Chỉ thị 21/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 21/2002/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 21/2002/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/12/2002 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 21/2002/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 21/2002/CT-TTG
NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY RỪNG
Trong những năm qua,
các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc phòng
cháy, chữa cháy rừng, phát hiện và cứu chữa kịp thời nhiều vụ cháy rừng, hạn
chế thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tuy nhiên, gần đây do ý thức phòng cháy,
chữa cháy rừng của một bộ phận dân cư chưa tốt, cùng với những thiết sót, lỏng
lẻo trong quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương các cấp, các Bộ,
ngành và diễn biến bất lợi của thời tiết, nên tình trạng cháy rừng vẫn gia
tăng, xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vụ cháy rừng U Minh vừa qua, đã xảy ra trên
diện rộng, cháy dài ngày đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, tài nguyên,
môi trường.
Để tăng cường công tác
phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy rừng và
thiệt hại do cháy rừng gây ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương theo phương châm: phòng cháy là chủ đạo; phát hiện sớm, thông tin và tổ chức cứu chữa, ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng. Trước hết:
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có rừng phải củng cố lại Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng để kiểm tra, chỉ đạo và điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Ban Chỉ đạo ở mỗi cấp do một Phó Chủ tịch Uỷ ban Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban.
- Thực hiện tốt việc cảnh báo, dự báo và kiểm soát lửa rừng; nâng cao chất lượng xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, ưu tiên đối với những khu vực trọng điểm, những tháng có nguy cơ cháy rừng cao.
- Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, trước hết các chủ rừng phải hiện đúng những quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. Những chủ rừng có diện tích rừng lớn phải lập phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng xung kích, phương tiện, tập duyệt để chủ động phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Hàng năm, trước khi vào mùa khô thường xảy ra cháy rừng, các địa phương có nhiều rừng phải tổ chức diễn tập chữa cháy rừng ở địa phương mình với quy mô phù hợp, thiết thực và hiệu quả để kịp thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo chữa cháy rừng.
- Các dự án trồng rừng mới, khoanh nuôi, tái sinh phát triển rừng nhất thiết phải làm rõ phương án phòng cháy, chữa cháy rừng khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, trước hết là Kiểm lâm,
Quân đội, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
để kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng
trên địa bàn, phát hiện sớm, thông tin và tổ chức cứu chữa, ứng cứu kịp thời
khi cháy rừng xảy ra.
2. Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng cháy,
chữa cháy rừng để mọi người dân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ
trong việc bảo vệ rừng, là tài nguyên quý giá của quốc gia, là môi trường sống
của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, để góp phần bảo đảm cho sự
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Ban Chỉ đạo Trung ương phòng cháy, chữa cháy rừng được thành lập theo Quyết định 1157/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2002 và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng và của các cấp chính quyền địa phương, tổ chức ứng cứu kịp thời khi cần thiết
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tập trung làm tốt các nội dung sau:
- Xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn quốc, trong đó kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng để theo dõi và hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở các vùng, đặt dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của Cục Kiểm lâm; giúp ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, củng cố và tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tại các Chi cục Kiểm lâm và ở các Hạt Kiểm lâm, mà nòng cốt là các Đội Kiểm lâm cơ động.
- Trước mắt, cuối năm 2002 ngoài việc đã tổ chức diễn tập ở tỉnh Hà Tây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc diễn tập cấp tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá, rút kinh nghiệm để chỉ đạo ở một số vùng trọng điểm, dễ xẩy ra cháy rừng.
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ về chế độ đối với những người tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về phối hợp liên ngành trong bảo vệ rừng; xây dựng phương án phối hợp chỉ huy, điều động lực lượng, trang thiết bị trong việc xử lý các vụ cháy rừng quy mô lớn.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; bổ sung chương trình huấn luyện, diễn tập, các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, sẵn sàng huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi có nguy cơ xảy ra cháy lớn.
6. Các cơ quan có chức năng thừa hành pháp luật cần tăng cường kiểm tra, điều tra, xử lý kịp thời và nghiêm minh các vụ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng để giáo dục, răn đe, ngăn chặn hành vi gây cháy rừng và kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng.