Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2023/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Bá Hoan |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công
Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
1. Giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bao gồm 11 lĩnh vực, cụ thể sau đây: Lao động, tiền lương; Việc làm; Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); An toàn, vệ sinh lao động; Người có công;…
2. Quy trình giám định tư pháp gồm 4 bước là:
- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có);
- Chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp;
- Thực hiện giám định tư pháp;
- Kết luận giám định tư pháp.
3. Hội đồng giám định, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định như sau:
- Nghiên cứu đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đối chiếu với các quy chuẩn chuyên môn để đưa ra nhận xét, đánh giá về nội dung được yêu cầu giám định;
- Xây dựng dự thảo kết luận giám định tư pháp.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2024.
Xem chi tiết Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI _____________ Số: 18/2023/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023 |
THÔNG TƯ
Quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, bao gồm: giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; quy trình giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; mẫu, thành phần hồ sơ, chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bao gồm các lĩnh vực cụ thể sau đây:
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp là các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP, NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO
VỤ VIỆC, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC TRONG
LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp có thể được xem xét, bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn người có đủ điều kiện và gửi Vụ Pháp chế.
Vụ Pháp chế chủ trì tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu thấy đơn vị có đủ điều kiện là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thì có văn bản đề nghị gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Khi có căn cứ xác định người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giám định tư pháp thì Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
QUY TRÌNH, HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC LAO
ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
Trình tự, thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp thực hiện theo quy định về tiếp nhận văn bản đến của Quy chế văn thư và lưu trữ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nhận được phân công, xử lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với vụ việc giám định tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lựa chọn để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc thành lập Hội đồng giám định.
Việc tiếp nhận trưng cầu giám định được thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận văn bản đến của đơn vị.
Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định.
Trường hợp cần phải có thêm hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giám định thì đề nghị người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu.
Trường hợp có căn cứ từ chối giám định thì thực hiện việc từ chối giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Hội đồng giám định, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định như sau:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định
tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH _____________ Số………/KL-HĐGĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày …. tháng … năm … |
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Trong lĩnh vực .... (1)…
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
Căn cứ Văn bản trưng cầu số............. ngày....... tháng....... năm.. của........... (2);
Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng giám định số……ngày ……tháng……năm…. của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:
I. NGƯỜI THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (3)
II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (4)
III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
1. Nội dung trưng cầu giám định.
2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.
3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.
IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: ...
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai:…
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo:…
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi ...giờ...phút ngày… tháng… năm …
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH (5)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH (6)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
____________
1. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.
2. Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành văn bản trưng cầu giám định.
3. Ghi họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác các thành viên Hội đồng giám định.
Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.
4. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.
5. Ký, ghi rõ họ tên của từng thành viên Hội đồng giám định.
6. Người thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp.
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP
HOẶC NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC
Trong lĩnh vực .... (1)...
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
Căn cứ Văn bản trưng cầu số …..ngày… tháng… năm.... của (2);
Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:
I. GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP/NGƯỜI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (3)
II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (4)
III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
1. Nội dung trưng cầu giám định.
2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.
3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.
IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: …
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai: ...
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo:...
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi ...giờ...phút ngày… tháng… năm …
|
…….., ngày ... tháng ... năm ... GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP/ (Ký, ghi rõ họ và tên) |
_____________
1. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.
2. Ghi rõ: số, ngày, tháng, năm của Văn bản trưng cầu giám định.
3. Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác.
Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.
4. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC (1) _____________ Số………/KL-TCGĐTPTVV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày …. tháng … năm … |
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC
Trong lĩnh vực .... (2)...
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
Căn cứ Văn bản trưng cầu số…….ngày…….tháng……năm……của……(3)
Căn cứ Quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc số…..ngày……tháng …. năm…… của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Kết luận các nội dung trưng cầu giám định như sau:
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH (4)
II. NGƯỜI TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH (5)
III. NỘI DUNG TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
1. Nội dung trưng cầu giám định.
2. Phương pháp, các quy chuẩn chuyên môn áp dụng thực hiện giám định.
3. Thời gian, địa điểm thực hiện việc giám định.
IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
1. Về nội dung trưng cầu giám định thứ nhất: ...
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
2. Về nội dung trưng cầu giám định thứ hai:...
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
3. Các nội dung trưng cầu giám định tiếp theo.
Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung giám định.
Kết luận giám định được hoàn thành vào hồi .. .giờ...phút ngày… tháng… năm …
NGƯỜI GIÁM ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ và tên)
|
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC (6) (Ký, ghi rõ họ và tên)
|
________________
1. Ghi tên tổ chức thực hiện giám định.
2. Ghi lĩnh vực giám định tư pháp theo Điều 3 Thông tư này.
3. Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành văn bản trưng cầu giám định.
4. Ghi tên tổ chức, địa chỉ; ghi họ, tên, người phân công thực hiện giám định.
Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định tư pháp.
5. Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản, ngày, tháng, năm trưng cầu giám định.
6. Người đứng đầu tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc xác nhận chữ ký của thành viên giám định, ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định.
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội)
HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP THEO VỤ VIỆC
Số /năm/ HSGĐ
Nội dung trưng cầu giám định (ghi tóm tắt nội dung trưng cầu giám định)
………………………………………………………………………………..
Ngày lập …………………………………………………………………..
Người lập hồ sơ …………………………………………………………
Thành phần hồ sơ (Liệt kê các tài liệu theo bảng sau)
STT |
TÊN TÀI LIỆU |
SỐ TỜ |
ĐẶC ĐIỂM TÀI LIỆU (Bản chính/sao) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|