Quyết định 1500/QĐ-TCTK 2019 Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lúa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1500/QĐ-TCTK
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thống kê | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1500/QĐ-TCTK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Bích Lâm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/10/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1500/QĐ-TCTK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/QĐ-TCTK |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lúa
__________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1793/QĐ-BKHĐT ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định tiến hành điều tra thống kê được phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 748/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lúa kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho các phương án, văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại ban hành trước đây.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh văn phòng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA
(Ban hành theo Quyết định số 1500/QĐ-TCTK ngày 18 tháng 10 năm 2019
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1. Mục đích, yêu cầu điều tra
1.1. Mục đích điều tra
Thu thập thông tin để tính toán: năng suất, sản lượng lúa thực thu theo từng vụ, cả năm, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, giá bán bình quân, sản lượng lương thực bình quân nhân khẩu của cả nước và từng địa phương.
Cung cấp thông tin để đánh giá kết quả sản xuất lúa, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực từng địa phương và cả nước.
1.2. Yêu cầu điều tra
Yêu cầu của cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa là phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ, trung thực kết quả sản xuất lúa của tất cả các loại hình kinh tế trên lãnh thổ.
Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.
2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra
2.1. Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra được tiến hành ở các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) có diện tích trồng lúa từ 100 ha trở lên. Những huyện có diện tích gieo cấy lúa dưới 100 ha thì sử dụng phương pháp chuyên gia để ước tính.
2.2. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra: Cây lúa.
2.3. Đơn vị điều tra
Các hộ thực tế có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất tại địa bàn.
3. Loại điều tra
Cuộc điều tra áp dụng điều tra chọn mẫu các hộ gia đình có gieo trồng lúa trong vụ sản xuất. Quy mô, phương pháp chọn mẫu được quy định trong Phụ lục 1.
4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra
4.1. Thời điểm điều tra
Cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa tiến hành theo từng vụ sản xuất: Đông xuân, Hè thu, Thu đông/vụ 3 và vụ Mùa. Tổ chức điều tra khi lúa đã thu hoạch xong tại địa bàn điều tra.
4.2. Thời gian điều tra
Thời gian tiến hành điều tra: 10 ngày bắt đầu từ thời điểm điều tra.
4.3. Phương pháp điều tra
Cuộc điều tra áp dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp tại hộ điều tra. Ngay sau khi kết thúc thu hoạch, điều tra viên đến hộ được chọn điều tra để khai thác số liệu và nhập thông tin vào phiếu điều tra phiên bản điện tử trong phần mềm do Tổng cục Thống kê xây dựng, cài đặt cho các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng,...
Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong vụ, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ. Tùy theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng (thúng, bao, giạ,...) điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị quy định chung (kg) để ghi vào phiếu điều tra.
Một số điểm cần chú ý khi thu thập số liệu ban đầu:
+ Điều tra viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ hoặc người nắm được toàn bộ tình hình sản xuất của hộ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác của hộ;
+ Tại hộ điều tra, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng thu hoạch và diện tích lúa, tuyệt đối không hỏi năng suất để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.
5. Nội dung, phiếu điều tra
5.1. Nội dung điều tra
- Diện tích gieo cấy và diện tích thu hoạch lúa;
- Sản lượng lúa thực thu; sản lượng lúa bán ra;
- Doanh thu lúa bán ra;
- Thông tin về sử dụng thóc và sản phẩm phụ cây lúa.
5.2. Phiếu điều tra
Cuộc điều tra này sử dụng phiếu số 1/NSSL-LUA: Phiếu thu thập thông tin về cây lúa của hộ.
6. Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra
Các bảng phân loại được áp dụng trong cuộc điều tra này gồm:
- Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;
- Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.
7. Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra
7.1. Quy trình xử lý thông tin
Sau khi các điều tra viên hoàn thành việc ghi phiếu điều tra phiên bản điện tử, thông tin sẽ tự động cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tập trung thông qua kết nối internet.
Sau khi thông tin của phiếu điều tra được cập nhật vào hệ thống, các giám sát viên (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) sẽ tiến hành kiểm tra thông tin, duyệt phiếu điều tra. Các phiếu điều tra có thông tin cần xác minh hoặc sai sót thì các giám sát viên sẽ không phê duyệt và gửi yêu cầu xác minh thông tin để điều tra viên sửa chữa, cập nhật (nếu có).
Cục Thống kê chủ trì công tác kiểm tra, giám sát, xử lý, lập báo cáo và phê duyệt dữ liệu điều tra tại địa bàn trước khi cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tập trung tại Tổng cục Thống kê.
7.2. Tổng hợp, suy rộng kết quả điều tra
7.2.1. Suy rộng và tổng hợp cho cấp huyện
(1) Suy rộng năng suất, sản lượng lúa toàn huyện (không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) theo từng vụ sản xuất như sau:
(i) Tính năng suất thu hoạch bình quân của hộ mẫu theo công thức:
|
(1) |
Trong đó:
- : Năng suất thu hoạch lúa bình quân của hộ mẫu, tính bằng tạ/ha;
- Si: Sản lượng lúa thực thu của hộ mẫu thứ i, tính bằng kg;
- di: Diện tích thu hoạch của hộ mẫu thứ i, tính bằng m2,
(ii) Suy rộng sản lượng lúa thực thu toàn huyện (không bao gồm doanh nghiệp,HTX, đơn vị sự nghiệp) theo công thức:
|
(2) |
Trong đó;
- S: Sản lượng lúa thực thu toàn huyện (không bao gồm doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp) tính bằng tấn;
- : Năng suất thu hoạch bình quân của hộ mẫu;
- Dth: Diện tích thu hoạch toàn huyện, tính bằng ha. Diện tích thu hoạch toàn huyện bằng diện tích gieo trồng trừ đi diện tích mất trắng. Diện tích gieo trồng căn cứ kết quả điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp. Diện tích mất trắng căn cứ nguồn thông tin tại địa phương để tính toán.
(iii) Tính năng suất gieo trồng toàn huyện (không bao gồm doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp) theo công thức:
|
(3) |
Trong đó:
- X: Năng suất gieo trồng lúa bình quân toàn huyện, tính bằng tạ/ha;
- S: Sản lượng lúa thực thu toàn huyện, tính bằng tấn;
- Dgt; Diện tích lúa gieo trồng toàn huyện, tính bằng ha.
(2) Tổng hợp sản lượng toàn huyện theo vụ sản xuất
Sản lượng lúa toàn huyện theo từng vụ sản xuất được tổng hợp theo công thức dưới đây:
Sv = S + Se |
(4) |
Trong đó:
- Sv: Sản lượng lúa toàn huyện theo vụ sản xuất;
- S: Sản lượng lúa thực thu toàn huyện (không bao gồm doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp);
- Se: Sản lượng lúa của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp căn cứ kết quả điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác.
(3) Tổng hợp sản lượng lúa cả năm toàn huyện
Sản lượng lúa cả năm toàn huyện được tổng hợp theo công thức dưới đây:
|
(5) |
Trong đó:
- Scn: Sản lượng lúa cả năm toàn huyện;
- Sv: Sản lượng lúa của các vụ gieo hồng;
- Sts: Sản lượng thu hoạch lúa tái sinh/lúa chét/lúa éo từ gốc rạ của cây lúa đã cho thu hoạch trước đó. Thống kê huyện sử dụng các nguồn thông tin tại địa bàn để tính toán sản lượng lúa tái sinh/lúa chét/lúa éo cả năm trên địa bàn (nếu có).
Đối với số liệu về giống lúa, nếu một giống lúa có đủ thông tin từ 40 hộ mẫu thì áp dụng các công thức (1), (2) và (3) để suy rộng và tổng hợp sản lượng theo giống lúa cho các địa phương.
Đối với những huyện có thu thập thông tin về lúa nương thì suy rộng và tổng hợp riêng cho lúa ruộng và lúa nương.
7.2.2. Tính đơn giá bán thóc bình quân
(i) Giá bán thóc bình quân của hộ toàn tỉnh được tính theo công thức:
|
(6) |
Trong đó:
- P: Đơn giá bán thóc bình quân; tính bằng đồng/kg;
- Ti: Doanh thu bán ra của hộ mẫu thứ i;
- Sbi: Sản lượng bán ra của hộ mẫu thứ i.
(ii) Giá bán thóc bình quân chung toàn tỉnh tính theo công thức:
Giá bán thóc bình quân chung toàn tỉnh |
= |
Giá bán thóc bình quân của hộ |
x |
Sản lượng thóc của hộ, tổ chức khác |
+ |
Giá bán thóc bình quân của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp |
x |
Sản lượng thóc của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp |
(7) |
Tổng sản lượng toàn tỉnh |
Trong đó: Thông tin về giá bán thóc bình quân của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp; sản lượng thóc của doanh nghiệp, HTX, đơn vị sự nghiệp căn cứ kết quả điều tra diện tích, năng suất sản lượng cây hàng năm khác.
7.3. Biểu đầu ra của điều tra
Kết quả điều tra được tổng hợp cho cấp huyện, tỉnh và toàn quốc theo hệ thống biểu tổng hợp do Tổng cục Thống kê biên soạn được cài đặt trong phần mềm thu thập thông tin, xử lý kết quả điều tra năng suất sản lượng cây lúa.
8. Kế hoạch tiến hành điều tra
Bước 1. Chuẩn bị điều tra
- Thời gian thực hiện 30 ngày trước thời điểm điều tra;
- Nội dung thực hiện:
+ Bổ sung, sửa đổi phương án điều tra (nếu có); triển khai, hướng dẫn phương án điều tra ở cấp tỉnh, huyện; rà soát các đơn vị điều tra; in phương án và các tài liệu liên quan;
+ Cập nhật hệ thống phần mềm thu thập thông tin, xử lý kết quả điều tra (nếu có): Cập nhật danh mục thôn mẫu (nếu có thay đổi), cập nhật danh mục giống lúa cần theo dõi tại Tỉnh (nếu cần);
+ Lựa chọn điều tra viên, giám sát viên các cấp theo tiêu chuẩn quy định;
+ Tập huấn điều tra viên, giám sát viên các cấp, cài đặt, cập nhật phần mềm thu thập thông tin trên các thiết bị (nếu có).
Bước 2. Triển khai điều tra
- Thực hiện 10 ngày từ thời điểm điều tra;
- Điều tra viên tiến hành khai thác thông tin tại hộ và nhập số liệu vào phiếu điều tra phiên bản điện tử trong phần mềm được cài đặt trên các thiết bị di động thông minh;
- Điều tra viên bật đồng bộ hóa dữ liệu, kết nối internet để thông tin từ phiếu điều tra phiên bản điện tử cập nhật vào hệ thống;
- Giám sát viên các cấp kiểm tra, phê duyệt phiếu điều tra.
Bước 3. Rà soát, kiểm tra thông tin tại địa phương
- Thực hiện 15 ngày sau khi kết thúc thu thập thông tin;
- Cục Thống kê chủ trì rà soát số liệu điều tra, xác minh số liệu nghi vấn; phê duyệt dữ liệu cấp huyện và cập nhật dữ liệu cấp tỉnh vào hệ thống quản lý dữ liệu tập trung đặt tại máy chủ của Tổng cục Thống kê.
Bước 4. Phân tích và công bố kết quả điều tra
Tổng cục Thống kê tổng hợp, phân tích và công bố kết quả của cuộc điều tra sau 15 ngày kể từ ngày các Cục Thống kê cập nhật dữ liệu vào hệ thống quản lý dữ liệu tập trung.
9. Tổ chức điều tra
9.1. Cấp Trung ương
a) Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu khối lượng, chất lượng phiếu điều tra của các địa phương thực hiện cuộc điều tra theo quy định của Phương án này.
b) Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì và phối hợp với Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản bảo đảm kinh phí điều tra; cấp phát, hướng dẫn định mức chi tiêu, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được cấp.
c) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê hướng dẫn các Cục Thống kê và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra cuộc điều tra này.
d) Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản lựa chọn đơn vị xây dựng phần mềm thu thập thông tin, xử lý kết quả cuộc điều tra.
9.2. Cấp địa phương
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc triển khai thực hiện cuộc điều tra theo phương án, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, quản lý và sử dụng kinh phí điều tra đúng chế độ, hiệu quả.
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng thông tin; tiến hành phúc tra đối với những địa bàn và đơn vị có tăng, giảm đột biến về năng suất, sản lượng lúa hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra.
10. Kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều tra
Kinh phí điều tra từ nguồn ngân sách Nhà nước do Tổng cục Thống kê phân bổ trong kinh phí điều tra thường xuyên để thực hiện những nội dung theo phương án điều tra. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ theo chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./.
Phiếu số 1/NSSL-LUA
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY LÚA CỦA HỘ
Tỉnh: |
|
Vụ sản xuất: |
1. Đông xuân |
|
Huyện: |
|
|
2. Hè thu |
|
Xã: |
|
|
3. Thu đông |
|
Thôn: |
|
|
4. Mùa |
|
Hộ số: |
|
Họ và tên chủ hộ (THIẾT BỊ HIỂN THỊ) |
|
|
Tên người cung cấp thông tin: .............................................................. |
Số điện thoại:
|
Câu 1. Số thửa/mảnh LÚA NƯỚC hộ có thu hoạch trong vụ? |
|
||
Mảnh số 1 |
|||
1.1. Diện tích thực gieo cấy (m2) |
|
||
1.2. Diện tích thu hoạch (m2) |
|
||
1.3. Diện tích thu hoạch bằng máy (m2) |
|
||
1.4. Tháng thu hoạch |
|
||
1.5. Sản lượng thu hoạch (kg) |
|
||
1.6. Giống lúa sử dụng: ............................................... |
(THIẾT BỊ HIỂN THỊ) |
||
Mảnh số 2 (THIẾT BỊ HIỂN THỊ BỘ CÂU HỎI GIỐNG NHƯ MẢNH SỐ 1) |
|||
Mảnh số n (THIẾT BỊ HIỂN THỊ BỘ CÂU HỎI GIỐNG NHƯ MẢNH SỐ 1) |
|||
Câu 2. Hộ có LÚA NƯƠNG thu hoạch trong vụ không? |
1. Có 2. Không |
|
>> Câu 3 |
Mảnh số 99 (THIẾT BỊ HIỂN THỊ BỘ CÂU HỎI GIỐNG NHƯ MẢNH SỐ 1) |
|||
Câu 3. Hộ đã bán sản lượng thóc thu hoạch chưa? |
1. Đã bán 2. Chưa bán |
|
>> Câu 4 |
3.1. Tổng sản lượng thóc hộ đã bán (kg) |
|
||
3.2. Doanh thu bán thóc (nghìn đồng) |
|
Câu 4. Hộ sử dụng rơm, rạ chủ yếu như thế nào? |
1. Để lại ruộng |
|
2. Làm chất đốt |
|
|
3. Làm thức ăn gia súc |
|
|
4. Bán |
|
|
5. Khác |
|
Câu 5. Ông/Bà nhận định như thế nào về năng suất lúa so với vụ này của năm trước? |
1. Cao hơn 2. Tương đương 3. Thấp hơn |
|
Câu 6. Ông/Bà có dự kiến để lại thóc thu hoạch sử dụng tại hộ không? |
1. Có 2. Không |
|
>> Kết thúc |
6.1. Số lượng dự kiến sử dụng để ăn (kg) |
|
||
6.2. Số lượng dự kiến sử dụng để cho biếu, tặng (kg) |
|
||
6.3. Số lượng dự kiến sử dụng để chế biến thực phẩm (kg) |
|
GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY LÚA CỦA HỘ
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Phần định danh
Danh mục thôn mẫu được đánh mã thống nhất với mã thôn trong điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp tại địa bàn. Đối với các tổ dân phố được chọn làm địa bàn điều tra hộ thì đánh mã số “00”.
Mã xã, phường, thị trấn: Ghi theo danh mục hành chính Việt Nam mới nhất.
Mã huyện, mã tỉnh được thiết bị tự động hiển thị theo danh mục hành chính Việt Nam mới nhất ngay sau khi điền mã cấp xã vào phiếu điện tử.
Hộ số: Ghi số thứ tự hộ trong danh sách hộ trồng lúa của thôn mẫu (bảng kê hộ). Phiếu điện tử sẽ tự động hiển thị họ và tên chủ hộ. Điều tra viên kiểm tra lại thông tin chủ hộ xem có bị nhầm thứ tự hay không. Nếu đã chính xác số thứ tự hộ mẫu thì điều tra viên ghi họ tên người cung cấp thông tin và số điện thoại vào phiếu điện tử.
Vụ sản xuất: Điều tra viên lựa chọn duy nhất 01 vụ trong số 04 vụ hiển thị trên màn hình của thiết bị.
2. Đơn vị tính
Được ghi sẵn và phù hợp với từng chỉ tiêu ở trong các phiếu để đảm bảo tính thống nhất.
3. Giống lúa: Sử dụng Phụ lục 3 tại phương án điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp. Cục Thống kê cập nhật danh mục mã giống lúa trên địa bàn vào phần mềm.
B. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU
Mục đích: Thu thập thông tin về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, doanh thu bán ra, sản phẩm phụ cây lúa làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu năng suất, sản lượng lúa, giá bán lúa bình quân theo từng vụ sản xuất.
Phạm vi: Các hộ được chọn điều tra theo từng vụ sản xuất.
Giải thích và hướng dẫn ghi phiếu:
Câu 1. Số thửa/mảnh LÚA NƯỚC hộ có thu hoạch trong vụ?
Ghi số thửa/mảnh lúa nước hộ thực gieo cấy cho thu hoạch trong vụ sản xuất không kể hộ sản xuất trên đất của hộ được giao sử dụng hay diện tích hộ thuê, mượn, đấu thầu. Nếu hộ không có thửa/mảnh lúa nước nào thì ghi ‘0’, phần mềm sẽ chuyển sang câu 2 (lúa nương).
Sau khi ghi số lượng thửa/mảnh lúa nước hộ có thu hoạch, thiết bị sẽ hiển thị bộ câu hỏi lần lượt cho từng thửa/mảnh ruộng với nội dung như sau:
1.1. Diện tích thực gieo cấy: Là toàn bộ diện tích mà hộ thực tế có gieo cấy trong phạm vi huyện. Diện tích thực gieo trồng lúa của hộ bao gồm diện tích gieo trồng trên đất nhận khoán, ruộng phần trăm của hộ, xâm canh, đấu thầu, làm rẽ, đất tận dụng, thùng đào, thùng đấu, cấy cưỡng, dược mạ, chân ruộng trà sớm, trà muộn, ....
1.2. Diện tích thu hoạch: Là diện tích cho thu hoạch sản phẩm hạt thóc. Không tính những diện tích mà khi thu hoạch do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh dẫn tới sản lượng bị thiệt hại hơn 70% so với điều kiện sản xuất bình thường;
1.3. Diện tích thu hoạch bằng máy: Là diện tích sử dụng máy móc có động cơ chạy nhiên liệu để thu hoạch lúa;
1.4. Tháng thu hoạch: Ghi tháng theo năm dương lịch.
1.5. Sản lượng thu hoạch: Là sản lượng thóc thực thu của hộ bao gồm toàn bộ sản lượng thu hoạch sau khi phơi khô, quạt sạch; sản lượng bán ngay tại ruộng (quy khô) và sản lượng tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch.
Đối với một số tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán, người nông dân có thể bán ngay lúa phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt, hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm hoặc sử dụng thiết bị đo độ ẩm để tính toán hệ số qui khô, cho từng loại giống chủ yếu.
1.6. Giống lúa sử dụng: Ghi tên giống lúa chủ yếu sử dụng trên từng thửa ruộng. Nếu trên cùng 01 thửa ruộng có gieo cấy nhiều hơn 01 loại giống lúa thì ghi tên của giống lúa chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất của thửa ruộng. Sau khi ghi tên giống lúa, thiết bị tự động hiển thị giống lúa gần đúng với giống lúa điều tra viên đã ghi, điều tra viên lựa chọn giống lúa đúng với 'thông tin về giống lúa của hộ.
Trong quá trình tập huấn cán bộ Thống kê phải thống nhất sử dụng tên giống lúa theo danh mục giống lúa Cục Thống kê đã cập nhật trong phần mềm; Hàng năm, Cục Thống kê chủ động cập nhật danh mục giống lúa cần theo dõi trên địa bàn vào phần mềm.
Câu 2. Hộ có LÚA NƯƠNG thu hoạch trong vụ?
Nếu hộ có thu hoạch lúa nương thì điều tra viên chọn “có” sau đó ghi câu trả lời cho các câu hỏi về lúa nương mà thiết bị hiển thị (tương tự câu 1).
Để thuận lợi cho việc ghi số thửa/mảnh, lúa nương được ghi “mảnh 99”. Nếu hộ không sản xuất lúa nương thì điều tra viên chọn “không” và chuyển tới câu hỏi tiếp theo.
Câu 3. Hộ đã bán sản lượng thóc thu hoạch chưa?
Nếu hộ chưa bán sản lượng thóc thu hoạch, điều tra viên chọn “chưa bán”, thiết bị sẽ hiển thị câu hỏi tiếp theo.
Nếu hộ đã bán sản lượng thóc thu hoạch, điều tra viên chọn “có” và ghi câu trả lời cho các nội dung:
3.1. Tổng sản lượng thóc hộ đã bán: Ghi tổng số sản lượng thóc bán ra.
3.2. Doanh thu bán thóc: Ghi số tiền thu được từ sản lượng thóc bán ra.
Câu 4. Hộ sử dụng rơm, rạ chủ yếu như thế nào?
Điều tra viên chí chọn 01 lựa chọn duy nhất. Nếu phần lớn rơm rạ của tất cả các mảnh ruộng để lại ruộng, cánh đồng chọn mã 1; làm chất đốt chọn mã 2; làm thức ăn gia súc chọn mã 3; bán chọn mã 4; còn lại chọn mã 5.
Câu 5. Ông/Bà nhận định như thế nào về năng suất lúa so với vụ này của năm trước?
Điều tra viên hỏi nhận định chủ quan của hộ về năng suất lúa so với vụ này của năm trước. Căn cứ thông tin trả lời, điều tra viên chọn 01 lựa chọn trong số 03 đáp án được thể hiện trên màn hình của thiết bị.
Câu 6. Ông/Bà có dự kiến để lại thóc thu hoạch sử dụng tại hộ không?
Số lượng thóc sử dụng tại hộ chỉ tính sản lượng thóc hộ tự sản xuất trong vụ, dự kiến sử dụng cho các mục đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ như: để ăn, cho biếu, tặng, chế biến thực phẩm sử dụng tại hộ. Không tính số lượng thóc hoặc gạo hộ mua về để sử dụng, chế biến.
Nếu hộ đã bán hết toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch, hoặc dự kiến sẽ bán hết, không để sử dụng tại hộ thì điều tra viên chọn “không” và kết thúc ghi phiếu. Nếu hộ có dự kiến để lại sản lượng lúa thu hoạch sử dụng tại hộ, điều tra viên chọn “có” và ghi câu trả lời cho các nội dung:
6.1. Để ăn: Ghi số lượng thóc hộ sử dụng xay xát thành gạo để ăn;
6.2. Cho, biếu, tặng: Ghi số lượng thóc hộ cho, biếu người khác;
6.3. Chế biến thực phẩm: Ghi số lượng thóc (tính cả trường hợp thóc xay xát thành gạo) hộ sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm sử dụng tại hộ như: nấu rượu, làm bánh đa, bánh cuốn,....
PHỤ LỤC 1: QUY MÔ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
I. Quy mô mẫu
Quy mô mẫu được xác định theo từng cấp; đơn vị mẫu cấp I là các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thực tế có gieo trồng lúa, đơn vị mẫu cấp II là thôn, ấp, bản, tổ dân phố (gọi chung là thôn), đơn vị mẫu cấp III là hộ thực tế có gieo cấy lúa. Số lượng đơn vị mẫu cho từng huyện được quy định như sau:
(1) Mẫu cấp I: Căn cứ vào số lượng xã có trồng lúa của huyện, số xã mẫu được chọn cho từng huyện như sau:
STT |
Số lượng xã có trồng lúa của huyện |
Số xã mẫu |
1 |
Dưới 10 xã |
03 xã |
2 |
Từ 10 đến 19 xã |
05 xã |
3 |
Từ 20 xã trở lên |
07 xã |
(2) Mẫu cấp II: Đối với các đơn vị mẫu cấp I được chọn là xã, chọn 02 thôn mẫu. Đối với các đơn vị mẫu cấp I được chọn là phường, thị trấn chọn 01 tổ dân phố/tiểu khu có diện tích lớn nhất làm đơn vị mẫu cấp II.
(3) Mẫu cấp III: Căn cứ theo quy mô diện tích gieo trồng lúa của huyện, số hộ mẫu được quy định cho từng nhóm huyện như sau:
STT |
Diện tích lúa của huyện |
Số hộ mẫu |
1 |
Từ 100 đến dưới 5000 ha |
80 hộ |
2 |
Từ 5000 ha đến dưới 10.000 ha |
90 hộ |
3 |
Từ 10.000 ha trở lên |
100 hộ |
Những huyện có diện tích gieo trồng lúa nương/rẫy: Mỗi huyện chọn thêm 20 hộ có gieo trồng lúa nương/rẫy để điều tra bổ sung. Khi tính toán và suy rộng năng suất cho huyện thì suy rộng riêng cho lúa ruộng và lúa nương/rẫy.
Số hộ cần điều tra ở mỗi thôn mẫu được xác định căn cứ vào tổng số hộ mẫu và số thôn mẫu toàn huyện:
Số hộ cần chọn để điều tra ở thôn mẫu |
= |
Tổng số hộ mẫu của toàn huyện |
(1) |
Tổng số thôn mẫu |
II. Phương pháp chọn mẫu
Các đơn vị mẫu cấp I, cấp II, cấp III được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dưới đây:
(1) Chọn xã mẫu
Bước 1: Lập danh sách các xã có gieo trồng lúa trên địa bàn huyện theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Căn cứ vào diện tích gieo cấy lúa của từng xã của vụ tiến hành chọn mẫu để tính diện tích cộng dồn như sau:
STT (t) |
Tên xã |
Tổng diện tích lúa của từng xã |
Diện tích cộng dồn |
1 |
X1 |
D1 |
D1 |
2 |
X2 |
D2 |
D1+D2 |
3 |
X3 |
D3 |
D1+D2+D3 |
4 |
X4 |
D4 |
D1+D2+D3+D4 |
... |
|
|
|
N |
Xn |
Dn |
D1+D2+D3 +D4+...+Dn |
Bước 2: Tính khoảng cách chọn xã (k) để chọn xã mẫu cho huyện theo công thức sau:
Khoảng cách diện tích chọn xã (k) |
= |
Tổng diện tích gieo trồng lúa của các xã |
(2) |
Tổng số xã mẫu |
Bước 3: Chọn xã đầu tiên - Xã được chọn đầu tiên (giả sử xã thứ "t") là xã có diện tích gieo trồng lúa gần nhất với diện tích gieo trồng bình quân 1 xã toàn huyện. Diện tích gieo trồng lúa bình quân một xã tính như sau:
Diện tích gieo trồng lúa bình quân 1 xã |
= |
Tổng số diện tích gieo trồng lúa toàn huyện |
(3) |
Tổng số xã có gieo trồng lúa trong huyện |
Bước 4: Các xã tiếp theo được chọn là các xã có diện tích cộng dồn nằm ngay sát trên của: m+k; m+2k; ....; m-k; m-2k; ... cho đến khi chọn đủ số xã mẫu cho huyện. Trong đó: m là diện tích cộng dồn tính đến xã thứ “t”;
Bước 5: Kiểm tra tính đại diện của mẫu cấp I: Cần kiểm tra tính đại diện của tập hợp các xã mẫu được chọn trước khi chọn thôn mẫu, hộ mẫu. Nguyên tắc chung là các xã mẫu phải rải tương đối đều ở các vùng kinh tế của huyện, cơ cấu diện tích, trình độ thâm canh, tập quán gieo trồng của các xã này phải tương đối phù hợp với tổng thể chung.
(2) Chọn thôn mẫu
Đối với các đơn vị mẫu cấp I được chọn là xã: sắp xếp các thôn có trồng lúa trong xã mẫu theo thứ tự diện tích gieo trồng lúa từ cao xuống thấp và đánh thứ tự từ 1 đến hết sau đó tính khoảng cách (d) chọn thôn mẫu theo công thức sau:
Khoảng cách chọn thôn (d) |
= |
Tổng số thôn có trồng lúa của xã |
(4) |
Số thôn mẫu |
Thôn được chọn đầu tiên chẳng hạn thôn thứ "t" được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách; thôn đại diện thứ 2 được chọn theo công thức: t+d.
Đối với các đơn vị mẫu cấp I được chọn là phường, thị trấn thì chọn 01 tổ dân phố/tiểu khu có diện tích lớn nhất làm đơn vị mẫu cấp II.
(3) Chọn hộ mẫu
Lập danh sách các hộ thực tế có gieo trồng lúa của thôn mẫu theo thứ tự địa lý tự nhiên (từ đầu thôn đến cuối thôn hoặc theo hướng từ Bắc - Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự từ 1 đến hết. Đối với những thôn địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn (chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, miền núi) thì có thể chia thôn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ đại diện cho cả thôn. Phương pháp chọn hộ mẫu tiến hành theo các bước như chọn thôn mẫu. Tính khoảng cách để chọn hộ (h) như sau:
Khoảng cách chọn hộ (h) |
= |
Tổng số hộ trong danh sách chọn hộ |
(5) |
Tổng số hộ mẫu của thôn |
Hộ đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách, các hộ mẫu thứ 2, thứ 3... được chọn máy móc theo khoảng cách hộ như chọn mẫu cấp II cho đến đủ số hộ cần chọn.
Trong trường hợp hộ mẫu không thể thu thập thông tin thì cần thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy hộ liền kề phía trên hoặc dưới hộ bị loại để thay thế. Trường hợp thôn mẫu không có đủ số lượng hộ mẫu thì sử dụng phương pháp chuyên gia chọn số lượng hộ mẫu còn thiếu để đảm bảo đủ khối lượng hộ điều tra mẫu trên địa bàn huyện.
Đơn vị mẫu cấp I, cấp II do Cục Thống kê trực tiếp chọn cho từng huyện. Đơn vị mẫu cấp III do Chi cục Thống kê cấp huyện chọn cho từng xã và báo cáo Cục Thống kê tỉnh duyệt danh sách hộ mẫu. Các đơn vị mẫu được chọn cho từng vụ riêng biệt (Đông xuân, Hè thu, Thu đông/Vụ 3, Mùa). Dàn mẫu được phép chọn lại vào năm liền sau năm thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản hoặc năm thực hiện điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản giữa kỳ./.
Phụ biểu 1
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA TÁI SINH
Tỉnh: ................................................ Năm: ................................
Mã số |
Đơn vị hành chính |
Lúa tái sinh tổng số |
Thu hoạch sau vụ sản xuất chính |
|||||||||||||
Vụ Đông xuân |
Vụ Hè Thu |
Vụ Thu Đông |
Vụ Mùa |
|||||||||||||
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
|
Danh mục huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.............., ngày ... tháng ... năm 20....
|
Bảng kê số 01/BK-LUA
BẢNG KÊ HỘ TRỒNG LÚA CỦA CÁC THÔN MẪU
Vụ: .................................... Mã vụ: ............................ Năm: ....................................
Tỉnh: ................................. Mã tỉnh: .......................... Xã: ........................... Mã xã: ..........
Huyện: ............................. Mã huyện: ....................... Thôn/TDP: ............ Mã thôn: ..........
Đánh dấu "x" vào cột lúa ruộng hoặc lúa nương hộ có trồng
STT |
Họ và tên chủ hộ |
Lúa ruộng |
Lúa nương |
Giống lúa chính (Không bắt buộc) |
Ghi chú |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm 20....
|