Quyết định 101/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 101/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 101/2007/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/07/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chính sách về tạo việc làm - Ngày 06/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010. Theo đó, nội dung Chương trình gồm 3 dự án và hai hoạt động (hoạt động giám sát, đánh giá; hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm). Trong Chương trình, Dự án vay vốn tạo việc làm đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,7-1,8 triệu lao động thông qua hoạt động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Dự án hỗ trợ đưa người đi lao động đi làm việc ở nước ngoài phấn đấu đưa 40-50 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dự án chủ yếu hỗ trợ khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao động và hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm nâng cao năng lực và hiện đại hóa 30-40 Trung tâm giới thiệu việc làm, nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên trên 4 triệu người trong 5 năm. Năm 2008 sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 101/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 101/2007/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ SỐ 101/2007/QĐ-TTg NGÀY 06 THÁNG 7 NĂM
2007
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA
VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm
1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4
năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2005/NQ-CP ngày
02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2005;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010, bao gồm các nội dung chủ
yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung:
Góp phần thực hiện mục tiêu
chung của nền kinh tế về bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc làm mới cho
8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010 (trong đó, trực tiếp từ Chương trình này là 2 -
2,2 triệu lao động) và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm
2010.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
a) Tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu lao động thông
qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong 5 năm 2006 - 2010, trong
đó:
- Tạo việc làm trong nước cho 1,7 - 1,8 triệu lao
động theo các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;
- Tạo việc làm ngoài nước cho 40 - 50 vạn lao động
từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước.
b) Nâng cao năng
lực và hiện đại hoá 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống
thông tin thị trường lao động; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm
lên 4 triệu người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường
lao động vào năm 2008;
c) Tập huấn nghiệp vụ
cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ Trung ương đến địa phương.
II. THỜI
GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian thực hiện: đến năm 2010.
2. Phạm vi: thực hiện trên toàn quốc.
III. NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình hoạt động với 3 dự án
và 2 hoạt động chủ yếu sau:
1. Dự án vay
vốn tạo việc làm:
a) Mục tiêu: tạo việc
làm cho 1,7 - 1,8 triệu lao động thông qua hoạt động vay vốn từ Quỹ quốc gia về
việc làm.
b) Nội dung:
- Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp,
người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang
trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt đối với thanh niên
chưa có việc làm;
- Hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung cho Quỹ quốc gia
về việc làm cho 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng và các tổ
chức chính trị - xã hội.
2. Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài:
a) Mục tiêu: đưa 40 - 50 vạn lao động đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài.
b) Nội dung:
- Hỗ trợ khai thác,
mở thị trường tiếp nhận lao động;
- Hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính
sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
3. Dự án hỗ trợ phát triển thị
trường lao động:
a) Mục tiêu: nâng cao năng lực và hiện đại hoá 30 - 40 Trung tâm giới thiệu việc
làm; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5
năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động vào năm 2008.
b) Nội dung:
- Nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc
làm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động;
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao
động;
- Hàng năm, tổ chức điều tra thị trường lao động
giúp cho việc đánh giá thực hiện các mục
tiêu của Chương trình và xây dựng kế hoạch lao động trong kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương;
- Hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ,
thường xuyên.
4. Hoạt động giám sát, đánh giá:
a) Mục tiêu: đánh giá, giám sát các hoạt động, dự án trong khuôn khổ Chương trình
mục tiêu quốc gia về việc làm.
b) Nội dung:
- Đánh giá kết quả thực hiện các dự án trong Chương
trình, kết quả từng năm và thực hiện Chương trình;
- Giám sát việc thực hiện các hoạt động trong Chương
trình;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những
cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc thù của Chương trình.
5. Hoạt động nâng cao
năng lực quản lý lao động - việc làm:
a) Mục
tiêu: hướng dẫn nghiệp vụ cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ
Trung ương đến địa phương.
b) Nội dung: tổ chức tập huấn về phương pháp xây
dựng và triển khai Chương trình, các văn bản mới; phương pháp xây dựng và quản lý
dự án vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm, nghiệp vụ giới thiệu việc làm cho cán bộ
các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ Trung ương các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ lao động - việc làm ở địa phương.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về chính sách, cơ
chế:
a) Về
chính sách:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về lao động - việc làm và
Chương trình xây dựng pháp luật liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao
động, dạy nghề…;
- Xây dựng nội dung hướng dẫn về quản lý và điều hành các
dự án, hoạt động thuộc Chương trình.
b) Về
cơ chế:
- Cơ chế sử dụng nguồn vốn: phân vốn vay theo khả năng tạo việc làm mới thông qua các dự án vay vốn,
ưu tiên các tỉnh đạt hiệu quả cao trong hoạt động vay vốn, nơi có nhiều đồng bào
dân tộc, nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn chuyển sang đất phi nông nghiệp;
- Cơ chế phối hợp: tăng cường sự phối
hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và tổ chức thực hiện
dự án vay vốn với các tổ chức đoàn thể và các địa phương; trong việc lập kế hoạch
sử dụng vốn vay hàng năm, trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc
quản lý, cho vay, bảo toàn và tăng trưởng của Quỹ;
- Cơ chế phân cấp:
tăng cường phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, trong đó coi trọng
phân cấp cho cấp huyện trong việc tổ chức và thực hiện các dự án cho vay đối với
các đối tượng;
- Cơ chế lồng ghép: đẩy mạnh lồng ghép các dự án của Chương
trình với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các
Chương trình khác;
- Cơ chế giám sát, đánh giá:
+ Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường
kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho vay theo các dự án, đặc biệt là các dự án cho
vay với số tiền lớn, ở những nơi có khả năng xảy ra rủi ro cao do điều kiện tự nhiên
không thuận lợi hoặc do môi trường kinh doanh ít thuận lợi;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm
của các cấp chính quyền địa phương.
2. Quản lý, điều hành Chương trình:
a) Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình gồm:
- Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các uỷ viên gồm: Thứ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực
hiện Chương trình và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
Tổng nguồn vốn cho Chương
trình là 5.985 tỷ đồng (không kể nguồn vốn hỗ trợ việc làm ngoài nước). Trong
đó, phân theo nguồn vốn như sau:
- Ngân sách Trung ương: 4.895
tỷ đồng (trong đó, 2.600 tỷ đồng là nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ năm 2005
chuyển sang);
- Ngân
sách địa phương: 560 tỷ đồng (trong đó, 164 tỷ đồng là nguồn vốn vay giải quyết
việc làm của các địa phương từ năm 2005 chuyển sang);
- Huy động cộng đồng: 500 tỷ
đồng;
- Huy động quốc tế : 30 tỷ
đồng.
Ngân sách
Trung ương cấp mới cho Chương trình là 2.295 tỷ đồng, trong đó:
- Dự án cho vay tạo việc làm:
2.000 tỷ đồng;
- Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường
lao động: 225 tỷ đồng;
- Hoạt động giám sát, đánh giá: 40 tỷ đồng;
- Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm: 30 tỷ đồng.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Trách nhiệm của
các Bộ, ngành Trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình, bao gồm: kế hoạch về nhiệm
vụ, mục tiêu, nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp thực hiện gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ;
- Chủ trì và phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ
chế thực hiện các dự án: vay vốn tạo việc
làm; hỗ trợ người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ phát triển thị trường lao động; thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá; hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động -
việc làm;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở
các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện chế độ báo
cáo việc thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế đầu tư đối với các dự án trong Chương
trình;
- Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối và bố trí kế
hoạch hàng năm trên cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để
thực hiện Chương trình; phối hợp kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Chương trình;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính đối với các dự án của Chương trình; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;
- Phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí và bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm
cho Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách của Ngân
hàng Chính sách xã hội; phối hợp kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;
đ) Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý nguồn vốn và tổ chức
giải ngân kịp thời đối với các dự án hỗ trợ việc làm theo cơ chế, chính sách Nhà
nước quy định về vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm và thẩm quyền được giao;
e) Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện Chương
trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến Chương trình.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương trên
cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã được Chính phủ phê duyệt và
các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định đối với Chương trình này.
b) Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tổ chức việc
thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến Chương
trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng