Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH phụ cấp đặc thù với nhà giáo trong cơ sở nghề
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 22/2017/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/08/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách tính phụ cấp đối với giáo viên dạy người khuyết tật
Ngày 10/08/2017, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Theo hướng dẫn của Thông tư này, tiền phụ cấp trách nhiệm đối với người nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x mức lương cơ sở.
Tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hàng tháng được tính theo công thức:
Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Trong đó, không tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật đối với: Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương; Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 03 tháng; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định hiện hành; Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi nêu trên được trả cùng kỳ lương hàng tháng, kể cả thời gian nghỉ hè.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/09/2017.
Xem chi tiết Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 22/2017/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 113/2015/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH PHỤ CẤP ĐẶC THÙ, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI, PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC VÀ PHỤ CẤP NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP bao gồm:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.
Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.
Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.
Ví dụ 3: Nhà giáo C là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.300.000 đồng = 390.000 đồng.
Ví dụ 4: Nhà giáo D là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x 1.300.000 đồng = 260.000 đồng.
Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng.
Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.
Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.
Ví dụ 7: Nhà giáo Đ là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 234.000 đồng.
Ví dụ 8: Nhà giáo E là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 130.000 đồng.
Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng.
Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng.
Việc tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Điều 12 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.
Ví dụ 11: Nhà giáo F là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo F được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,1 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 97.500 đồng.
Ví dụ 12: Nhà giáo G là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo G được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,2 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 195.000 đồng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017.
Căn cứ quy định của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP và Thông tư này; căn cứ thời gian giảng dạy của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, kế hoạch giảng dạy và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp đối với nhà giáo cùng kỳ với lập dự toán ngân sách chi thường xuyên theo Biểu 01 ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp theo các Biểu 02, 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
BIỂU 01
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ GIÁO…………..
TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP:…………………….
BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM……………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Đơn vị: Đồng
Số TT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc |
Hệ số phụ cấp chức vụ |
Phụ cấp thâm niên vượt khung (quy theo hệ số) |
Tổng hệ số |
Mức lương cơ sở |
Số giờ dạy định mức trong năm |
Số giờ dạy tích hợp theo kế hoạch trong năm |
Số giờ dạy thực hành theo kế hoạch trong năm |
Số giờ dạy người khuyết tật theo kế hoạch trong năm |
Số giờ dạy thực hành/ tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo kế hoạch trong năm |
Mức phụ cấp đặc thù được hưởng (10%) |
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật (NKT) được hưởng |
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy NKT được hưởng |
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy NKT được hưởng |
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy NKT được hưởng |
Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng |
Kinh phí thực hiện phụ cấp đặc thù của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp ưu đãi giảng dạy NKT của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy NKT của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của năm |
Tổng kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp của năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột 6: Phụ cấp thâm niên vượt khung quy theo hệ số được tính như sau: (Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc x % Mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng) 100
- Cột 7 = Cột 4 + Cột 5 + Cột 6.
- Cột 20 = [(Cột 7 x Cột 8)/(Cột 9/12)] x (Cột 10 hoặc Cột 11) x 10%.
- Cột 21 = Cột 7 x Cột 8 x Cột 15 x 12 (tháng) + [(Cột 7 x Cột 8) / (Cột 9/12)] x Cột 12 x Cột 17.
- Cột 22 - Cột 8 x Cột 16 x 12 (tháng) + [(Cột 8 x Cột 18) / (Cột 9/12)] x Cột 12.
- Cột 23 = [(Cột 8 x Cột 19) / (Cột 9/12)] x Cột 13.
- Cột 24 = Cột 20 + Cột 21 + Cột 22 + Cột 23.
|
....ngày….. tháng …… năm.... |
BIỂU 02
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ………………….
BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM …………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT |
Chỉ tiêu |
Kinh phí thực hiện phụ cấp đặc thù của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của năm |
Tổng kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp của năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=3+4+5+6 |
1 |
Khối tỉnh, thành phố |
|
|
|
|
|
1.1 |
Trường Cao đẳng A |
|
|
|
|
|
1.2 |
Trường Cao đẳng B |
|
|
|
|
|
1.3 |
Trường Trung cấp C |
|
|
|
|
|
|
…………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Khối quận, huyện |
|
|
|
|
|
2.1 |
Huyện A |
|
|
|
|
|
2.2 |
Huyện B |
|
|
|
|
|
|
………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
....ngày….. tháng …… năm.... |
BIỂU 03
BỘ, NGÀNH………………………………
BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM …
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT |
Chỉ tiêu |
Kinh phí thực hiện phụ cấp đặc thù của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật của năm |
Kinh phí thực hiện phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của năm |
Tổng kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp của năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=3+4+5+6 |
1 |
Trường Cao đẳng A |
|
|
|
|
|
2 |
Trường Cao đẳng B |
|
|
|
|
|
3 |
Trường Trung cấp C |
|
|
|
|
|
4 |
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp D |
|
|
|
|
|
|
…………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
....ngày….. tháng …… năm.... |