Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2010/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/08/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định chi tiết về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển – Ngày 11/08/2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
Trong đó tàu cá khai thác vùng khơi và cùng lộng phải được đánh dấu, cụ thể: Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90 CV trở lên hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi, sơn 02 vạch thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin; mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 20 – 30 cm; khoảng cách của 2 vạch sơn cách nhau 30 - 40 cm; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang (các tàu cá không được sơn cabin trùng với màu của vạch sơn đánh dấu); Đối với tàu không có cabin thì sơn ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký; chiều rộng 20 - 30 cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang; ...
Các tàu đi khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải trang bị tối thiểu các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc đối với các tàu cá hoạt động ở vùng biển trên 50 hải lý theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.
Thông tư còn quy định khá cụ thể về thủ tục và trình tự cấp giấy tờ có liên quan cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam và cấp lại giấy tờ sau khi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam về; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, ghi, nộp, xử lý số liệu Nhật ký khai thác thủy sản và Báo cáo khai thác thủy sản; …
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 63/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

Xem chi tiết Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT tại đây

tải Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 48/2010/TT-BNNPTNT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
----------------------
Số: 48/2010/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 8  năm 2010

 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 33/2010/NĐ-CP NGÀY 31/3/2010
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THUỶ SẢN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
VIỆT NAM TRÊN CÁC VÙNG BIỂN
-----------------------------------
 
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (gọi tắt là Nghị định 33/2010/NĐ-CP);
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 33/2010/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 4, Điều 5; điểm c, khoản 1, Điều 6; khoản 4, Điều 8; khoản 5, Điều 9 và khoản 6 Điều 12 Nghị định 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển.
Điều 2. Quy định chi tiết khoản 4, Điều 5 về đánh dấu tàu cá
1. Đánh dấu tàu cá vùng khơi: Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90 CV trở lên hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi, sơn 02 vạch thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin; mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 20 – 30 cm; khoảng cách của 2 vạch sơn cách nhau 30 - 40 cm; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang (các tàu cá không được sơn cabin trùng với màu của vạch sơn đánh dấu).
Đối với tàu không có cabin thì sơn 02 vạch ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký; chiều rộng 20-30cm, khoảng cách hai vạch sơn 30 - 40cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang.
2. Đánh dấu tàu cá vùng lộng: Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng sơn 01 vạch thẳng đứng hai bên cabin tàu. Vạch sơn có chiều rộng từ 20 – 30 cm; chiều cao hết chiều cao cabin tàu; màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang (các tàu cá không được sơn cabin trùng với màu của vạch sơn đánh dấu).
Đối với tàu không có cabin thì sơn ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký; chiều rộng 20 - 30 cm và màu của vạch sơn là màu vàng cam phản quang.
3. Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20 CV hoặc không lắp máy không phải đánh dấu tàu, nhưng không được sơn cabin trùng với các qui định ở trên.
4. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc đánh dấu tàu cá.
Điều 3. Quy định chi tiết điểm c, khoản 1, Điều 6 về trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Các tàu đi khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải trang bị tối thiểu các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc đối với các tàu cá hoạt động ở vùng biển trên 50 hải lý theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.
Điều 4. Quy định chi tiết Điều 7 về thủ tục và trình tự cấp giấy tờ có liên quan cho tàu cá khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam và cấp lại giấy tờ sau khi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam về
1. Trình tự, thủ tục cấp các giấy tờ có liên quan cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam.
a) Chủ tàu cá gửi hồ sơ (01 bộ) theo qui định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 33/2010/NĐ-CP đến Tổng cục Thủy sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản xem xét thẩm định hồ sơ, cấp và chuyển các giấy tờ theo qui định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 33/2010/NĐ-CP về cho chủ tàu thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (theo phân cấp quản lý) nơi chủ tàu đăng ký và thông báo cho chủ tàu biết.
Nếu không cấp các giấy tờ theo quy định, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời chủ tàu cá và nêu rõ lý do.
c) Khi đến nhận giấy tờ được Tổng cục Thủy sản cấp, chủ tàu cá phải nộp lại cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các giấy tờ đã được cấp trước đây gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản chính);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản chính);
- Giấy phép khai thác thủy sản (bản chính);
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trách nhiệm biên nhận (vào sổ hoặc giấy) và lưu giữ các giấy tờ mà chủ tàu đã nộp lại (Ngoài các giấy tờ trên Chi cục hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản không được yêu cầu chủ tàu nộp các giấy tờ nào khác).
d) Mẫu biểu, giấy tờ có liên quan cho tàu cá đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển Việt Nam được quy định:
- Phụ lục số 1: Đơn đề nghị cấp phép và các giấy tờ liên quan cho tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;
- Phụ lục số 2: Giấy phép cho tàu cá đi khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;
- Phụ lục số 3: Giấy đăng ký tàu cá (Giấy chứng nhận Quốc tịch tàu);
- Phụ lục số 4: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
- Phụ lục số 5: Danh sách thuyền viên.
2. Thủ tục và trình tự cho phép tàu cá trở về và cấp lại các giấy tờ có liên quan cho tàu hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
a) Sau khi kết thúc Hợp đồng hợp tác khai thác thuỷ sản giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với đối tác nước ngoài, chủ tàu muốn đưa tàu về hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải nộp hồ sơ về Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (theo phân cấp quản lý tàu cá). Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cho phép tàu cá trở về và cấp lại các giấy tờ có liên quan để tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Phụ lục số 6);
- Biên bản thanh lý Hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với đối tác nước ngoài (bản chính tiếng việt hoặc bản sao dịch sang tiếng việt có công chứng);
- Các giấy tờ đã được Tổng cục Thủy sản cấp cho tàu cá đi khai thác ở ngoài vùng biển Việt Nam (trường hợp bị mất các giấy tờ đã được cấp, chủ tàu phải có đơn trình báo lý do mất, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp mất các giấy tờ ở nước ngoài thì chủ tàu phải xin xác nhận của cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại).
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành làm các thủ tục khôi phục lại hoạt động của tàu (theo phân cấp quản lý).
c) Trường hợp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản làm mất các giấy tờ lưu giữ thì phải cấp Giấy Chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời cho chủ tàu, đồng thời thông báo ba lần trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc mất các giấy tờ nói trên. Sau 15 ngày kể từ lần thông báo cuối cùng, nếu không có tranh chấp, Giấy đăng ký tàu cá trước đây hết hiệu lực, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiến hành cấp lại các giấy tờ liên quan cho chủ tàu.
Điều 5. Quy định chi tiết khoản 4, Điều 8 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức, ghi, nộp, xử lý số liệu Nhật ký khai thác thủy sản và Báo cáo khai thác thủy sản
1. Báo cáo khai thác thủy sản
a) Chủ tàu hoặc thuyền trưởng của tất cả các tàu có Giấy phép khai thác thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức làm Báo cáo khai thác thủy sản theo mẫu tại Phụ lục số 7.
b) Nộp Báo cáo khai thác thủy sản: Chủ tàu hoặc người đại diện của chủ tàu phải nộp Báo cáo khai thác thủy sản mỗi tháng nộp một lần vào trước ngày 10 của tháng sau tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi chủ tàu đăng ký phương tiện.
c) Ủy ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu từ các Báo cáo khai thác thủy sản và nộp báo cáo về Phòng chuyên môn cấp huyện trước ngày 15 của tháng sau, sau đó Phòng chuyên môn cấp huyện tổng hợp báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 hàng tháng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thủy sản theo mẫu tại Phụ lục số 8 trước ngày 25 hàng tháng.
2. Ghi và nộp Nhật ký khai thác thủy sản
a) Thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức ghi Nhật ký khai thác thủy sản theo mẫu tại Phụ lục số 9.
b) Việc ghi và nộp Nhật ký khai thác thủy sản thực hiện như sau:
- Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90 CV trở lên việc ghi và nộp Nhật ký khai thác thủy sản tiếp tục thực hiện theo quy định.
- Đối với tàu khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương việc thực hiện ghi và nộp Nhật ký khai thác thủy sản chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
c) Chủ tàu hoặc thuyền trưởng nộp và nhận Nhật ký khai thác thủy sản mỗi quý một lần vào tuần đầu tiên của quý sau (tuần đầu của các tháng 4, 7,10 và tháng 1 năm sau), địa điểm do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản quy định (tại xã, phường, Cảng cá, Bến cá, Đồn Biên phòng...). Trường hợp tàu cá đi hoạt động khai thác một chuyến biển dài ngày hơn 1 quí thì chủ tàu nộp và nhận Nhật ký khai thác thủy sản ngay sau khi kết thúc chuyến biển.
3. Tổng hợp và xử lý số liệu Nhật ký khai thác thủy sản
a) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhập số liệu Nhật ký khai thác thủy sản theo từng quý và báo cáo số liệu về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản (qua Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) chậm nhất vào tuần thứ 2 của các tháng 4, 7, 10 và tháng 1 năm sau.
b) Tổng cục Thủy sản (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, hướng dẫn việc báo cáo từ các địa phương; Trung tâm Thông tin thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản), Viện Nghiên cứu Hải sản có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, quản lý cơ sở dữ liệu theo chức năng nhiệm vụ và quy định hiện hành.
Điều 6. Quy định chi tiết khoản 6, Điều 12 về báo cáo tình hình đăng ký tàu cá, đăng kiểm tàu cá và cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản
Hàng tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tổng hợp số liệu tình hình cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này. Gửi báo cáo về Tổng cục Thủy sản vào ngày 25 hàng tháng.
Báo cáo về tình hình đăng ký, đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản cũ (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc hướng dẫn Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Kinh phí thực hiện việc đánh dấu tàu cá; in ấn, xử lý số liệu Nhật ký và Báo cáo khai thác thủy sản, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí sự nghiệp chi vào hoạt động của đơn vị, bổ sung vào kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị mình.
2. Tổng cục Thủy sản, các Vụ, Cục và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thuỷ sản) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 63/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển./.
 

Nơi nhận:                                     
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;                                                                                                     
- Lưu: VT, KTBVNL, TCTS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
 
 
Vũ Văn Tám

 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Quyết định 1221/QĐ-BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính phần Phụ lục Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón

Quyết định 1221/QĐ-BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính phần Phụ lục Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe

loading
×
×
×
Vui lòng đợi