Chỉ thị 09-NN-PCLB/CT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, tránh, chống lũ quét năm 1997
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 09-NN-PCLB/CT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09-NN-PCLB/CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/04/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 09-NN-PCLB/CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 09 NN-PCLB/CT NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 1997 VỀ PHÒNG, TRÁNH, CHỐNG LŨ QUÉT NĂM
1997
Thiên tai năm 1996 đã
gây thiệt hại nặng về người và vật chất. Cùng với lũ lớn xuất hiện trên hầu hết
các triền sông trong cả nước, năm 1996 nhiều trận lũ quét và lũ bùn đá đã xảy
ra ở các tỉnh miền núi Bắc bộ, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đáng chú ý là
các trận lũ quét ở Mường Lay (Lai Châu), Hà Giang, Phú Lộc, A Lưới (thuộc Thừa
Thiên - Huế), các huyện Đại Lộc, Quế Sơn (Quảng Nam - Đà Nẵng). Ngoài ra, các
tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai và Kon Tum cũng có lũ quét xảy ra với các
mức độ khác nhau. Một số trường hợp bị lũ quét đã xuất hiện tình huống bị cô
lập trong nhiều ngày như ở Mương Lay, A Lưới, Đại Lộc...
Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới ẩm, gió mùa, lại là nơi giao nhau giữa hai dạng khí hậu biển nhiệt
đới và khí hậu lục địa nên thường xảy ra những đợt mưa có cường độ lớn, kéo dài
nhiều giờ liền. Đối với các vùng miền núi, lưu vực nhỏ, độ dốc lớn hơn 30 độ,
đất đá có nhiều vết nứt, dễ sạt lở, độ che phủ của thảm thực vật thấp (dưới
10%) thì những đợt mưa lớn dễ tạo nên những trận lũ quét kéo theo nhiều đất đá,
có sức tàn phá lớn và gây ra những tổn thất về sinh mạng, tài sản, tàn phá các
cụm dân cư, các cơ sở kinh tế, đồng ruộng, hoa màu, cây trái, làm gián đoạn,
ách tắc giao thông và thông tin liên lạc mà hiện nay ta chưa có khả năng đối
phó một cách chủ động.
Để chủ động phòng
tránh đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai nói chung, lũ
quét nói riêng, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Ban chỉ
huy phòng chống lụt bão các tỉnh miền núi và các tỉnh có huyện, xã miền núi cần
tập trung chỉ đạo làm tốt một số việc trọng tâm sau:
1. Tổng kết những trận lũ quét đã xảy ra trong những năm gần đây ở địa phương để rút ra quy luật hoạt động, hình thành lũ quét, kinh nghiệm phòng tránh để bổ sung các phương án phòng, tránh, chống lũ quét một cách chủ động thiết thực.
2. Củng cố, kiện toàn bộ máy thường trực phòng chống lụt bão ở các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ quét và tăng cường phương tiện kiểm tra dự báo để có đủ khả năng tham mưu cho tỉnh, huyện phát hiện, cảnh báo và chỉ đạo sơ tán dân khi có nguy cơ xảy ra lũ quét.
3. Củng cố hệ thống thông tin liên lạc, truyền tin xuống tận cơ sở, vùng sâu, vùng xa bao gồm cả đơn vị bộ đội biên phòng, các trạm kiểm lâm ở những khu vực thường bị lũ quét tác động. Tổ chức tập huấn cho lực lượng phòng chống lũ quét ở cơ sở và tuyên truyền sâu rộng kiến thức về phòng tránh lũ quét cho cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Rà soát quy hoạch các khu vực dân cư đã từng bị lũ quét để di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là ở sát hạ lưu các đập, hồ chứa nước, trên cùng một lưu vực xây dựng nhiều hồ chứa bậc thang, các vùng thuộc đới địa chất hoạt động mạnh thường xuyên xảy ra sạt lở núi và đặc biệt các khu dân cư ở sát ven sông, ven suối, thường có lũ đột ngột xảy ra.
5. Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, cơ số thuốc và chuẩn bị phương tiện vận chuyển (kể cả dùng sức người) ở các khu vực thường bị lũ quét gây ra ách tắc giao thông.
6. Lựa chọn và quyết định chuyển đổi mùa vụ nhằm tránh, lách các thời điểm thường xảy ra lũ quét cũng như bố trí loại cây trồng, mật độ cây trồng nhằm vừa đảm bảo có thu hoạch, vừa giữ đất khỏi bị xói lở, bào mòn.
7. Tổ chức lực lượng, phương tiện cứu hộ người, tài sản và khắc phụ ách tắc giao thông, thông tin liên lạc kịp thời.
8. Khi xảy ra lũ quét phải kịp thời cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm, phải áp dụng mọi biện pháp cứu hộ, không được để dân đói, không có nhà ở, không có thuốc cấp cứu.
Dự báo, cảnh báo lũ quét là vấn đề rất phức tạp, khó khăn. Để phòng tránh và khắc phục có hiệu quả lũ quét, yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi và các tỉnh có miền núi cần quán triệt các nội dung nói trên, khẩn trương đề ra phương án, biện pháp phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương mình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét gây ra.