Quyết định 35/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/4/2002 và được sửa đổi, bổ sung tại các Quyết định số 46/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2002, Quyết định số 12/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/4/2004, Quyết định số 20/2006/QĐ-BGDĐT ngày 11/5/2006, Quyết định số 12/2007/QĐ-BGDĐT ngày 27/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 35/2007/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 35/2007/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/06/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 35/2007/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 35/2007/QĐ-BGDĐT
NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2007 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH
SỐ 18/2002/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2002 VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG TẠI CÁC QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2002/QĐ-BGD&ĐT
NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2002, QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2004/QĐ-BGD&ĐT
NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2004, QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2006/QĐ-BGDĐT
NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2006, QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2007/QĐ-BGDĐT
NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2007 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11
năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07
năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt
nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông ban hành kÌm theo
Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 4 năm 2002 và được sửa đổi,
bổ sung tại các Quyết định số 46/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 11 năm
2002, Quyết định số
12/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 4 năm 2004, Quyết định số 20/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 11 tháng 5 năm 2006, Quyết định số 12/2007/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 4 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 4 như sau:
“3. Môn thi tốt
nghiệp bổ túc trung học phổ thông lần 2.
Đối với thí sinh
chưa tham dự kỳ thi lần 1:
- Thí sinh không
có điểm bảo lưu phải đăng ký dự thi tất cả các môn quy định của kỳ thi;
- Thí sinh có
điểm bảo lưu đăng ký dù thi theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
b) Đối với thí
sinh đã tham dự kỳ thi lần 1 nhưng chưa tốt nghiệp: thi lại tất cả các môn của
kỳ thi lần 1 có điểm dưới 5,0 hoặc thí sinh lựa chọn, đăng ký thi lại một số môn có điểm dưới 5,0.”
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 6 như sau:
“5. Đối với kỳ
thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông lần 2:
a) Học viên đủ điều
kiện dự thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông nhưng chưa tham dự kỳ thi lần
1;
b) Thí sinh đã
tham dự kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông lần 1 nhưng chưa tốt
nghiệp, không vi phạm quy chế thi từ mức đình chỉ thi trở lên.”
3. Bổ sung khoản 3 vào Điều 8 như sau:
“3. Điểm bảo lưu
đối với thí sinh tham dù kỳ thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông lần 2:
a) Thí sinh dự
thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không
bị kỷ luật huỷ kết quả của cả kỳ thi, nếu không tham dự kỳ thi lần 1 năm liền
kề thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên cho kỳ thi lần
2 trong cùng năm, nếu có quy định thi các môn đó;
b) Điểm kỳ thi
lần 1 của các môn thí sinh không thi lại trong kỳ thi lần 2 được bảo lưu để xét
tốt nghiệp cho kỳ thi lần 2 trong cùng năm;
c) Thí sinh dù
thi đủ các môn quy định nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả
của cả kỳ thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên
(trong cả kỳ thi lần 1, lần 2) cho các kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau
đó nếu có quy định thi các môn đó.
4. Bổ sung Điều 8b như sau:
“Điều 8b. Quy
định về các tài liệu vật dụng thí sinh được phép và không được phép mang vào
phòng thi.
1. Thí sinh được
phép mang vào phòng thi:
- Bút viết, thước
kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật
dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; máy tính cầm tay không có chức
năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;
- Bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học và Bảng tính tan đối với môn thi Hoá học, Atlat Địa lí
Việt Nam đối với môn thi Địa lí; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội
dung gì trong tài liệu.
2. Thí sinh mang
vào phòng thi các tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi không đúng quy
định tại khoản 1 Điều này hoặc các phương tiện thu phát thông tin cá nhân, dù
sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.’’
5. Khoản 4 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tất cả những
người làm nhiệm vụ tại Hội đồng coi thi đều phải được học tập, nắm vững quy chế
thi; không được mang theo và sử dụng phương tiện thu, phát thông tin cá nhân
trong khu vực thi khi các buổi thi đang tiến hành.”
6. Bổ sung khoản 5 vào Điều 24 như sau:
“5. Hội đồng coi
thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông kỳ thi lần 2:
Căn cứ vào số
lượng thí sinh đăng ký dự thi, các đơn vị thành lập các Hội đồng coi thi, xác
định địa điểm tổ chức thi; có thể thành lập Hội đồng coi thi liên trường hoặc
thành lập Hội đồng coi thi chung cho cả trung học phổ thông và bổ túc trung học
phổ thông.”
7. Bổ sung vào khoản 5 Điều 34 các đoạn sau:
“- Xử lý kết quả
2 lần chấm độc lập như sau:
+ Điểm toàn bài bằng
nhau hoặc lệch dưới 1,0 điểm: hai giám khảo thảo luận thống nhất điểm, rồi ghi điểm
(bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Điểm toàn bài lệch
nhau từ 1,0 điểm đến 2,0 điểm: hai giám khảo đối thoại và báo cáo tổ trưởng chấm
thi để thống nhất điểm, sau đó ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và
ký vào bài thi của thí sinh. Nếu đối thoại không thống nhất được điểm thì tổ trưởng
chấm thi quyết định điểm; tổ trưởng và hai giám khảo ghi điểm (bằng số và bằng
chữ), ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Điểm toàn bài lệch
nhau từ trên 2,0 điểm: tổ trưởng chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba, phân công một
giám khảo khác chấm trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng màu mực khác.
- Xử lý kết quả 3
lần chấm như sau:
+ Nếu kết quả 2
trong 3 lần chấm giống nhau: tổ trưởng chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính
thức, rồi cùng các giám khảo chấm bài thi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ
họ tên và ký vào bài thi của thí sinh;
+ Nếu kết quả 3 lần
chấm lệch nhau đến dưúi 3,0 điểm: tổ trưởng
chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức, rồi
cùng các giám khảo chấm bài thi ghi điểm (bằng số và bằng chữ), ghi rõ họ tên và
ký vào bài thi của thí sinh;
+ Nếu kết quả 3 lần
chấm lệch nhau trên 3,0 điểm: tổ trưởng chấm thi tổ chức chấm tập thể, đại diện
giám khảo và tổ trưởng chấm thi ghi rõ họ tên và ký vào bài thi của thí sinh. Điểm
chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.”
8. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 38. Thời hạn
phúc khảo
Việc phúc khảo phải
hoàn thành trong thời gian 15 ngày kể từ
ngày niêm yết kết quả kỳ thi. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai
ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham
mưu thuộc Bộ Quốc phòng, Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường
đại học, cao đẳng; Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long