Quyết định 52/QĐ-TCLN-KHTC 2023 Sổ tay hướng dẫn tạm thời thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 52/QĐ-TCLN-KHTC
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Lâm nghiệp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 52/QĐ-TCLN-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Quang Bảo |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/03/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 52/QĐ-TCLN-KHTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP Số: 52/QĐ-TCLN-KHTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Sổ tay hướng dẫn tạm thời thực hiện Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
________________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ- TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay hướng dẫn tạm thời thực hiện Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
SỔ TAY
Hướng dẫn tạm thời thực hiện bộ chỉ số giám sát, đánh giá chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
(Kèm theo Quyết định số 52/QĐ-TCLN-KHTC, ngày 31/3/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp)
GIỚI THIỆU
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021, đang được ngành Lâm nghiệp triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước.
Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/8/2021 về kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược nhằm thống nhất nội dung, phương pháp và phân công cụ thể các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập số liệu, tính toán và báo cáo từng tiêu chí. Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc và báo cáo kết quả triển khai cụ thể, những khó khăn, bất cập về cơ quan quản lý lâm nghiệp Trung ương để điều chỉnh Sổ tay hướng dẫn; đồng thời tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT những nội dung cần điều chỉnh và bổ sung khi cần thiết.
Tổng cục Lâm nghiệp trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, phối hợp của Dự án “Tăng cường Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên Bền vững (SNRM2)” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ trong quá trình xây dựng hoàn thiện Sổ tay này./.
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ BỘ CHỈ SỐ
I. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH SỔ TAY
1. Mục đích Sổ tay
1. Thống nhất nội dung, phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu để giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp từ Trung ương tới địa phương.
2. Sử dụng Bộ chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng và ban hành các chính sách kịp thời, phù hợp và hiệu quả.
3. Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển ngành lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, nghiên cứu và phát triển ngành lâm nghiệp.
II. BỘ CHỈ SỐ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC
Bộ chỉ số giám sát, đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành tại Quyết định số 1382/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ chỉ số bao gồm 17 nhóm chỉ số và 40 chỉ số, cụ thể sau:
TT | Mã số | Tên Chỉ số | Đơn vị tính | Tần suất báo cáo | Nguồn số liệu | Cơ quan thực hiện | |
Trung ương | Địa phương | ||||||
| 01 | Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
1 | 0101 | Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp | % năm | Năm | Báo cáo hành chính; Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 02 | Giá trị sản phẩm lâm sản được tiêu thụ |
|
|
|
|
|
2 | 0201 | Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản | Tỷ USD | Năm | Báo cáo hành chính; Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
3 | 0202 | Giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước | Tỷ USD | 2,5 năm; 5 Năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 03 | Khai thác gỗ từ rừng trồng |
|
|
|
|
|
4 | 0301 | Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng(*) | Triệu m3 | Năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính; | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
5 | 0302 | Tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến | % | 2,5 năm; 5 Năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 04 | Phát triển rừng |
|
|
|
|
|
6 | 0401 | Diện tích trồng rừng sản xuất hàng năm(*) | ha/năm | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
7 | 0402 | Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng hàng năm(*) | ha/năm | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
8 | 0403 | Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh(*) | ha/năm | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
9 | 0404 | Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn so với diện tích rừng trồng sản xuất | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
10 | 0405 | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ | Ha | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 05 | Nâng cao năng suất, chất lượng rừng |
|
|
|
|
|
11 | 0501 | Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
12 | 0502 | Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
13 | 0503 | Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình | m3/ha/ năm | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 06 | Phát triển dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) |
|
|
|
|
|
14 | 0601 | Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân(*) | %/năm | Hằng năm; 05 năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Quỹ BV và PTR | Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh |
15 | 0602 | Số đối tượng phải chi trả DVMTR được thể chế hóa, áp dụng | Đơn vị | Hằng năm; 05 năm | Báo cáo hành chính | Quỹ BV và PTR | Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh |
16 | 0603 | Diện tích rừng cung ứng DVMTR(*) | ha | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Quỹ BV và PTR | Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh |
17 | 0604 | Số hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán BVR | đơn vị | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Quỹ BV và PTR | Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh |
18 | 0605 | Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR(*) | Tỷ đồng | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Quỹ BV và PTR | Sở NN&PTNT, Quỹ BV&PTR tỉnh |
| 07 | Quản lý rừng bền vững (QLRBV) |
|
|
|
|
|
19 | 0701 | Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững | triệu ha | Năm | Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
20 | 0702 | Tỷ lệ diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững | % | Năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 08 | Tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
21 | 0801 | Số công ty lâm nghiệp được đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả | đơn vị | 5 năm | Báo cáo hành chính; Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 09 | Giá trị thu nhập từ rừng |
|
|
|
|
|
22 | 0901 | Mức tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên đơn vị diện tích so với năm 2020 | lần | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
23 | 0902 | Mức tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp | lần | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 10 | Ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
24 | 1001 | Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
25 | 1002 | Số khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng | khu | 5 năm | Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp |
|
26 | 1003 | Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng | % | 5 năm | Báo cáo hành chính; Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
27 | 1004 | Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao, làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp | % | 5 năm | Điều tra ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 11 | Tăng cường năng lực cho tổ chức, cá nhân ngành lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
28 | 1101 | Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
29 | 1102 | Tỷ lệ các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 12 | Sự tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân miền núi |
|
|
|
|
|
30 | 1201 | Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhằm đảm bảo bình đẳng giới | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
31 | 1202 | Tỷ lệ số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa | % | 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 13 | Tỷ lệ che phủ rừng |
|
|
|
|
|
32 | 1301 | Tỷ lệ che phủ rừng(*) | % | Năm | Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
| 14 | Số lượng cây xanh được trồng |
|
|
|
|
|
33 | 1401 | Số lượng cây xanh phân tán được trồng(*) | Tỷ cây | Hằng năm; 2,5 năm; 5 năm | Điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp. Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 15 | Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thực thi pháp luật về lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
34 | 1501 | Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quản lý | % | Năm | Báo cáo điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
35 | 1502 | Diện tích rừng được bảo vệ(*) | ha | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
36 | 1503 | Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng | ha | Năm | Báo cáo điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng. Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
37 | 1504 | Tỷ lệ giảm các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp(*) | % | Năm | Báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
38 | 1505 | Trữ lượng rừng | Triệu m3 | 5 Năm | Điều tra, kiểm kê, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng; Báo cáo hành chính | Cục Kiểm lâm | Sở NN&PTNT |
| 16 | Nâng cao hiệu lực quản lý ngành lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
39 | 1601 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện | tỉnh có rừng | 5 năm | Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
| 17 | Huy động nguồn vốn |
|
|
|
| Sở NN&PTNT |
40 | 1701 | Tổng số vốn huy động thực hiện Chiến lược | Tỷ đồng | 5 năm | Báo cáo hành chính | Cục Lâm nghiệp | Sở NN&PTNT |
Ghi chú: (*): Chỉ tiêu thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về Thống kê ngành lâm nghiệp.
I. NHÓM CHỈ SỐ 01. TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
1. Chỉ số 0101: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp
1.1. Khái niệm
Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) là sự gia tăng giá trị tổng sản phẩm sản xuất lâm nghiệp theo định kỳ1.
1.2. Phương pháp tính
- Phương pháp tính tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp áp dụng theo cách tính tốc độ tăng tổng sản phẩm được sản xuất trong nước theo năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước.
- Tốc độ tăng giá trị sản phẩm lâm nghiệp (GFDP) được tính theo giá so sánh bằng công thức2:
Tốc độ tăng trưởng GFDP (%) | = | GFDPn1 | x 100 - 100 |
GFDPn0 |
Trong đó:
GFDPn1: Là GFDP theo giá so sánh của năm báo cáo;
GFDPn0: Là GFDP theo giá so sánh của năm trước năm báo cáo.
1.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Báo cáo hành chính, số liệu ngành Thống kê, điều tra đánh giá ngành lâm nghiệp;
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
1.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm;
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn của Chiến lược.
1.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Tổng cục Thống kê; Cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
II. NHÓM CHỈ SỐ 02: GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÂM SẢN ĐƯỢC TIÊU THỤ
2. Chỉ số 0201: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản
2.1. Khái niệm
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản là tổng giá trị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) được bán ra nước ngoài, làm giảm nguồn sản phẩm gỗ và LSNG trong nước3.
2.2. Phương pháp tính
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản được tính theo giá của sản phẩm gỗ và LSNG đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế (trị giá theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương FOB), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là USD4.
2.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu, tài liệu được thu thập từ báo cáo ngành công thương, ngành thống kê ở các cấp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
2.4. Kỳ báo cáo
Báo cáo hàng năm
2.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Tổng cục Hải quan; cơ quan hải quan địa phương;
- Tổng cục Thống kê; cơ quan thống kê địa phương;
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chỉ số 0202: Giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước
3.1. Khái niệm
Giá trị lâm sản được tiêu thụ tại thị trường trong nước là tổng giá trị sản phẩm gỗ và LSNG của Việt Nam (không bao gồm giá trị lâm sản nhập khẩu) được khai thác thành hàng hoá và tiêu thụ tại thị trường trong nước, được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất.
3.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu từ thu thập thông qua điều tra, đánh giá độc lập.
3.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
Nguồn số liệu: thực hiện điều tra, đánh giá độc lập 5 năm một lần. Các số liệu cụ thể được thu thập như sau:
+ Lượng lâm sản khai thác hàng năm và 5 năm;
+ Khối lượng và giá trị lâm sản tiêu thụ hàng năm và 5 năm tại các địa phương và toàn quốc.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT
tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
3.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
3.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp;
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
III. NHÓM CHỈ SỐ 03: KHAI THÁC GỖ TỪ RỪNG TRỒNG
4. Chỉ số 0301: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng
Các khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
5. Chỉ số 0302: Tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến
5.1. Khái niệm
Tỷ lệ sản lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến là tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước trên tổng khối lượng gỗ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
5.2. Phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ sản lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến (%) | = | Khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước | x 100 |
Khối lượng gỗ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản địa phương/ cả nước |
5.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Thực hiện điều tra, đánh giá độc lập 2,5 năm, 5 năm một lần để thu thập, tổng hợp và tổng hợp kết hợp báo cáo tổng hợp từ địa phương và các báo cáo có liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
5.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
5.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
IV. NHÓM CHỈ SỐ 04: PHÁT TRIỂN RỪNG
6. Chỉ số 0401: Diện tích trồng rừng sản xuất hằng năm
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
7. Chỉ số 0402: Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng hằng năm
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
8. Chỉ số 0403: Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
9. Chỉ số 0404: Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn so với diện tích rừng trồng sản xuất
9.1. Khái niệm
- Rừng trồng gỗ lớn là diện tích rừng trồng sản xuất bằng các loài cây bản địa hoặc loài cây nhập nội để kinh doanh gỗ lớn với các cây gỗ tiêu chuẩn về kích thước đạt theo yêu cầu của TCVN 11567:20165
- Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn là tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích rừng trồng gỗ lớn trên tổng diện tích rừng trồng sản xuất.
9.2. Phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn (%) | = | Diện tích rừng trồng gỗ lớn được trồng | x 100 |
Tổng diện tích rừng trồng sản xuất của địa phương/ cả nước |
9.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu được thu thập tổng hợp từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính từ trung ương tới địa phương.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
9.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
9.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
10. Chỉ số 0405: Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ
10.1. Khái niệm
Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tổng diện tích các loài cây cho một hoặc nhiều sản phẩm từ rừng không phải là gỗ, bao gồm: các sản phẩm có sợi; sản phẩm làm thực phẩm; thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật; các sản phẩm chiết xuất; các sản phẩm khác v.v6..
10.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu thông qua điều tra độc lập, tổng hợp thông qua các báo cáo hành chính.
10.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo từ các dự án; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan theo giai đoạn.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
10.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
10.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
V. NHÓM CHỈ SỐ 05: NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG
11. Chỉ số 0501: Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng
11.1. Khái niệm
- Diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng được tính theo tổng diện tích rừng tự nhiên được tăng trữ lượng lên cấp cao hơn7. Ví dụ: Diện tích rừng được nâng từ rừng chưa có trữ lượng lên rừng nghèo kiệt; từ rừng có trữ lượng gỗ trung bình lên rừng giàu v.v.)
- Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng diện tích rừng được nâng cấp trữ lượng trên tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước.
11.2. Phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng (%) | = | Tổng diện tích rừng được nâng cấp trữ lượng | x 100 |
Tổng diện tích rừng tự nhiên của địa phương/ cả nước |
11.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo từ các dự án; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan theo giai đoạn.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
11.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
11.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
12. Chỉ số 0502: Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận
12.1. Khái niệm
- Giống cây lâm nghiệp được các cơ quan chức năng công nhận là giống cây đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận8
- Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận là tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận trên tổng diện tích rừng trồng trên cả nước.
12.2. Phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận (%) | = | Diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận | x 100 |
Tổng diện tích rừng trồng trên địa phương/cả nước |
12.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Tổng hợp phân tích số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
12.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
12.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
13. Chỉ số 05 03: Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình
13.1. Khái niệm
Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới là sản lượng gỗ thu được tính trên một đơn vị diện tích rừng trồng thâm canh bằng giống mới của từng loài cây trồng trong một vụ sản xuất/chu kỳ trồng rừng của một địa phương hay cả nước.
13.2. Phương pháp tính
Tổng hợp phân tích số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan.
13.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Tổng hợp phân tích số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
13.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
13.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
VI. NHÓM CHỈ SỐ 06: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG (DVMTR)
14. Chỉ số 0601: Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân
14.1. Khái niệm
Giá trị DVMTR là tổng giá trị thu được từ hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng: là số tiền Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực tế đã thu được từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12, gồm tiền ủy thác thực nhận từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng và lãi tiền gửi từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng9.
Tỷ lệ tăng giá trị thu từ DVMTR bình quân là tỷ lệ phần trăm (%) tăng bình quân năm giữa tổng số tiền thu từ DVMTR của năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.
14.2. Phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ tăng giá trị thu từ DVMTR bình quân (%) | = | Tổng số tiền thu từ DVMTR của năm báo cáo | x 100 |
Tổng số tiền thu từ DVMTR của năm trước năm báo cáo địa phương/ cả nước |
Tỷ lệ tăng giá trị thu từ DVMTR bình quân có thể được tính bình quân cho cả giai đoạn.
14.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; Sở NN&PTNT cấp tỉnh; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp tổng hợp báo cáo hằng năm và 5 năm.
14.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
14.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng VN.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
15. Chỉ số 0602: Số đối tượng phải chi trả DVMTR được thể chế hóa, áp dụng
15.1. Khái niệm
Số đối tượng phải chi trả tiền DVMTR được thể chế hóa, áp dụng là tổng số đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp được quy định chi tiết về đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý sử dụng tiền DVMTR áp dụng trên toàn quốc10.
15.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu hằng năm và 5 năm.
15.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: báo cáo hành chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các báo cáo liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; Sở NN&PTNT cấp tỉnh; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp tổng hợp báo cáo hằng năm và 5 năm.
15.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
15.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng VN.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
16. Chỉ số 0603: Diện tích rừng cung ứng DVMTR
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
17. Chỉ số 0604: Số hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng
17.1. Khái niệm
Số hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng là tổng số hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng do nhà nước thành lập11.
17.2. Phương pháp tính
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo.
17.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Tổng hợp phân tích số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; Sở NN&PTNT cấp tỉnh; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp tổng hợp báo cáo hằng năm và 5 năm.
17.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
17.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng VN.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
18. Chỉ số 0605: Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
VII. NHÓM CHỈ SỐ 07: QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
19. Chỉ số 0701: Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
20.1. Khái niệm
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững12.
- Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) đáp ứng các tiêu chí quản lý rừng bền vững, được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong nước hoặc quốc tế.
20.2. Phương pháp tính
Tổng hợp báo cáo hằng năm.
20.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: báo cáo hành chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các báo cáo liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
20.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
20.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
20. Chỉ số 0702: Tỷ lệ diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quả n lý bề n vững
20.1. Khái niệm
- Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh13.
- Phương án QLRBV được xây dựng cho diện tích rừng và thực hiện trong giai đoạn 10 năm14.
- Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và thực hiện là tỷ lệ % chủ rừng là tổ chức (chủ rừng nhóm II) có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án, trên tổng số chủ rừng là tổ chức.
2. Phương pháp tính
Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức có phương án QLRBV được phê duyệt và thực hiện, được tính theo công thức:
Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức có phương án QLRBV được phê duyệt và thực hiện (%) | = | Số chủ rừng là tổ chức có PAQLRBV được phê duyệt và thực hiện | x 100 |
Tổng số chủ rừng là tổ chức |
20.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh tổng hợp số chủ rừng là tổ chức trên địa bàn có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án, thông qua báo cáo hành chính của các chủ rừng.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
20.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
20.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
VIII. NHÓM CHỈ SỐ 08: TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH LÂM NGHIỆP
21. Chỉ số 0801: Số công ty lâm nghiệp được đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả
21.1. Khái niệm
Số công ty lâm nghiệp được đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp15.
21.2. Phương pháp tính
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo.
21.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Tổng hợp phân tích số liệu từ điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính và các báo cáo có liên quan.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
21.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
21.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
IX. NHÓM CHỈ SỐ 09: GIÁ TRỊ THU NHẬP TỪ RỪNG
22. Chỉ số 0901: Mức tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên đơn vị diện tích so với năm 2020
22.1. Khái niệm
- Thu nhập từ rừng trồng sản xuất là tổng số tiền thực tế thu từ rừng trồng sản xuất trong kỳ, được ước tính theo giá trị tăng thêm từ rừng trồng sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
- Mức tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích (hecta) là số tăng lên của thu nhập trên một hecta đất rừng trồng sản xuất trong kỳ theo giá so sánh năm gốc của kỳ này so với năm 2020.
22.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu thông qua điều tra độc lập.
22.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Thực hiện Điều tra đánh giá định kỳ 05 năm một lần với các nội dung thu thập:
+ Giá trị thu nhập từ các loại rừng trồng sản xuất;
+ Tổng hợp giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên đơn vị diện tích tại thời điểm điều tra;
+ Tổng hợp mức tăng so sánh với giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất năm 2020.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
22.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
22.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
23. Chỉ số 0902: Mức tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp
23.1. Khái niệm
- Thu nhập của lao động đang làm việc là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương gồm tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tự kinh doanh,… của những người lao động làm công ăn lương trong nền kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật16.
- Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động làm công ăn lương, tự kinh doanh.
- Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân của người dân tộc thiểu số làm việc liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
23.2. Phương pháp tính
Việc xác định mức tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp được tổng hợp so sánh với mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp năm 2020 và bình quân chung cả nước.
23.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Thực hiện Điều tra đánh giá định kỳ 05 năm một lần với các nội dung thu thập:
+ Thu nhập bình quân chung toàn quốc;
+ Thu nhập nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp năm 2020;
+ Thu nhập nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp năm kỳ đánh giá.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
23.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
23.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
X. NHÓM CHỈ SỐ 10: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ, CƠ GIỚI HOÁ TRONG LÂM NGHIỆP
24. Chỉ số 1001: Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung
24.1. Khái niệm
- Cơ giới hoá lâm nghiệp là sử dụng máy móc thay cho hoặc làm giảm nhẹ cho lao động chân tay, tăng hiệu suất cơ giới hoá lâm nghiệp. Cơ giới hóa đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị hàng nông sản, chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, miền núi17.
- Ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung là việc sử dụng máy móc cho các hoạt động sản xuất trồng rừng tập trung các khâu: xử lý thực bì, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khai thác, vận chuyển,…
- Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung là tỷ lệ % ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất trồng rừng tập trung.
24.2. Phương pháp tính
Việc xác định tỷ lệ ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung thông qua điều tra ngành lâm nghiệp.
24.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Thực hiện Điều tra đánh giá định kỳ 05 năm một lần với các nội dung thu thập:
+ Tổng diện tích rừng trồng tập trung;
+ Hiện trạng cơ giới hoá và tỷ lệ cơ giới hoá rừng trồng tập trung.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
24.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
24.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
25. Chỉ số 1002: Số khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng
25.1. Khái niệm
Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao18.
Số khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng là số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về lĩnh vực lâm nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
25.2. Phương pháp tính
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo.
25.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Số khu công nghệ cao về lâm nghiệp được thu thập, tổng hợp thông qua báo cáo hành chính, tổng hợp thống kê số lượng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về lĩnh vực lâm nghiệp trong cả nước.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo.
25.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
25.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
26. Chỉ số 1003:Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức ứng dụng công nghệ trong quả n lý, giám sát tài nguyên rừng
26.1. Khái niệm
- Các hoạt động quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng, bao gồm: quy hoạch rừng; các hoạt động bảo vệ rừng; điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng; theo dõi diễn biến rừng; kiểm kê tài nguyên rừng19.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, bao gồm: công nghệ số, công nghệ tự động, công nghệ quang học, công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin… để thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng.
- Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức ứng dụng công nghệ trong quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng là tỷ lệ % các chủ rừng là tổ chức (chủ rừng nhóm II) sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, theo dõi giám sát tài nguyên rừng, trên tổng số các chủ rừng là tổ chức.
26.2. Phương pháp tính
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo
26.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: chủ rừng, các cơ quan quản lý lâm nghiệp các cấp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
26.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
26.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
27. Chỉ số 1004: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao, làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp
27.1. Khái niệm
Doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao; làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp là doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; làm chủ công nghệ cao trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (chọn tạo, sản xuất giống, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản,..) và dịch vụ lâm nghiệp20.
27.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu từ điều tra độc lập của ngành lâm nghiệp.
27.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Việc xác định tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao; làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp, thông qua các cuộc điều tra ngành lâm nghiệp; báo cáo hành chính của các doanh nghiệp, đơn vị.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
27.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
27.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XI. NHÓM CHỈ SỐ 11: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
28. Chỉ số 1101: Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo
28. 1. Khái niệm
- Lao động trong lâm nghiệp là tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp21.
- Người lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây22:
a) Người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).
b) Hoặc người chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên (hay còn gọi là công nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ).
28.2. Phương pháp tính
Công thức tính23:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) | = | Số lao động qua đào tạo | x 100 |
Lực lượng lao động của địa phương/ cả nước |
28.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu:
+ Thu thập các số liệu thống kê từ ngành lao động, thương binh và xã hội; ngành thống kê;
+ Các số liệu thông qua các cuộc điều tra ngành lâm nghiệp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
28.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
27.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
29. Chỉ số 1102: Tỷ lệ các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học
29.1. Khái niệm
- Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng là tổ chức được nhà nước giao quản lý một hoặc một số rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được nhà nước đầu tư/ hỗ trợ đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng24.
- Các hoạt động tăng cường năng lực cho các ban quản lý bao gồm: đầu tư nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tập huấn nâng cao năng lực và các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
29.2. Phương pháp tính, thu thập
Công thức tính:
Tỷ lệ các BQL RĐD, PH được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học (%) | = | Số BQL RĐD, PH được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học | x 100 |
Tổng số ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ địa phương/ cả nước |
29.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: các Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, cơ quan Kiểm lâm các cấp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
29.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
29.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XII. NHÓM CHỈ SỐ 12: SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI
30. Chỉ số 1201: Tỷ lệ tham gia củ a phụ nữ trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhằm đảm bảo bình đẳng giới
30.1. Khái niệm
- Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản25.
- Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp là tỷ lệ % số phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp.
30.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu từ điều tra độc lập của ngành lâm nghiệp.
30.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: điều tra độc lập ngành lâm nghiệp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
30.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
30.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
31. Chỉ số 1202: Tỷ lệ số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa
31.1. Khái niệm
- Sản xuất lâm nghiệp hàng hóa là hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Tỷ lệ số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa là tỷ lệ % số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa trên số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng.
31.2. Phương pháp tính
Xử lý, tổng hợp số liệu từ điều tra độc lập của ngành lâm nghiệp
31.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: điều tra độc lập ngành lâm nghiệp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
31.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm một lần theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
31.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XIII. NHÓM CHỈ SỐ 13: TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG
32. Chỉ số 1301: Tỷ lệ che phủ rừng
32.1. Khái niệm
Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định26
32.2. Phương pháp tính
Tỷ lệ che phủ rừng (%) = 100 x | Shcr |
|
Stn |
|
Shcr là diện tích rừng hiện có;
Stn là tổng diện tích đất tự nhiên.
32.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Việc tổng hợp số liệu tỷ lệ che phủ rừng thực hiện theo quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng tại Thông tư số 33/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Kiểm lâm; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
32.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm;
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
32.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Kiểm lâm
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XIV. NHÓM CHỈ SỐ 14: SỐ LƯỢNG CÂY XANH ĐƯỢC TRỒNG
33. Chỉ số 1401: Số lượng cây xanh phân tán được trồng
33.1. Khái niệm
- Số lượng cây xanh phân tán được trồng là số lượng được trồng theo Đề án trồng một tỷ cây xanh được quy định tại các địa điểm trồng27:
+ Tại khu vực đô thị: trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác.
+ Tại khu vực nông thôn: trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, sa mạc hóa, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.
- Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là tổng số cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ vùng bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác nhằm cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ, củi của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; đồng thời góp phần phòng hộ môi trường trong khoảng thời gian nhất định hiện còn sống đến thời điểm điều tra28.
33.2. Phương pháp tính
Số liệu thống kê ngành lâm nghiệp
33.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu:
+ Số liệu báo cáo kết quả thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh theo Quyết định 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021.
+ Số liệu số lượng cây xanh phân tán được trồng được tổng hợp báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp theo Thông tư số 12/2019/TT- BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
33.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm;
- Báo cáo 2,5 năm: báo cáo giữa kỳ theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
33.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XV. NHÓM CHỈ SỐ 15: BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC; THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ LÂM NGHIỆP
34. CHỈ SỐ 1501: Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quả n lý
34.1. Khái niệm
- Chủ quản lý hay Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật29.
- Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quản lý là tỷ lệ % diện tích rừng được giao cho chủ quản lý theo quy định của pháp luật và diện tích rừng hiện có.”
34.2. Phương pháp tính
Tổng hợp từ số liệu theo dõi diễn biến rừng.
34.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Việc xác định diện tích rừng được giao thông qua báo cáo hành chính; báo cáo điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Kiểm lâm; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
34.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
34.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Kiểm lâm.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
35. Chỉ số 1502: Diện tích rừng được bảo vệ
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
36. Chỉ số 1503: Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng
36.1. Khái niệm
Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng là diện tích rừng được nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho đối tượng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng30.
36.2. Phương pháp tính
Tổng hợp từ số liệu theo dõi diễn biến rừng.
36.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng thông qua báo cáo hành chính; báo cáo điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Kiểm lâm; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
36.4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo hằng năm.
- Báo cáo 5 năm: theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
36.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Kiểm lâm.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
37. Chỉ số 1504: Tỷ lệ giảm các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp
Các nội dung, khái niệm, phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu được thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
38. Chỉ số 1505: Trữ lượng rừng
38.1. Khái niệm
- Trữ lượng gỗ của rừng là tổng thể tích của những cây rừng hay cây đứng (đối với rừng cây gỗ) trên một đơn vị diện tích nhất định31.
- Trữ lượng các loại rừng tre nứa là tổng số lượng cây thuộc phân họ tre nứa trong rừng tre nứa hoặc rừng hỗn giao gỗ và tre nứa trên một đơn vị diện tích nhất định.
38.2. Phương pháp tính
Tổng hợp từ số liệu từ các các dự án điều tra, kiểm kê rừng.
38.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Trữ lượng rừng được thu thập, tổng hợp thông qua Dự án điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia theo từng chu kỳ hoặc được thu thập, tổng hợp thông qua kiểm kê rừng toàn quốc.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Kiểm lâm; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
38.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược.
38.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Kiểm lâm.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XVI. NHÓM CHỈ SỐ 16: NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NGÀNH LÂM NGHIỆP
39. Chỉ số 1601: Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện
39. Khái niệm
Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện là văn bản kế hoạch của của cơ quan, đơn vị được xây dựng, phê duyệt để thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
39.2. Phương pháp tính
Tổng hợp từ số liệu từ báo cáo hành chính.
39.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Xác định Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện thông qua báo cáo hành chính.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
39.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
39.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
XVII. NHÓM CHỈ SỐ 17: HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN
40: Chỉ số 1701: Tổng số vốn huy động thực hiện Chiến lược
40.1. Khái niệm
Tổng số vốn huy động thực hiện Chiến lược là tổng số tiền, tài sản trị giá bằng tiền được huy động từ các nguồn khác nhau để thực hiện Chiến lược32.
40.2. Phương pháp tính
Tổng hợp từ số liệu từ báo cáo hành chính.
40.3. Nguồn số liệu và trách nhiệm tổng hợp
- Nguồn số liệu: Xác định tổng số huy động vốn thực hiện Chiến lược được thực hiện thông qua báo cáo hành chính.
- Trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Cục Lâm nghiệp; các Sở NN&PTNT tổng hợp và báo cáo kết quả cấp tỉnh.
40.4. Kỳ báo cáo
Chính thức: 5 năm theo giai đoạn mục tiêu của Chiến lược
40.5. Cơ quan thu thập, tổng hợp báo cáo
- Cục Lâm nghiệp.
- Toàn ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
C. BIỂU MẪU BÁO CÁO
1. Đối với các chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp
Đối với các chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp thực hiện theo biểu mẫu báo cáo tại Phụ lục II, Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Thống kê ngành lâm nghiệp.
2. Đối với các chỉ số giám sát đánh giá Chiến lược khác
Biểu mẫu báo cáo đối với các chỉ số giám sát đánh giá Chiến lược khác thực hiện theo mẫu biểu kèm theo.
Biểu:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ SỐ CHIẾN LƯỢC
(Đối với các chỉ tiêu không thuộc chỉ tiêu thống kê ngành lâm nghiệp)
Năm…..
TT | Tên chỉ tiêu | Kỳ báo cáo | Đơn vị tính | Thực hiện | So sánh | ||
Đầu kỳ báo cáo (năm báo cáo) | Lũy kế từ đầu kỳ | Cùng kỳ báo cáo so với năm trước | Cùng kỳ lũy kế so với đầu kỳ | ||||
1 | Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp | năm | % |
|
|
|
|
2 | Giá trị sản phẩm lâm sản được tiêu thụ |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản | Năm | Tỷ USD |
|
|
|
|
2.2 | Giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước | 2,5 năm; 5 năm | Tỷ USD |
|
|
|
|
3 | Khai thác gỗ từ rừng trồng |
|
|
|
|
|
|
3.1 | Tỷ lệ sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến | 2,5 năm; 5 năm | % |
|
|
|
|
4 | Phát triển rừng |
|
|
|
|
|
|
4.1 | Tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn so với diện tích rừng trồng sản xuất | 5 năm | % |
|
|
|
|
4.2 | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ | 5 năm | % |
|
|
|
|
5 | Nâng cao năng suất, chất lượng rừng |
|
|
|
|
|
|
5.1 | Tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng | 5 năm | % |
|
|
|
|
5.2 | Tỷ lệ diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận | 5 năm | % |
|
|
|
|
5.3 | Năng suất rừng trồng thâm canh giống mới trung bình | 5 năm | M3/ha/ năm |
|
|
|
|
6 | Phát triển dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) |
|
|
|
|
|
|
6.1 | Số đối tượng phải chi trả DVMTR được thể chế hóa, áp dụng | Năm | Đơn vị |
|
|
|
|
6.2 | Số hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán BVR | 5 năm | Đơn vị |
|
|
|
|
7 | Quản lý rừng bền vững (QLRBV) |
|
|
|
|
|
|
7.1 | Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững | Năm | Triệu ha |
|
|
|
|
7.2 | Tỷ lệ diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững | Năm | % |
|
|
|
|
8 | Tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
8.1 | Số công ty lâm nghiệp được đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả | 5 năm | Đơn vị |
|
|
|
|
9 | Giá trị thu nhập từ rừng |
|
|
|
|
|
|
9.1 | Mức tăng giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên đơn vị diện tích so với năm 2020 | 5 năm | Lần |
|
|
|
|
9.2 | Mức tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp | 5 năm | Lần |
|
|
|
|
10 | Ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa trong lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
10.1 | Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hoá trồng rừng tập trung | 5 năm | Lần |
|
|
|
|
10.2 | Số khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xây dựng | 5 năm | Khu |
|
|
|
|
10.3 | Tỷ lệ chủ rừng là tổ chức ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng | 5 năm | % |
|
|
|
|
10.4 | Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng lâm nghiệp công nghệ cao, làm chủ công nghệ cao trong hoạt động lâm nghiệp | 5 năm | % |
|
|
|
|
11 | Tăng cường năng lực cho tổ chức, cá nhân ngành lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
11.1 | Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo | 5 năm | % |
|
|
|
|
11.2 | Tỷ lệ các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được tăng cường năng lực quản lý rừng và đa dạng sinh học | 5 năm | % |
|
|
|
|
12 | Sự tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân miền núi |
|
|
|
|
|
|
12.1 | Tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp nhằm đảm bảo bình đẳng giới | 5 năm | % |
|
|
|
|
12.2 | Tỷ lệ số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa | 5 năm | % |
|
|
|
|
13 | Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; thực thi pháp luật về lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
13.1 | Tỷ lệ diện tích rừng được giao cho chủ quản lý | Năm | % |
|
|
|
|
13.2 | Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình và cộng đồng | Năm | Ha |
|
|
|
|
13.3 | Trữ lượng rừng | 5 Năm | Triệu m3 |
|
|
|
|
14 | Nâng cao hiệu lực quản lý ngành lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
14.1 | Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược được ban hành, tổ chức thực hiện | Năm | Tỉnh |
|
|
|
|
15 | Huy động nguồn vốn |
|
|
|
|
|
|
15.1 | Tổng số vốn huy động thực hiện Chiến lược | 5 năm | Tỷ đồng |
|
|
|
|
Người lập biểu | Thủ trưởng đơn vị |
1 Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050
2 Căn cứ công thức tính tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
3 Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
4 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
5 TCVN 11567-1:2016 phần I Keo lai; TCVN 11567-1:2016 phần II Keo Tai tượng, Phần III Bạch đàn.
6 Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương lâm sản ngoài gỗ, 2006
7 Căn cứ phân chia trữ lượng rừng tự nhiên theo Điều 7 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
8 Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận nguồn giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
9 Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định thống kê ngành Lâm nghiệp
10 Khoản 2, Điều 63 Luật Lâm nghiệp
11 Điểm b, khoản 1 Điều 63 Luật Lâm nghiệp
12 Khoản 20, Điều 1 Luật Lâm nghiệp 2017; Quyết định số 1288/QĐ-TTgngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
13 Khoản 19, Điều 2, Luật Lâm nghiệp.
14 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định quản lý rừng bền vững.
15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
16 Hệ thống chỉ tiêu tài khoản quốc gia.
17 Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 04/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.
18 Luật Công nghệ cao 2008
19 Điều 96 Luật Lâm nghiệp 2017
20 Điều 96 Luật Lâm nghiệp
21 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
22 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
23 Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
24 Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017
25 Khoản 2, Điều 2, Luật Lâm nghiệp
26 Luật Lâm nghiệp 2017
27 Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt đề án “trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”
28 Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.
29 Luật Lâm nghiệp 2017
30 Điều 16 Luật Lâm nghiệp
31 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT
32 Mục V Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt CLPTLN