn về Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là một số nội dung chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chất lượng và an toàn tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Chủ tịch Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét giải quyết.