Quyết định 187/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 187/1999/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 187/1999/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/09/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 187/1999/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 187/1999/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 30 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ quy định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ.
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
QUYẾT ĐỊNH
Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh nhằm mục tiêu: nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của lâm trường, làm tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất lâm nghiệp, làm trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sản xuất lâm, nông nghiệp, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nhiệm vụ chính của các lâm trường quốc doanh là gây trồng, bảo vệ nuôi dưỡng rừng, khai thác chế biến lâm sản, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài các nhiệm vụ chính, các lâm trường được kinh doanh tổng hợp nông, lâm, ngư, công nghiệp và dịch vụ để sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai và vốn rừng được giao.
Đối với diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu phân bố xen kẽ với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, có diện tích chưa đến 5.000 ha để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ thì tiếp tục giao cho lâm trường quốc doanh quản lý theo quy chế rừng phòng hộ.
Việc bảo vệ, gây trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là hoạt động công ích, do lâm trường thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Chuyển đổi lâm trường quốc doanh có 5.000 ha trở lên hoặc có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý thuộc quy hoạch vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu (được xác lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ) thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp xen kẽ với rừng phòng hộ cũng giao cho Ban quản lý gây trồng, bảo vệ, khai thác sử dụng, tạo nguồn thu cho ngân sách.
Các lâm trường quốc doanh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản lý diện tích rừng và đất quy hoạch để gây trồng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở xuống, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư, thì chuyển đổi thành loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp để dịch vụ cho sản xuất nông, lâm, công nghiệp.
Khi chuyển đổi, phải có phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định nhu cầu đất sử dụng cho hoạt động của tổ chức mới, chuyển giao rừng và phần diện tích đất còn lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.
Đến hết năm 2000, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho lâm trường quốc doanh dưới sự hướng dẫn của Tổng cục Địa chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phần đất và rừng còn lại lâm trường chuyển giao lại cho chính quyền địa phương để giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình cán bộ công nhân viên lâm trường, hộ nông dân trên địa bàn thuê, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trong quý I năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ban hành quy định về trình tự, thủ tục giao và khoán rừng, phương pháp phân loại rừng, xác định chất lượng rừng khi giao và khoán để làm cơ sở chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện.
Hàng năm khi kế hoạch khai thác được duyệt, lâm trường phải cùng với bên nhận khoán (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) thống nhất kế hoạch khai thác và giám sát việc khai thác. Lâm trường được quyền tự tổ chức lực lượng khai thác, hoặc khoán cho đơn vị khác khai thác theo phương thức đấu thầu chi phí.
Với rừng tre, nứa tự nhiên, khi độ che phủ đạt tới 80%, được phép khai thác với cường độ tối đa 20% theo thiết kế được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Khi cây rừng chính đạt tiêu chuẩn khai thác thì lâm trường được phép khai thác theo luân kỳ, với cường độ không quá 10% diện tích đã gây trồng thành rừng theo phương thức chặt chọn, chặt theo băng, hay theo đám nhỏ có diện tích dưới 1 ha ở vùng xung yếu và dưới 0,5 ha ở vùng rất xung yếu.
Lâm trường phải có biện pháp tái tạo rừng trong vòng 12 tháng sau khi khai thác.
Mức đất giao bằng mức diện tích bình quân giao cho các hộ nông dân tại địa phương.
- Thanh toán chi phí tạo rừng của lâm trường, nếu có (trong đó có thanh toán hợp đồng khoán cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nhận khoán gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng theo quy định trong hợp đồng khoán), trang trải chi phí cho việc khai thác vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Trích lập các quỹ của lâm trường theo quy định của pháp luật.
- Gây trồng, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu do lâm trường quản lý.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất trên địa bàn quy hoạch rừng nguyên liệu tập trung (hệ thống đường trục, bến, bãi, v.v...).
- Thực hiện các nhiệm vụ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Khi triển khai giao khoán đất lâm nghiệp và rừng cho tổ chức hộ gia đình và cá nhân lâm trường phải lập hợp đồng quy định rõ: quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên nhận khoán và bên giao khoán; bảo đảm cho bên nhận khoán yên tâm đầu tư vốn và lao động vào việc chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng; bên nhận khoán được hưởng tỷ lệ thoả đáng sản phẩm chính khai thác từ rừng.
Ngoài ra, bên nhân khoán đất lâm nghiệp và rừng của lâm trường quốc doanh còn được hưởng sản phẩm phụ thu hái từ rừng (trừ những lâm sản thuộc loại quý hiếm được quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992); được đầu tư trồng cây nông - lâm kết hợp xen ghép với cây rừng để tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Địa chính và các ngành liên quan chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty có lâm trường quốc doanh xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức và quản lý lâm trường quốc doanh theo Quyết định này và hoàn thành việc thực hiện đề án trong năm 2000.