Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTS-BNV của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra thủy sản ở địa phương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTS-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ; Bộ Thủy sản | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2006/TTLT-BTS-BNV | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đỗ Quang Trung; Tạ Quang Ngọc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/03/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTS-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ THỦY SẢN - BỘ
NỘI VỤ SỐ 01/2006/TTLT-BTS-BNV NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN,
TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA THANH TRA THỦY SẢN
Ở ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Nghị định
số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ qui định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định
số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ qui định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định
số 107/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra Thủy sản;
Căn cứ ý kiến thống
nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tại văn bản số 337/BNN-PC ngày 15 tháng 2 năm 2006;
Bộ Thủy sản và Bộ
Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh
tra Thủy sản ở địa phương như sau:
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Thanh tra Thủy
sản ở địa phương (sau đây gọi chung
là Thanh tra Sở) là cơ quan của Bộ Thủy sản
hoặc thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh
tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối
với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
không có Sở Thủy sản riêng), thuộc hệ thống
Thanh tra Thủy sản, có trách nhiệm giúp Giám đốc
Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở.
Thanh tra Thủy
sản thuộc Sở Thủy sản có con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH
TRA SỞ
1. Xây dựng chương
trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành
về thủy sản trình Giám đốc Sở phê
duyệt và tổ chức thực hiện chương
trình, kế hoạch đó.
2. Thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính
(thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ được giao của tổ chức,
cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp
của Sở):
a) Thanh tra,
kết luận, quyết định xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định
xử lý;
b) Chủ trì
hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra
tỉnh.
3. Thực
hiện thanh tra chuyên ngành thủy sản theo Điều 14
Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm
2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra Thủy sản:
a) Thanh tra,
kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thủy sản theo Nghị đỊnh số
128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản và các qui định khác của pháp luật;
b) Ra quyết định
và thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thanh
tra chuyên ngành thủy sản theo chương trình, kế
hoạch và quyết định việc thanh tra do Giám đốc
Sở phê duyệt;
c) Cử người
tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản khi có yêu
cầu của Thanh tra Bộ Thủy sản.
4. Về
giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Chủ trì
hoặc tham gia tiếp công dân đến khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định
của pháp luật;
b) Giúp Giám đốc
Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật về giải quyết khiếu
nại, tố cáo;
c) Theo dõi,
kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước của Sở trong
việc thi hành các quyết định giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
5. Tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm
tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các
quy định của pháp luật về thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu
tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
6. Thực
hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong
lĩnh vực thủy sản ở địa phương
theo quy định của pháp luật về chống tham
nhũng.
7. Kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ
những quy định trái với các văn bản pháp
luật của Nhà nước hoặc trái với các văn
bản pháp luật chuyên ngành do Bộ Thủy sản ban
hành.
8. Theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
kết luận, kiến nghị và quyết định
xử lý sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả
về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thủy
sản và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của
Sở.
9. Phối
hợp với Thanh tra Bộ Thủy sản tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho
Thanh tra viên, Cộng tác viên Thanh tra Thủy sản.
10. Quản lý
tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục
vụ hoạt động của Thanh tra Sở.
11. Thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật và Giám đốc Sở giao.
III. TỔ CHỨC CỦA THANH TRA SỞ
1. Thanh tra
Sở được tổ chức thống nhất dưới
sự quản lý, điều hành của Chánh thanh tra
Sở, Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở. Chánh thanh tra Sở do Giám đốc
Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi
có ý kiến thống nhất của Chánh thanh tra Tỉnh.
2. Phó Chánh thanh
tra Sở giúp Chánh thanh tra Sở thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn do Chánh thanh tra
Sở phân công. Phó Chánh thanh tra Sở do Giám đốc
Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề
nghị của Chánh thanh tra Sở.
3. Một
số Thanh tra viên và công chức, nhân viên thuộc các
ngạch khác (nếu có) giúp việc trực tiếp cho Chánh
thanh tra Sở.
4. Trên cơ
sở quy chế phối hợp giữa Thanh tra Bộ
Thủy sản và các Cục quản lý chuyên ngành do Bộ trưởng
Bộ Thủy sản ban hành, Giám đốc Sở ban hành
Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Sở và các Chi
cục chuyên ngành đảm bảo không chồng chéo
nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm, tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thủy sản.
5. Đối với các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh)
không có Sở Thủy sản, Thanh tra chuyên ngành thủy
sản do Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đảm nhận. Việc bổ nhiệm thanh tra viên
chuyên ngành thủy sản căn cứ theo tiêu chuẩn
của Thanh tra Chính phủ ban hành và tiêu chuẩn khác theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Thủy sản. Thanh tra
viên chuyên ngành thủy sản chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự hướng
dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ
của Chánh thanh tra Bộ Thủy sản.
IV. BIÊN CHẾ CỦA THANH
TRA SỞ
1. Biên chế hành chính của Thanh tra Sở gồm
thanh tra viên và công chức thuộc các ngạch khác làm
việc trong Thanh tra Sở (theo Quyết định số
78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ ban hành danh mục các ngạch công
chức, viên chức) phải đáp ứng đủ điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp
luật. Biên chế của Thanh tra Sở do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ trong
tổng biên chế hành chính của tỉnh.
2. Lái xe, bảo vệ, thuyền trưởng, máy trưởng
và một số nhân viên thực hiện công việc khác
trong Thanh tra Sở được thực hiện chế độ
hợp đồng theo quy định của Nghị định
số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính
phủ về thực hiện chế độ hợp đồng
một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà
nước, đơn vị sự nghiệp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn
cứ vào quy mô, khối lượng công việc mà Thanh tra
Thủy sản phải thực hiện theo quy định
của pháp luật và các căn cứ khác quy định
tại Điều 6 Nghị định 71/2003/NĐ-CP ngày
19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp
quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước
để xây dựng, lập kế hoạch biên chế và
quyết định phân bổ biên chế hành chính cho Thanh
tra Sở.
V. QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA THANH TRA SỞ
1. Thanh tra Sở chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc Sở, đồng thời chịu sự
chỉ đạo hướng dẫn về công tác, tổ
chức và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra
tỉnh.
2. Thanh tra Sở chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra
Bộ; tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc
đột xuất về công tác thanh tra chuyên ngành cho Thanh
tra Bộ Thủy sản.
3. Thanh tra Sở phối
hợp với thanh tra các ngành, chính quyền cấp
huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước khác có
thẩm quyền trong quá trình thanh tra đối với các
vấn đề có liên quan đến thủy sản và
trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh
chống các hành vi vi phạm pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ Luật Thanh tra, Luật Thủy sản,
Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8
năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Thủy sản,
hướng dẫn tại Thông tư này và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan để quyết
định thành lập và quy định cụ thể
về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
biên chế của Thanh tra Sở.
2. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Giám
đốc Sở thực hiện việc sắp xếp,
kiện toàn lại tổ chức; có kế hoạch đào
tạo bố trí cán bộ, công chức và những
người khác đang làm nhiệm việc trong tổ chức
Thanh tra Sở đáp ứng điều kiện, tiêu
chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành,
bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
3. Thông tư này có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc,
đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh về liên Bộ Thủy sản và Bộ
Nội vụ để kịp thời sửa đổi,
bổ sung.
Bộ trưởng
Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung |
Bộ trưởng
Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc |