Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT giám sát các chất thuộc nhóm Beta-Agonist trong chăn nuôi
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 54/2010/TT-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 15/09/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 54/2010/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC CHẤT THUỘC
NHÓM BETA-AGONIST TRONG CHĂN NUÔI
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc kiểm tra, giám sát các chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Điều 2.Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Chương II
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 3.Phương thức kiểm tra
Kiểm tra bằng cách đánh giá sự có mặt của các chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol thuộc nhóm Beta-Agonist trong thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước tiểu, nước uống của gia súc, gia cầm bằng phương pháp phân tích định tính và định lượng.
Điều 4.Quy trình lấy mẫu và quản lý mẫu
1. Mẫu thức ăn chăn nuôi được lấy tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 4325:2007).
Đối với mỗi mẫu thức ăn cần kiểm tra, lấy 01 mẫu chia làm 03 phần, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần dùng cho mục đích đối chứng, mẫu này lưu tại cơ quan lấy mẫu.
2. Mẫu thuốc thú y được lấy tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và cơ sở chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo Quy chuẩn Việt nam (QCVN 01-03:2009). Số lượng mẫu, khối lượng mẫu và niêm phong mẫu thực hiện tương tự như mẫu thức ăn.
Đối với mỗi mẫu thuốc thú y cần kiểm tra được chia làm 03 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần dùng cho mục đích đối chứng, mẫu này lưu tại cơ quan lấy mẫu.
3. Mẫu nước uống được lấy tại cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm từ các nguồn nước uống khác nhau trong cơ sở (bể cấp, vòi uống trực tiếp, máng uống).
Mỗi mẫu nước uống cần kiểm tra được chia làm 03 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần dùng cho mục đích đối chứng, mẫu này lưu tại cơ quan lấy mẫu.
4. Mẫu nước tiểu được lấy trực tiếp từ gia súc nuôi tại cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ.
Số lượng mẫu nước tiểu cần lấy phụ thuộc vào quy mô cơ sở chăn nuôi và quy mô cơ sở giết mổ gia súc. Quy định số lượng mẫu cụ thể theo quy mô của cơ sở chăn nuôi đối với từng nhóm gia súc như sau:
Quy mô từ 1 đến 10 con: Lấy ít nhất 2 mẫu của 2 con
Quy mô từ 11 đến 50 con: Lấy ít nhất 3 mẫu của 3 con
Quy mô từ 51 đến 100 con: Lấy ít nhất 4 mẫu của 4 con
Quy mô từ 100 con trở lên lấy ít nhất 5 mẫu của 5 con
Việc lấy mẫu nước tiểu có thể thực hiện bằng cách lấy trực tiếp nước tiểu từ dòng chảy khi gia súc đang bài tiết, hoặc bằng cách sử dụng túi ni lông gắn vào cơ quan bài tiết nước tiểu của gia súc đực hoặc sử dụng ống thông niệu đạo đối với gia súc cái.
Mỗi mẫu nước tiểu lấy để kiểm tra được chia làm 3 phần có giá trị như nhau, mỗi phần được niêm phong và chứa đựng trong các dụng cụ đựng mẫu phù hợp, ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tương tự như mẫu thức ăn), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01 phần dùng cho mục đích đối chứng, mẫu này lưu tại cơ quan lấy mẫu. Mẫu nước tiểu luôn luôn được bảo quản lạnh.
5. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong, có chữ ký của đại diện cơ quan lấy mẫu và chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu, trường hợp đại diện cơ sở được lấy mẫu không ký, niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý.
6. Lập biên bản lấy mẫu, bảo quản mẫu và được gửi đến Phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
Điều 5.Quy trình kiểm tra
1. Tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
Việc kiểm tra mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bằng phương pháp định tính chung cho các chất nhóm Beta-agonist hoặc định tính riêng cho từng chất. Nếu kết quả âm tính với tất cả các chất, quá trình kiểm tra dừng lại. Nếu kết quả dương tính, mẫu kiểm tra tiếp tục được chuyển sang bước 2.
Bước 2: Trước hết định lượng các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine theo phương pháp sử dụng KIT ELISA. Nếu mẫu có kết quả âm tính thì khẳng định mẫu không chứa các chất trên và quá trình kiểm tra dừng lại. Trường hợp mẫu cho kết quả dương tính với một trong ba chất trên thì tiếp tục phân tích các chất này theo phương pháp sắc ký (Chromatograhpy).
2. Tại cơ sở chăn nuôi
Việc kiểm tra mẫu nước tiểu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra.
Các bước kiểm tra được thực hiện theo đúng trình tự như việc kiểm tra mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Nếu kết quả phân tích định tính là âm tính, quá trình kiểm tra dừng lại.
Nếu nước tiểu có kết quả dương tính với một trong ba chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol tại bất kỳ bước phân tích nào, yêu cầu cơ sở chăn nuôi không được xuất bán gia súc, đồng thời yêu cầu thay đổi nguồn thức ăn, nước uống, thuốc thú y đang sử dụng cho gia súc trong thời gian 3 ngày đối với đàn gia súc dương tính với Ractopamine, 7 ngày đối với đàn gia súc dương tính với Clenbuterol hoặc Salbutamol. Sau đó tiếp tục kiểm tra đợt mới cho đến khi các kết quả phân tích là âm tính hoàn toàn.
Kết quả kiểm tra mẫu nước tiểu dương tính với một trong ba chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol, quá trình kiểm tra tiếp tục chuyển sang bước 2.
Bước 2: Kiểm tra mẫu nước tiểu bằng phương pháp sắc ký. Nếu kết quả âm tính, quá trình kiểm tra dừng lại. Nếu kết quả dương tính với một trong ba chất Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol, yêu cầu cơ sở ngừng sử dụng nguồn thức ăn, nước uống và thuốc thú y bị nghi nhiễm trong thời gian quy định như Bước 1 cho đến khi kết quả phân tích nước tiểu được khẳng định là âm tính. Đồng thời truy nguyên nguồn gốc thức ăn, nước uống, thuốc thú y và xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Lấy mẫu nước tiểu của gia súc trước khi giết thịt và thực hiện các bước kiểm tra tương tự như các bước kiểm tra trên mẫu nước tiểu tại cơ sở chăn nuôi. Nếu kết quả kiểm tra âm tính đối với các chất nói trên, quá trình kiểm tra dừng lại. Nếu kết quả dương tính ngay từ bước phân tích định tính lập tức đình chỉ ngay quá trình giết mổ, yêu cầu cơ sở tiếp tục nuôi đàn gia súc cho đến khi có kết quả kiểm tra âm tính. Thời gian nuôi tiếp theo áp dụng tương tự như thời gian nuôi tại cơ sở chăn nuôi. Nếu kết quả dương tính ngay từ bước phân tích định tính, lập biên bản, xử lý theo quy định và truy nguyên nguồn gốc.
Điều 6.Đánh giá kết quả kiểm tra
Bất kỳ một trong số các mẫu phân tích có kết quả dương tính với các chất thuộc nhóm Beta - agonist đều được coi là vi phạm. Kết quả phân tích được gửi tới cơ sở vi phạm và các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Điều 7.Xử lý vi phạm
Trong trường hợp mẫu kiểm tra có kết quả dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist, cơ quan kiểm tra tiến hành các bước cụ thể sau:
1. Thông báo kết quả cho đơn vị có mẫu dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist biết.
2. Thành lập đoàn kiểm tra lấy mẫu để thẩm tra (nếu thấy cần thiết). Nếu kết quả mẫu thẩm tra vẫn cho kết quả như kết quả kiểm tra ban đầu, cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thực hiện truy nguyên nguồn gốc đối với các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này.
5. Xử lý các hành vi vi phạm theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN
Điều 8.Trách nhiệm của Cục Chăn nuôi
1. Chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trang trại, sản xuất chăn nuôi an toàn, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 9.Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc thú y; các cơ sở giết mổ gia súc.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 10.Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn tỉnh.
2. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 11.Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sử dụng chất cấm và duy trì điều kiện bảo đảm vệ sinh theo quy định.
2. Có trách nhiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định.
3. Chấp hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm của cơ quan kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12.Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 13.Tổ chức thực hiện
1. Cục Chăn nuôi theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |