Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 79/QĐ-TTg

Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:79/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/01/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mục tiêu đến 2025, xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD

Theo Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/01/2018 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg:

Mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm giai đoạn 2017 - 2020 đạt 5,5 tỷ USD và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10 tỷ USD; Định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.

Đối với nuôi tôm nước lợ, thâm canh, bán thâm canh, thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống điện ba pha; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đồng thời, xây dựng Cà Mau trở thành Trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm hữu cơ) của cả nước.

Thủ tướng chỉ đạo, chú trọng phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu tôm hùm, tôm càng xanh; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hoạt động thu mua tôm của thương nhân tại các địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt là khâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, hợp tác xã.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 79/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 79/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 79/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 79/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 79/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

--------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, CN, KGVX, TH, TKBT;
- Lưu: VT, NN (
2b).KN

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2017 - 2020:

Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Việt Nam thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững ở giai đoạn tiếp theo. Một số chỉ tiêu cụ thể:

+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 5,5 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 10,79%/năm) trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 4,5 tỷ USD;

+ Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000 ha; tổng diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 30.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.000.000m3 lồng;

+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 832.500 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 5,63%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 800.000 tấn; tôm càng xanh đạt 30.000 tấn; tôm hùm đạt 2.500 tấn.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể:

+ Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm), trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD;

+ Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha; diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.300.000 m3 lng;

+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1.153.000 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 1.100.000 tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn.

2. Định hướng phát triển

- Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lợi thế về nuôi tôm sú), các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến và kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đi khí hậu.

- Phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm ln, có chất lượng cao (đạt chứng nhận uy tín như tôm sinh thái, hữu cơ, GAP). Hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.

- Phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tôm Việt Nam.

- Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đtạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối đliên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

3. Nhiệm vụ

a) Đối với nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh

- Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung (không khuyến khích phát triển nuôi tôm thâm canh ở vùng nuôi tôm hữu cơ, tôm rừng và vùng không đảm bảo nguồn nước cấp).

- Đầu tư xây dựng hệ thống điện ba pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất tôm nước lợ công nghiệp; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.

- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để chủ động phục vụ ngành công nghiệp tôm.

- Sản xuất đủ tôm giống chất lượng cao (sạch bệnh, tăng trưởng nhanh) phục vụ nuôi tôm công nghiệp (khoảng 500.000 - 600.000 con bố mẹ, 150 - 200 tỷ tôm giống).

- Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm tôm bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới.

b) Đối với tôm nước lợ nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, nuôi quảng canh

- Rà soát quy hoạch, hình thành các vùng nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ có quy mô lớn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh. Xây dựng Cà Mau trở thành Trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm hữu cơ) của cả nước.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối (giao thông, kênh mương cấp thoát nước) phục vụ các vùng sản xuất tôm sinh thái, tôm hữu cơ tập trung, quy mô lớn.

- Gia hóa, chọn tạo và sản xuất đủ tôm sú giống chất lượng cao (tăng trưởng nhanh, có khả năng chống chịu một số loại dịch bệnh nguy hiểm) phục vụ nuôi thương phẩm (khoảng 100.000 - 150.000 con tôm bố mẹ, 40 - 45 tỷ con tôm giống vào năm 2025).

- Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đưa năng suất trung bình tôm nuôi sinh thái, tôm hữu cơ đạt trên 700kg/ha/năm vào năm 2025.

c) Đối với nuôi tôm càng xanh

- Rà soát quy hoạch và đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi tôm càng xanh tập trung vùng đồng bằng sông Cửu Long tại các vùng có tiềm năng, lợi thế.

- Sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng và đủ số lượng (từ 2 - 3 tỷ con tôm giống/năm 2025) phục vụ nuôi thương phẩm.

- Tổ chức nuôi thương phẩm tôm càng xanh với năng suất và chất lượng ổn định, hiệu quả và bền vững.

d) Đối với nuôi tôm hùm

- Rà soát, sắp xếp các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, tập trung tại Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định; nâng cao năng suất sản lượng trên cơ sở phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên; kiểm soát chặt chất lượng tôm hùm giống nhập khẩu; nghiên cứu và áp dụng quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo, kỹ thuật ương giống để chủ động cung ứng cho nuôi tôm thương phẩm.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi, quan trắc môi trường vùng nuôi, công tác phòng, trị bệnh dịch, đặc biệt là bệnh sữa và kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất trong nuôi tôm hùm.

đ) Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm

- Rà soát, phát triển công suất, công nghệ chế biến tôm phù hợp với năng lực sản xuất tôm nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

- Áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vào khâu thu hoạch, vận chuyn, chế biến, bảo quản các loại sản phẩm tôm đtiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng.

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua tôm nguyên liệu; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ngăn chặn hữu hiệu các hoạt động bơm chích tạp chất vào sản phẩm tôm.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng và chủ động điều tiết khối lượng, thời điểm nhập khẩu tôm nguyên liệu một cách hợp lý để chế biến xuất khẩu theo nguyên tắc tận dụng cơ hội thị trường, đảm bảo hoạt động chế biến và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nguyên liệu trong nước.

- Duy trì các thị trường hiện tại và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng;

- Tổ chức tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm tôm hùm, tôm càng xanh theo hướng chuyn sang xuất khẩu chính ngạch;

4. Giải pháp thực hiện

a) Về tổ chức và quản lý sản xuất

- Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội nghề nghiệp đtạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chui giá trị, giảm bớt các khâu trung gian.

- Nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp xã hội trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm theo vùng sản xuất đnâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.

- Kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm trên phạm vi toàn quốc; quan trắc môi trường và kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung; giám sát chặt chẽ nguồn nước cấp, nước thải của các cơ sở nuôi, chế biến tôm.

- Vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung; thay thế dn từ sử dụng hóa chất sang chế phẩm sinh học; không sử dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất tôm.

- Thực hiện thí điểm đánh số và cấp mã số nhận diện ao nuôi, vùng nuôi để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy định về điều kiện sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình sản xuất, đnh mức kỹ thuật ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm, ở từng loại hình sản xuất và từng loại sản phẩm tôm.

b) Về khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ mang tính đột phá, phù hợp với từng khâu của chuỗi sản xuất vật tư (giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm xử lý môi trường, thiết bị), nuôi thương phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm.

- Tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất thành công trong thực tiễn để phổ biến, tuyên truyền và nhân rộng (ví dụ: kỹ thuật ương dưỡng ging trước khi thả; thả giống cỡ lớn; kết hợp trồng thực vật thủy sinh, bổ sung thức ăn, sử dụng chế phẩm sinh học trong ao tôm nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ v.v...) để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến ngư để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho phù hp với điều kiện từng vùng sản xuất.

- Tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống tôm tăng trưởng nhanh, sạch bệnh đchủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; ging tôm tăng trưởng nhanh, kháng một số bệnh thường gặp để chủ động cung cấp cho vùng nuôi quảng canh, nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ; giống tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi thương phẩm.

- Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để chủ động sản xuất trong nước như thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ ngành tôm; chủ động các biện pháp kiểm soát môi trường và dịch bệnh, xử lý chất thải trong ngành tôm.

- Tăng cường chuyển giao, nâng cấp và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến tôm để nâng cao tỷ trọng hàng giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào quản lý ngành tôm; áp dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng nuôi tập trung.

c) Về phát triển thị trường

- Tăng cường nghiên cứu thông tin, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong nước và trên thế giới, về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu tôm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch (sàn giao dịch, chợ bán đấu giá) và các trung tâm ứng dụng công nghệ cao để giới thiệu, cung ứng vật tư (bao gồm cả tài chính, công nghệ) và tiêu thụ sản phẩm tôm nhằm minh bạch hóa thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp thị trực tiếp đến các hệ thống phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng.

