Chỉ thị 01/CT-NHNN 2019 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm ngành Ngân hàng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 01/CT-NHNN

Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:01/CT-NHNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Lê Minh Hưng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
08/01/2019
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ngân hàng NN Việt Nam: Giảm 2,1% so với biên chế được giao năm 2018

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Chỉ thị 01/CT-NHNN về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019 ngày 08/01/2019.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 39-NQ/TWNghị định 108/2014/NĐ-CP theo đó, thực hiện giảm 2,1% so với biên chế được giao năm 2018.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tập trung xử lý phương án cơ cấu lại 03 ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và Chính phủ. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ chủ quản trong việc xử lý, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; chính sách hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;…

Văn bản này đề cập đến Quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước

Xem chi tiết Chỉ thị 01/CT-NHNN tại đây

tải Chỉ thị 01/CT-NHNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 01/CT-NHNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Chỉ thị 01/CT-NHNN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

Số: 01/CT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019

 

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2019

 

Thực hiện Nghị quyết số 69/2018/QH14 ngày 08/11/2018 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (Nghị quyết số 01), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (Nghị quyết số 02), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) bám sát phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 “Kỷ cương, liêm chính, hành đng, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2019, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

2. Đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém. Tăng cường củng c, chn chỉnh hệ thng Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Thực hiện quyết liệt và hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các TCTD, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xu.

3. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác an ninh, an toàn trong thanh toán điện t; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế.

4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch hành chính với NHNN và giao dịch với TCTD góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp nói chung và TCTD nói riêng phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2019 cải thiện chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng ít nhất 1 bậc xếp hạng.

II. NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tham mưu cho Thống đốc NHNN, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

1.1. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hi, kiểm soát tăng trưởng tng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản của các TCTD ở mức hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tái cấp vốn cho TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, biện pháp can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ.

1.2. Điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đi với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

1.3. Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hiệu quả. Tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước. Triển khai tích cực các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô.

1.4. Tập trung cải thiện nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin, số liệu nhằm nâng cao chất lượng lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế phục vụ cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và điều hành vĩ mô của Chính phủ.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Chủ động hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong đó:

2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD cung ứng đy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số. Rà soát, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về sản phẩm phái sinh tạo điều kiện cho TCTD phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính thích hợp đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối phù hợp với lộ trình và cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý thị trường vàng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường vàng, không để tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.

2.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của TCTD... theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD để hỗ trợ công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu.

2.4. Hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng của các TCTD góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; trong đó, khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đnhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân; phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng lành mạnh; tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vĩ mô phát triển an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng.

2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; chính sách hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quy định về phí đảm bảo thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp với Bộ Tài chính công khai chi tiết danh mục giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng; nghiên cu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch bất động sản.

2.6. Hoàn thiện khung phân tích an toàn vĩ mô, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo về giám sát, cảnh báo rủi ro hệ thống. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định về ổn định tài chính và chính sách an toàn vĩ mô, các công cụ an toàn vĩ mô nhằm ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

3.1. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thanh tra năm 2019 của NHNN góp phần hỗ trợ công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hoạt động ca hệ thống các TCTD; trong đó, chú trọng thực hiện thanh tra pháp nhân, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là những hành vi vi phạm đã được cảnh báo, những hành vi tái phạm.

3.2. Tập trung thanh tra, giám sát việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD, hoạt động cấp tín dụng; tăng cường giám sát việc xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, đặc biệt là các TCTD có nợ xấu cao để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, nguy cơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định về giám sát, trong đó có tiêu chí, ngưỡng giám sát đối với từng loại hình TCTD; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, hoàn thành Dự án Công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa.

3.3. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, giám sát để bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát.

3.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (thể chế, nhân sự...) để triển khai ngay mô hình tổ chức mới khi được Chính phủ ban hành. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng đủ về số lượng và có năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu về quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chuẩn bị cho đánh giá đa phương của nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền (APG) đối với Việt Nam. Hiện đại hóa hệ thống thông tin phòng, chống rửa tiền và triển khai hiệu quả việc hợp tác chia sẻ thông tin về phòng, chống rửa tiền giữa các đơn vị thuộc NHNN và giữa NHNN với các Bộ, ngành liên quan để bảo đảm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền và xử lý nghiêm minh các vụ việc liên quan đến rửa tiền theo quy định pháp luật.

4. Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020

4.1. Chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng giải pháp, mục tiêu, lộ trình đề ra tại phương án. Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ đchỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai.

4.2. Tập trung xử lý phương án cơ cấu lại 03 ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật các TCTD, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và Chính phủ. Tiếp tục xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp lut và đặc thù tái cơ cấu đi với từng tổ chức; phối hợp chặt chẽ với các Bộ chủ quản trong việc xử lý, cơ cấu lại các TCTD phi ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4.3. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD có vi phạm về sở hữu chéo, sở hữu cổ phần vượt quy định thực hiện rà soát và triển khai giải pháp xử lý dứt điểm các vi phạm; tích cực đẩy mạnh thoái vốn của các TCTD tại các doanh nghiệp và thoái vn của các doanh nghiệp Nhà nước tại các TCTD theo chỉ đạo của Chính phủ.

4.4. Tập trung chỉ đạo các TCTD rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đy đủ theo quy định; có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xu, triển khai quyết liệt, toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu về mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

4.5. Tiếp tục triển khai Chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế (Basel II) tại Việt Nam; thẩm định, đánh giá khả năng sẵn sàng và khuyến khích các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ năng lực và điều kiện áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vn đi với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời hạn.

5. Tập trung chỉ đạo, chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND, xử lý QTDND yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô

5.1. Chỉ đạo, hướng dẫn NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát, cơ cấu lại QTDND trên địa bàn; đặc biệt là nâng cao chất lượng công tác giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.

5.2. Tập trung xử lý các QTDND yếu kém không có khả năng phục hồi bng các hình thức phù hợp với quy định của Luật các TCTD trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi hp pháp của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống. Hoàn thiện cơ chế xử lý các QTDND yếu kém, cơ chế hỗ trợ ngân hàng thương mại khi tự nguyện tham gia xử lý QTDND yếu kém; Nghiên cứu, huy động thêm các nguồn lực khác ngoài phương án huy động nguồn lực từ Ngân hàng Hợp tác xã và ngân hàng thương mại.

5.3. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đán củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến 2020 và định hướng đến 2030 sau khi được phê duyệt.

5.4. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của QTDND, tổ chức tài chính vi mô, bảo đảm quản lý chặt chẽ và phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của QTDND, tổ chức tài chính vi mô. Nghiên cứu ban hành chế tài đủ mạnh, có tính răn đe để cán bộ lãnh đạo, nhân viên các QTDND tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.

5.5. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Giám đốc, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc chấp hành pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc NHNN về quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát, cơ cấu lại đối với các QTDND; xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh và các cán bộ có liên quan khi để QTDND xảy ra sai phạm.

5.6. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, bảo đảm hoạt động đúng quy định pháp luật, tôn chỉ, mục đích, phòng ngừa các nguy cơ ri ro tiềm ẩn gây mất an toàn hoạt động.

6. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ

6.1. Đánh giá và đẩy mạnh triển khai có hiệu quả chiến lược, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thanh toán như Đ án thanh toán không dùng tiền mặt 2016-2020 (theo Quyết định 2545/QĐ-TTg); Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội (theo Quyết định 241/QĐ-TTg); Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán giai đoạn 2014-2020.

6.2. Nghiên cứu, áp dụng các mô hình, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán điện tử (QR code, Tokenization, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc...); đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); tiếp tục nghiên cứu, triển khai phát triển thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam.

6.3. Tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả; triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; áp dụng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật thanh toán theo chuẩn quốc tế; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các hoạt động thanh toán vi phạm pháp luật; thường xuyên theo dõi, cập nhật các phương thức, thủ đoạn của tội phạm cũng như các giải pháp đảm bảo an ninh an toàn hoạt động thanh toán; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến đối với các hành vi gian lận, gây mất trật tự, an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

6.4. Xây dựng và triển khai khung đánh giá rủi ro an ninh bảo mật công nghệ thông tin theo thông lệ quốc tế để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công nghệ thông tin của các TCTD. Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát an ninh trên không gian mạng đchủ động rà soát, phát triển và xử lý sớm các lỗ hng, nguy cơ mất an ninh công nghệ thông tin, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, sự cố về an ninh thông tin.

6.5. Phối hợp với các đơn vị chức năng về an toàn thông tin mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin truyền thông và các tổ chức an ninh mạng trong nước và quốc tế đthực hiện tốt việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về rủi ro trên không gian mạng, diễn tập và tổ chức ứng cứu sự cố an ninh thông tin cho ngành Ngân hàng.

7. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; Sp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

7.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát và đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD; Duy trì và nâng cao chỉ số hoạt động thông tin tín dụng cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng nói riêng, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

7.2. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, công chức; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, lề lối làm việc; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động hành chính, góp phần gim hội họp, đơn giản hóa chế độ báo cáo; xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

7.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc NHNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN, theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng trùng lắp, chồng chéo nhiệm vụ. Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành Ngân hàng.

7.4. Triển khai nghiên cứu, cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Đảng, Chính phủ về công tác cán bộ. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác cán bộ, nhất là việc đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình, quy định và nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

7.5. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; theo đó, thực hiện giảm 2,1% so với biên chế được giao năm 2018.

8. Các nhiệm v khác

8.1. Chủ động điều hòa linh hoạt lượng tiền mặt trong hệ thống NHNN, duy trì dự trữ hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho lưu thông cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá. Triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tiền trong lưu thông. Tiếp tục tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Đẩy mạnh kiểm tra công tác an toàn kho quỹ, tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý sau kiểm tra đảm bảo an toàn công tác tiền tệ kho quỹ. Xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và sớm đưa vào hoạt động các kho tiền trung chuyển nhằm giảm tải cho các Kho tiền Trung ương. Đổi mới mô hình, cơ chế cung ứng tiền mặt theo hướng tăng cường dịch vụ đối với các TCTD.

8.2. Nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng tại các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế thông qua thực hiện tốt vai trò đại diện cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam; Tăng cường công tác hội nhập, hợp tác trên các diễn đàn khu vực và thế giới; Tăng cường hợp tác và tích cực huy động hỗ trợ từ các NHTW, cơ quan quản lý tiền tệ, ngân hàng của các nước đối tác, các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế nhằm tăng cường năng lực của các đơn vị NHNN trong hoạch định và thực thi các chính sách.

8.3. Triển khai công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm nâng cao sự minh bạch hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động thông tin của NHNN và thực hiện các cam kết quốc tế; Tăng cường xây dựng, triển khai các chương trình truyền thông phổ biến kiến thức, hiểu biết của công chúng về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, góp phần hình thành nhận thức và hành vi tài chính phù hợp cho người dân.

8.4. Điều hành công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng chặt chẽ, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do NHNN làm chủ sở hữu.

8.5. Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động các đơn vị NHNN, trong đó chú trọng, kiểm soát, kiểm toán đối với các đơn vị, nghiệp vụ có rủi ro cao nhằm đảm bảo hoạt động của NHNN an toàn, hiệu quả.

8.6. Giám sát việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình/Kế hoạch hành động, Đề án về phát triển ngành Ngân hàng đã được các cấp có thẩm quyền ban hành. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng; tăng cường nghiên cứu ứng dụng, kiến nghị chính sách phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước của NHNN.

8.7. Kịp thời cung cấp thông tin, giải trình các vấn đề liên quan đến tiền tệ, ngân hàng mà các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Chỉ đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các chi nhánh TCTD trên địa bàn thực hiện tốt việc cung cấp đầy đthông tin phục vụ cho công tác Quốc hội tại các địa phương, đồng thời nắm bắt các thông tin phản hồi để kịp thời có các biện pháp xử lý.

III. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Tổ chức triển khai chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

1.1. Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn các TCTD trên địa bàn thực hiện đầy đủ, kịp thời các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội địa phương theo đúng chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tin tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.2. Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Thống đốc NHNN các biện pháp quản lý hoạt động của TCTD, về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những bất cập của cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN Việt Nam.

1.3. Tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn của Chính phủ; Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương tuyên truyền, giải thích cho người dân về tác hại của tín dụng đen, đng thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi góp phần bảo đảm an ninh, an toàn xã hội tại địa phương.

1.4. Đầu mối gắn kết chặt chẽ với các TCTD trên địa bàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành Ngân hàng ở địa phương. Chtrì tổ chức làm việc với TCTD để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về hoạt động tiền tệ ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Chú trọng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

2.1. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra cụ thể đối với các TCTD theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn và nguồn lực thanh tra.

2.2. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, thu hồi nợ của các công ty tài chính, đặc biệt là của các chi nhánh công ty tài chính, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính trên địa bàn tỉnh, thành phố bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

2.3. Tập trung chỉ đạo các chi nhánh TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Hội sở chính về thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xu đã được phê duyệt. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD có nợ xu cao trên địa bàn chủ động xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có các giải pháp ngăn chặn nợ xu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.

2.4. Đầu mối phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kịp thời các vướng mc của TCTD trên địa bàn trong quá trình xử lý nợ xu, tài sản bảo đảm, thi hành án dân sự.

3. Chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND, xử lý QTDND yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô

3.1. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, hướng dẫn về công tác cấp phép, thanh tra, giám sát hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh, thành phố bảo đảm QTDND hoạt động đúng bản chất, tôn chỉ, mục đích và theo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các QTDND trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 2/10/2018 về chấn chỉnh, tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND.

3.2. Tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các QTDND. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát vi mô của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đối với hệ thống QTDND để kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro, sai phạm. Xử lý nghiêm theo quy định đối với những QTDND có vi phạm, đặc biệt là các vi phạm đã được cảnh báo, vi phạm tái diễn hoặc chậm khắc phục, bảo đảm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật.

3.3. Theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 của các QTDND trên địa bàn, đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của QTDND, bảo đảm thực hiện theo đúng mục tiêu và lộ trình đề ra.

3.4. Tích cực, chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý các QTDND yếu kém. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh liên quan đến QTDND theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

4. Các nhiệm vụ khác

4.1. Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt về giá trị và cơ cấu mệnh giá cho các TCTD, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN Việt Nam về an toàn kho quỹ; tăng cường kiểm tra, giám sát tại đơn vị và các TCTD trên địa bàn để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, giảm thiểu các rủi ro mất an toàn kho quỹ.

4.2. Chủ động triển khai các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về lĩnh vực thanh toán; tổ chức thanh tra/kiểm tra các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn. Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ban ngành đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động thanh toán vi phạm pháp luật.

4.3. Chủ động thông tin, báo cáo giải trình các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội; Tham gia đầy đủ các đợt tiếp xúc cử tri trên địa bàn để trực tiếp giải đáp, xử lý những vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị. Chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí địa phương về các cơ chế chính sách của NHNN và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo sự đồng thuận của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.

4.4. Triển khai tích cực, đầy đủ các nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính của NHNN; tiếp tục tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ của NHNN chi nhánh tại các Kế hoạch hành động của Ngành góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

4.5. Tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc NHNN trong công tác kiểm tra việc tuân thủ chế độ báo cáo thống kê của các TCTD trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất của số liệu trong kho dữ liệu chung của NHNN.

4.6. Thực hiện nghiêm kế hoạch kinh phí giao khoán, kế hoạch mua sắm tài sản và đầu tư xây dựng đã được Thống đốc phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, đúng tiến độ, quy định và gn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

4.7. Nghiên cứu, triển khai đầy đủ các quy chế, quy định của NHNN về an toàn bảo mật thông tin; an toàn bảo mật khi sử dụng máy trạm đầu cuối, thư điện tử, truy cập internet.

IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Tổ chức triển khai chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

1.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2019 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Chấp hành nghiêm các quy định của NHNN Việt Nam về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.2. Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Kiểm soát tín dụng phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 và chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố triển khai hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

1.3. Chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hp lý trên cơ sở lãi sut huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính. Thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về lãi sut; không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí được phép theo quy định của pháp luật.

1.4. Tiếp tục cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng.

1.5. Nghiên cứu bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng của người dân; xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thtrả được nợ đúng hạn, giúp người dân tiếp cận nguồn vn tín dụng ngân hàng thuận lợi, hạn chế người dân tìm đến tín dụng đen.

1.6. Tuyên truyền và hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ đkhách hàng nắm rõ các quyền lợi, nghĩa vụ khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

2. Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020

2.1. Quán triệt các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 của Thống đốc NHNN về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

2.2. Các TCTD đã được phê duyệt phương án cơ cấu lại giai đoạn 2017 - 2020 tích cực triển khai thực hiện phương án bảo đảm hoàn thành theo đúng mục tiêu, lộ trình đề ra; kịp thời báo cáo NHNN những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để chỉ đạo xử lý. Đưa nội dung kiểm toán việc triển khai Đề án/Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào chương trình/kế hoạch kim toán nội bộ hàng năm.

2.3. Các TCTD chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại cần khẩn trương hoàn thiện, bổ sung những kiến nghị nêu tại Kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan Thanh tra, Kim toán vào phương án với giải pháp và lộ trình khắc phục, xử lý cụ thể, trình Thống đốc NHNN hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.

2.4. Hệ thống QTDND triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Điều chỉnh tổ chức, hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ nguyên tắc hợp tác xã.

2.5. Tập trung rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Chủ động nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh. Đánh giá khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu để có các giải pháp xử lý hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

2.6. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu. Tích cực triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH114, trong đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Tòa án và cơ quan Thi hành án để tiến hành khởi kiện, phát mại tài sản bảo đảm đối với những khách hàng có nợ xấu không còn khả năng trả nợ, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với khoản nợ...

3. Phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

3.1. Quán triệt tất cả các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.

3.2. Thực hiện nghiêm các yêu cầu, kiến nghị, cảnh báo và quyết định về thanh tra, kiểm toán của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập. Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng của các cá nhân và đơn vị trực thuộc.

3.3. Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của TCTD, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khẩn trương xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về tỷ lệ sở hữu. Ngăn chặn, xử lý vấn đề lợi ích nhóm, cổ đông/nhóm cổ đông lớn chi phối hoạt động của các TCTD.

3.4. Chú trọng nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban Kiểm soát đối với các hoạt động của TCTD. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hệ thng văn bản quy định nội bộ hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và tuân thủ đầy đủ quy định tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ. Hoàn thiện và từng bước triển khai hệ thống quản trị rủi ro theo lộ trình Basel II tại Việt Nam; có kế hoạch, giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện đúng thời hạn Thông tư số 41/2016/TT-NHNN từ ngày 01/01/2020.

3.5. Nâng cao trình độ, kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Thường xuyên đánh giá, rà soát, luân chuyển cán bộ theo quy định nhằm hạn chế tối đa các vụ việc sai phạm tại TCTD.

3.6. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm, tiếp tay cho các đối tượng, tổ chức xã hội đen, cho vay nặng lãi, đi ngược lại với chủ trương của Đảng, Nhà nước và quyền, lợi ích hp pháp, chính đáng của người dân. Các công ty tài chính tiêu dùng chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, thu nợ đảm bảo minh bạch; có chính sách lãi suất phù hợp, phương thức thu nợ đúng quy định pháp luật. Các tổ chức tài chính vi mô tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn vốn tín dụng.

4. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán

4.1. Tuân thủ, triển khai các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của Thống đốc NHNN liên quan đến hoạt động thanh toán nhằm đảm bảo n định, an toàn, hiệu quả trong hoạt động thanh toán.

4.2. Rà soát và hoàn thiện các quy định nội bộ, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán; thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống rửa tiền; triển khai các giải pháp nhằm chủ động phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, sử dụng các dịch vụ thanh toán vào các hoạt động bất hợp pháp.

4.3. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới đảm bảo an toàn bảo mật và gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán. Áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code.

4.4. Chủ động, tích cực phối hợp triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng thanh toán điện tử phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 và các lĩnh vực như chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền điện, học phí, viện phí,...

4.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng nhận diện, tiếp nhận, xử lý rủi ro cho cán bộ, nhân viên của toàn hệ thống; tập huấn, tuyên truyền cho các đơn vị chấp nhận thanh toán về các thủ đoạn tội phạm và các biện pháp quản lý, phòng ngừa, đảm bảo an toàn thanh toán.

4.6. Thường xuyên, kịp thời đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn, thông tin đầy đủ đến khách hàng để khách hàng nắm rõ các loại rủi ro, các thủ đoạn gian lận trong hoạt động thanh toán và cách sử dụng các dịch vụ an toàn; khuyến cáo tới khách hàng khi gặp sự cố thì khách hàng cần bình tĩnh phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các cơ quan điều tra để giải quyết theo quy định của pháp luật.

4.7. Chủ động theo dõi, phản hồi kịp thời các phản ánh của dư luận xã hội về những vn đ phát sinh liên quan đến dịch vụ thanh toán của đơn vị mình (Hội sở chính và các chi nhánh). Kịp thời xử lý theo đúng quy định đảm bảo quyền lợi của các bên khi có rủi ro, gian lận, đng thời chủ động báo cáo NHNN Việt Nam và NHNN chi nhánh trên địa bàn.

5. Các nhiệm vụ khác

5.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN Việt Nam về an toàn kho quỹ. Rà soát hệ thống quy trình, văn bản nội bộ về công tác an toàn kho quỹ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của NHNN. Đẩy mạnh công tác giám sát, tự kiểm tra nội bộ, tăng cường an ninh, an toàn kho quỹ.

5.2. Chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Nhà nước và của NHNN.

5.3. Triển khai có kết quả công tác Quốc hội theo chỉ đạo của NHNN; Phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia tiếp xúc cử tri cùng Đoàn ĐBQH trên từng địa bàn để giải quyết, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và cả nước.

5.4. Chủ động, làm tốt công tác thông tin truyền thông về kết quả thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và kết quả hoạt động của đơn vị; Phối hợp chặt chẽ, tham gia tích cực cùng với NHNN đtriển khai có kết quả hoạt động thông tin, truyền thông của ngành Ngân hàng, bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

5.5. Tuân thủ các quy định của NHNN về báo cáo thống kê của NHNN, đặc biệt chú trọng tới cải thiện chất lượng báo cáo; tham gia tích cực, đầy đủ, đúng hạn đảm bảo chất lượng các cuộc điều tra thống kê của NHNN.

5.6. Nghiên cứu, triển khai nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018 quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác giám sát, diễn tập và xử lý kịp thời các nguy cơ, rủi ro mt an toàn thông tin, dữ liệu đảm bảo hệ thống thông tin quan trọng trong điều hành và cung cấp dịch vụ hoạt động liên tục, chính xác, an toàn và bảo mật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Các đơn vị tại trụ sở chính NHNN Việt Nam, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chthị và Phụ lục phân công nhiệm vụ chi tiết kèm theo, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị hằng tháng, quý và năm gửi. Văn phòng NHNN Việt Nam.

3. Văn phòng NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc NHNN Việt Nam theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị, tổng hợp báo cáo Thống đốc NHNN và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hằng tháng, tháng cui quý và cả năm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết s 01/NQ-CP.

4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN Việt Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:
- Như điểm 4 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ; và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cá
o);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP (VP1: 2b)
, Vụ PC, Vụ CSTT.

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 01/CT-NHNN NGÀY 08/01/2019 VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP, NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ

 

TT

NHIỆM VỤ

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

SN PHẨM DỰ KIN

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

I. CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NHNN

1. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hi

1.

Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra.

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị thuộc NHNN

Thường xuyên

 

2.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị thuộc NHNN

Thường xuyên

 

3.

Thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh.

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị có liên quan

Văn bản thông báo

Quý I/2019

4.

Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

5.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm n rủi ro như bất động sản, chứng khoán...; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

6.

Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

7.

Phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường phối hợp với địa phương đẩy mạnh công tác kết nối doanh nghiệp - ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân; tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ và các nguyên nhân khác.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Bộ, ngành, địa phương

Các đơn vị trong toàn Ngành;

Thường xuyên

 

8.

Triển khai mạnh mẽ chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 10/2015/TT-NHNN và Thông tư 25/2018/TT-NHNN để người dân nhanh chóng được hưởng những chính sách ưu đãi mới vừa được sửa đổi, bổ sung trong năm 2018; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017; chương trình cho vay hỗ trợ nhm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Các TCTD và đơn vị có liên quan

Thường xuyên

9.

Tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

NHCSXH, Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

10.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục theo dõi, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc và thực hiện thu hồi nợ cho vay tái cấp vốn đối với chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

11.

Thực hiện quản lý giao dịch vãng lai theo nguyên tc tự do hóa được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh toán, chi trả đối với các giao dịch vãng lai, khuyến khích kiều hối chuyển về nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

12.

Quản lý chặt chẽ hoạt động vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, nhất quán với mục tiêu quản lý nnước ngoài của quốc gia; thận trọng từng bước tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam phù hợp với chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

13.

Tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước; Điều chỉnh cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo các nguyên tc bảo toàn, thanh khoản và sinh lời.

Vụ Qun lý ngoại hối

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

14.

Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, số liệu hiệu quả, đảm bảo việc thu thập, tổng hợp số liệu chính xác, kịp thời đối với các mảng thống kê tiền tệ, thống kê kinh tế và thống kê cán cân thanh toán quốc tế. Tiếp tục tổ chức các cuộc điều tra thống kê về kỳ vọng lạm phát, xu hướng kinh doanh, xu hướng tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng, vận hành hệ thống chia sẻ thông tin cho các đơn vị thuộc NHNN

Vụ Dự báo, thống kê

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

15.

Cập nhật kịp thời và chủ động đưa ra các dự báo về kinh tế vĩ mô, lạm phát và các chi tiêu tiền tệ phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tính toán lạm phát cơ bn; phát triển các mô hình định lượng phục vụ công tác phân tích và dự báo

Vụ Dự báo, thống kê

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

16.

Cung cấp số liệu và tổ chức làm việc với các Công ty xếp hạng tín nhiệm quốc gia nhằm nâng cao chỉ số xếp hạng của Quốc gia

Vụ Dự báo, thống kê

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

2. Hoàn thiện khuôn khpháp lý trong lĩnh vực tin tệ, ngân hàng

17.

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia

Viện Chiến lược ngân hàng

Các đơn vị có liên quan

Quyết định của TTgCP

Tháng 6/2019

18.

Nghị định thay thế Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (CQTTGSNH)

Các đơn vị có liên quan

Nghị định của CP

Tháng 6/2019

19.

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

CQTTGSNH

Các đơn vị có liên quan

Nghị định của CP

Tháng 9/2019

20.

Nghị định thay thế Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 về hoạt động thông tin tín dụng

CQTTGSNH

Các đơn vị có liên quan

Nghị định của CP

Tháng 10/2019

21.

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống ra tiền

CQTTGSNH

Các đơn vị có liên quan

Nghị định của CP

Tháng 11/2019

22.

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Quyết định thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Nghị định Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

23.

Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt (đã sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Nghị định của CP

Tháng 12/2019

24.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Nghị định của CP

Tháng 12/2019

25.

Nghiên cứu, xây dựng Đề án về cơ chế thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; nghiên cu, triển khai áp dụng công nghệ mới, giải pháp đổi mới sáng tạo gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Đề án

Năm 2019

26.

Đề án Hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Đề án

Năm 2019

27.

Đề án giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế nhằm chuyển hóa nguồn lực vàng thành tiền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.

Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ CSTT, Vụ DBTK

Đề án

Năm 2019

28.

Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Cục Công nghệ thông tin

Viện CLNH, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH và các đơn vị liên quan

Chiến lược

Năm 2019

29.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-NHNN ngày 02/12/2013 quy định về phân loại tài sn có và cam kết ngoại bng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 3/2019

30.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư quy định về cấp giấy phép, tổ chức, hoạt động và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 4/2019

31.

Thông tư về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 6/2019

32.

Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 6/2019

33.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 6/2019

34.

Thông tư quy định mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 6/2019

35.

Thông tư thay thế Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 6/2019

36.

Thông tư kiểm soát đặc biệt TCTD

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 7/2019

37.

Thông tư quy định về phát hành tín phiếu NHNN

Vụ Chính sách tiền tệ

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 9/2019

38.

Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi Chính phủ

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 9/2019

39.

Thông tư quy định việc trích lập, sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Vụ Tài chính - Kế toán

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

40.

Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP

Vụ Quản lý ngoại hi

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

41.

Thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

42.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT- NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Vụ Quản lý ngoại hối

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

43.

Thông tư thay thế Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mvà sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

44.

Thông tư thay thế Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN ngày 26/12/2007 ban hành quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

45.

Thông tư thay thế Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

46.

Thông tư sa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2014 hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thông tư

Tháng 12/2019

3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng

47.

Triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu qukế hoạch Thanh tra năm 2019 của Thống đốc NHNN; Kết luận thanh tra xác định rõ hành vi vi phạm, rủi ro và nguy cơ rủi ro, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Kết luận Thanh tra

Năm 2019

48.

Thực hiện thanh tra, giám sát các TCTD tập trung vào các hoạt động có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao như huy động, cấp tín dụng bằng ngoại tệ; chấp hành các tỷ lệ bảo đảm an toàn; các khoản cấp tín dụng có dư nợ lớn, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro (đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông,...); kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Kết luận Thanh tra

Năm 2019

49.

Giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng đã được cấp phép đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu qu

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

50.

Phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ các giao dịch chuyển nhượng cổ phần của các TCTD cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán; các giao dịch sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa các TCTD không đúng quy định pháp luật, đu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác tiềm ẩn nhiu rủi ro không đúng quy định pháp luật; minh bạch nguồn vốn góp của các cđông, nhà đầu tư tham gia góp vn; phối hợp với cơ quan điều tra xác minh các trường hợp vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

51.

Tăng cường thanh tra trách nhiệm của NHNN chi nhánh tnh, thành phố trong việc thực hiện quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động thanh tra, giám sát qun lý và cp phép đối với QTDND;

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

52.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chuẩn bị cho đánh giá đa phương của nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về PCRT (APG) đối với Việt Nam

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

53.

Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật, không để phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

4. Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020

54.

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh làm chậm quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu

CQTTGSNH

- Bộ, ngành, địa phương

- Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

55.

Chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng giải pháp, mục tiêu, lộ trình đề ra tại phương án. Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ để chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

56.

Tập trung xử lý phương án cơ cấu lại 03 ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật các TCTD, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ. Tiếp tục xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và đặc thù tái cơ cấu đối với từng tổ chức; phối hợp chặt chẽ với các Bộ chquản trong việc xử lý, cơ cấu lại các TCTD phi ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

57.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD có vi phạm về sở hữu chéo, sở hữu cổ phần vượt quy định thực hiện rà soát và triển khai giải pháp xử lý dứt điểm các vi phạm; tích cực đẩy mạnh thoái vốn của các TCTD tại các doanh nghiệp và thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước tại các TCTD theo chỉ đạo của Chính phủ.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

58.

Tập trung chỉ đạo các TCTD rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đtheo quy định; có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; tăng cường, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, triển khai quyết liệt, toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm đưa tỷ lệ nợ xu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xu về mức an toàn theo mục tiêu đã đề ra. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

59.

Tiếp tục triển khai Chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế (Basel II) tại Việt Nam; thẩm định, đánh giá khả năng sẵn sàng và khuyến khích các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ năng lực và điều kiện áp dng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời hạn.

CQTTGSNH

Các NHTM và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

60.

Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại; nhà đầu tư có đủ điều kiện tham gia cơ cấu lại các TCTD để xử lý TCTD yếu kém, tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTD. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép thành lập QTDND và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

61.

Tăng cường cải thiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của TCTD; tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý vi phạm sở hữu vốn của cổ đông lớn, cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết, hạn chế mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực tài chính; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các TCTD trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp; phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương đẩy mạnh thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các TCTD.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

62.

Xây dựng tiêu chí, phân loại, xếp hạng các TCTD; rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát thích hp đối với mỗi loại.

CQTTGSNH

Vụ Ổn định TT- TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

Năm 2019

63.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống và xử lý các TCTD tiềm ẩn rủi ro cao, bảo đảm quyền can thiệp của NHNN nhằm bảo vệ sự an toàn hệ thống và an toàn tiền gửi của người dân.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ Ổn định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bo hiểm tiền gi Việt Nam, VAMC, Vụ Thanh toán

Các cơ chế, chính sách liên quan

Năm 2019

5. Chấn chỉnh, củng cố hoạt động QTDND, xử lý QTDND yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô

64.

Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến 2020 và định hướng đến 2030 sau khi được phê duyệt.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

65.

Chỉ đạo hệ thống QTDND triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Điều chỉnh tổ chức, hoạt động theo đúng tôn ch, mục đích, tuân thủ nguyên tắc hợp tác xã.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

66.

Tập trung xử lý các QTDND yếu kém không có khả năng phục hồi; hoàn thiện cơ chế xử lý các QTDND yếu kém, cơ chế hỗ trợ ngân hàng thương mại khi tự nguyện tham gia xử lý QTDND yếu kém; nghiên cứu, huy động thêm các nguồn lực khác ngoài phương án huy động nguồn lực từ Ngân hàng Hợp tác xã và NHTM

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Thường xuyên

 

67.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô lại Việt Nam đến hết năm 2020”; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức tài chính vi mô, chương trình/dự án tài chính vi mô an toàn, hiệu quả.

CQTTGSNH

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

6. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ

68.

Chỉ đạo xây dựng và phát trin Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH)

Vụ Thanh toán

NAPAS, Cục CNTT, Sở Giao dịch và các đơn vị có liên quan

 

Năm 2019

69.

Báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng; xác định hạn mức số tiền tối đa nạp ví điện tvà giao dịch hàng tháng; thực hiện thí điểm các mô hình thanh toán mới, các doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech).

Vụ Thanh toán

Các đơn vị liên quan

Báo cáo

Trước quý III/2019

70.

Công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng

Vụ Thanh toán

Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan

 

m 2019

71.

Chỉ đạo áp dụng tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code

Vụ Thanh toán

Các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán và đơn vị liên quan

Văn bản chỉ đạo

Năm 2019

72.

Chủ động, tích cực phối hợp triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng thanh toán điện tử phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 và các lĩnh vực chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền điện, học phí, viện phí...; Triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code.

Các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán

Các đơn vị liên quan

 

Năm 2019

73.

Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; khuyến khích thanh toán tiền điện bằng các giải pháp điện tử, di động

Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Tập đoàn Điện lực và các đơn vị liên quan

 

Năm 2019

74.

Phối hợp với các trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thanh toán học phí, viện phí, tiền điện.. bng phương thức không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Các đơn vị liên quan

100% các đơn vị thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt

Năm 2019

75.

Tăng cường thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán.

Cơ quan TTGSNH

Vụ Thanh toán, Cục CNTT và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

76.

Tổ chức thực hiện truyền thông về hoạt động thanh toán; nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.

Vụ Truyền thông

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

77.

Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.

Cục Công nghệ thông tin

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

78.

Triển khai các nhiệm vụ tại Phương án tổng thể đảm bảo an ninh, bảo mật CNTT cho các TCTD được ban hành theo Quyết định số 84/QĐ-NHNN.m ngày 28/12/2018 của Thống đốc NHNN

Cục Công nghệ thông tin

Các đơn vị NHNN có liên quan

- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

7. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

79.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng Cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu, nâng cao độ phủ thông tin tín dụng từ các nguồn thông tin phi truyền thống; nâng cao tính minh bạch của thông tin tín dụng, góp phần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay.

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC)

Các đơn vị trong toàn ngành

Thường xuyên

 

80.

Kiến nghị, đề xuất với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm cải thiện chsố thành phần về sức mnh quyền pháp lý trong chsố Tiếp cận tín dụng theo Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế gii

Vụ Pháp chế

Các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

81.

Tổ chức kiểm tra kết quả triển khai kế hoạch CCHC năm 2019 của các đơn vị NHNN; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và NHNN về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO

Văn phòng NHNN

Các đơn vị liên quan

Tổ chức các Đoàn kiểm tra

Năm 2019

82.

Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Văn phòng NHNN

Các đơn vị liên quan

Tổ chức các Đoàn kiểm tra

Năm 2019

83.

Đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính để nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đổi mới phương thức, lề lối làm việc (tăng tối thiểu 20% slượng cuộc họp theo hình thức trực tuyến).

Văn phòng NHNN

Các đơn vị liên quan

Tổ chức kiểm tra

Năm 2019

84.

Kiện toàn tổ chức bộ phận một cửa tại Trụ sở chính NHNN và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đáp ng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

Văn phòng NHNN

Các đơn vị thuộc NHNN có liên quan

Thường xuyên

 

85.

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính đảm bảo nguyên tắc đơn giản, hiện đại, hiệu quả, minh bạch và tiết giảm tối đa chi phí thực hiện cho tổ chức, cá nhân. Công bố công khai các TTHC, điều kiện kinh doanh cắt giảm, đơn giản hóa; cập nhật kịp thời các TTHC trên cổng thông tin quốc gia và cổng thông tin đin tử NHNN.

Các đơn vị thuộc NHNN

Văn phòng

- Ban hành Quyết định công b.

- Đăng tải đầy đủ nội dung TTHC.

Năm 2019

86.

Rà soát, xây dựng kế hoạch nâng cấp các TTHC theo hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết cấp độ 4 cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Văn phòng NHNN

Các đơn vị thuộc NHNN có liên quan

Kế hoạch, văn bản chỉ đạo.

Năm 2019

87.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc NHNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN, theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành Ngân hàng. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; theo đó, thực hiện giảm 2,1% so với biên chế được giao năm 2018.

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

88.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ. Quán triệt cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu;

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

8. Các nhiệm v khác

89.

Chủ động điều hòa linh hoạt lượng tiền mặt trong hệ thống NHNN, duy trì dự trữ hợp lý nhằm đáp ứng đy đnhu cầu tiền mặt cho lưu thông cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá. Triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng tiền trong lưu thông. Tiếp tục tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tin Việt Nam. Đẩy mạnh kiểm tra công tác an toàn kho quỹ, tăng cường chỉ đạo, chấn chnh và xử lý sau kiểm tra đảm bo an toàn công tác tiền tệ kho quỹ. Xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và sớm đưa vào hoạt động các kho tiền trung chuyển nhằm giảm tải cho các Kho tiền Trung ương. Đổi mới mô hình, cơ chế cung ứng tiền mặt theo hướng tăng cường dịch vụ đối với các TCTD.

Cục Phát hành và Kho quỹ

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

90.

Tham gia tích cực vào các hoạt động, xây dựng chính sách, sáng kiến, chương trình tăng vốn, cơ cấu lại và cải cách của các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và cho NHNN trong tăng cường năng lực hoạch định và thực thi chính sách. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành thực hiện tt việc đàm phán gia nhập các FTA; chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng. Tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác song phương của Chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác.

Vụ Hợp tác quốc tế

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

91.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, hướng dẫn về kế toán; quản lý tài chính, tài sản; quản lý đầu tư xây dựng của NHNN và quản lý giám sát tài chính tại các doanh nghiệp do NHNN đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tập trung của NHNN Việt Nam.

Vụ Tài chính - kế toán

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

92.

Thực hiện hoàn thành Kế hoạch kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN năm 2019 đã được Thống đốc phê duyệt. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN; nâng cao chất lượng công tác, từng bước hướng tới thực hiện kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro.

Vụ Kiểm toán nội bộ

Các đơn vị thuộc NHNN

Thường xuyên

 

93.

Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo về giám sát, cảnh báo rủi ro hệ thống tiền tệ, tài chính

Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

94.

Giám sát việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình/Kế hoạch hành động, Đề án về phát triển ngành Ngân hàng đã được các cấp có thẩm quyn ban hành. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng; tăng cường nghiên cứu ứng dụng, kiến nghị chính sách phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước của NHNN.

Viện Chiến lược ngân hàng

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

95.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí chủ động thông tin, truyền thông về chủ trương, định hướng chính sách và giải pháp điều hành của NHNN; Chủ động nắm bt và xlý kịp thời các vấn đề dư luận quan tâm để cng cố, nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo sự đồng thuận của xã hội với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và điều hành của NHNN.

Vụ Truyền thông

Các đơn vị thuộc NHNN, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

II. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

96.

Đầu mối, phối hợp với các Sở, ban, ngành, TCTD trên địa bàn đẩy mạnh thực hiện có hiệu quChương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chương trình bình ổn giá, các chương trình tín dụng ngành góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

97.

Tham mưu cho Tnh y (Thành ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp phối hợp với ngành Ngân hàng triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách đến người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

98.

Xây dựng kế hoạch, triển khai thanh tra đột xuất đối với một số chi nhánh TCTD có dư nợ tín dụng tăng đột biến, nợ xấu gia tăng, có dấu hiệu bất thường qua công tác giám sát từ xa

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

99.

Tập trung thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các QTDND, đặc biệt là các QTDND chưa được thanh tra từ 2-3 năm trở lên, tình hình tài chính yếu kém, lỗ lũy kế lớn, có dư nợ tín dụng tăng đột biến, nợ xấu gia tăng, có dấu hiệu bất thường qua công tác giám sát từ xa, hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tồn tại kéo dài chưa được xử lý dứt điểm.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

100.

Tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn của Chính phủ; Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tuyên truyền, giải thích cho người dân về tác hại của tín dụng đen, đồng thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp ngăn chặn, hạn chế hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi góp phần bảo đảm an ninh, an toàn xã hội tại địa phương.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

101.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt vgiá trị và cơ cấu mệnh giá cho các TCTD, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Chấp hành nghiêm chnh các quy định của NHNN Việt Nam về an toàn kho quỹ; tăng cường kiểm tra, giám sát tại đơn vị và các TCTD trên địa bàn để kịp thời chấn chnh các tồn tại, giảm thiểu các rủi ro mất an toàn kho quỹ

NHNN chi nhánh tnh, thành phố

Cục PHKQ và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

102.

Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; phối hợp triển khai công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách pháp luật về thanh toán trên địa bàn

NHNN chi nhánh tnh, thành phố

Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

103.

Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng phục vụ việc giải trình, cung cấp thông tin cho Lãnh đạo địa phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ban Dân Vận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Báo cáo

Hàng tháng

104.

Tăng cường phối hợp với các Vụ, Cục thuộc NHNN Việt Nam trong công tác kiểm tra việc tuân thủ chế độ báo cáo thống kê của các TCTD trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất của số liệu trong kho dữ liệu chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN chi nhánh tnh, thành phố

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thường xuyên

 

III. TCHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

105.

Kiểm soát tín dụng phù hợp với chi tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019; tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

106.

Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, cho vay có bảo đảm bằng bất động sản, tín dụng đối với nhóm khách hàng/nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông. Thường xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực này, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

107.

Tích cực cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng có khả năng giao dịch bằng các phương tiện điện ttrên môi trường mạng vi tính năng an toàn, bảo mật cao, nâng cao khả năng phục vụ.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

108.

Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn về tài chính, tín dụng của các TCTD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược, phương án kinh doanh hiệu qu, bền vững.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

109.

Công khai trên trang tin điện tcủa tổ chức về thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ đối với khách hàng, bao gồm: trình tự các bước thực hiện, yêu cầu, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, lãi suất cho vay. Đồng thời công bố, công khai lộ trình cắt giảm thủ tục, thời hạn giải quyết để doanh nghiệp, cá nhân giám sát việc thực hiện của từng chi nhánh, đơn vị thuộc TCTD.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

110.

Tiếp tục cải tiến theo hình thức một cửa quy trình gửi tiết kiệm, quy trình dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền mặt và các dịch vụ thanh toán khác... để giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ và thời gian chờ đợi của khách hàng đến giao dịch.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

111.

TCTD có nợ xấu lớn, chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, hiệu qu kinh doanh thấp phải kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm các chi phí quản lý, chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng; không thực hiện tăng tiền lương, thưởng, thù lao, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng thời thực hiện giảm hoặc không tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho cổ đông, thành viên góp vốn. TCTD (ngoại trừ TCTD nước ngoài) phải báo cáo NHNN việc tạm ứng, chia cổ tức, phân phối lợi nhuận trước khi thực hiện.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

112.

Các TCTD chủ động phối hợp với các cổ đông lớn, đặc biệt cổ đông là tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đxây dựng lộ trình, phương án thoái vốn theo đúng chỉ đạo, định hướng của Chính phủ và NHNN; đánh giá, kiểm soát và thực hiện thoái vốn đầu tư vào lĩnh vực kém hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

113.

Tuyên truyền và hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm phái sinh và lợi ích, rủi ro phát sinh từ các sản phẩm phái sinh để khách hàng chủ động phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

 

114.

Nâng cao chất lượng cán bộ từ khâu tuyển dụng đến công tác đào tạo; Chấp hành nghiêm túc các quy định về sử dụng và bổ nhiệm người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành tại các TCTD (đặc biệt là tại các NHTM Nhà nước) được quy định tại Luật các TCTD, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan về công tác cán bộ... Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, tư tưng chính trị và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức nhân viên trong hệ thống để hạn chế rủi ro về đạo đức.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

 

115.

Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trong triển khai tốt công tác Quốc hi trên địa bàn; tham gia đầy đủ các đợt tiếp xúc cử tri cùng Đoàn đại biểu Quốc hội trên địa bàn (khi có yêu cầu) để giải trình và xử lý kịp thời những vấn đề ctri quan tâm, kiến nghị liên quan đến tiền tệ, ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và cả nước

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Thường xuyên

 

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

loading
×
×
×
Vui lòng đợi