Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BNNPTNT năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BNNPTNT
Số hiệu: | 26/VBHN-BNNPTNT | Ngày ký xác thực: | 30/12/2022 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Cơ quan hợp nhất: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Số công báo: | Đang cập nhật | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo
đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản [1]; đăng ký tàu cá, tàu công
vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá
Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[2]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.[3]
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[4]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa, bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[5]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.
2. Đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản[6] là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[7], thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu công vụ thủy sản[8], nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định.
3. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[9] là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thân tàu, máy tàu, hệ động lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị xử lý, phân loại, chế biến, bảo quản sản phẩm lắp đặt trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản[10] với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
4. Đóng mới tàu cá, tàu công vụ thủy sản[11] là quá trình thực hiện thi công đóng tàu từ khi đặt sống chính (ky) hoặc bước thi công tương tự đến khi bàn giao đưa tàu vào khai thác.
5. Cải hoán tàu cá, tàu công vụ thủy sản[12] là việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu (thay đổi kích thước cơ bản, thay đổi máy chính, công dụng, vùng hoạt động của tàu).
6. Sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu công vụ thủy sản[13] là việc sửa chữa, thay thế nhằm đưa tàu trở về trạng thái kỹ thuật ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu.
7. Mẫu tàu cá truyền thống (mẫu dân gian) là mẫu tàu cá được sử dụng lâu năm ở địa phương, được xây dựng thành mẫu tàu cá dưới dạng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.
8. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản là việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản nhằm xác lập quyền sở hữu và nghĩa vụ của chủ tàu.
Chương II. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ
Điều 4. Hạng đăng kiểm viên tàu cá
Đăng kiểm viên tàu cá được phân thành 03 hạng, như sau:
1. Đăng kiểm viên hạng III.
2. Đăng kiểm viên hạng II.
3. Đăng kiểm viên hạng I.
Điều 5. Đăng kiểm viên hạng III
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng III:
a) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b)[14] (được bãi bỏ).
c)[15] (được bãi bỏ).
d) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;
đ)[16] (được bãi bỏ).
2.[17] Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III:
a) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hằng năm các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật trên đà, định kỳ các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo chuyên môn được đào tạo.
Điều 6. Đăng kiểm viên hạng II
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng II:
a) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b)[18] (được bãi bỏ).
c)[19] (được bãi bỏ).
d)[20] Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng kể từ ngày được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;;
đ) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.
2.[21] Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng II:
a) Thẩm định thiết kế kỹ thuật đóng mới, cải hoán, phục hồi, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công tàu cá, tàu công vụ thủy sản, máy móc, trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo chuyên môn được đào tạo;
b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật đóng mới, lần đầu, trên đà, định kỳ, cải hoán, bất thường các loại tàu cá, tàu công vụ thủy sản;
c) Kiểm tra, giám sát chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Điều 7. Đăng kiểm viên hạng I
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng I:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b)[22] (được bãi bỏ).
c)[23] (được bãi bỏ).
d)[24] Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II và có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng kể từ khi được cấp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hạng II;
đ) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I.
2.[25] Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I:
Tham gia giám định kỹ thuật, xác định nguyên nhân tai nạn đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản và các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Điều 8. Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá
1. Tổng cục Thủy sản là đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.
2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cá nhân đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá phải nộp các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 01.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản sao có chứng thực đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có);
c) 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
4.[26] Cá nhân được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa. Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng; cá nhân có nhu cầu cấp lại nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 05.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này về Tổng cục Thủy sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá, Tổng cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9.[27] Cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá: Tổng cục Thủy sản.
2. Hồ sơ cấp, cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 03.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I hoặc hạng II hoặc hạng III (đối với trường hợp cấp lần đầu);
c) 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
3. Trình tự thực hiện:
a) Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (Cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo rõ cho cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thẩm định, xem xét quyết định cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 04.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Thẻ đăng kiểm viên tàu cá có thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp. Thẻ đăng kiểm viên được cấp lại trong trường hợp hết hạn hoặc bị mất, bị hỏng. Trường hợp thẻ đăng kiểm viên tàu cá hết hạn từ 24 tháng trở lên, để được cấp lại thẻ, đăng kiểm viên tàu cá phải tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và được cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.
Điều 10. Thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá
1. Đăng kiểm viên tàu cá bị thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm giả các hồ sơ để được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá;
b) Lập khống biên bản kiểm tra, cố ý làm sai lệch kết quả kiểm tra kỹ thuật;
c) Không tuân thủ quy trình kiểm tra hoặc quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn có liên quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Đăng kiểm viên tàu cá vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này chỉ được xem xét cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Chương III. CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
2.[28] Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 01.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản hoàn thành kiểm tra thực tế tại cơ sở, nội dung, biên bản kiểm tra theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 03.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và cấp dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá. Mẫu dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá và nguyên tắc sử dụng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá:
a) Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá đã được công nhận định kỳ 24 tháng một lần;
b) Nội dung kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư;
c) Kết quả kiểm tra được thông báo đến cơ sở đăng kiểm tàu cá chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp cơ sở đăng kiểm tàu cá không đủ điều kiện, Tổng cục Thủy sản quyết định thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.
5.[29] Trong trường hợp vì lý do thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở theo quy định tại điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này thì áp dụng hình thức kiểm tra trực tuyến; hoặc tạm hoãn hoạt động kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá tối đa 6 tháng.
Tổng cục Thủy sản hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ đánh giá trực tuyến để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.
Điều 12. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 05.CN- Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá cũ trong trường hợp hư hỏng, thay đổi thông tin.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 03.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Chương IV. BẢO ĐẢM AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN[30]
Điều 13. Đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản[31]
1. Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Thủy sản, tàu công vụ thủy sản[32] phải đăng kiểm.
2. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét phải lắp đặt trang thiết bị an toàn khi hoạt động theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Nội dung đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá.
2. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá.
3. Kiểm tra máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
4. Tham gia giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu cá khi có yêu cầu.
5. Đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:
a) Tàu cá đóng mới;
b) Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Kiểm tra chu kỳ:
a) Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
b) Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Điều 16. Thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định; trường hợp tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt.
2. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:
a) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
b) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
3. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá quy định tại khoản 2 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và ký, đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
đ) Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 17.[33] Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá là cơ sở đăng kiểm tàu cá.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chụp hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (đối với trường hợp đóng mới, cải hoán tàu cá).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra với tổ chức, cá nhân đề nghị;
đ) Cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy chuẩn kỹ thuật tàu cá và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, theo tiến độ thi công, trước khi lắp đặt trên tàu cá, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải nộp (bản sao và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước) hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị nhập khẩu) hoặc chứng nhận kiểm định theo quy định của pháp luật;
e) Trường hợp máy chính là máy thủy đã qua sử dụng không đáp ứng theo quy định tại điểm đ khoản này thì phải được cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra, đánh giá theo Mẫu số 07.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám sát kỹ thuật, cơ sở đăng kiểm tàu cá thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân; trường hợp kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra, cơ sở đăng kiểm tàu cá cấp cho chủ tàu các giấy tờ:
Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, lần đầu theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 18. Đăng kiểm tàu công vụ thủy sản[34]
1. Nội dung, hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật, thẩm định hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu công vụ thủy sản[35] tại cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
2. Trường hợp tổ chức quản lý tàu công vụ thủy sản[36] lựa chọn cơ sở đăng kiểm không phải là cơ sở đăng kiểm tàu cá để đăng kiểm tàu công vụ thủy sản[37], thực hiện theo quy định của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
Chương V. ĐĂNG KÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN; XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ ĐÁNH DẤU TÀU CÁ
Điều 19. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên và tàu công vụ thủy sản phải được đăng ký theo quy định của Thông tư này trước khi đưa vào hoạt động.
2. Trong cùng một thời gian, mỗi tàu cá, tàu công vụ thủy sản chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký và chỉ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký.
3. Cơ quan đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản có trách nhiệm ghi vào Sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo Mẫu số 01.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Điều 20. Quy định về số đăng ký và tên tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Số đăng ký được viết hai bên mạn phía mũi tàu, trường hợp tàu nhỏ không thể viết số đăng ký ở bên mạn phía mũi tàu thì làm biển số gắn ở phía ngoài vách ca bin hoặc vách buồng ngủ, nếu tàu không có ca bin và buồng ngủ thì viết hoặc gắn vào bất kỳ vị trí nào của thân tàu, nơi dễ nhìn thấy.
2. Chữ và số viết ngay ngắn, rõ ràng bằng kiểu chữ la tinh in đều nét, mầu chữ và số tương phản với mầu nền viết để nhìn rõ.
3. Kích cỡ chữ và số phải tương xứng kích cỡ tàu, bề dày nét chữ và số không nhỏ hơn 30 mm, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn 200mm. Đối với trường hợp tàu quá nhỏ, kích cỡ chữ và số phải đảm bảo rõ ràng, dễ nhìn thấy.
4. Số đăng ký tàu cá gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất: Các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nhóm thứ hai: Gồm 05 chữ số theo thứ tự từ 00001 đến 99999.
c) Nhóm thứ ba: Gồm 02 chữ: “TS” (Thủy sản).
5. Số đăng ký tàu công vụ thủy sản gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất gồm 02 chữ cái “KN” đối với tàu công vụ thủy sản[38], thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản và “NC” đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
b) Nhóm thứ hai gồm 03 chữ số theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhóm thứ ba gồm 02 chữ cái “VN” đối với tàu do Trung ương quản lý hoặc các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với tàu địa phương quản lý.
6. Tên tàu cá do chủ tàu tự đặt và được kẻ phía trên vách cabin.
Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn;
b) Tổng cục Thủy sản cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản.
2. Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
e)[39] Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.
3. Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;
d) Văn bản chấp thuận cải hoán đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản.
4. Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;
c) Văn bản chấp thuận mua bán tàu cá, trừ trường hợp tàu cá mua bán trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;
đ) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
5. Hồ sơ đối với tàu nhập khẩu gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;
d) Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;
đ) Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hồ sơ đối với tàu thuộc diện thuê tàu trần gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, đ, e khoản 2 và điểm c, d, đ khoản 5 Điều này;
b) Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.
7. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 22. Đăng ký lại tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b)[40] Thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số của tàu nhưng không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu cá;
c) Thay đổi thông tin của chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Tàu cá hết thời hạn cho tổ chức cá nhân nước ngoài thuê;
đ)[41] Tàu đã được cấp Giấy xác nhận đã đăng ký.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 07.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b)[42] Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản cũ; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
c)[43] Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên;
d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp lại phải giữ nguyên số đăng ký đã được cấp và ghi rõ lần cấp.
Điều 23. Đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu chưa có biên lai nộp lệ phí trước bạ;
b) Tàu đóng mới để di chuyển về nơi đăng ký chính thức;
c) Tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 08.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, hợp đồng đóng tàu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng;
c)[44] Bản sao có chứng thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam, gồm: Văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, hợp đồng đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp;
d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 09.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản có giá trị tối đa là 90 ngày kể từ ngày cấp.
Điều 24. Xóa đăng ký tàu cá
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 10.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d)[45] Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư này cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 11.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ đã cắt góc phía trên bên phải và hồ sơ đăng ký gốc của tàu cho chủ tàu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
3. Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá được cấp 01 bản chính cho chủ tàu.
4. Đối với tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm, chủ tàu phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong Sổ đăng ký tàu cá quốc gia.
5. Đối với tàu cá mất tích được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, cơ quan đăng ký tàu cá mất tích phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Chậm nhất 30 ngày, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày có thông báo, chủ tàu có tàu cá mất tích phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong Sổ đăng ký tàu cá quốc gia.
Điều 25. Đánh dấu tàu cá
1. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét toàn bộ cabin phải sơn màu xanh; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu xanh toàn bộ phần mạn khô của tàu.
2. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu vàng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
3. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên toàn bộ cabin phải sơn màu ghi sáng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu ghi sáng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
Chương VI. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 26. Tổng cục Thủy sản
1. Tổ chức, chỉ đạo thống nhất, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đăng kiểm, đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản trong phạm vi toàn quốc.
2.[46] Hằng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và thông báo trên trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan.
3. Quản lý thống nhất dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá; cấp và thu hồi dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá cho các cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn sử dụng, kiểm tra việc quản lý, sử dụng dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ dùng trong công tác đăng kiểm tàu cá.
4. Đề xuất xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn áp dụng trên toàn quốc.
Điều 27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức thực hiện các quy định về đăng kiểm, đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên tại địa phương.
2. Định kỳ theo tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo Tổng cục Thủy sản về tình hình đăng ký tàu cá theo Mẫu số 01.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản hoặc Tổ chức quản lý cảng cá xác nhận việc thay đổi thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
Điều 28. Cơ sở đăng kiểm tàu cá
1.[47] Vào Sổ quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; nhập dữ liệu tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã được đăng kiểm vào phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia “VNFISHBASE” theo quy định.
2. Định kỳ theo tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương, Tổng cục Thủy sản về kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá, tàu công vụ thủy sản[48] theo Mẫu số 03.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và tình hình đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản[49] theo Mẫu số 04.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý, sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ được cấp theo quy định; kiểm tra giám sát việc sử dụng dấu kỹ thuật của các đăng kiểm viên thuộc quyền quản lý của cơ sở. Trường hợp cơ sở đăng kiểm tàu cá bị giải thể hoặc chuyển sang làm nhiệm vụ khác, cơ sở đăng kiểm tàu cá có trách nhiệm thu hồi dấu, ấn chỉ nghiệp vụ được cấp, nộp về Tổng cục Thủy sản.
4. Trường hợp dấu bị mòn, bị hỏng, cơ sở đăng kiểm tàu cá được giao sử dụng dấu phải nộp dấu cũ về Tổng cục Thủy sản và có văn bản đề nghị khắc lại dấu mới.
Điều 29. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Trước khi thi công đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá phải trình cơ sở đăng kiểm tàu cá (nơi đề nghị kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu) quy trình công nghệ thi công; tuân thủ các bước kiểm tra, giám sát theo thông báo của cơ sở đăng kiểm tàu cá.
2. Định kỳ, đột xuất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương, Tổng cục Thủy sản về tình hình đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 05.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Đăng kiểm viên tàu cá
1. Quản lý và sử dụng thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá được cấp đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá theo đúng chuyên môn kỹ thuật và phù hợp với nhiệm vụ được giao.
3. Sử dụng dấu kỹ thuật đăng kiểm viên theo thời hạn ghi trên thẻ đăng kiểm viên; trường hợp thẻ đăng kiểm viên hết hạn, đăng kiểm viên chỉ được tiếp tục sử dụng dấu sau khi thẻ đã được cấp lại theo quy định.
Điều 31. Chủ tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Mang theo tàu bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; bản chính giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và các giấy tờ có liên quan đến hoạt động thủy sản.
2. Chỉ đưa tàu cá đi hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và chỉ hoạt động trong vùng biển cho phép.
3. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu trước khi ra khơi hoạt động.
4. Duy trì tình trạng kỹ thuật giữa 02 lần kiểm tra và thông báo cho đăng kiểm viên các hư hỏng, sự cố đã được phát hiện, cũng như các biện pháp sửa chữa đã tiến hành kể từ đợt kiểm tra trước đó.
5. Đánh dấu tàu cá, kẻ biển số trên tàu theo đúng quy định và kẻ lại khi biển số bị mờ.
Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[50]
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đăng kiểm viên tàu cá đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hạng đăng kiểm viên đến ngày hết hạn hiệu lực của thẻ đăng kiểm viên.
2. Tất cả các tàu công vụ thủy sản phải thực hiện đăng ký lại theo quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Những tàu cá đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện đánh dấu tàu cá theo quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4.[51] Trường hợp đối với máy chính là máy thủy đã qua sử dụng đã được lắp đặt xuống tàu cá trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải được cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra, đánh giá theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 17 Thông tư này; trường hợp vật liệu, máy móc, trang thiết bị quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng hoặc giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, trước khi lắp đặt trên tàu cá, chủ tàu cá phải thực hiện kiểm định theo quy định của pháp luật. Việc kiểm định đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị trước khi sử dụng, lắp đặt theo quy định được thực hiện từ ngày 01 tháng 04 năm 2023.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế:
a) Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá;
b) Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Bộ Thủy sản quy định về đăng ký tàu cá và thuyền viên;
c) Thông tư số 13/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá;
d) Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
đ) Quyết định số 122/2008/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về mẫu dấu và chế độ sử dụng con dấu kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá;
e) Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết thi hành Điều 3 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
g) Chỉ thị số 54/2008/CT-BNN ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá, khắc phục tình trạng tàu cá không đăng ký hoạt động trên các vùng nước.
3. Thông tư này bãi bỏ:
a) Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;
b) Khoản 5 Điều 14 và điểm đ khoản 2 Điều 15 Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ Kiểm ngư và màu sơn tàu công vụ thủy sản[52].
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.
BỘ NÔNG NGHIỆP Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[2] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[3] Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.”
[4] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[5] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[6] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[7] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[8] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[9] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[10] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[11] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[12] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[13] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[14] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[16] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[18] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[19] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[20] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[22] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[23] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022
[24] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[25] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[26] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[27] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[28] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[29] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[30] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[31] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[32] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[33] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[34] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[35] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[36] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư tronglĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[37] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[38] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[39] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[40] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, khoản 10 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[41] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 10 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[42] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 10 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[43] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm c, khoản 10 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tưtrong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[44] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[45] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[46] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[47] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[48] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[49] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[50] Điều 10 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, quy định như sau:
“Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
2. Thông tư số 13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.”
[51] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.
[52] Cụm từ “tàu kiểm ngư” được thay thế bởi cụm từ “tàu công vụ thủy sản” theo quy định tại khoản 17 Điều 5 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.