- Thúc đẩy đàm phán để xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu tôm truyền thống, phối hợp tháo gỡ kịp thời các rào cản để tăng xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Chú trọng phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc (đặc biệt là xuất khẩu tôm hùm, tôm càng xanh). Đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thu mua tôm của thương nhân tại các địa phương và vận chuyển qua đường tiểu ngạch.

- Đẩy mạnh hợp tác công tư để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm Việt Nam các thị trường trọng điểm.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như các quy định có liên quan tại thị trường nhập khẩu cho doanh nghiệp, người sản xuất để nâng cao năng lực phát triển thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp.

- Hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, nhà sản xuất tôm trong các trường hợp cạnh tranh, kiện chống bán phá giá.

- Tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín như Natuland, GlobalGAP, ASC, BAP... để nhanh chóng tiếp cận thị trường và đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt Nam và hướng tới phát triển bn vững.

d) Về thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường

- Lồng ghép các kịch bản biến đi khí hậu, nước biển dâng vào các chương trình, đề án, dự án phát triển nuôi tôm tập trung để có những phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Hoàn thiện hệ thống tiếp nhận, truyền dẫn thông tin, cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến các tổ chức, cá nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành tôm nhanh chóng, chính xác và kịp thời để có các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất tôm thích ứng với biến đi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái; đồng thời tổ chức đánh giá, tng kết các mô hình sản xuất hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu đtuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi cho người nuôi tôm.

- Tăng cường công tác giám sát môi trường và áp dụng công nghệ sản xuất xanh vào toàn chuỗi sản xuất tôm.

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để quản lý hiệu quả việc sử dụng nguồn nước chung cho hoạt động của các ngành kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế xung đột và tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng chung nguồn nước.

đ) Về cơ chế chính sách

- Chính sách về khoa học công nghệ:

+ Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, nhập nội, chuyển giao áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất ở các khâu của chui giá trị tôm;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu công lập đtận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ trong nghiên cứu công nghệ phát triển ngành tôm (đặc biệt trong lĩnh vực chọn tạo giống tôm, sản xuất thức ăn nuôi tôm, thiết bị phục vụ nuôi tôm công nghệ cao).

- Chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm:

+ Xây dựng và thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất ln, tập trung nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm;

+ Điều chỉnh hạn điền phù hợp đối với từng vùng, đối tượng và công nghệ để doanh nghiệp, người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất;

+ Hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách giao, cho thuê khu vực biển để phát triển nuôi tôm hùm khu vực biển ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung.

Chính sách về thuế, phí:

Xây dựng các chính sách đặc thù về thuế, phí để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tôm. Các chính sách đặc thù phải phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chính sách về tín dụng:

+ Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó có ngành tôm;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vn tín dụng ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chính sách về bảo hiểm:

+ Xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt là khâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hợp tác xã;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đầu tư vào bảo hiểm ngành tôm Việt Nam.

e) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm

- Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất tôm để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý ngành tôm; xã hội hóa việc đào tạo lực lượng lao động trực tiếp trong toàn chuỗi sản xuất tôm (gắn với doanh nghiệp), hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trong sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới.

g) Về hợp tác quốc tế

- Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống (đặc biệt chọn giống tôm bmẹ sạch bệnh, kháng bệnh), kiểm soát môi trường và dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ chế biến sản phẩm tôm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành tôm, kịp thời tiếp cận các công nghệ mới.

h) Nguồn vốn thực hiện

- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai đthực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung.

- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm.

- Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành tôm từ nguồn ODA để thực hiện thành công kế hoạch phát triển ngành tôm.

i) Danh mục Chương trình, Đề án, Dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục II kèm theo)

5. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành và địa phương liên quan:

- Tổ chức rà soát, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển ngành tôm phù hợp với tim năng, định hướng phát triển để đạt các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia.

- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ, tôm càng xanh và tôm hùm.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm Việt Nam.

- Triển khai thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia về tôm nước lợ chất lượng cao đnâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm tôm Việt Nam.

- Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật đquản lý hiệu quả chui giá trị sản xuất tôm nước lợ, tôm càng xanh, tôm hùm.

- Chỉ đạo thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi; tng kết, đánh giá các mô hình sản xuất tôm hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền đến người sản xuất.

- Xúc tiến thành lập Hiệp hội tôm Việt Nam.

- Chỉ đạo tăng cường hoạt động công tác quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung; giám sát, kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch trên tôm nuôi; kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, chế biến sản phẩm tôm theo thẩm quyền.

- Kịp thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan đtháo gỡ các rào cản thương mại đối với các sản phẩm tôm Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp quản lý và điều tiết việc nhập khẩu tôm nguyên liệu dựa trên đánh giá thực tế, cân đối giữa sản xuất tôm nguyên liệu trong nước với chế biến và xuất khu.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất đã phê duyệt tại Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án được giao tại Phụ lục II của Kế hoạch này.

- Đề xuất điều chỉnh vốn ngân sách cấp cho các dự án ưu tiên thực hiện từ nguồn dự phòng đầu tư trung hạn đã được phân bổ cho giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất vốn đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.

- Đề xuất cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm Việt Nam.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển ngành tôm.

- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án được giao tại Phụ lục II của Kế hoạch này.

c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan:

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức thông tin thị trường, giá cả cho các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất liên quan.

- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; kịp thời tháo gỡ các rào cản thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại đối với sản phẩm tôm Việt Nam.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp, thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán sản phẩm tôm tiểu ngạch và chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:

- Đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực (bao gồm vốn ODA) để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển ngành tôm.

- Xây dựng phương án bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam.

- Thẩm định các chương trình, đề án, dự án và ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống và vùng nuôi tôm tập trung trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh.

- Đề xuất phương án đảm bảo phân bổ kịp thời nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được thẩm định, phê duyệt.

đ) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung và các nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên.

- Bố trí vốn để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm.

- Bố trí kịp thời vốn theo tình hình thực tế để thực hiện các chương trình, đề án và dự án trong Kế hoạch này.

- Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng ngành điện tại các vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp tập trung.

- Hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án và dự án trong Kế hoạch này.

e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:

- Xây dựng chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất trong sản xuất tôm phù hợp với từng vùng sinh thái.

- Nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch vay vốn ngân hàng.

- Hướng dẫn việc giao, cho thuê khu vực biển để nuôi tôm hùm.

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và bảo vệ môi trường ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất ngành tôm.

- Xây dựng, đề xuất các phương án, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến ngành tôm.

g) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với bộ, ngành liên quan:

- Xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, các tổ chức tín dụng có cơ chế cho vay vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển ngành tôm, trong đó lưu ý về cơ chế bảo đảm tin vay phù hợp để người sản xuất có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất.

- Nghiên cứu mở rộng hạn mức, thời hạn vay vốn phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành tôm, đặc biệt với những tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường.

h) Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan:

- Rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống cung cấp điện ở các vùng sản xuất tôm tập trung theo quy hoạch được phê duyệt trên phạm vi cả nước.

- Bố trí nguồn lực, đầu tư hạ tầng để cung cấp đủ điện ba pha cho các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, nuôi theo công nghệ cao.

i) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất tôm:

- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành tôm; phát triển các mô hình hợp tác xã nuôi, chế biến tôm tại địa phương.

- Kiểm soát chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, thuốc và chất xử lý cải tạo môi trường trong sản xuất tôm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch liên kết vùng để phát huy lợi thế sản xuất, kinh doanh tôm; rà soát quy hoạch, hình thành trung tâm sản xuất tập trung theo hướng công nghệ cao, phát triển các mô hình nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ.

- Bố trí kinh phí để thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; thông tin kịp thời về tình hình thị trường, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cho người sản xuất.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất tôm.

- Căn cứ các chỉ tiêu về ngành tôm được phân bổ trong Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương.

k) Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:

- Hướng dẫn hội viên tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị tôm; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị tôm với ngân hàng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng định hướng chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xử lý các tranh chp thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan tới nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm Việt Nam.

- Hỗ trợ phân tích, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm.

 

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Danh mục

Đơn vị

Năm 2016

Năm 2020

Năm 2025

Tăng trưng Giai đoạn 2016 - 2020

Tăng trưởng Giai đoạn 2020 - 2025

Diện tích nuôi

ha

714.239

740.000

800.000

0,89%

1,57%

1

Tôm sú

ha

600.000

600.000

600.000

0,00%

0,00%

-

QC, QCCT

-

565.161

555.000

540.000

-0,45%

-0,55%

-

BTC, TC

-

35.238

45.000

60.000

6,30%

5,92%

2

Tôm chân trắng

-

94.246.

110.000

150.000

3,94%

6,40%

3

Tôm càng xanh

-

19.993

30.000

50.000

10,68%

10,76%

4

Tôm hùm

m3

800.000

1.000.000

1.200.000

5,74%

3,71%

Sản lượng thu hoạch

tấn

668.814

832.500

1.153.000

5,63%

6,73%

1

Tôm sú

-

263.853

320.000

400.000

4,94%

4,56%

-

QC, QCCT

-

154.083

170.000

180.000

2,49%

1,15%

-

BTC, TC

-

109.770

150.000

220.000

8,12%

7,96%

2

Tôm chân trng

-

393.429

480.000

700.000

5,10%

7,84%

3

Tôm hùm

-

1.800

2.500

3.000

8,56%

3,71%

4

Tôm càng xanh

-

9.732

30.000

50.000

32,50%

10,76%

Kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

3.650

5.500

10.000

10,79%

12,70%

1

Tôm sú*

-

930

1.500

2.900

12,69%

14,09%

2

Tôm chân trắng*

-

1.956

3.000

5.500

11,29%

12,89%

3

Tôm hùm

-

80

100

200

5,74%

14,87%

4

Tôm càng xanh

-

20

50

100

25,74%

14,87%

5

Xuất khẩu tôm tiểu ngạch

-

100

100

100

0,00%

0,00%

6

Xuất khẩu tại chỗ

-

300

450

900

10,67%

14,87%

7

Tôm khác (khai thác tự nhiên)*

-

264

300

300

3,25%

0,00%

* Số liệu thống kê năm 2016 do Hải quan công b.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Chương trình/Đề án/Dự án đầu tư

Mục tiêu

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

1

Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030.

- Chọn tạo, gia hóa giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng và số lượng. Tiến tới chủ động cung cấp 100% tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

- Nâng cao năng suất, sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành tôm.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ của ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành tôm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Khoa học và Công nghệ,

- Bộ Tài chính.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Công Thương

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

- Hội/Hiệp hội nghề nghiệp.

2018 - 2030

(Hoàn thành lập Đề án 2017).

- Vốn ngân sách: giai đoạn 2018 - 2020 bố trí vốn ngân sách nhà nước dự phòng đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2030 bố trí vốn từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

2

Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng điện 3 pha cho các vùng sản xuất tôm tập trung.

- Đảm bảo cung cấp điện 3 pha cho các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Các bộ, ngành liên quan.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2018 -2025

(Hoàn thành lập Chương trình năm 2018).

- Vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất vốn vay.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

3

Đề án "Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030".

- Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái) với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh và đất nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các thành phần kinh tế.

2018 -2030

(Hoàn thành lập Đề án 2017).

- Vn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

4

Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu.

Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu nhằm hỗ trợ, tác động, lan tỏa ngành công nghiệp tôm cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, BĐCM nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

2017-2025

(Hoàn thành lập Đề án 2017).

- Vốn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

5

Đề án phát triển sản phẩm tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia.

- Nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm tôm Việt Nam có chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cao trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới.

- Xây dựng được thương hiệu tôm Việt Nam chất lượng cao để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam.

- Bộ Khoa học và Công nghệ

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Tài chính.

- Bộ Công Thương.

- Doanh nghiệp.

- Hội/Hiệp hội nghề nghiệp.

2017-2020

(Hoàn thành lập Đề án 2017).

- Vốn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

6

Đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu tôm càng xanh.

- Nâng cao năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm càng xanh.

- Phát triển, kiểm soát xuất khẩu chính ngạch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Công Thương.

- Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Hội/Hiệp hội nghề nghiệp.

2018 - 2025

(Hoàn thành lập Đề án 2018).

- Vn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

7

Đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm.

- Nâng cao năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm hùm.

- Phát triển, kiểm soát xuất khẩu chính ngạch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Công Thương.

- Các tỉnh ven biển miền Trung.

- Hội/Hiệp hội nghề nghiệp.

2018 - 2025

(Hoàn thành lập Đề án 2018).

- Vốn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vốn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

8

Đề án xúc tiến thương mại và đấu tranh với rào cản thương mại về sản phẩm tôm Việt Nam.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm Việt Nam.

- Phổ biến, hướng dẫn các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp.

- Chủ động đấu tranh với các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu về mở rộng thị trường và tăng giá trị, hiệu quả ngành tôm.

Bộ Công thương

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Ngoại giao.

- Bộ Công an.

- Hội/Hiệp hội nghề nghiệp.

2018 - 2025

(Hoàn thành lập Đề án 2018).

- Vốn ngân sách.

- Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt.

- Vn ODA.

- Vốn từ nguồn xã hội hóa.

 

PHỤ LỤC IIIa

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Địa phương

Tôm nước lợ

Tôm sú

Tôm chân trắng

Tổng DT (ha)

Tổng SL (tấn)

DT tôm sú (ha)

DT sú QC, QCCT (ha)

SL sú QC, QCCT (tấn)

DT sú TC, BTC (ha)

SL sú TC, BTC (tấn)

DT tôm TCT (ha)

SL tôm TCT (tấn)

1

Quảng Ninh

10.100

12.500

6.600

6.600

1.500

-

-

3.500

11.000

2

T.P Hải Phòng

3.400

6.632

2.400

2.400

1.632

-

-

1.000

5.000

3

Thái Bình

3.200

2.587

3.000

3.000

1.487

-

-

200

1.100

4

Nam Định

4.100

4.950

3.100

3.100

950

-

-

1.000

4.000

5

Ninh Bình

2.250

776

2.000

2.000

396

-

-

250

380

6

Thanh hóa

5.000

7.100

4.000

4.000

1.800

-

-

1.000

5.300

7

Nghệ An

3.020

7.010

20

 

-

20

10

3.000

7.000

8

Hà Tĩnh

3.060

5.924

500

500

924

-

-

2.560

5.000

9

Quảng Bình

1.465

6.600

265

 

-

265

600

1.200

6.000

10

Quảng Trị

1.500

6.800

500

500

-

-

800

1.000

6.000

11

Thừa Thiên Huế

5.500

13.500

4.500

4.000

3.000

500

1.500

1.000

9.000

12

T.P Đà Nng

100

110

-

-

-

-

-

100

110

13

Quảng Nam

3.450

16.640

450

110

300

340

340

3.000

16.000

14

Quảng Ngãi

1.540

12.040

40

-

-

40

40

1.500

12.000

15

Bình Định

2.653

7.610

1.153

1.153

610

-

-

1.500

7.000

16

Phú Yên

2.250

9.000

250

-

-

250

462

2.000

8.538

17

Khánh Hòa

2.460

6.562

460

450

520

10

42

2.000

6.000

18

Ninh Thuận

2.050

6.090

50

40

80

10

10

2.000

6.000

19

Bình Thuận

2.025

6.012

25

-

-

25

12

2.000

6.000

20

Bà Rịa- Vũng Tàu

4.800

6.551

3.300

3.120

1.871

180

180

1.500

4.500

21

T.P HCM

6.364

17.233

3.287

2.987

1.333

300

900

3.077

15.000

22

Long An

4.100

14.233

1.500

150

683

1.350

3.425

2.600

10.125

23

Tiền Giang

3.900

9.983

2.700

2.100

2.663

600

1.320

1.200

6.000

24

Bến Tre

33.428

84.211

25.608

23.108

5.545

2.500

15.324

7.820

63.342

25

Trà Vinh

25.788

66.488

19.692

15.739

6.721

3.953

19.767

6.096

40.000

26

Sóc Trăng

61.549

127.398

27.502

15.130

10.000

12.372

37.398

34.047

80.000

27

Bạc Liêu

131.506

125.155

122.406

108.406

46.700

14.000

35.600

9.100

42.855

28

Cà Mau

280.000

180.205

270.250

267.000

78.370

3.250

28.735

9.750

73.100

29

Kiên Giang

99.242

80.000

94.242

84.207

32.815

10.035

3.535

5.000

43.650

30

Hậu Giang

200

100

200

200

100

 

 

 

 

Tổng cộng

710.000

800.000

600.000

550.000

190.000

50.000

130.000

110.000

480.000

 

PHỤ LỤC IIIb

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Địa phương

Tôm nước lợ

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Tổng DT (ha)

Tổng SL (tấn)

DT tôm sú (ha)

DT sú QC, QCCT (ha)

SL sú QC, QCCT (tấn)

DT sú TC, BTC (ha)

SL sú TC, BTC (tấn)

DT tôm TCT (ha)

SL tôm TCT (tn)

1

Quảng Ninh

11.600

16.500

6.600

6.600

1.500

-

-

5.000

15.000

2

T.P Hải Phòng

4.400

7.632

2.400

2.400

1.632

-

-

2.000

6.000

3

Thái Bình

4.000

4.487

3.000

3.000

1.487

-

-

1.000

3.000

4

Nam Định

4.600

6.000

3.100

3.100

1.500

-

-

1,500

4.500

5

Ninh Bình

2.500

2.500

2.000

2.000

1.000

-

-

500

1.500

6

Thanh hóa

7.000

7.800

4.000

4.000

1.800

-

-

3.000

6.000

7

Nghệ An

5.020

9.600

20

 

-

20

600

5.000

9.000

8

Hà Tĩnh

4.500

9.924

500

500

924

-

-

4.000

9.000

9

Quảng Bình

2.000

8.800

400

 

-

400

800

1.600

8.000

10

Quảng Trị

1.500

8.800

500

500

-

-

800

1.000

8.000

11

Thừa Thiên Huế

6.500

19.500

4.500

3.500

3.000

1.000

1.500

2.000

15.000

12

T.P Đà Nng

100

300

-

-

-

-

-

100

300

13

Quảng Nam

4.610

12.139

610

110

2.239

500

900

4.000

9.000

14

Qung Ngãi

2.500

5.700

500

-

-

500

1.200

2.000

4.500

15

Bình Định

3.929

16.338

1.116

1.116

593

-

-

2.813

15.745

16

Phú Yên

1.943

10.050

300

-

-

300

577

1.643

9.473

17

Khánh Hòa

3.960

8.062

460

450

520

10

42

3.500

7.500

18

Ninh Thuận

3.527

6.144

50

40

114

10

30

3.477

6.000

19

Bình Thuận

2.525

6.075

25

-

-

25

75

2.500

6.000

20

Bà Rịa - Vũng Tàu

6.800

8.231

3.300

3.120

1.871

180

360

3.500

6.000

21

T.P HCM

6.860

30.465

3.243

2.743

1.636

500

1.100

3.617

27.729

22

Long An

4.650

19.125

1.650

150

75

1.500

4.050

3.000

15.000

23

Tiền Giang

6.000

12.800

3.000

2.000

4.000

1.000

1.800

3.000

7.000

24

Bến Tre

36.197

101.170

26.197

19.197

14.500

7.000

17.820

10.000

68.850

25

Trà Vinh

29.000

78.447

17.000

9.000

6.447

8.000

17.000

12.000

55.000

26

Sóc Trăng

67.115

142.088

28.115

8.000

5.600

20.115

54.195

39.000

82.293

27

Bạc Liêu

123.974

189.005

112.974

90.974

48.370

22.000

55.000

11.000

85.635

28

Cà Mau

280.000

232.677

268.750

265.000

115.942

3.750

33.735

11.250

83.000

29

Kiên Giang

112.190

119.391

105.190

102.000

35.000

3.190

8.416

7.000

75.975

30

Hậu Giang

500

250

500

500

250

 

 

 

 

Tổng

750.000

1.100.000

600.000

530.000

250.000

70.000

200.000

150.000

650.000

 

PHỤ LỤC IIIc

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM HÙM ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Địa phương

Tôm hùm năm 2015

Tôm hùm đến năm 2020

Tôm hùm đến năm 2025

Số lồng

Sản lưng (Tấn)

Thể tích (m3)

Sản lưng (Tấn)

Thể tích (m3)

Diện tích mặt đất (ha)

Sản lưng (Tấn)

1

Quảng Bình

 

 

 

 

 

20

60

2

T.P Đà Nng

 

 

5.000

10

5.000

-

10

3

Quảng Nam

 

 

 

 

 

20

60

4

Quảng Ngãi

610

24

20.000

40

20.000

20

100

5

Bình Định

 

16

6.000

40

7.500

20

75

6

Phú Yên

23.627

630

475.000

1.225

553.500

40

1.280

7

Khánh Hòa

28.455

844

415.000

1.025

515.000

40

1.100

8

Ninh Thuận

283

19

75.000

150

75.000

20

210

9

Bình Thuận

25

1

4.000

10

24.000

-

105

Tổng cộng

53.000

1.535

1.000.000

2.000

1.200.000

180

3.000

 

PHỤ LỤC IIId

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM CÀNG XANH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Địa phương

Tôm Càng xanh năm 2020

Tôm Càng xanh năm 2025

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Ninh Bình

10

10

50

50

2

Hà Tĩnh

1

1

1

1

3

T.P Hồ Chí Minh

50

50

200

200

4

Long An

1.000

1.000

1.500

2.250

5

Bến Tre

2.240

2.000

6.000

7.500

6

Trà Vinh

2.937

5.000

6.000

7.223

7

Sóc Trăng

1.000

3.000

6.500

5.222

8

Bạc Liêu

6.000

7.792

6.000

9.000

9

Cà Mau

10.000

2.000

13.000

12.267

10

Kiên Giang

5.050

3.535

5.075

5.000

11

Hậu Giang

50

50

100

100

12

An Giang

300

700

1.500

1.275

13

Đồng Tháp

1.123

4.623

3.442

3.958

14

Đồng Nai

100

100

200

300

15

Hậu Giang

6

6

50

75

16

T.P Cần Thơ

50

50

200

300

17

Tây Ninh

1

1

5

10

18

T.P Hà Nội

15

15

50

75

19

Hải Dương

13

13

50

75

20

Hà Giang

1

1

5

10

21

Điện Biên

1

1

5

10

22

Lào Cai

6

6

6

9

23

Phú Thọ

45

45

60

90

24

Cao Bằng

1

1

1

1,5

Tổng cộng

30.000

30.000

50.000

55.000

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi