Quyết định 34/QĐ-NHNN Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 34/QĐ-NHNN

Quyết định 34/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:34/QĐ-NHNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Minh Hưng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/01/2019
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2025, ít nhất 2-3 NH thương mại trong top 100 NH lớn nhất châu Á

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định 34/QĐ-NHNN về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ngày 07/01/2019.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025-2030 của ngành Ngân hàng đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%; Có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á; 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (2025).

Ngành Ngân hàng cũng phấn đấu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16-17%; Nợ xuất của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%;… Đặc biệt, ngành Ngân hàng bảo đảm sau năm 2020 thị trường ngân hàng cơ bản hoạt động theo nguyên tắc thị trường.

Đặc biệt, tiếp tục sắp xếp hệ thống Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Sau năm 2025, hình thành Ngân hàng Nhà nước khu vực.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 34/QĐ-NHNN tại đây

tải Quyết định 34/QĐ-NHNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 34/QĐ-NHNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 34/QĐ-NHNN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Số: 34/QĐ-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

---------------------------

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Tổng giám đốc các doanh nghiệp do NHNN quản lý, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Thống đốc NHNN;
- Các Phó Thống đốc NHNN (để ch
đạo);
- Đ
ng ủy Cơ quan NHTW;
- Lưu: VP NHNN, VCL.

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

Ngày 08/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng).

Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo từng giai đoạn, thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động), bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Chương trình hành động nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuc ngành Ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng để đạt được mục tiêu và theo đúng quan điểm đã đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

2. Chương trình hành động là căn cứ cho các đơn vị, Vụ, Cục trực thuộc NHNN, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp do NHNN quản lý, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hiệp hội ngân hàng, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là các đơn vị trong ngành Ngân hàng) xây dựng hoặc điều chỉnh các Chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động theo chức năng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã định hướng.

3. Chương trình hành động là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; đồng thời là căn cứ đ phi hợp với các cơ quan liên quan đxuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng trong trường hợp cần thiết.

II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, các nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động này được dựa trên những yêu cu cơ bản sau đây:

1. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm đổi mới và phát triển cũng như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đã đề ra để thống nhất hành động trong toàn ngành Ngân hàng; Triển khai đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng tới các đơn vị trong ngành Ngân hàng; Giám sát quá trình thực hiện; Đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; Điều chỉnh mục tiêu phù hợp với bối cảnh khi cn thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

2. Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng; tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bao quát được nhiệm vụ lâu dài; thể hiện tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp và việc đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

3. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tin tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động

a) Tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

b) Tổ chức Hội nghị để phổ biến về nội dung Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

c) Xây dựng các chương trình truyền thông khác về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chương trình hành động.

2. Giám sát và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động

a) Nội dung giám sát, đánh giá:

- Tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

- Mức độ và khả năng đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đặt ra cho từng giai đoạn và cuối thời kỳ Chiến lược.

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

b) Biện pháp giám sát, đánh giá: Việc giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động được thông qua các biện pháp sau:

- Thông qua chế độ báo cáo:

(1) Báo cáo chuyên đề hàng năm về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

(2) Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng vào năm 2020, 2025, đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu Chiến lược, chỉnh sửa, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho từng giai đoạn (nếu cần thiết).

(3) Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng vào năm 2030.

(4) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thống đốc NHNN hoặc các cấp có thẩm quyền.

- Thông qua hình thức kiểm tra tại chỗ/điều tra, khảo sát thực tế:

(1) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động tại các đơn vị trong ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

(2) Tổ chức điều tra, khảo sát về việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

- Thông qua tổng hợp, phân tích số liệu thống kê để đánh giá mức độ và khả năng đạt được các mục tiêu Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.

- Biện pháp khác phù hợp với qui định của Pháp luật.

c) Hội nghị sơ kết, tổng kết:

- Hội nghị sơ kết sẽ được tiến hành vào năm 2020, 2025 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn này và đề xuất điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trong từng giai đoạn.

- Hội nghị tổng kết được tiến hành vào năm 2030 nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho thời kỳ tiếp theo (nếu có).

3. Trách nhim thc hin

3.1. Đối với các đơn vị trong ngành Ngân hàng: Triển khai các nội dung theo Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

3.2. Đối với Học viện ngân hàng và Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát Chiến lược phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề xuất bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

3.3. Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gửi NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.4. Đi với các doanh nghiệp nhà nước do NHNN quản lý gồm: Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); Nhà máy in tiền quốc gia; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển của đơn vị mình trình NHNN phê duyệt;

Riêng 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đại Dương): xây dựng Chiến lược phát triển của đơn vị mình sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án xử lý/Phương án cơ cấu lại.

3.5. Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN quản lý, gồm: Công ty cphần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS); Ngân hàng Hợp tác xã; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam: Xây dựng Chiến lược phát triển trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phê duyệt. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm xin ý kiến NHNN về nội dung cần biểu quyết theo quy định của pháp luật.

3.6. Đối với NHCSXH: Xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trình Thống đốc NHNN thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

3.7. Đối với các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng nêu tại điểm 3.4, 3.5 và 3.6 trên đây) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

- Đối với TCTD đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển: Rà soát Chiến lược phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

- Đối với TCTD chưa xây dựng chiến lược phát triển: Xây dựng Chiến lược phát triển trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCTD và các quy định có liên quan.

- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Thực hiện theo các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng và Chiến lược phát triển/kinh doanh của ngân hàng mẹ.

3.8. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN:

(i) Phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC, Ngân hàng Nông nghiệp và phát trin nông thôn Việt Nam.

(ii) Có ý kiến về Chiến lược phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam khi Người đại diện phần vốn nhà nước xin ý kiến theo quy định.

(iii) Thông qua Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 của Ngân hàng Chính sách xã hội trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Thông qua công tác quản lý, thanh tra, giám sát, đánh giá về việc thực hiện của các TCTD đi với nhóm nhiệm vụ, giải pháp số 7 của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: “Phát triển hệ thng các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế”.

3.9. Vụ Thanh toán:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN: có ý kiến về Chiến lược phát triển của NAPAS khi Người đại diện phần vốn nhà nước xin ý kiến theo quy định.

3.10. Cục phát hành kho quỹ:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Tài chính kế toán tham mưu cho Thống đốc NHNN: phê duyệt Chiến lược phát triển của Nhà máy in tiền Quốc gia.

3.11. Đối với Viện Chiến lược ngân hàng:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1).

b) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc NHNN:

(i) Giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng/Chương trình hành động quy định tại điểm 2, mục III của Chương trình hành động này.

(ii) Xử lý những vướng mắc phát sinh liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

(iii) Đxuất bổ sung, điều chnh các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng (nếu cần thiết).

c) Đầu mối xây dựng các Báo cáo nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất, tiết b, điểm 2, Mục III của Chương trình hành động này.

d) Đầu mối, phối hợp với Vụ Truyền thông, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức các Hội nghị sơ kết và tổng kết Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo các giai đoạn.

3.12. Đối với Vụ Truyền thông:

a) Các nhiệm vụ nêu tại điểm 3.1 (các nhiệm vụ được phân công theo Phụ lục 1)

b) Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác truyền thông theo các nội dung quy định tại điểm 1, mục III và truyền thông cho các Hội nghị sơ kết và tổng kết Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng theo các giai đoạn.

4. Nội dung và thời hạn xây dựng Chiến lược phát triển của các đơn v:

a) Về nội dung Chiến lược phát triển:

Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng Chiến lược phát triển (trong trường hợp chưa có Chiến lược phát triển được phê duyệt) hoặc điều chỉnh Chiến lược phát triển (trong trường hợp Chiến lược phát triển đã được phê duyệt) phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng. Trong đó:

- Chủ động xác định thời kỳ và các giai đoạn của Chiến lược phát triển.

- Chiến lược phát triển cần đảm bảo tối thiểu các nội dung theo Phụ lục 2 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc): Giai đoạn từ nay đến năm 2020, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển được xây dựng phù hợp với phương án cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 được NHNN phê duyệt/chấp thuận chủ trương.

b) Về thời hạn xây dựng Chiến lược phát triển:

- Các doanh nghiệp Nhà nước do NHNN quản lý thực hiện theo Điều 11-Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18/09/2015 của Chính phủ.

- Các TCTD (ngoại trừ quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và 03 ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc): Chủ động thời hạn xây dựng/điều chỉnh Chiến lược phát triển của đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và trình NHNN thông qua Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thời hạn quy định tại điểm 8c.1 của Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

- NHCSXH có trách nhiệm xây dựng và trình NHNN thông qua Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo thời hạn quy định tại điểm 8a.3 của Phụ lục 1 kèm theo Chương trình hành động.

5. Chế độ báo cáo:

a) Nội dung báo cáo:

- Đối với các đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nhà máy in tiền quốc gia, Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã, NHCSXH, VAMC, CIC, NAPAS: báo cáo theo Phụ lục 3 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: báo cáo theo Phụ lục 4 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: báo cáo theo Phụ lục 5 kèm theo Chương trình hành động.

- Đối với Ngân hàng thương mại, TCTD phi ngân hàng (Công ty tài chính, Công ty tài chính tiêu dùng, Công ty cho thuê tài chính), tổ chức tài chính vi mô: báo cáo theo Phụ lục 6 kèm theo Chương trình hành động.

- Quỹ tín dụng nhân dân: báo cáo theo Phụ lục 7 kèm theo Chương trình hành động.

b) Thời hạn báo cáo:

- Báo cáo chuyên đề hàng năm:

+ Đối với báo cáo chuyên đề năm 2018: chậm nhất ngày 10/4/2019. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/4/2019;

+ Đối với báo cáo chuyên đề các năm khác (ngoại trừ năm 2018): chậm nhất ngày 10/1 của năm tiếp theo. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/1 của năm tiếp theo;

+ Không thực hiện báo cáo chuyên đề năm 2020, 2025.

- Báo cáo sơ kết giai đoạn 2018-2020: chậm nhất ngày 10/9/2020. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2020.

- Báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: chậm nhất ngày 10/9/2025. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2025.

- Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: chậm nhất ngày 10/9/2030. Riêng đối với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương chậm nhất ngày 20/9/2030.

c) Thời điểm lấy thông tin báo cáo:

- Đối với báo cáo chuyên đề hàng năm: 31/12 của năm báo cáo;

- Đối với báo cáo sơ kết giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2025: 30/6/2020 và 30/6/2025;

- Đối với báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng: 30/6/2030.

d) Nơi gửi báo cáo: Theo “nơi nhận” báo cáo ghi tại cuối các mẫu báo cáo (Phụ lục 3, 4, 5, 6, 7).

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thống đốc NHNN)

 

Phần A: Trách nhim theo dõi, báo cáo, đánh giá mức đ đt đưc các mục tiêu cthể của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng

STT

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến 2020

Mục tiêu đến năm 2025/2030

Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, đánh giá

Các đơn vị phối hợp

1

Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của NHNN về thực hiện mục tiêu điều hành CSTT, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

-

-

Vụ CSTT

Vụ DBTK và các đơn vị liên quan

 

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gi ngoại tệ/tổng phương tin thanh toán đạt mức dưới 7,5%

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, VQLNH, Vụ Tín dụng CNKT

2

Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; Mrộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là TCTD; tuân thủ phn lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel

 

Đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel

CQTTGSNH

 

3

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Giảm dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán

Đến cuối năm 2020, Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%

Đến cuối năm 2025, Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%

Vụ Thanh toán

Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4

Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các TCTD cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

 

 

Viện CLNH

Vụ Thanh toán CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan, Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

5

Phát triển hệ thống các TCTD phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn

Các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên

Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng TMCP có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn

CQTTGSNH

NHTM

Có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á

Có ít nhất từ 2-3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á (2025)

CQTTGSNH

Vụ CSTT, NHTM

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 12 - 13%

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16-17%

CQTTGSNH

NHTM

Hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị trường chng khoán Việt Nam

3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (2025)

CQTTGSNH

NHTM

Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%.

CQTTGSNH

VAMC, Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6.1

Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.

 

 

Vụ Tín dụng CNKT

Viện CLNH, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6.2

Thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đi khí hậu; Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon.

 

 

Viện CLNH

Vụ Tín dụng CNKT, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

7

Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát triển ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế

 

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, Vụ/Cục có liên quan

             

 

Phần B: Phân công trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược

 

STT

Nhóm nhiệm vụ/giải pháp

Tên nhiệm vụ/giải pháp cụ thể

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả đu ra

Thời hạn hoàn thành

1. Hoàn thiện khuôn khpháp lý v tin tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cu hội nhập

1.1

 

Rà soát, hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và các quy định liên quan về nhiệm vụ quyền hạn của NHNN bảo đảm vừa tăng cường được tính độc lập, chủ động trong điều hành CSTT, vừa bảo đảm vai trò của NHNN là một cơ quan Chính phủ. Củng cố, nâng cao năng lực ngành Ngân hàng, bảo đảm sau năm 2020 thị trường ngân hàng cơ bản hoạt động theo nguyên tắc thị trường; Xác định vai trò đầu mối của NHNN trong việc thúc đẩy ổn định tài chính; Luật hóa chức năng ổn định tài chính của NHNN

Vụ Pháp chế

Các Vụ, Cục thuộc NHNN

Báo cáo rà soát, tổng kết thi hành Luật NHNN và đề xuất xây dựng Luật sa đổi bổ sung Luật NHNN (nếu cần thiết)

2021-2025

1.2

 

- Rà soát, đánh giá tác động và hiệu quả, từ đó sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định liên quan đến ổn định tiền tệ theo hướng: bảo đảm thực hiện CSTT theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, phối hợp có hiệu quả giữa CSTT và chính sách tài khóa và các chính sách khác.

Vụ CSTT

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ DBTK, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

- Kết quả rà soát, đánh giá

- Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2020

2021-2025

 

 

- Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT.

Vụ CSTT

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ DBTK, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

1.3

 

Xây dựng hệ thống các chỉ số chuẩn để đánh giá tính ổn định, an toàn của thị trường tiền tệ.

Vụ n đnh TT-TC

Vụ CSTT, Sở Giao dịch, Vụ DBTK, Vụ QLNH, Vụ Thanh toán, Cục CNTT

Hệ thống các chsố đánh giá

2018-2020

1.4

 

Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh ngoại hối năm 2013; hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, giao dịch vãng lai và các quan hệ kinh tế khác liên quan đến ngoại hối.

Vụ QLNH

Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, Vụ DBTK

Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp lệnh ngoại hối 2005 và pháp lệnh sửa đổi năm 2013

2018-2019

1.5

 

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xác định trách nhiệm của NHNN trong việc thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ-con; Đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý về Tập đoàn tài chính.

Vụ Pháp chế

- CQTTGSNH chịu trách nhiệm về nội dung cấu phần về tập đoàn tài chính.

- Đơn vị phối hợp khác: Vụ Ổn định TT-TC và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD (cấu phần về tập đoàn tài chính)

2018-2020

1.6

 

Từng bước hoàn thiện khuôn pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính.

Vụ n định TT-TC

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, VCSTT, Vụ DBTK

Các cơ chế, chính sách liên quan

2021-2025

1.7

 

Nghiên cứu, đề xuất về mô hình giám sát hợp nhất hệ thống tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

CQTTGSNH

Viện CLNH, Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ

2021-2025

1.8

 

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cấp phép, thanh tra, giám sát và xử lý sau thanh tra, giám sát theo hướng: phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; tăng cường trách nhiệm, tăng tính công khai, minh bạch trong quản trị và hoạt động của các TCTD, phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các TCTD trong từng giai đoạn.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.9

 

Ban hành lộ trình hướng dẫn và triển khai Basel II.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Cục CNTT, CIC, Vụ HTQT

Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp nâng cao của Basel II, xây dựng phương án tập trung cơ sdữ liệu phục vụ cho việc triển khai Basel II

2018-2020

1.10

 

Xây dựng tiêu chí, phân loại, xếp hạng các TCTD; rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát thích hợp đối với mỗi loại.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.11

 

Xây dựng cơ chế hỗ trợ các TCTD được chđịnh tiếp nhận, quản lý TCTD yếu kém và các TCTD tham gia tái cơ cu.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, VAMC, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.12

 

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống và xử lý các TCTD tiềm ẩn rủi ro cao, bảo đảm quyền can thiệp của NHNN nhm bảo vệ sự an toàn hệ thống và an toàn tiền gi của người dân.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ Ổn định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam, VAMC, Vụ Thanh toán

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.13

 

Sửa đổi, bổ sung các quy định xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của TCTD.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế, Bo hiểm tiền gửi Việt Nam, VAMC, Vụ TCCB

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2025

1.14

 

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc sáp nhập, hợp nhất, phá sản của TCTD.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Vit Nam, VAMC

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

1.15

 

Nghiên cứu, sửa đổi quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình TCTD phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý TCTD yếu kém.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ QLNH, Vụ TCCB

Nghị định của Chính phủ

2018-2019

1.16

 

Xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Vụ Pháp chế

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi

2021-2025

1.17

 

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.

Vụ Pháp chế

CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền

2018-2019

1.18

 

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Các hệ thống thanh toán, nhằm tăng cường quản lý, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán của NHNN.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan

Dự án Luật Các hệ thống thanh toán

2021-2025

1.19

 

Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD cung ứng đầy đủ, đa dạng các sn phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Các Vụ/Cục xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến việc cung ứng sản phẩm dịch vụ: VCSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Vụ Tín dụng CNKT, Cục Phát hành kho quỹ, Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan

- Rà soát các thể chế, chính sách về sn phẩm dịch vụ tài chính

2018-2019

- Hoàn thiện thể chế chính sách về sản phẩm, dịch vụ tài chính

2020-2022

1.20

 

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, Cục CNTT, NAPAS, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Các cơ chế, chính sách liên quan

2018-2019

2. Tăng cường năng lực thể chế, nâng cao vị thế, tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của NHNN

2a

Cơ cấu lại tổ chức NHNN theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa cao, hiệu lc và hiu quả trong quản lý và điều hành

2a.1

 

Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn và tổ chức lại các Vụ, Cục thuộc Trụ sở chính của NHNN nhằm tập trung quản lý và điều hành theo các khối hoạt động, bảo đảm yêu cầu thông suốt và hiệu quả; từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021

2a.2

 

Từng bước tổ chức hợp lý, hiệu quả việc cung ứng tiền mặt; công tác kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận chuyển tiền mặt trong ngành Ngân hàng và phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân quỹ theo hướng chấp thuận cho các TCTD hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ này; nâng cao trách nhiệm của các TCTD trong công tác quản lý tiền mặt và an toàn kho quỹ.

Cục Phát hành kho quỹ

Sở Giao dịch, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các cơ chế, chính sách liên quan và triển khai thực hiện

2018-2025

2a.3

Củng c vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC), nâng cao chất lượng thông tin cá nhân và doanh nghiệp, hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cung ứng dịch vụ hiệu quả, an toàn.

CIC

Cục CNTT, TCTD

Các cơ chế, chính sách liên quan và triển khai thực hiện

2018-2020

2a.4

Thực hiện đúng lộ trình Đán phát triển Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26/5/2014 của Thống đốc NHNN.

CIC

Các đơn vị có liên quan

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

2018-2020

2a.5

Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ shạ tầng thông tin để CIC tr thành kênh thông tin tín dụng tin cậy, phục vụ công tác hoạch định chính sách của NHNN và hỗ trợ các TCTD ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

CIC

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2025

2a.6

Rà soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHNN chi nhánh tnh, thành phố.

Vụ TCCB

NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Các vụ, cục liên quan

Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố

2020

2a.7

Tiếp tục sắp xếp hệ thống NHNN chi nhánh tnh, thành phtheo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu qu, phù hợp với yêu cu về cải cách hành chính và cung ứng dịch vụ tài chính; Sau năm 2025, hình thành NHNN khu vực.

Vụ TCCB

NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Các vụ, cục liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thc hiện

2021-2025

2b

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ và n định tài chính, tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của NHNN theo chun mực và thông lệ quc tế

2b.1

 

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch, Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

2b.2

Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tài chính

Vụ Ổn định TT-TC

CQTTGSNH, Vụ pháp chế, Vụ Ổn định TT-TC

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

2b.3

Nâng cao năng lực điều hành của NHNN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Văn phòng

Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

2c

Xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các TCTD, và doanh nghiệp có vn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu; tăng cường công tác quản lý, giám sát phần vốn nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước NHNN làm đại diện chủ sở hữu; củng cố, hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại các NHTM có vốn nhà nước, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của người đại diện, duy trì, bảo đm cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, ủy quyn phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động của TCTD

2c.1

 

- Xây dựng và ban hành cơ chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và vai trò đại diện chsở hữu vốn nhà nước tại các TCTD, và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu.

- Củng cố, hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại các NHTM có vốn nhà nước, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của người đại diện, duy trì, bảo đảm cơ chế trao đổi thông tin, báo cáo, ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động của TCTD

Vụ TC-KT

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, Vụ TCCB

Quy chế quản lý người đại diện tại TCTD đáp ứng yêu cầu nêu tại Chiến lược

2018-2020

2c.2

 

Tăng cường công tác quản lý, giám sát phn vốn nhà nước tại các TCTD và doanh nghiệp có vốn nhà nước NHNN làm đại diện chủ sở hữu

CQTTGSNH

Vụ TC-KT, Vụ TCCB, Cục CNTT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

2d

Tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính; trong đó chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa các dịch vụ hành chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân.

 

Văn phòng NHNN

Cục CNTT, Vụ Truyền thông, Các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

3. Đi mới khuôn khchính sách tiền t, quản lý ngoi hối và vàng

3a

Đi mới khuôn khổ CSTT

3a.1

 

Khuôn khổ CSTT hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng tính độc lập của NHNN trong điều hành CSTT.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch, Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC, Vụ Tín dụng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3a.2

Điều hành CSTT chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá; sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất khi điều kiện cho phép. Tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mtheo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, nhằm đạt được mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b

Đổi mới khuôn khổ quản lý ngoi hối

3b.1

 

Tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá thả ni có quản lý, điều hành tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, đồng thời bảo đảm phù hợp với các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.2

Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng tính lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động của thị trường ngoại tệ, tăng cường sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.3

- Đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mô dtrữ ngoại hối trong từng thời kỳ, bảo đảm hài hòa các mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

 

- Tăng cường công tác phân tích và dự báo để xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước trong từng thời kỳ;

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

 

- Thành lập đơn vị độc lập thuộc NHNN quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối khi dự trữ ngoại hối đạt quy mô nhất định.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch...

2018-2025

3b.4

Phối hợp đồng bộ các giải pháp CSTT nhằm ổn định thị trường ngoại hối, phấn đấu từng bước tăng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.5

Thực hiện đồng bộ các biện pháp tiến tới xóa bỏ cơ bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế đến năm 2030.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Sở Giao dịch

Đề án Hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2018-2019

3b.6

Hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chuyển dn quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng sang quan hệ mua bán ngoại tệ đbảo đảm thanh khoản ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối.

Vụ CSTT

Vụ QLNH, Vụ DBTK, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

3b.7

Triển khai thực hiện Đề án tự do hóa các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam đã được phê duyệt theo Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 11/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

Hàng năm

3c

Đổi mới khuôn khổ quản lý thị trường vàng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thị trường vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa, hỗ trợ điều hành CSTT và ổn định kinh tế vĩ mô

 

Vụ QLNH

Vụ CSTT, Vụ DBTK

Đề án giải pháp hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế nhằm chuyển hóa nguồn lực vàng thành tiền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.

2018-2019

3d

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, phân tích dự báo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện chương trình phần mềm báo cáo thống kê, phân tích và xử lý số liệu thống kê, đảm bảo các số liệu, sản phm thng kê kịp thời, chính xác, phù hợp với thông lệ quốc tế, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành; Hoàn thiện cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin trong nội bộ ngành Ngân hàng, cũng như với các cơ quan ngoài ngành, bảo đảm sự phi hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đu tư, Bộ Công thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác

3d.1

 

Rà soát, hoàn thiện các quy định về báo cáo thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ xây dựng, triển khai các giải pháp chỉ đạo, điều hành, các nhiệm vụ tại Chiến lược của Vụ, Cục, Cơ quan thuộc NHNN

Vụ DBTK

VCSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, Vụ QLNH, Vụ HTQT, Cơ quan TTGSNH, Sở Giao dịch, Cục PH&KQ, Cục CNTT và các đơn vị liên quan

Sửa đổi hoặc ban hành mới Thông tư quy định về chế độ báo cáo thống kê

2021-2025

3d.2

 

Hoàn thiện chương trình phần mềm báo cáo thống kê đảm bảo nâng cao tính hiệu qu, kịp thời, chính xác của số liệu thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN

Cục CNTT

Vụ DBTK, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, Vụ QLNH, Vụ HTQT, Cơ quan TTGSNH, Sở Giao dịch, Cục PH&KQ và các đơn vị liên quan

Phần mềm báo cáo thống kê

2018-2020

3d.3

 

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân tích, dự báo; thường xuyên ứng dụng và phát triển các mô hình định lượng, cập nhật và vận hành các phần mềm sử dụng trong công tác phân tích, dự báo cho phù hợp, tiệm cận với thông lệ quốc tế

Vụ DBTK

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên; báo cáo phân tích, dự báo định kỳ

2021-2025

3d.4

 

Thực hiện phân quyền khai thác thông tin cho các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN để phục vụ cho công tác chuyên môn, điều hành của NHNN; xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phân quyền cho các đơn vị (nếu có)

Vụ DBTK

Cục CNTT, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT, Cơ quan TTGSNH, Sở GD, Cục PH&KQ, Vụ QLNH, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.5

 

Củng cố việc thu thập thông tin để hoàn thiện cơ sở dữ liệu về kinh tế, tài chính vĩ mô phục vụ công tác tham mưu, điều hành của các đơn vị thuộc NHNN

Vụ DBTK

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.6

 

Phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan từng bước nâng cao chất lượng thống kê cán cân thanh toán quốc tế

Vụ DBTK

Vụ QLNH, Cục CNTT, các bộ, ngành có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

3d.7

 

Bảo đảm sự phối hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác

Vụ CSTT

Vụ DBTK, Vụ QLNH, Vụ Tín dụng CNKT, viện CLNH và các đơn vị liên quan thuộc NHNN

Nhiệm vụ thường xuyên; báo cáo của Tổ điều phối 9078 của NHNN

2021-2025

3đ

Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, minh bạch, phù hợp với định hướng và lộ trình tái cơ cấu lại thị trường tài chính bảo đảm cơ cấu thị trường phù hợp, hài hòa với thtrường vốn và thị trường bảo hiểm.

3đ.1

 

Minh bạch hóa thông tin công bố trên thị trường tiền tệ để ci thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền; xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD

Sở Giao dịch

Vụ DBTK, Vụ CSTT, QLNH, Cục CNTT, Vụ truyn thông, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Cơ chế, chính sách về minh bạch hóa thông tin công bố trên thị trường tiền tệ để ci thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền (trên cơ sở rà soát quy định hiện hành để bổ sung, chỉnh sa hoặc xây dựng mới).

2019-2021

 

 

 

 

- Thực hiện chế độ công bố thông tin theo cơ chế, chính sách đã ban hành

- Thường xuyên, theo quy định tại cơ chế, chính sách.

 

 

 

 

- Hệ thống thông tin quản lý hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD

2019-2021

3đ.2

Nâng cao cht lượng báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các TCTD, trong đó đảm bảo đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các thông tin phi tài chính như cơ cấu sở hữu, hoạt động quản trị điều hành.

Các TCTD

Vụ CSTT, Sở Giao dịch, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

4. Phát trin, quản lý và giám sát các hệ thng thanh toán quan trọng trong nn kinh tế

4a

Cu trúc lại hệ thng thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập trung, hiện đại, đóng vai trò là hệ thống thanh toán xương sống quốc gia, thực hiện vai trò trung tâm thanh toán của NHNN, phục vụ cho hệ thống thanh toán giá trị cao, thanh toán đa tệ liên ngân hàng... và kết nối được với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế

 

Cục CNTT

Vụ Thanh toán, NAPAS, Sở Giao dịch

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thc hiện

2018-2025

4b

Xây dựng và phát triển Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ, giao dịch thẻ để cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử qua các phương tiện thanh toán, các dịch vụ thanh toán và các kênh thanh toán khác nhau, thc hiện thanh toán theo lô và theo thời gian thực, hoạt động 24/7, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau

 

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch và các đơn vị có liên quan

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động

2018-2019

4c

Hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng đảm bảo kết nối thông suốt và tự động hóa khi kết nối với Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ và Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN Việt Nam nhằm phục vụ nhu cu thanh toán của nhiều đối tượng như các TCTD, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan Chính phủ

 

Các NHTM

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, CQTTGSNH, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Hệ thống thanh toán nội bộ đáp ứng yêu cầu đề ra tại Chiến lược

2018-2019

4d

Hoàn thiện chức năng giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, phù hợp các chuẩn mực giám sát theo các nguyên tắc do Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS và Tổ chức Quốc tế Các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) xây dựng, bảo đảm các hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt; Giám sát hiệu quả các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế; Giám sát việc cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới; Trin khai nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát trin các hệ thng thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

4d.1

 

Hoàn thiện chc năng giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế, phù hợp các chuẩn mực giám sát theo các nguyên tắc do Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS và Tổ chức Quốc tế Các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) xây dựng, bảo đảm các hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt

Vụ thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch, Vụ n định TT-TC và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan

Hàng năm

4d.2

 

Giám sát hiệu quả các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thanh toán quốc tế

Vụ QLNH

Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Sgiao dịch và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

 

 

Giám sát việc cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới

Vụ thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

4d.3

 

Triển khai nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Vụ thanh toán

Viện CLNH, Cục CNTT, NAPAS, Sở Giao dịch và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển các hệ thống thanh toán và quyết toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2019-2025

Xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

 

NAPAS

Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Cục CNTT, Sở Giao dịch, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan.

Chiến lược phát triển Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2018-2020

5. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lvà chuẩn mc quốc tế

5a

Hoàn thiện mô hình tổ chức CQTTGSNH phù hợp với lộ trình đổi mi mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHNN

5a.1

 

Hoàn thiện, đi mới mô hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng theo hướng: Bảo đảm sự chđạo thống nhất về hoạt động thanh tra, giám sát của CQTTGSNH tới các đơn vị thanh tra giám sát ngân hàng tại địa phương, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Vụ TCCB

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh tnh, thành phố

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghi định số 26/2014/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg và các văn bản liên quan

2018-2019

5a.2

Xây dựng cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, quy trình báo cáo, chđạo điều hành trong nội bộ của CQTTGSNH cũng như giữa CQTTGSNH với các đơn vị thuộc NHNN.

CQTTGSNH

Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

5a.3

Hình thành đơn vị thuộc CQTTGSNH chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD có tầm quan trọng hệ thống và đơn vị chuyên trách tham mưu cho Thống đốc NHNN trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thng TCTD là hợp tác xã.

Vụ TCCB

CQTTGSNH, Vụ Pháp chế

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg và các văn bản liên quan

2018-2020

5a.4

Tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa CQTTGSNH và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống tài chính.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Vụ Pháp chế

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2025

5b

Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát

5b.1

 

Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra theo hướng: chuyển nhanh và mạnh từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, gn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân TCTD.

CQTTGSNH

NHNN chi nhánh tnh, thành phố, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

5b.2

Tiếp tục đổi mới công tác giám sát theo hướng: nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, Cục CNTT, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Xây dựng tiêu chí, ngưỡng giám sát từng loại hình TCTD, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, các công cụ, phần mềm, chương trình phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng

Hàng năm

5b.3

Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của NHNN đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

CQTTGSNH

Vụ n định TT-TC, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Xây dựng phương pháp, ngưỡng cảnh báo sớm đối với các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hàng năm

5b.4

Phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

5c

Tăng cường đu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

 

CQTTGSNH

Cục CNTT

Đề án/D án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

5d

Xây dựng cơ chế kiểm soát cán bộ đồng thời với cơ chế bảo vệ cán bộ phù hợp, hạn chế rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát trong ngành Ngân hàng.

 

Vụ TCCB

Vụ Pháp chế, CQTTGS

Cơ chế, chính sách liên quan

2019-2020

5đ

Tăng cường chất lượng thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là TCTD; kiểm soát tính liên thông giữa các TCTD với các định chế tài chính thuộc phạm vi thanh tra, giám sát của NHNN

 

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Vụ n định TT-TC

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

Hàng năm

6. Phát triển sản phẩm, dch v ngân hàng hin đi, to cơ sở nâng cao khả năng tiếp cn dịch vụ ngân hàng

6a

Đa dng hóa các kênh cung ứng dch v ngân hàng

6a.1

 

Đẩy manh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại và các hình thức thanh toán mới, hiện đại

Các TCTD

Vụ Thanh toán và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6a.2

Tiếp tục phát triển, sắp xếp hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM tính năng hiện đại

Các TCTD

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, NAPAS, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Kết quả triển khai Kế hoạch số 10/KH-NHNN ngày 25/9/2017 về Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020

2018-2020

6a.3

Khuyến khích hợp tác trong mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và tổ chức công nghệ tài chính (Fintech), các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, hệ thống QTDND để phát triển mạng lưới đại lý cho ngân hàng với chi phí thấp; Tạo môi trường pháp lý thích hợp cho việc phát triển các tổ chức công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2019

6a.4

Ban hành chuẩn kết nối giữa các TCTD với nhau và giữa các TCTD với các tổ chức công nghệ tài chính

Cục CNTT

Vụ Thanh toán, NAPAS và các đơn vị có liên quan

Quy định về chuẩn kết nối giữa các TCTD với nhau và giữa các TCTD với các tổ chức công nghệ tài chính

2018-2020

6b

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

6b.1

 

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ theo hướng: cải thiện thái độ phục vụ; đi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, Vụ Thanh toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.2

Chú trọng phát trin các sản phm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chưa được hoặc ít được ngân hàng phục vụ.

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vụ Thanh toán, Cục CNTT, CQTTGSNH, Viện CLNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.3

Phát triển các sản phm tài chính vi mô linh hoạt, có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Các Tổ chức TCVM

CQTTGSNH, Viện CLNH, Vụ CSTT, Vụ Tín dụng CNKT

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.4

Phát triển các sản phm, dịch vụ cho tín dụng thương mại, tín dụng cho doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị.

Vụ Tín dng CNKT

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Vụ CSTT, Viện CLNH, CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.5

Phát triển nhiều dịch vụ gia tăng trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng từ thẻ ngân hàng; Xây dựng chuẩn thẻ chíp nội địa và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang th chíp tại Việt Nam với lộ trình thích hợp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán th, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.

Vụ Thanh toán

Các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CQTTGSNH, Viện CLNH, NAPAS.

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6b.6

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán qua QR Code, Tokenization...; Áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

NAPAS, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6c

Phát triển thanh toán điện tphục vụ thương mại điện tử theo hướng hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tcủa hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị trung gian thanh toán để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.

 

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6d

Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

 

Viện CLNH

Vụ HTQT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Quyết định của Thủ tướng ban hành Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

2020

Triển khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh; tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vmôi trường, nâng cao hiu qusử dụng tài nguyên, năng lượng

6đ.1

 

Trin khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh.

Vụ Tín dụng CNKT

Viện CLNH, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6đ.2

Tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vụ Tín dụng CNKT, Viện CLNH, CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

6đ.3

Triển khai đề án Ngân hàng xanh tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 của Thống đốc NHNN.

Viện CLNH

Vụ Tín dụng CNKT, Cục CNTT, CQTTGSNH, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2025

7. Phát triển hệ thống các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lc cnh tranh quốc tế

7a

Đi với các NHTM, các TCTD phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty tài chính tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính)

7a.1

 

Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính. Tăng vốn và ci thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các NHTM và các TCTD phi ngân hàng, bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế; Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.2

Chuyển đổi mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; gia tăng xuất khẩu dịch vụ tài chính.

Các NHTM

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.3

Tiếp tục tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; Thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

Các NHTM

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.4

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của TCTD: Hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; Hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt; Đa dạng hóa cơ cấu cđông; Yêu cầu các TCTD công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cu quản lý, quản trị ri ro và quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quc tế.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.5

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thi đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công ngh thông tin.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.6

Các NHTM Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế; Tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN.

Các NHTM Nhà nước

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.7

Tăng vn điều lệ đđảm bảo tỷ lệ an toàn vn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Lựa chọn cổ đông chiến lược có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị; Chuẩn bị các điều kiện tiền đề, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)

CQTTGSNH

- Phương án tăng vốn điều lệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng TCTD và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.8

Giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; Cơ cấu lại theo mô hình NHTM đa năng; Triển khai cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CQTTGSNH

- Phương án tăng vốn điều lệ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.9

Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Các ngân hàng TMCP và TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7a.10

Khuyến khích và tạo điều kiện để các TCTD lành mạnh hoặc các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài tham gia cơ cấu lại các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng yếu kém; thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện của các TCTD để hình thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tt hơn.

CQTTGSNH

 

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.11

Tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD Việt Nam; Khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ và x lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; Khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; Hỗ trợ các TCTD trong nước trong việc tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

CQTTGSNH

Các TCTD nước ngoài, các Vụ, Cục liên quan thuộc NHNN

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7a.12

Tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các TCTD ở mức cao hơn; Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chính sách và quy trình nội bộ lành mnh; Rà soát, đánh giá, bổ sung, chnh sửa các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến dựa trên các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.13

Tổng kết việc triển khai thực hiện Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao.

Các NHTM

CQTTGSNH

- Báo cáo tng kết.

- Lộ trình áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao.

2021-2025

7a.14

Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; tiếp tục đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH, cục CNTT

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.15

Tiếp tục áp dụng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cổ đông, tạo điều kiện hình thành các ngân hàng lớn, có tầm quan trọng trong hệ thống và khu vực.

Các ngân hàng TMCP, các TCTD phi ngân hàng cổ phần

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7a.16

Các TCTD chủ động xây dựng, điều chỉnh Chiến lược kinh doanh phù hợp với giai đoạn mới; trong đó hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ rõ ràng, chú trọng phát triển các kênh cung ứng dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ số; đa dạng hóa sản phm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạnh các kênh dịch vụ phi tín dụng nhằm tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng và cam kết tham gia tích cực, hiệu quả vào việc thực thi tài chính toàn diện.

Các NHTM, các TCTD phi ngân hàng

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Chiến lược kinh doanh và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.17

Các NHTM Nhà nước tiếp tục đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chđạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao và hội nhập quốc tế; đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mc 51%; Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài (riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, thực hiện niêm yết cổ phiếu của trên thtrường chứng khoán trong nước).

Các NHTM Nhà nước

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng NHTM Nhà nước và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.18

Các ngân hàng TMCP đảm bảo các điều kiện về vốn, cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực để áp dụng đầy đủ Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

Các ngân hàng TMCP

CQTTGSNH

Chiến lược phát triển/Kế hoạch hành động... của từng ngân hàng TMCP và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.19

Lựa chọn ngân hàng TMCP đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn và có chất lượng quản trị tốt để áp dụng thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao.

CQTTGSNH

Các ngân hàng TMCP liên quan

Đán/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... thí điểm

2021-2025

7a.20

Khuyến khích ngân hàng TMCP đủ điều kiện thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

CQTTGSNH

Các ngân hàng TMCP

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.21

Phát triển đa dạng các loại hình TCTD phi ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

CQTTGSNH

Các Vụ, Cục liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7a.22

Các TCTD nước ngoài tiếp tục tiên phong trong phát triển dịch vụ ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh, góp phần thúc đẩy để các TCTD trong nước phát triển.

TCTD nước ngoài

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2021-2025

7b

Đối với loại hình TCTD là hợp tác xã và các tổ chức tài chính vi mô

7b.1

 

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng HTX trong điều hòa vn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với QTDND thành viên; tham gia xlý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7b.2

Tiếp tục chấn chnh, cng ctoàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của QTDND hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các QTDND mới ở khu vực nông thôn; Phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; Bảo đảm QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chyếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên; QTDND phải hoạt động và tuân thủ theo đúng quy định của Luật các TCTD và Luật Hợp tác xã.

CQTTGSNH

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, NHNN chi nhánh tnh/thành phố, QTDND

Nhiệm vụ thường xuyên

2018-2020

7b.3

Xây dựng và triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

CQTTGSNH

Ngân hàng HTX, Hiệp hội QTDND, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Quyết định ban hành Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

2018-2019

7b.4

Củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hiệp hội QTDND nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng đầu mối liên kết hệ thống QTDND, đại diện quyền lợi và định hướng phát triển chung cho các QTDND; Đồng thời phối hợp với Ngân hàng HTX triển khai công tác đào tạo cán bộ QTDND và thành lập Tổ chức kiểm toán độc lập đối với các QTDND theo quy định của pháp luật.

Hiệp hi QTDND

Ngân hàng HTX, CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.5

Phối hợp với Ngân hàng HTX triển khai công tác đào tạo cán bộ QTDND và thành lập Tổ chức kiểm toán độc lập đối với các QTDND theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội QTDND

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.6

Hoàn thiện việc xây dựng Ngân hàng HTX thành Ngân hàng của tất cả các QTDND nhm mục tiêu chủ yếu là liên kết, đảm bảo an toàn của hệ thống qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động của các QTDND; Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn, thực hiện các hoạt động ngân hàng và quản lý vận hành Quỹ đảm bo an toàn hệ thống đối với thành viên là các QTDND.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị liên quan

Chiến lược phát triển/ Đề án/Dự án/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7b.7

Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng của các QTDND thành viên.

Ngân hàng HTX

CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập

2021-2025

7b.8

Tiếp tục áp dụng các giải pháp đảm bảo các QTDND hoạt động đúng tôn ch, mục đích và nguyên tắc của loại hình TCTD là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho các thành viên; tập trung vào mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên, phục vụ cộng đồng trên địa bàn; Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, bộ máy quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa và hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của loại hình TCTD là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho các thành viên.

QTDND

NHNN chi nhánh tnh/thành phố, CQTTGSNH, Bảo hiểm tiền gi Việt Nam

Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và việc triển khai thực hiện

2021-2025

7b.9

Nghiên cứu thiết lập mi liên kết giữa các QTDND ngành nghề với các QTDND khác và với Ngân hàng HTX.

CQTTGSNH

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam QTDND và các đơn vị có liên quan

Cơ chế thiết lập mối liên kết

2021-2025

7b.10

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Hiệp hội QTDND để phối hợp với Ngân hàng HTX thực hiện tốt chức năng đầu mối liên kết của hệ thống TCTD là hợp tác xã đối với các QTDND hội viên; Hỗ trợ và bảo đảm cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, phát triển an toàn và bền vững.

Hiệp hội QTDND

Ngân hàng HTX, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Đề án/Dán/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thc hiện

Hàng năm

7b.11

Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô an toàn, vững mạnh theo định hướng thị trường; Đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính có chất lượng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ gia đình nghèo và người có thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân; Thực hiện ch trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan, các tổ chức TCVM

Đề án/Dán/Chương trình/Kế hoạch... và việc triển khai thực hiện

2018-2025

7b.12

Triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011.

CQTTGSNH

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Các đơn vị liên quan

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đ án

2018-2020

7b.13

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và các chương trình, dự án tài chính vi mô, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với đặc thù hoạt động tài chính vi mô; Xây dựng các chính sách đặc thù để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình TCTD với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

CQTTGSNH

Vụ pháp chế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

7b.14

Khuyến khích, tăng số lượng các tổ chức tài chính vi mô để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khách hàng, hỗ trợ việc triển khai Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

CQTTGSNH

Viện CLNH, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị có liên quan

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2021-2025

8. Hoàn thin mô hình các tchức tài chính khác hot động trong nh vc ngân hàng

8a

Ngân hàng CSXH

8a.1

 

Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các NHTM sang Ngân hàng CSXH; Phát triển Ngân hàng CSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tchức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng đưc mt phần.

Ngân hàng CSXH

CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH và việc triển khai thực hiện

Các giai đoạn 2018-2020, 2021-2030

8a.2

Tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012.

Ngân hàng CSXH

Các đơn vị liên quan

Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược

2018-2020

8a.3

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020, nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng CSXH

CQTTGSNH, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2021-2030

2021

8b

VAMC

8b.1

 

Phát trin VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các TCTD, có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản.

VAMC

CQTTGSNH, Vụ TCCB, các Vụ, Cục liên quan và các TCTD

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8b.2

Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

VAMC

CQTTGSNH, và các đơn vị có liên quan

Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030

2018-2019

8c

Bo him tiền gi Việt Nam

8c.1

 

Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo mô hình công ty trách nhiệm hu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, NHNN Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu; thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gi tiền, góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Xây dựng Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, đnh hướng đến năm 2030.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CQTTGSNH, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế, Viện CLNH, Vụ Tài chính- kế toán

Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi và việc triển khai thực hiện

2018-2025

8c.2

Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia bo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8c.3

Tham gia cơ cấu lại có hiệu quđối với các TCTD yếu kém.

Bảo hiểm tiền gửi

CQTTGSNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

8c.4

Tính và thu phí bảo hiểm tiền gi, quản lý nguồn vốn đầu tư, tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi, chi trả bảo hiểm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam

Bo hiểm tiền gửi

Vụ Tài chính - Kế toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9. Tăng cường ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng

9a

Tiếp cận ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong định hướng đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng

9a.1

 

Tiếp tục đy mạnh đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc tăng cường tích hợp công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước của NHNN.

Cục CNTT

Các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các TCTD

Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành ngân hàng giai đoạn 2021-2025

2019

9a.2

Tiếp tục đy mạnh đi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại thông qua việc tăng cường tích hợp công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Các TCTD

Cục CNTT, CQTTGSNH và các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.3

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống các TCTD, trong đó, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng trung tâm Dự phòng dữ liệu (Disaster Recovery)

Các TCTD

Cục CNTT chđạo các TCTD thực hiện

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.4

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Cục CNTT

NAPAS, Vụ Thanh toán

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.5

Tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Vụ Thanh toán

Cục CNTT, NAPAS

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9a.6

Xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, Cục CNTT, CQTTGSNH

Các cơ chế, chính sách liên quan và việc triển khai thực hiện

2018-2020

9a.7

Xây dựng Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cục CNTT

Viện CLNH, Vụ Thanh toán, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN và các vụ, cục liên quan

Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin và an toàn, an ninh mạng của hệ thống ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2019

9

Chú trng phát trin khoa hc công nghệ

9b.1

 

Tăng quyền tự chủ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo trong ngành.

Vụ TCCB

Viện CLNH, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ

Đề án tự chủ và việc triển khai thực hiện

2020-2025

9b.2

Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ ngành Ngân hàng.

Vụ TC-KT

Viện CLNH, Học viện ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ, các Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.3

Chú trọng chất lượng công tác nghiên cứu và quản lý khoa học, tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng.

Viện CLNH

Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.4

Khuyến khích sáng kiến, cải tiến; mở rộng các hoạt động hợp tác, thành lập quỹ tài trợ của TCTD đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành.

Viện CLNH

Vụ TCCB, Vụ HTQT, các Vụ, Cục liên quan, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9b.5

Gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động, kinh doanh ngân hàng.

Viện CLNH

Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Bồi dưỡng cán bộ và các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng

9c.1

 

Xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với một số vị trí cốt lõi trong ngành Ngân hàng.

Vụ TCCB

Trường Bi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, các đơn vị liên quan

Bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp, áp dụng chứng chỉ hành nghề đối với một số vị trí cốt lõi trong ngành Ngân hàng

2018-2020

9c.2

Tăng cường hợp tác giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động trong ngành Ngân hàng.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.3

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành để đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chuyên gia, chuyên sâu trong các lĩnh vực của ngành Ngân hàng như: CSTT, quản lý dự trữ ngoại hối, thanh toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, phân tích, dự báo, quản trị rủi ro...

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.4

Đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn của ngành, đồng thời trang bị, đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ cán bộ hiện hữu, đảm bảo các cán bộ nghiệp vụ của NHNN có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của cá nhân.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, Cục CNTH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.5

Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các TCTD, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

TCTD

 

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9c.6

Tăng cường hợp tác, tận dụng hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á, ngân hàng trung ương các nước phát triển... để nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ quản lý và nhân viên của ngành.

Vụ TCCB

Vụ HTQT, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

9d

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Vụ TCCB

Trường Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Ngân hàng, Đại học ngân hàng TP HCM, các đơn vị liên quan

Quyết định ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2020

10. Tăng cường hp tác quc tế và đẩy mnh tiến trình hi nhp quc tế trong lĩnh vc ngân hàng

10a

Tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của NHNN thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; Phối hợp với các Bộ, Cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hmới.

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10b

Tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo khuôn khổ các hiệp định thương mại t do đã ký

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10c

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương, đẩy mạnh quy mô và chiều sâu các hot động trong khuôn kh ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, ASEM, APEC, và các diễn đàn về tài chính ngân hàng và tài chính toàn diện...; Duy trì, phát triển và tăng cường hợp tác song phương với ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ/ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới; Tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác song phương của Chính phủ (Ủy ban hỗn hợp/Ủy ban liên Chính phủ) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác; Nâng cao hiệu quả và phát triển theo chiều sâu các quan hệ với các đối tác truyền thống và mở rộng quan hệ với các đối tác mới nhằm tăng cường hiệu quả đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng.

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, vụ, cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10d

Tăng cường quan hệ, nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam và NHNN tại các tổ chức tài chính - tiền tệ ngân hàng quốc tế, các diễn đàn khu vực/thế giới và các đối tác quốc tế khác

 

Vụ HTQT

Các đơn vị, Vụ, Cục liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10đ

Huy động ti đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các đối tác quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và của ngân hàng nói riêng; Chủ động tìm kiếm các đối tác mới, tham gia vào các thể chế, diễn đàn tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới để tăng cường nguồn lực tài chính và kỹ thuật phục vụ cho mục tiêu phát triển quốc gia.

 

Vụ HTQT

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10e

Chđộng nắm bắt và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế và ngân hàng trung ương các nước để có biện pháp ứng phó kịp thời với những khó khăn, rủi ro tài chính toàn cầu

 

Vụ HTQT

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông, Viện CLNH

Nhiệm vụ thường xuyên

Hàng năm

10g

Phát triển năng lực hội nhập quốc tế, chuẩn bị nguồn lực về con người, kỹ thuật và quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn bị tốt các nguồn lực đcử, tiến cử và giới thiệu vào làm việc tại các tổ chức quốc tế.

Đề án khung về việc chuẩn bị nguồn lực, cử và tiến cử đại diện tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các thể chế tài chính ngân hàng quốc tế đến năm 2030.

Vụ HTQT

Vụ TCCB, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

2019

11. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của Ngân hàng Nhà nước

 

Xây dựng Kế hoạch truyền thông cho NHNN trong từng giai đoạn

 

Vụ Truyền thông

Vụ CSTT, Vụ QLNH, CQTTGSNH, Văn phòng NHNN, Vụ truyền thông, Viện CLNH, Vụ Tín dụng CNKT, Vụ Thanh toán, VAMC, Vụ Pháp chế, đơn vị truyền thông của NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng

Kế hoạch truyền thông

2018-2025

 

PHỤ LỤC 2

CÁC NỘI DUNG TỐI THIỂU TẠI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 của Thng đốc NHNN)

 

Phần I:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

 

Cần đánh giá được những thành tựu nổi bật đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân chủ quan, khách quan của các hạn chế trong quá trình hoạt động; trên cơ sở đó, xác định điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị (giai đoạn đánh giá do đơn vị chủ động xác định tùy thuộc đặc điểm hoạt động của đơn vị, làm cơ sở xây dựng Chiến lược phát triển).

 

Phần II.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

 

I. Bối cảnh thực hiện Chiến lược

Cần đánh giá một cách toàn diện bối cảnh thực hiện Chiến lược phát triển của đơn vị; Phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; những cơ hội, khó khăn, thách thức sẽ gặp phải trong tương lai.

II. Quan điểm, mục tiêu

Xác định thời kỳ và các giai đoạn của Chiến lược; các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và mục tiêu ưu tiên (trụ cột Chiến lược).

III. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược

Căn cứ vào mục tiêu của Chiến lược và nguồn lực của đơn vị để đưa ra các giải pháp đảm bảo tính hợp lý và tính khả thi, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của Chiến lược.

IV. Lộ trình và tổ chức thực hiện

Nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện cho các giai đoạn của Chiến lược và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Áp dụng cho các Vụ, Cục thuộc NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nhà máy in tiền quốc gia, Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội, VAMC, CIC, NAPAS)

 

- Tên đơn vị:……

- Năm báo cáo/Giai đoạn báo cáo (đối với báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết):…

I. Kết quả triển khai nhiệm vụ được phân công làm đơn vị chủ trì tại Chương trình hành động

(Yêu cầu: o cáo có so sánh với kết quả thực hiện của kì báo cáo trước)

Tên nhiệm vụ

Kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo

Khả năng hoàn thành theo dự kiến (Áp dụng đối với các nhiệm vụ có quy định thời hạn hoàn thành)

Các nhiệm vụ nêu tại Phụ lục 1 của Chương trình hành động

 

 

Các nhiệm vụ nêu tại mục III- Tổ chức thực hiện của Chương trình hành động

 

 

II. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai

(Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra (tại Phần A, phụ lục 1) hoặc quá trình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công (tại phần B, phụ lục 1))

III. Công tác phối hợp giữa đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp

(Nêu thực trạng công tác phi hợp với các đơn vị khác trong việc triển khai nhiệm vụ)

IV. Đề xuất, kiến nghị

- Đề xuất, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc nêu tại mục II, III (nếu có);

- Kiến nghị điều chỉnh Chương trình hành động (nếu có);

- Các đề xuất, kiến nghị khác liên quan.

 


Nơi nhận:
- Viện CLNH, NHNN.

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi