Thông tư 25/2010/TT-BKHCN thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 25/2010/TT-BKHCN

Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2010/TT-BKHCNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
29/12/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 25/2010/TT-BKHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 25/2010/TT-BKHCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 25/2010/TT-BKHCN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 25/2010/TT-BKHCN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-------------------------

Số: 25/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 thỏng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Cụng nghệ;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 thỏng 11 năm 2009 của Chớnh phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cụng nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5 và loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: các chất ôxy hoá, các hợp chất ô xít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phũng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 104/2009/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt, cụ thể:
a) Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
b) Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.
Điều 3. Giải thớch thuật ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người gửi hàng là doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Người vận tải là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
4. Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:
a) Nhận dạng hóa chất;
b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
c) Thông tin về thành phần các chất;
d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
e) Thông tin về độc tính;
g) Thông tin về sinh thái;
h) Biện pháp sơ cứu về y tế;
i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phú khi có sự cố;
l) Yêu cầu về cất giữ;
m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;
o) Yêu cầu trong vận chuyển;
p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
q) Các thông tin cần thiết khác.
Trường hợp Phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hoá chất.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Điều 4. Đối với hàng nguy hiểm được gửi
Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8 cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.
Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.
2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:
a) Nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;
b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hóa theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.
Điều 5. Đối với phương tiện vận chuyển
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:
1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thụng vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.
2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:
a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;
b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;
c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;
d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;
đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía cũn thừa ra ớt nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;
e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;
g) Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.
h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này.
4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.
Điều 6. Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.
2. Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.
Chương III
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHẫP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Điều 7. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền thẩm xét hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp cần vận chuyển bằng phương tiện giao thụng cơ giới đường bộ kèm theo báo hiệu nguy hiểm.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lập 01 bộ hồ sơ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thụng tư này (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.
2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).
7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư này.
8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:
a) Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đó được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.
8. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp cú hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).
9. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:
a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố ;
b) Phiếu kết quả thử nghiệm phự hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đó đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phự hợp cấp.
Điều 9. Trình tự cấp Giấy phép vận chuyển
1. Trong thời hạn bảy ngày (07) làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn ba ngày (03) làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Điều 10. Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển
Giấy phép vận chuyển được cấp theo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Người gửi hàng, người vận tải, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định của Thông tư này trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng hóa về việc tuân thủ các quy định tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư này và thể hiện đầy đủ trong bộ hồ sơ xin cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng tài liệu cụ thể;
c) Xây dựng lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm rõ ràng, đầy đủ; yêu cầu người điều khiển phương tiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển, các yêu cầu của người gửi hàng, chỉ dẫn của các đơn vị thi công cầu, đường trên tuyến hành trình vận chuyển. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển, hàng nguy hiểm vận chuyển, thời gian vận chuyển nếu trong giấy phép vận chuyển; thực hiện ghi nhật ký quá trình vận chuyển theo lệnh điều động đối với từng chuyến hàng vận chuyển và định kỳ 3 tháng, báo cáo tình hình vận chuyển hàng nguy hiểm về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp kèm theo lệnh điều động theo mẫu quy định tại Phụ lục V;
d) Thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hàng nguy hiểm và bản sao giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển đó xây dựng để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp có sự cố;
đ) Tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm;
e) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh, môi trường đối với hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển;
g) Thực hiện đầy đủ những quy định liên quan khác trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
2. Trường hợp vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị thu hồi giấy phép vận chuyển hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.
2. Phối hợp với ngành chức năng (thanh tra giao thông vận tải, công thương, công an,...) thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển hàng nguy hiểm của doanh nghiệp đó được cấp giấy phép vận chuyển.
3. Định kỳ 6 tháng, báo cáo tình hình cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phộp vận chuyển hoá chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp, giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấp cho doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 thỏng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn còn thời hạn khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp tiếp tục được phép sử dụng giấy phép vận chuyển đó cho đến khi hết thời hạn hiệu lực.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
 1. Trong trường hợp tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng tiêu chuẩn đó sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân cú liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./ .

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, TP;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo;                                                     

- Lưu: VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

 

Nguyễn Quân

Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

---------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

---------------------------

Số:..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------

..........ngày.......tháng......năm..............

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

Vận chuyển các chất ôxi hóa/các hợp chất ôxit hữu cơ/các chất ăn mòn

(Vận chuyển loại hàng hoá nào thì ghi tên loại hàng hoá đó)

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố.............

 

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép: ..................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Điện thoại:...................................................................................................................

Fax: .................................................- E-mail:..............................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số:...................Ngày cấp:........................Nơi cấp:...............

Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN):.........

Thời gian bắt đầu vận chuyển:.....................................................................................

Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn): ...........................................……..

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

3.

....

...........................................................................(tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN,

NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

 

 

DANH SÁCH

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN,

NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

 

 

TT

Tên chủ phương tiện

Loại xe

Trọng tải

(ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký)

Biển kiểm soát

Tên người điều khiển

Tên người áp tải

Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục III

MẪU LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-----------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

 

LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

 

TT

Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất

Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng

Tên hàng, nhóm hàng, mã UN

Hành trình vận chuyển (ghi tên các tỉnh, thành phố nơi hàng hóa sẽ vận chuyển đi qua)

Tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (tấn/năm)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

............

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

....

Tổng cộng:

.............

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục IV

MẪU BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

--------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

-------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

............, ngày......tháng.......năm......

 

 

BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

 

Kính gửi:           Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố..............

 

 

            - Họ và tên (của giám đốc doanh nghiệp):........................................................

            - Chức vụ: Giám đốc.........(tên doanh nghiệp)..................................................

            - Địa chỉ:...........................................................................................................

            - Điện thoại:........................................Fax:.......................................................

            ......(tên doanh nghiệp).......................... cam kết thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển theo giấy phép vận chuyển và mỗi chuyến hàng vận chuyển hàng nguy hiểm đều làm Lệnh điều động vận chuyển theo mẫu kèm theo và có sổ theo dõi việc vận chuyển hàng nguy hiểm.

            2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng  nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố.

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục V

MẪU LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-------------------------------------

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

----------------------------

Số:............/LĐĐ....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

............, ngày......tháng.......năm......

 

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

 

- Họ và tên (của Lãnh đạo doanh nghiệp):........................................................

- Chức vụ: .........................................................................................................

- Hôm nay, ngày.......tháng.......năm....., .......................(tên doanh nghiệp) điều động vận chuyển hàng nguy hiểm theo giấy phép vận chuyển đã được cấp như sau:

Loại phương tiện, biển kiểm soát:.................................................................

Tên người điều khiển phương tiện:...............................................................

Tên người áp tải:............................................................................................

Tên hàng hóa vận chuyển (tên hàng hóa, nhóm hàng, mã UN):...................

Trọng lượng hàng hóa vận chuyển:...............................................................

Hoá đơn số, ngày, tháng, năm:......................................................................

Lý do vận chuyển:.........................................................................................

Địa điểm lấy hàng hóa:..................................................................................

Địa điểm giao hàng hoá:................................................................................

Hành trình vận chuyển:.................................................................................

Thời gian vận chuyển:...................................................................................

Tên, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp:...............

 

Nơi nhận:

- ........(nơi nhận hàng);

- ........(nơi giao hàng);

- ........(tên UBND tỉnh/thành phố nơi hàng nguy hiểm được vận chuyển đi qua) (để phối hợp);

- ......(người điều khiển phương tiện) (để thực hiện);

- ........(người áp tải) (để thực hiện);

- Lưu............

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

Phụ lục VI

MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM  

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

---------------------------------

Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Ghi chú: - Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển cho nhiều phương tiện, nhiều người điều khiển phương tiện và nhiều người áp tải thì các nội dung ở mục 3, 4, 5, 6 của mẫu giấy phép vận chuyển cần được xây dựng thành phụ lục 1 với các nội dung quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các mục 3, 4, 5, 6 sẽ ghi: “theo Phụ lục 1 kèm theo Giấy phép này“.

- Trường hợp doanh nghiệp có lịch trình vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau với trọng lượng vận chuyển khác nhau thì các nội dung ở mục 7, 8 cần được xây dựng thành phụ lục 2 với các nội dung quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Khi đó, nội dung ở các mục 7, 8 sẽ ghi: “theo Phụ lục 2 kèm theo Giấy phép này“.

 

Phụ lục VII

KÍNH THƯỚC CỦA BÁO HIỆU VÀ MÃ SỐ LIÊN HỢP QUỐC (UN)

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

-----------------------------------
Thông tư 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Cách thức thể hiện:

- Báo hiệu nguy hiểm được thiết kế là hình chữ nhật (kích thước 300mm x 500mm) với màu vàng cam.
- Mã số Liên hợp quốc (UN) gồm 4 chữ số theo Phụ lục 1 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
- Mã số UN được ghi ở giữa báo hiệu, chiều cao của chữ số không được nhỏ hơn 70mm

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi