Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 23/2018/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2018/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/03/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công ty chứng khoán phải thuyết minh báo cáo tài chính
Ngày 12/03/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành.
Thông tư này yêu cầu công ty chứng khoán phải thuyết minh về các nội dung: Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành; Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành; Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành; Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế; Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro; Tổng số chứng quyền được phép phát hành; Tổng số chứng quyền đang phát hành.
Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền bao gồm: Tài khoản 329 – Phải trả chứng quyền; Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền…; Tài khoản 018 – Chứng quyền.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/04/2018.
Xem thêm:
9 nội dung quan trọng nhất của Luật Chứng khoán
7 quy định mới dân kế toán cần biết trong năm 2018
Xem chi tiết Thông tư 23/2018/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 23/2018/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 23/2018/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2018 |
Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 26/6/2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến chứng quyền có bảo đảm. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các công ty chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.
Thông tư này hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN
Kết cấu Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền:
Bên Nợ: - Số tiền đã trả chứng quyền;
- Số tiền phải trả chứng quyền giảm.
Bên Có: - Số tiền phải trả chứng quyền;
- Số tiền phải trả chứng quyền tăng.
Số dư Bên Có: Số tiền còn phải trả chứng quyền.
Kết cấu Tài khoản 018 - Chứng quyền:
Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành.
Bên Có: Phản ánh số chứng quyền đang lưu hành.
Số dư Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành nhưng chưa lưu hành.
Nợ TK 018 - Chứng quyền.
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tài khoản phong tỏa tại ngân hàng)
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền).
Đồng thời ghi:
Có TK 018 - Chứng quyền.
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Đồng thời thuyết minh số chứng quyền bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
Nợ TK 632 - Lỗ và chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính (chi tiết phí chào bán chứng quyền)
Có các TK 111, 112.
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Giá trị của chứng quyền đang ghi sổ)
Nợ TK 632- Lỗ và chi phí giao dịch mua các tài sản tài chính, hoạt động tự doanh - chi tiết tài khoản chứng quyền (chênh lệnh lỗ - nếu giá mua cao hơn giá đang ghi trên số)
Có TK 112 (giá mua vào)
Có TK 511- Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (chênh lệnh lãi - nếu giá mua lại thấp hơn giá đang ghi sổ).
Đồng thời ghi:
Nợ TK 018 - Chứng quyền.
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)
Đồng thời ghi:
Có TK 018 - Chứng quyền.
Nợ TK 121- Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (Chi tiết phòng ngừa rủi ro chứng quyền)
Có TK 321- Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
Cuối kỳ, kế toán đánh giá lại và ghi nhận việc đánh giá lại giá trị của chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro tương tự như đánh giá lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL.
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (Chênh lệnh giữa giá ghi sổ và giá thị trường tại thời điểm đánh giá)
Có TK 5111 - Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Chi tiết chênh lệch giảm do đánh giá lại FVTPL - chứng quyền).
Nợ TK 63213 - Chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (chi tiết chênh lệch tăng do đánh giá lại FVTPL - chứng quyền = chênh lệnh giữa giá thị trường tại thời điểm đánh giá và giá ghi số)
Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết phải trả chứng quyền).
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền
Nợ TK 6321 - Lỗ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Chi tiết lỗ phát hành chứng quyền = chênh lệch lỗ giữa giá thanh toán, giá thực hiện và giá ghi số chứng quyền)
Có TK 511- Thu nhập (Chi tiết lãi phát hành chứng quyền = chênh lệch lãi giữa giá thanh toán, giá thực hiện và giá ghi sổ chứng quyền).
Có TK 111, 112...
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết phải trả chứng quyền = giá trị chứng quyền đã ghi sổ)
Có TK 511- Thu nhập (chi tiết lãi chứng quyền).
Trường hợp khi chứng quyền đáo hạn, nếu còn dư chứng khoán phòng ngừa rủi ro, số chứng khoán này sẽ chuyển sang chứng khoán tự doanh hoặc dự phòng cho chứng quyền khác.
Nợ TK 6321 - Lỗ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (Trường hợp giá thu hồi chứng quyền cao hơn giá đã bán)
Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền
Có các TK 111, 112
Có TK 5111- Thu nhập từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 018 - Chứng quyền (đối với chứng quyền ở thị trường sơ cấp).
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có các TK 111, 112.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Số dư Có TK 329 - “Phải trả chứng quyền” được trình bày bổ sung trong chỉ tiêu 6 - phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán trong phần Nợ phải trả ngắn hạn - Mã số 3 18 của Báo cáo tình hình tài chính.
Bổ sung một số chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính quy định tại Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 và Thông tư số 334/2016/TT- BTC ngày 30/12/2016:
- Doanh thu từ lãi bán chứng quyền trình bày ở chỉ tiêu a. “Lãi bán các tài sản tài chính FVTPL - Mã số 01.1” của Báo cáo kết quả hoạt động.
- Lỗ từ bán chứng quyền trình bày ở chỉ tiêu a. “Lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL - Mã số 21.1” của Báo cáo kết quả hoạt động.
- Bổ sung chỉ tiêu "Chênh lệch giảm do đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành trình bày ở chỉ tiêu d. Mã số 01.4.
- Bổ sung chỉ tiêu "Chênh lệch tăng đánh do đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành trình bày ở chỉ tiêu d. Mã số 21.4.
+ Chỉ tiêu "Tiền đã chi mua các tài sản tài chính" mã số 01 bổ sung nội dung tiền đã chi từ việc thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện quyền khi đáo hạn chứng quyền ở trạng thái có lãi.
+ Chỉ tiêu "Tiền đã thu từ bán các tài sản tài chính" mã số 02 bổ sung nội dung tiền đã thu từ bán chứng quyền.
+ Chỉ tiêu "Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh" mã số 11 bổ sung nội dung "tiền thu hồi khi nhận lại số tiền ký quỹ"
+ Chỉ tiêu "Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh" mã số 12 bổ sung nội dung "Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký”, "tiền chi ra chi trả các khoản chi phí liên quan đến phát hành chứng quyền khi đáo hạn chứng quyền hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán".
+ Chỉ tiêu "Lỗ đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ" Mã số 11 bổ sung nội dung "lỗ đánh giá lại phải trả chứng quyền".
+ Chỉ tiêu "Lãi đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ" Mã số 19 bổ sung nội dung "Lãi đánh giá lại phải trả chứng quyền".
+ Chỉ tiêu "Tăng (giảm) phải trả, phải nộp khác" Mã số 50 bổ sung "phải trả chứng quyền".
Công ty chứng khoán phải thuyết minh bổ sung các nội dung sau:
- Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành (kỳ này, kỳ trước).
- Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành (kỳ này, kỳ trước).
- Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành (số đầu kỳ, số cuối kỳ).
- Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế.
- Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro.
- Tổng số chứng quyền được phép phát hành.
- Tổng số chứng quyền đang lưu hành.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |