Quyết định 106/2001/QĐ-BNN tiêu chuẩn cây giống cây ăn quả

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 106/2001/QĐ-BNN

Quyết định 106/2001/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn cây giống cây ăn quả
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:106/2001/QĐ-BNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
12/11/2001
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 106/2001/QĐ-BNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 106/2001/QĐ-BNN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 106/2001/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành tiêu chuẩn cây giống cây ăn quả

_____________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ “Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá”;

Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 1/10/1999 về việc ban hành Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng vụ Khoa học Công nghệ và CLSP,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành các Tiêu chuẩn cây giống cây ăn quả sau:

1. Cây giống xoài 10TCN 473-2001

2. Cây giống chôm chôm 10TCN 474-2001

3. Cây giống măng cụt 10TCN 475-2001

4. Cây giống nhãn Nam 10TCN 476-2001

5. Cây giống sầu riêng 10TCN 477-2001

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3. Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG



 
Bùi Bá Bổng

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 473-2001 CÂY GIỐNG XOÀI

The planting  materials of  mango

(Ban hành theo quyết định số:  106/2001/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 12 tháng 11 năm 2001)

 

1. Phạm vi áp dụng:Tiêu chuẩn này áp dụng cho cây giống xoài (Mangifera indica L.) nhân bằng phương pháp ghép ở các tỉnh phía Nam.

2. Qui định chung:

2.1- Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa.

2.2- Vật liệu nhân giống gồm:

- Cành ghép, mắt ghép dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.

- Gốc ghép: là cây vô tính của giống xoài Cát, xoài Thanh ca, xoài Bưởi (xoài ba mùa mưa), xoài Châu hạng võ, xoài Canh nông,.....

2.3- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính tốt, đặc trưng về mặt hình thái so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.

2.4- Cây giống xoài phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ…theo Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt.

2.5- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất bán các cây giống xoài đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.

3. Yêu cầu kỹ thuật:

3.1- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái như sau:

3.1.1- Gốc ghép và bộ rễ:

- Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.

- Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên cành ghép, có quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi..(phụ lục 1).

- Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 1,2-1,7 cm.

- Vị trí ghép: cách mặt trên giá thể của bầu ươm từ 22-23 cm.

- Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt.

- Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo.

3.1.2- Thân, cành, lá:

- Thân cây thẳng và vững chắc.

- Số cành: chưa phân cành .

- Số tầng lá (cơi lá): có 2 hoặc trên 2 tầng lá.

- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60-80 cm.

- Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ 1,0 cm trở lên.

3..2- Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

- Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.

- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (mục 3.1) không vượt quá 5% số lượng cây.

- Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp (Scale) ...

- Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép.

3.3- Qui cách bầu ươm:

- Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

- Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm, và 30-32 cm.

- Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm.

- Chất nền phải đầy bầu ươm.

4- Ghi nhãn: Nhãn được ép hoặc bọc nhựa chống thấm ướt, chữ in rõ ràng, gắn (treo) trên cây giống gồm các nội dung được quy định tại Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra cần ghi thêm: tên cây đầu dòng, tên gốc ghép, tên cơ quan hoặc cá nhân kiểm tra chất lựơng giống …

5. Các chỉ tiêu kiểm tra:

Các chỉ tiêu kiểm tra cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn:

 - Đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

 - Kiểm tra mắt ghép, cành ghép thu trên vườn cây đầu dòng.

 - Thời gian kiểm tra: khi lô cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục3.

6. Bảo quản và vận chuyển:

 - Cây xoài giống được đặt trực tiếp dưới ánh nắng từ 15-30 ngày trước khi xuất bán.

 - Trên phương tiện vận chuyển, cây xoài giống phải xếp đứng hoặc nghiêng, nhưng không quá 30o và tổng chiều cao các bầu ươm xếp chồng lên nhau không vượt hơn 1/2 chiều cao cây giống.

 - Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 474-2001 CÂY GIỐNG CHÔM CHÔM

The planting  materials of  rambutan

(Ban hành theo quyết định số:  106/2001/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 12 tháng 11 năm 2001)

 

1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cây giống chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) nhân bằng phương pháp ghép ở các tỉnh phía Nam.

2. Qui định chung:

2.1- Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa.

2..2- Vật liệu nhân giống:

 - Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.

 - Gốc ghép: gốc ghép cho cây chôm chôm là cây nhân từ hạt của các giống chôm chôm thương phẩm trên thị trường.

2.3- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.

 2.4- Cây chôm chôm đực là cây chôm chôm chỉ có hoa đực (chiếm 10% tổng số cây chôm chôm của vườn ươm).

2.5- Cây giống chôm chôm phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ…theo Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt.

 2.6- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất bán các cây giống chôm chôm đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.

3. Yêu cầu kỹ thuật:

3.1- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái cây giống như sau:

3.1.1- Gốc ghép và bộ rễ:

 - Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.

 - Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên chân của cành giống, có quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi..(phụ lục 1).

 - Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 0,8-1,3 cm.

 - Vị trí ghép: cách bầu ươm mặt (chất nền) từ 15-20 cm.

 - Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt.

 - Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo .

3.1.2- Thân, cành, lá:

 - Thân cây thẳng và vững chắc.

 - Số cành: chưa phân cành.

 - Số lá kép: từ 10 lá kép trở lên.

 - Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

 - Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60 cm trở lên.

 - Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm):từ 0,8 cm trở lên.

3..2- Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

 - Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.

 - Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (mục 3.1) không vượt quá 5% số lượng cây.

 - Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp (mealy bug) ...

 - Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép.

3.3- Qui cách bầu ươm:

 - Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

 - Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm và 30-32 cm.

 - Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm.

 - Giá thể phải đầy bầu ươm.

3.4. Ghi nhãn: Nhãn được ép hoặc bọc nhựa chống thấm ướt, chữ in rõ ràng, gắn (treo) trên cây giống gồm các nội dung được quy định theo Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra cần ghi thêm: tên cây đầu dòng, tên gốc ghép, tên cơ quan hoặc cá nhân kiểm tra chất lựơng giống …

 4. Các chỉ tiêu kiểm tra:

Các chỉ tiêu kiểm định cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn:

 - Đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

 - Kiểm tra mắt ghép, cành ghép thu trên vườn cây đầu dòng.

 - Thời gian kiểm định: khi lô cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

5. Bảo quản và vận chuyển:

 - Cây chôm chôm được bảo quản dưới bóng che (dưới ánh sáng tán xạ có 50% ánh nắng).

 - Trên phương tiện vận chuyển, cây chôm chôm giống phải xếp đứng hoặc nghiêng, nhưng không quá 30o và các bầu ươm xếp chồng lên nhau không vượt quá 2 lớp.

 - Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 475-2001 CÂY GIỐNG MĂNG CỤT

The planting materials of  mangosteen

(Ban hành theo quyết định số:  106/2001/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 12 tháng 11 năm 2001

 

1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cây giống măng cụt (Garcinia mangostana L.) nhân bằng phương pháp gieo hạt ở miền Nam.

2. Qui định chung:

2.1- Giống sản xuất: ở các vùng sinh thái nhiệt đới phù hợp với sinh trưởng của măng cụt, người ta tìm thấy măng cụt chỉ có một giống duy nhất.

2..2- Vật liệu giống - Hạt dùng làm giống thu trên cây đầu dòng đã được cơ quan chức năng xác nhận.

- Hạt phải tách từ trái đã chín đầy đủ, có trọng lượng quả từ 80 g trở lên, trọng lượng mỗi hạt phải từ 1,0 g trở lên.

2.3- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.

2. 4. Cây giống măng cụt phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ…theo Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt

2.5- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất bán các cây giống măng cụt đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.

3.Yêu cầu kỹ thuật:

3.1- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái cây giống như sau:

3.1.1- Gốc và bộ rễ:

 - Cổ rễ thẳng, vỏ không bị tổn thương đến phần gỗ.

 - Đường kính (đo tại nơi cách mặt nền bầu ươm 2 cm) từ 0,6 cm trở lên.

 - Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ thứ cấp. Rễ cọc không cong vẹo.

3.1.2- Thân, cành, lá:

 - Thân cây thẳng và vững chắc.

 - Số cành: có từ 1 cặp nhánh ngang trở lên.

 - Số lá: có 12 cặp lá trưởng thành trở lên.

 - Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 70 cm trở lên.

3..2-Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

 - Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.

 - Mức độ khác biệt về hình thái cây giống (mục 3.1) không vượt quá 5% số lượng cây.

 - Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang triệu chứng chảy nhựa vàng trên thân.

 - Tuổi xuất vườn: trên 2 năm từ khi gieo hạt.

3.3- Qui cách bầu ươm:

 - Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

 - Đường kính và chiều cao tương ứng là 16 - 17 cm, và 40-45 cm.

 - Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lổ/ bầu, đường kính lổ 0,6-0,8 cm.

 - Giá thể phải đầy bầu ươm.

3.4. Ghi nhãn: Nhãn được ép hoặc bọc nhựa chống thấm ướt, chữ in rõ ràng, gắn (treo) trên cây giống gồm các nội dung được quy định tại theo Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra cần ghi thêm: tên cây đầu dòng, tên cơ quan hoặc cá nhân kiểm tra chất lựơng giống …

4. Các chỉ tiêu kiểm tra:

 Các chỉ tiêu kiểm tra cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn:

 - Đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

 - Thời gian kiểm tra: khi lô cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

5. Bảo quản và vận chuyển:

 - Cây giống măng cụt được bảo quản dưới bóng che(dưới ánh sáng tán xạ có 50% ánh nắng).

 -Trên phương tiện vận chuyển, cây giống măng cụt không được xếp chồng lên nhau quá 2 lớp.

 - Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 476-2001 CÂY GIỐNG NHÃN NAM

The planting materials of  longan

(Ban hành theo quyết định số: 106/2001/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 12 tháng 11 năm 2001)

 

1.Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cây giống nhãn (Dimocarpus Longan Lour.) nhân bằng phương pháp ghép và chiết ở miền Nam.

2. Qui định chung:

2.1- Giống sản xuất: gồm các giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa

2..2- Vật liệu nhân giống:

- Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.

- Gốc ghép: (đối với cây ghép): là cây chiết cành hoặc cây nhân từ hạt của các giống nhãn tiêu da bò, tiêu lá dài, tiêu lá bầu.

2.3- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.

2. 4. Cây giống nhãn phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ…theo Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt

2.5- Các cá thể, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất bán các cây giống nhãn đã được kiểm định và sạch sâu, bệnh

3-Yêu cầu kỹ thuật:

3.1- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái cây giống như sau:

                 

Các chỉ tiêu

Loại hình cây giống

Cây ghép

Cây chiết

-Gốc ghép

-Đường kính (đo nơi cách Mổt giá thể bầu ươm 8-10 cm)

-Vị trị ghép

-Vết ghép

-Bộ rễ

-Thân thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.

 - 1,0 - 1,2 cm

-Cách mặt bầu ươm 10-20 cm

-Đã liền và tiếp hợp tốt

-Phát triển đều và tốt, có nhiều rễ tơ, không có những khối sần to nơi khoanh vỏ để bó bầu (lúc chiết cành).

 

 -

 -

 -

 -

- Phát triển đều và tốt, có nhiều rễ tơ, không có những khối sần to nơi khoanh vỏ để bó bầu (lúc chiết cành).

-Thân cây

-Số cành

-Số đợt lộc mới sinh ra sau ghép hoặc chiết.

-Số lá trên thân chính

-Tình trạng lá

 -Thẳng, vững chắc

 -2 hoặc hơn 2 cành

- 1-2 đợt lộc.

 -Hiện diện đầy đủ từ vị trí 1/2 chiều cao cây đến ngọn.

 -Lá đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

-Thẳng, vững chắc

-Chưa phân cành hoặc có hơn 2 cành.

- 1-2 đợt lộc.

-Hiện diện đầy đủ từ vị trí 1/2 chiều cao cây đến ngọn.

-Lá đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

 +Chiều cao cây giống (đo từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi hoặc đến nơi thân chính bị cắt ngọn.

-Từ 80 cm trở lên

-Từ 60 cm trở lên

 +Đường kính gốc

-Từ 1,0 - 1,2 cm (đo cách vết ghép khoảng 2 cm về phía trên)

-Từ 0,8 cm trở lên (đo cách mặt giá thể bầu ươm 10 cm)

3..2-Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

-Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi (trên nhãn hiệu, hợp đồng).

-Mức độ khác biệt về hình thái cây giống(mục 3.1) không vượt quá 3-5% số lượng cây.

-Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang bệnh thán thư

-Tuổi xuất vườn:Cây ghép : từ 4 tháng sau ghép hoặc hơn

  Cây chiết: từ 3 tháng sau chiết hoặc hơn

3.3-Qui cách bầu ươm:

 - Bầu ươm : Phải có màu đen mặt trong, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

- Đường kính và chiều cao tương ứng là :

 + Đối với cây chiết cành hoặc cây ghép có gốc ghép là cây chiết cành : 14-16 cm và 20-22 cm.

+ Đối với cây ghép có gốc ghép là cây nhân từ hạt : 14-15 cm và 30-32 cm.

-Số lỗ thoát nước :

+ Bầu ươm cây chiết:10 lỗ/ bầu, đường kính lỗ từ 0,6-0,8 cm.

+ Bầu ươm cây hạt: 20-30 lỗ/bầu, đường kính lỗ từ 0,6-0,8 cm.

Chất nền phải đầy bầu ươm

 3-4. Ghi nhãn: Nhãn được ép hoặc bọc nhựa chống thấm ướt, chữ in rõ ràng, gắn (treo) trên cây giống gồm các nội dung được quy định tại Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra cần ghi thêm: tên cây đầu dòng, tên gốc ghép, tên cơ quan hoặc cá nhân kiểm tra chất lựơng giống …

4. Các chỉ tiêu kiểm tra:

Các chỉ tiêu kiểm định cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn:

-Đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

-Kiểm định mắt ghép, cành ghép thu trên vườn cây đầu dòng.

-Thời gian kiểm định: khi lô cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

5. Bảo quản và vận chuyển:

-Cây nhãn đặt trực tiếp dưới ánh nắng trước khi bán khoảng 15-20 ngày.

-Trên phương tiện vận chuyển, cây giống nhãn không được xếp quá 4 lớp bầu ươm chồng lên nhau. Nếu gốc ghép là cây hạt không được xếp chồng quá 3 lớp bầu ươm.Tránh nắng, gió và phải thông thoáng khi phương tiện vận chuyển dừng  nghỉ.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH: 10 TCN 477-2001 CÂY GIỐNG SẦU RIÊNG

The planting  materials of durian

(Ban hành theo quyết định số: 106/2001/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 12 tháng 11 năm 2001)

 

1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cây giống sầu riêng(Durio zibethinus Murr. ) nhân bằng phương pháp ghép ở các tỉnh phía Nam.

2. Qui định chung:

2.1- Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa.

2..2- Vật liệu nhân giống:

- Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.

-Gốc ghép: Hiện nay gốc ghép cho sầu riêng là cây gieo từ hạt của các cây sầu riêng thương phẩm nhiều hạt trên thị trường.

2.3- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.

2.4- Cây giống sầu riêng phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ…theo Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt.

2.5- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất bán các cây giống sầu riêng đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.

3.Yêu cầu kỹ thuật:

3.1- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái cây giống như sau:

 3.1.1- Gốc ghép và bộ rễ:

             

Các chỉ tiêu

Loại hình ghép

Ghép chữ U (phụ lục 1) hoặc tương tự

Ghép cành chẻ gốc hoặc tương tự (phụ lục 2)

-Số gốc ghép của  1 cây giống

-Thân và cổ rễ

 

-Vỏ

-Đường kính (đo từ phía dưới vết ghép khoảng 2 cm)

-Vị trí ghép

 

 

 

 

 

 

-Vết ghép

-Mặt cắt thân gốc ghép lúc xuất vườn

 

 

-Bộ rễ

-Rễ cọc

-1 gốc

 

-Phải thẳng

 

-Không bị thương tổn

- 1,0 - 1,5 cm.

 

 

-Cách mặt   bầu  từ 15-20 cm.

 

 

 

 

 

 

-Đã liền và tiếp hợp tốt

-Nằm ngay phía trên chân của cành giống , được quét sơn hoặc các chất tương tự không bị dập sùi.

-Phát triển tốt, có nhiều rễ tơ.

-Không cong  vẹo.

- 2 -3 gốc

 

-Phải thẳng, tiết diện thân phải tròn.

-Không bị thương tổn.

-Từ 1,0 cm trở lên.

 

 

-Cách tiếp điểm trục hạ diệp 5 cm về phía trên.

-Các vết ghép của các gốc ghép  còn lại nằm trong khoảng 5 cm từ vết  ghép của cành giống đến điểm tiếp trục hạ diệp.

-Đã liền và tiếp hợp tốt.

-Không có .

 

 

 

-Phát triển tốt, có nhiều rễ tơ

-Không cong vẹo

 

 

3.1.2- Thân, cành, lá:

  - Thân cây thẳng và vững chắc.

  - Số cành: Có từ 3 cành cấp 1 trở lên.

  - Số lá trên thân chính: số lá phải hiện diện đủ từ 1/3 chiều cao của cành giống đến đỉnh chồi (phụ lục 1,2).

  - Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

  - Chiều cao cây giống (từ  mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ  80 cm trở lên.

  - Đường kính cành giống (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ  0,8 cm trở lên.

3..2- Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:

  - Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.

  - Mức độ khác biệt về hình thái cây giống(mục 3.1) không vượt quá 5% số lượng cây.

  - Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại chính: thán thư, bệnh do nấm (Phytophthora), rầy phấn (Psyllid),...

 - Tuổi xuất vườn: 8-12  tháng sau khi ghép.

3.3- Qui cách bầu ươm:

  - Bầu ươm  phải có màu đen mặt trong, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.

  - Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm, và  30-32 cm.

  - Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm.

  - Chất nền phải đầy bầu ươm.

4. Ghi nhãn: Nhãn được ép hoặc bọc nhựa chống thấm ướt, chữ in rõ ràng, gắn (treo) trên cây giống gồm  các nội dung được quy định tại Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu.  Ngoài ra cần ghi thêm: tên cây đầu dòng, tên gốc ghép, tên  cơ quan  hoặc cá nhân  kiểm tra chất lựơng giống … 

5. Các chỉ tiêu kiểm tra:

Các chỉ tiêu kiểm tra cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn:

  - Đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

  - Kiểm tra  mắt ghép, cành ghép  thu trên vườn cây đầu dòng.

  - Thời gian kiểm tra: khi lô cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật ở mục 3.

  - Trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển, cây giống sầu riêng phải được ngừa bệnh do nấm Phytophthora gây ra bằng cách phun thuốc trên thân lá và tưới thuốc vào giá thể bầu ươm, thuốc sử dụng  theo hướng dẫn của ngành BVTV.

6. Bảo quản và vận chuyển:

  - Cây sầu riêng  được bảo quản dưới bóng che  (dưới ánh sáng tán xạ có 50% ánh nắng).

  - Trên phương tiện vận chuyển, cây sầu riêng giống phải xếp đứng không chồng quá 2 lớp bầu ươm lên nhau.

  - Tránh nắng, gió và phải tạo sự thông thoáng. 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi