Thông tư 125/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 125/2004/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 125/2004/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/12/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hải quan |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Vận tải hàng hoá - Theo Thông tư số 125/2004/TT-BTC ban hành ngày 24/12/2004 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế, Bộ Tài chính hướng dẫn: chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá vận tải đa phương thức: 01 bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức, 01 bản chính Chứng từ vận tải đa phương thức, 01 bản chính Bản kê khai hàng hoá vận tải đa phương thức... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 125/2004/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 125/2004/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 125/2004/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ
- Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc
hội Khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001;
- Căn cứ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày
31/12/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải
quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
- Căn cứ
Điều 3 Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận
tải đa phương thức quốc tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với
hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
I. QUI ĐỊNH CHUNG
1. Hàng hoá vận
tải đa phương thức quốc tế (sau đây gọi tắt là hàng hoá) phải làm thủ tục hải
quan và chịu sự giám sát hải quan trong quá trình lưu giữ, vận chuyển qua lãnh
thổ Việt Nam; hàng hoá phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, đúng cửa
khẩu và giao trả hàng tại địa điểm ghi trong chứng từ vận chuyển đa phương
thức.
2. Hàng hoá phải
được chứa trong công ten nơ hoặc trong các loại phương tiện vận tải, xe chuyên
dụng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan. Hàng hoá siêu trường, siêu
trọng, hàng hoá là phương tiện vận chuyển không thể niêm phong được thì người
vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng của
hàng hoá trong suốt thời gian vận chuyển và lưu giữ tại Việt Nam.
3. Hàng hoá giao
trả cho người nhận ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được miễn kiểm tra thực tế hàng
hoá, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan.
4. Hàng hoá giao
trả cho người nhận hàng tại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại Hải quan cửa
khẩu khác cửa khẩu nhập đầu tiên hoặc địa điểm thông quan nội địa (ICD). Thủ
tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá thực hiện theo qui định tại quyết định số
56/2003/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hồ sơ hải
quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo hợp
đồng mua bán.
II. THỦ TỤC HẢI QUAN
1. Chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan cho
hàng hoá vận tải đa phương thức :
- " Giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức" : 01 bản sao có xác nhận của Giám đốc doanh
nghiệp (nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan), xuất trình bản chính để đối
chiếu.
- Chứng từ vận
tải đa phương thức (theo mẫu đã được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải) : 01
bản chính.
- Bản kê khai
hàng hoá vận tải đa phương thức (bao gồm các tiêu chí: số thứ tự, tên hàng, số
lượng, trọng lượng, trị giá): 01 bản chính
2. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam:
Thủ tục hải quan
thực hiện như đối với hàng hoá quá cảnh
qui định tại điều 15 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ
qui định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ
kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng tại các
địa điểm thông quan nội địa (ICD) hoặc tại cửa khẩu khác nơi hàng nhập:
3.1. Trách nhiệm
của doanh nghiệp vận tải đa phương thức:
- Nộp và xuất
trình cho Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên các chứng từ nêu tại điểm 1 trên đây.
- Giữ nguyên
trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa
khẩu nhập đầu tiên về ICD hoặc cửa khẩu
giao trả hàng cho người nhận.
- Luân chuyển
chứng từ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục Hải quan nơi
giao trả hàng cho người nhận.
3.2. Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên:
- Tiếp nhận hồ sơ
chứng từ vận tải đa phương thức.
- Trách nhiệm
khác thực hiện như qui định tại điểm 1.1 mục 1 phần III của bản Quy định ban
hành kèm theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về thủ tục hải quan đối với hàng
xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
3.3. Trách nhiệm
của Chi cục Hải quan ICD hoặc cửa khẩu khác nơi hàng nhập:
- Thực hiện theo
qui định tại điểm 1.2 mục 1 phần III bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 53/2001/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính qui định về thủ tục
hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Hàng hoá xuất khẩu được làm thủ tục tại Địa
điểm thông quan nội địa (ICD):
4.1 Trách nhiệm
của Hải quan ICD:
Thực hiện qui
định tại điểm 1.2 mục 2 phần II bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
53/2001/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.2. Trách nhiệm
của hải quan cửa khẩu xuất:
Thực hiện theo qui
định tại điểm 1.4 mục 1 phần II bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
53/2001/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề
nghị các đơn vị Hải quan, các doanh nghiệp có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ
Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.