Chỉ thị 03/2006/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 03/2006/CT-BTS
Cơ quan ban hành: | Bộ Thủy sản | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2006/CT-BTS | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lương Lê Phương |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/03/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 03/2006/CT-BTS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ THỦY SẢN SỐ 03/2006/CT-BTS
NGÀY 27 THÁNG 03 NĂM 2006 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thực hiện
Luật Thuỷ sản và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan, trong thời gian qua Bộ Thuỷ sản
đã phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các
tỉnh, thành phố ven biển tích cực thực hiện
việc quản lý các hoạt động khai thác thuỷ
sản trên các vùng biển của Việt Nam nên hoạt
động khai thác thuỷ sản đã có nhiều
chuyển biến tốt góp phần đảm bảo an
toàn cho ngư dân đi đánh bắt thuỷ sản,
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giữ gìn an
ninh quốc phòng, chủ quyền vùng biển tổ
quốc; tuy nhiên trong hoạt động khai thác thuỷ
sản vẫn còn một số tồn tại:
- Trong khai thác thuỷ sản xa bờ:
Chưa xây dựng được mô hình tổ chức khai
thác xa bờ, hiệu quả hoạt động khai thác
thuỷ sản ở vùng biển xa bờ của nhiều
tàu cá còn thấp; việc đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, khâu
tổ chức tiêu thụ sản phẩm khai thác, bảo
quản sau thu hoach, tổ chức sản xuất theo
đoàn đội, công tác điều tra nguồn lợi,
dự báo ngư trường khai thác còn hạn chế. Tai
nạn xẩy ra trên vùng biển xa bờ vẫn còn
nhiều, chưa được cứu nạn kịp
thời. Tàu nước ngoài vi phạm vùng biển của
ta và tàu của ngư dân ta bị nước ngoài bắt
giữ vẫn còn xảy ra ở các vùng biển giáp ranh
với các nước trong khu vực.
- Trong khai thác thuỷ sản ven bờ:
Chưa xây dựng được mô hình quản lý nghề
khai thác cá ven bờ dựa vào cộng đồng
để huy động được sự tham gia
tự giác của ngư dân trong khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản. Nhiều ngư dân vẫn
sử dụng chất nổ, xung điện, chất
độc, ngư cụ, phương tiện bị
cấm để khai thác thuỷ sản; vi phạm vùng
cấm, thời gian cấm khai thác thuỷ sản; đánh
bắt các đối tượng cấm khai thác, đánh
bắt các loài thuỷ sản có kích thước nhỏ
hơn quy định. Việc cạnh tranh, xung đột
giữa các tàu, các nghề với nhau trên biển vẫn
xẩy ra; nhiều tàu hoạt động không đúng
tuyến khai thác, tàu có công suất lớn vẫn vào vùng biển
gần bờ để khai thác làm ảnh hưởng
đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ;
chưa quản lý được tàu cá ngay từ khi bắt
đầu đóng mới, dẫn đến số
lượng tàu cá phát triển tự phát, gia tăng
cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ làm
cho nguồn lợi ven bờ ngày càng suy giảm.
Để khắc phục tình trạng nêu
trên; Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản yêu cầu
các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ, các
Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có quản lý thuỷ sản (dưới đây
gọi chung là Sở Thuỷ sản) thực hiện
tốt một số việc sau đây:
1. Cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu
hải sản, Viện Kinh tế Quy hoạch thuỷ
sản, các Sở Thuỷ sản xây dựng Đề án
sắp xếp, tổ chức lại sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đánh bắt
thuỷ sản trên từng địa bàn. Điều
chỉnh cơ cấu nghề nghiệp, cỡ loại tàu
cá để phát triển đội tàu cá phù hợp với
ngư trường của từng vùng biển, tuyến
khai thác nhằm bảo đảm khai thác bền vững
nguồn lợi thuỷ sản.
- Xâydựng quy chế hoạt động
khai thác thuỷ sản theo hình thức tổ, đội,
hội nghề nghiệp, hợp tác xã.
- Phối hợp với các Sở Thuỷ
sản quản lý chặt chẽ việc đóng mới,
đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp giấy phép
khai thác nhằm kiểm soát được lực
lượng tàu cá khai thác thuỷ sản trên từng
tuyến.
2. Vụ Khoa
học Công nghệ
- Triển khai các đề tài, dự án
nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ khai thác xa
bờ, bảo quản và giảm thất thoát sau thu
hoạch, cơ giới hoá khai thác thuỷ sản, xây
dựng mô hình tổ chức khai thác xa bờ, mô hình
quản lý nghề khai thác thuỷ sản dựa vào
cộng đồng.
- Phối hợp với Vụ Tổ
chức Cán bộ trình lãnh đạo Bộ thành lập Ban
chỉ đạo Chương trình phát triển cơ khí.
3. Viện Nghiên
cứu hải sản
- Tiếp tục tổ chức, điều
tra, nghiên cứu nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng
biển; tập hợp kết quả điều tra,
dự báo ngư trường, nguồn lợi cung cấp
cho Sở Thuỷ sản, các đơn vị thuộc
Bộ, cơ quan thông tin đại chúng để thông báo
cho ngư dân đi khai thác trên các ngư trường
đạt hiệu quả. Đánh giá sự biến
động của nguồn lợi hải sản, môi
trường và đề xuất các biện pháp quản
lý.
- Nghiên cứu, du nhập các công nghệ khai
thác tiên tiến; các phương pháp bảo quản sau thu
hoạch; cơ giới hoá ngành khai thác thuỷ sản
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng
sản phẩm, giảm sức lao động.
- Xây dựng cơ cấu nghề nghiệp,
tàu thuyền phù hợp với từng vùng biển
để làm cơ sở cho việc điều chỉnh
hiện trạng tàu thuyền nghề cá.
4. Vụ Pháp
chế
Phối hợp với Cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Khuyến
ngư Quốc gia, các Sở Thuỷ sản và các đơn
vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về Luật Thuỷ sản và các văn bản
dưới Luật, pháp luật quốc tế có liên quan
để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ, không vi
phạm các quy định trong công tác bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, phân vùng, phân tuyến trong
hoạt động khai thác thuỷ sản, không vi phạm
vùng biển các nước… để các tàu khai thác thuỷ
sản hoạt động đúng quy định và kết
hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên
biển.
5. Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia
Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật,
chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà
nước, kết quả điều tra nguồn lợi,
dự báo ngư trường đến khuyến ngư và
ngư dân các tỉnh ven biển, chuyển giao nhanh các
tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới
để ngư dân khai thác bền vững nguồn lợi
thuỷ sản và có hiệu quả kinh tế cao.
6. Vụ Kinh
tế tập thể và tư nhân
Phối hợp với Viện Kinh tế Quy
hoạch, các Sở Thuỷ sản tổ chức lại
quản lý vùng biển ven bờ theo hình thức dựa vào
cộng đồng, nghiên cứu xây dựng các mô hình
tổ chức phù hợp với từng vùng biển;
đề xuất chính sách giao quyền cho cộng
đồng quản lý vùng biển ven bờ để
Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê
duyệt.
7. Các Sở
Thuỷ sản
- Khẩn trương đánh giá tình hình
hoạt động khai thác hải sản của tỉnh,
tổ chức sắp xếp lại cơ cấu nghề
nghiệp, cỡ loại tàu cá phù hợp với tuyến
khai thác, ngư trường nguồn lợi hiện có
nhằm bảo đảm khai thác bền vững trong vùng
biển do tỉnh quản lý.
- Tham mưu cho UBND tỉnh giao quyền và
hướng dẫn cho cộng đồng ngư dân ven
biển khai thác và tham gia quản lý nguồn lợi thuỷ
sản tuyến bờ theo hình thức dựa vào cộng
đồng.
- Phối hợp các cấp, các ngành, các
hội nghề nghiệp hướng dẫn cho ngư dân
thành lập các hội nghề cá tự nguyện, hợp
tác xã; tổ chức khai thác trên tuyến lộng, tuyến
khơi theo đoàn đội để hỗ trợ nhau
trong quá trình sản xuất trên biển; thành lập các
đội dân quân tự vệ biển nhằm bảo
đảm an ninh quốc phòng, an toàn cho đội tàu khi
đi khai thác trên các vùng biển.
- Nâng cao năng lực quản lý và
điều hành cảng cá, bến cá nhằm phục vụ
tốt cộng đồng ngư dân; lấy cảng cá, bến
cá là trung tâm điều hành các hoạt động quản
lý: quản lý tàu ra vào cảng, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, hoạt động sản xuất-kinh
doanh, tuyên truyền giáo dục về các chính sách của Nhà
nước….
- Quản lý chặt chẽ việc đóng
mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp
giấy phép khai thác nhằm kiểm soát được
lực lượng tàu cá khai thác thuỷ sản trên
từng tuyến.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục, hướng dẫn các quy định của
pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên
quan để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ, không vi
phạm các quy định trong công tác bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, phân vùng, phân tuyến trong
hoạt động khai thác thuỷ sản, không vi phạm
vùng biển các nước… và kết hợp bảo vệ
chủ quyền, an ninh trên biển.
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản yêu cầu các Cục trưởng, Vụ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
(
Đã ký)
Lương Lê Phương