Thông tư 08/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thông tư
của Bộ nội vụ số 08/2004/TT-BNV ngày 19 tháng
02 năm 2004
hưướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị
Thi hành Nghị định
số 115/2003/NĐ- CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức
dự bị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP), Bộ Nội vụ hướng dẫn
thực hiện nhưư sau:
I. Những quy định chung
1. Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong
biên chế, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, là những người có đủ tiêu chuẩn,
đủ điều kiện, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định
tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003.
2. Chế độ công chức dự bị được thực hiện trong
các cơ quan nhà nước sau:
2.1. Các tổ chức thuộc Văn phòng Quốc hội thực
hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
(trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc);
2.2. Các tổ chức giúp Chủ nhiệm Văn phòng Chủ
tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật;
2.3. Các tổ chức giúp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm
sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc);
2.4. Các tổ chức giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
2.5. Các tổ chức giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước.
3. Việc tuyển dụng công chức dự bị chỉ thực hiện
đối với ngạch chuyên viên, ngạch cán sự và tương đương.
II. tuyển dụng và sử dụng công chức dự bị
1. Hình thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức dự bị phải do Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện thông qua thi tuyển. Chỉ xét tuyển đối với những
người cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở những vùng được Nhà nước
công nhận là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng
yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người.
2. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển
2.1. Người muốn được tuyển dụng vào công chức dự
bị trong các cơ quan nhà nước phải có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy
định tại Điều 5 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
2.2. Người được tuyển dụng vào công chức phải là
người mang quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.
2.3. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
2.3.1. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan,
tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;
2.3.2. Bản sao giấy khai sinh;
2.3.3. Có đủ bản sao có công chứng hoặc chứng
nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả học tập,
phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển (văn bằng tốt nghiệp về chuyên môn
nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu của ngạch dự tuyển; chứng chỉ tin
học văn phòng, sử dụng thành thạo máy vi tính). Khi trúng tuyển phải xuất trình
bản chính để kiểm tra;
2.3.4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế
cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn
6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
2.4. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng, cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện dự tuyển khác.
Các điều kiện bổ sung này phải căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn
nghiệp vụ của ngạch cần tuyển để quy định cho phù hợp.
3. Thông báo tuyển dụng
3.1. Thông báo tuyển dụng phải được đăng tải
trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng sau: báo viết, báo nói, báo
hình đồng thời phải được niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
3.2. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều
kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký
dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên
hệ, nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, lệ phí thi. Thời gian nộp hồ
sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian
thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày.
4. Tổ chức sơ tuyển
4.1. Việc tổ chức sơ tuyển do Hội đồng sơ tuyển
công chức dự bị của cơ quan, tổ chức được phân bổ chỉ tiêu công chức dự bị thực
hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
4.2. Hội đồng sơ tuyển khi thực hiện việc sơ
tuyển phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ quan và căn cứ vào
điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng quy định để xem xét, quyết định.
4.3. Đối với trường hợp số người đăng ký dự
tuyển từ 100 người trở lên và nhiều hơn 2 lần chỉ tiêu được tuyển thì căn cứ
vào tình hình cụ thể, Hội đồng tuyển dụng quyết định tổ chức sơ tuyển để chọn
ra số người đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi tuyển. Danh sách những người đã
được sơ tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển ít nhất 2 lần. Danh sách này được
gửi cùng hồ sơ dự tuyển về Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị để tổng hợp
trước khi tổ chức kỳ thi.
5. Kỳ thi tuyển công chức dự bị bao gồm các môn
thi sau:
5.1. Môn hành chính Nhà nước.
5.2. Môn tin học.
5.3. Môn ngoại ngữ.
6. Hình thức thi tiếp để chọn người trúng tuyển
Trường hợp nhiều người dự thi có tổng số điểm
bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển xem xét chọn
người trúng tuyển theo trình tự sau:
6.1. Nếu Hội đồng thi tuyển không có điều kiện
tổ chức thi tiếp thì người có điểm môn thi hành chính Nhà nước cao hơn sẽ được
chọn là người trúng tuyển;
6.2. Nếu Hội đồng thi tuyển tổ chức thi tiếp thì
môn thi tiếp để chọn người trúng tuyển là môn hành chính. Nếu điểm môn thi tiếp
bằng nhau thì Hội đồng thi tuyển sẽ chọn người có trình độ đào tạo cao hơn là
người trúng tuyển. Nếu người dự tuyển có trình độ đào tạo như nhau thì người
nào có kết quả học tập cao hơn và tốt nghiệp ngành chuyên môn nghiệp vụ phù hợp
với ngạch dự tuyển hơn sẽ là người trúng tuyển.
7. Việc xét tuyển công chức dự bị
7.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi
tổ chức việc xét tuyển công chức dự bị thì làm văn bản gửi về Bộ Nội vụ để
thống nhất ý kiến trước khi thực hiện;
7.2. Nội dung văn bản gửi về Bộ Nội vụ để thống
nhất ý kiến gồm: Chỉ tiêu, điều kiện và tiêu chuẩn xét tuyển công chức dự bị.
8. Công chức dự bị được cơ quan có thẩm quyền
quản lý công chức phân công làm việc tại các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm
2 Phần I của Thông tư này và tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
9. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị
9.1. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị
là 24 tháng, kể từ khi có quyết định tuyển dụng.
9.2. Trong thời gian thực hiện chế độ công chức
dự bị, nếu công chức dự bị thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành
nghĩa vụ quân sự trở về được tiếp tục bố trí thực hiện chế độ công chức dự bị
cho đủ thời gian quy định.
10. Nhiệm vụ của công chức dự bị
Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự
bị, công chức dự bị phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
10.1. Hoàn thành các nhiệm vụ do cơ quan sử dụng
công chức dự bị phân công;
10.2. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ,
công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định tại Pháp
lệnh Cán bộ, công chức;
10.3. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác;
10.4. Thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ
quan, đơn vị;
10.5. Có kiến thức và các kỹ năng hành chính
theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
10.6. Nắm vững các quy định liên quan đến công
việc của vị trí đang công tác;
10.7. Giải quyết và thực hiện các công việc theo
phân công;
10.8. Soạn thảo các văn bản hành chính và sử
dụng máy vi tính thành thạo;
10.9. Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng
công chức dự bị theo quy định;
11. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị
11.1. Công chức dự bị được hưởng lương theo quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP và các chế độ
phụ cấp (nếu có) theo quy định của Nhà nước.
11.2. Khi công chức dự bị có đủ thời gian làm
việc bằng thời gian tập sự quy định ứng với ngạch tuyển dụng thì cơ quan sử
dụng công chức báo cáo bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức
để ra quyết định xếp lương theo quy định cho công chức dự bị và từ thời điểm
này được tính vào thời gian để xét nâng lương theo thâm niên.
11.3. Thời gian công chức dự bị thực hiện nghĩa
vụ quân sự được tính vào thời gian nâng lương theo thâm niên.
12. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng và quản lý
công chức dự bị
12.1. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện
việc quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối
với công chức dự bị, đồng thời có trách nhiệm cử người hướng dẫn công chức dự
bị theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
12.2. Công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn
công chức dự bị có trách nhiệm giúp đỡ và theo dõi công chức dự bị thực hiện
các nhiệm vụ quy định tại điểm 10 Phần II Thông tư này.
12.3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức, tạo điều kiện cho công chức dự bị
hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
13. Đánh giá và bổ nhiệm công chức dự bị vào
ngạch công chức
13.1. Hàng năm, công chức dự bị phải thực hiện
việc đánh giá thường xuyên theo quy định như đối với công chức.
13.2. Khi hết thời gian dự bị, công chức dự bị
phải viết báo cáo tự đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo các nội
dung: phẩm chất đạo đức; ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan; kết
quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị gửi cơ
quan sử dụng công chức.
13.3. Công chức được phân công hướng dẫn công
chức dự bị nhận xét và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị
bằng văn bản gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các nội dung:
phẩm chất đạo đức; ý thức kỷ luật; kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian
thực hiện chế độ công chức dự bị.
13.4. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức
dự bị làm văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức về kết quả
thực hiện nhiệm vụ của công chức dự bị (kèm theo bản tự đánh giá của công chức
dự bị và bản nhận xét đánh giá của công chức được phân công hướng dẫn công chức
dự bị).
13.5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức
xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công
chức.
13.6. Sau khi công chức dự bị được bổ nhiệm vào
ngạch công chức, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định phân công
công tác cho công chức.
13.7. Công chức dự bị không được bổ nhiệm vào
ngạch công chức thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ quyết định tuyển
dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
III. Khen thưởng, kỷ luật công chức dự bị
1. Việc khen thưởng công chức dự bị thực hiện
theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP. Ngoài ra công chức
dự bị còn được khen thưởng theo các quy định khác của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
2. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật mà bị xử lý
kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì sau 12 tháng, nếu đã sửa
chữa khuyết điểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không mắc thêm sai phạm
khác thì được cơ quan sử dụng công chức ra quyết định chấm dứt hiệu lực của
quyết định kỷ luật. Thời gian thi hành quyết định kỷ luật không được tính vào
thâm niên xét nâng bậc lương nếu sau này được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
3. Công chức dự bị vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm
các quy định của pháp luật mà bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người
đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm
quyền quản lý công chức xem xét quyết định (kèm theo biên bản của Hội đồng kỷ
luật và các hồ sơ khác).
4. Công chức dự bị vi phạm pháp luật bị tòa án
phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc. Trong
trường hợp này, cơ quan sử dụng công chức làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm
quyền quản lý công chức ra quyết định buộc thôi việc. Thời điểm buộc thôi việc
được tính kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực.
5. Trong thời gian 30 ngày, kể từ khi xác định
rõ hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận công chức dự bị vi phạm kỷ luật, cơ quan
sử dụng công chức dự bị phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xét kỷ luật theo quy
định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
6. Sau khi Hội đồng kỷ luật xem xét và có văn
bản đề nghị, trong thời hạn 10 ngày, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức
phải ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức
ra quyết định kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số
115/2003/NĐ-CP.
7. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị
buộc thôi việc đối với công chức dự bị trong các trường hợp sau:
7.1. Công chức dự bị bị Tòa án phạt tù nhưng
được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo do vi phạm
pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật của Nhà nước;
7.2. Công chức dự bị đang trong thời gian thi
hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật;
7.3. Công chức dự bị tuy vi phạm lần đầu nhưng
tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng;
7.4. Công chức dự bị tự ý bỏ việc 5 ngày trong 1
tháng hoặc 15 ngày trong 6 tháng (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng;
7.5. Trường hợp người đứng đầu có thẩm quyền
quyết định kỷ luật có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng kỷ luật thì trước
khi ra quyết định, người có thẩm quyền quyết định kỷ luật trao đổi lại với Hội
đồng kỷ luật. Nếu vẫn còn có ý kiến khác nhau thì người có thẩm quyền ra quyết
định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
IV. Quản lý công chức dự bị
1. Quản lý công tác tuyển dụng
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác tuyển
dụng công chức dự bị gồm:
1.1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để
thực hiện tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức dự bị;
1.2. Căn cứ vào kết quả thi tuyển, xét tuyển, ra
quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho công chức dự bị, đồng thời báo
cáo danh sách công chức dự bị về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu
số 01 kèm theo Thông tư này;
1.3. Phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị
sử dụng công chức dự bị để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
bảo đảm việc thực hiện chính sách đối với công chức dự bị.
1.4. Cơ quan sử dụng công chức dự bị thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn đối với công chức dự bị theo quy định tại Điều 25 Nghị
định số 115/2003/NĐ-CP;
1.5. Đối với những người có học vị Thạc sĩ, Tiến
sĩ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đăng ký tuyển dụng và cam kết phục vụ lâu
dài ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét
quyết định tuyển vào Công chức dự bị.
2. Quản lý việc bổ nhiệm công chức dự bị vào
ngạch công chức
Căn cứ vào văn bản đánh giá của cơ quan sử dụng
công chức, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
hoặc Sở Nội vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm
văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết
định bổ nhiệm vào ngạch tuyển dụng hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển
dụng và báo cáo danh sách công chức dự bị được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch
về Bộ Nội vụ để theo dõi chung. Báo cáo theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý hồ sơ công chức dự bị:
Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm lập và
quản lý hồ sơ cá nhân của công chức dự bị, bao gồm:
- Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do
công chức dự bị khai theo mẫu quy định (kèm theo bản sao giấy khai sinh);
- Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng;
- Các quyết định tuyển dụng, khen thưởng, kỷ
luật, điều chỉnh lương;
- Bản nhận xét và đánh giá công chức dự bị của
người hướng dẫn công chức dự bị và của cơ quan sử dụng công chức dự bị;
- Cập nhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá
trình công tác, những thay đổi trong lý lịch;
- Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của
cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác,
khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình...
- Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn
khiếu nại, tố cáo, bản báo cáo thành tích để khen thưởng;
- Công chức dự bị thuyên chuyển công tác, cơ
quan sử dụng công chức dự bị phải chuyển hồ sơ của công chức dự bị đến cơ quan
mới để tiếp tục quản lý.
4. Quản lý chế độ thống kê, báo cáo
Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ theo các nội dung sau:
4.1. Số lượng, chất lượng đội ngũ công chức dự
bị theo đơn vị trực thuộc.
4.2. Công tác tuyển dụng công chức dự bị.
4.3. Công tác khen thưởng, kỷ luật công chức dự
bị.
4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức dự
bị.
V. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tưư này.
2. Thông tưư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vưướng
mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết.
Bộ, ngành ..............................
Tỉnh, thành phố......................
|
Mẫu số 1
(ban hành kèm theo Thông tư số 8/2004/TT-BNV, ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ) |
báo cáo danh sách những người được tuyển dụng
công chức dự bị năm..........
(Kèm theo Công văn số… ngày…….)
STT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
|
Tên cơ quan sử
dụng
|
Ngạch công chức
đăng ký tuyển dụng
|
Thời gian ký
quyết định tuyển dụng
|
Ghi chú
|
|
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............, ngày….. tháng…… năm………
NGƯỜI LẬP BẢNG (Ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
|
Bộ, ngành ..............................
Tỉnh, thành phố......................
|
Mẫu số 1
(ban hành kèm theo Thông tư số 8/2004/TT-BNV, ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ) |
|
báo cáo danh sách công chức dự bị được bổ
nhiệm vào ngạch năm..........
(Kèm theo Công văn số… ngày…….)
STT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
|
Tên cơ quan công
tác
|
Ngạch công chức
được bổ nhiệm
|
Hệ số lương
|
Thời gian hưởng
|
Ghi chú
|
|
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............, ngày….. tháng…… năm………
NGƯỜI LẬP BẢNG (Ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |