Nghị quyết liên tịch 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở nông thôn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết liên tịch 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tư pháp; Bộ Văn hoá và Thông tin; Hội Nông dân Việt Nam; Ủy ban Dân tộc và Miền núi | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết liên tịch | Người ký: | Lê Văn Nhẫn; Lù Văn Que; Nguyễn Văn Đẳng; Phan Khắc Hải; Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 07/09/1999 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết liên tịch 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP- BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI - HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Số: 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 1999 |
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH
Về việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
Chỉ thị 02/1998/CT-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay đã nhấn mạnh: "Bộ Tư pháp cần làm tốt việc phối hợp với Uỷ ban dân tộc và miền núi, Hội nông dân Việt Nam tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, thực hiện phương châm xóa mù chữ kết hợp với xóa mù pháp luật cho nhân dân".
Quyết định 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng nêu rõ nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tư pháp, Bộ văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Hội nông dân Việt Nam (sau đây gọi chung là Các Bên ký Nghị quyết liên tịch) thống nhất ban hành Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Trang bị kiến thức và nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến sinh hoạt hàng ngày, đến các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của cán bộ, nhân dân;
- Xây dựng được một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền ổn định ở địa phương trong đó chú ý lực lượng cán bộ đoàn thể, trường thôn, trường bản, già làng và đội ngũ giáo viên các trường học tại địa phương;
- Từng bước hình thành nếp thông tin, tuyên truyền, tìm hiểu pháp luật như là một hình thức hoạt động thường xuyên ở cơ sở;
- Hình thành và duy trì ổn định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức là Các Bên ký Nghị quyết liên tịch từ Trung ương đến cơ sở trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong việc phổ biến giáo dục pháp luật đến tận từng bản làng vùng sâu, vùng xa và dân tộc ít người.
2. Yêu cầu:
- Tập trung thực hiện một số công việc trước mắt, đồng thời chú trọng thực hiện các giải pháp lâu dài.
- Xây dựng điểm triển khai Kế hoạch với nội dụng cụ thể, đồng thời duy trì thường xuyên các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật ở nông thôn, miền núi trong phạm vi cả nước.
- Phục vụ cho các hoạt động thi hành pháp luật, nhiệm vụ chính trị kết hợp chặt chẽ các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
II. NỘI DUNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT:
Từ nay đến năm 2002 tập trung thực hiện các nội dung, biện pháp được quy định tại mục III, phần B của Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg, trong đó phổ biến những văn bản có liên quan trực tiếp đến thẩm quyền quản lý, đời sống của cán bộ, nhân dân ở nông thôn và miền núi. Coi trọng phổ biến, giáo dục về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là các quyền bầu cử, ứng cử, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ tài sản quốc gia, nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích; hôn nhân và gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hộ tịch, luật dân sự, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, chính sách định canh, định cư, chính sách phát triển kinh tế mới, giao đất, giao rừng, phòng chống ma tuý; xây dựng bản làng văn hoá, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng, xã; xóa bỏ hủ tục lạc hậu; xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, trật tự an ninh công cộng.
III. HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT:
Các ngành Tư pháp, Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dân tộc và miền núi, Hội Nông dân các cấp phối hợp duy trì, đẩy mạnh các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật sau đây:
1. Tập huấn nội dung pháp luật cho cán bộ chủ chốt cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản, già làng, cán bộ văn hoá thông tin, cán bộ đoàn thể ở cấp xã;
2. Tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là trên các Báo, Tạp chí chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức là Các Bên ký Nghị quyết liên tịch;
3. Phổ biến pháp luật trên mạng lưới truyền thanh cơ sở. Củng cố, phát triển hệ thống loa truyền thanh, phối hợp đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật vào chương trình truyền thanh, đảm bảo tất cả những văn bản liên quan đến nông thôn, miền núi đều được phát trên mạng lưới truyền thanh;
4. Tuyên truyền pháp luật bằng hình thức thông tin cổ động, cổ động trực quan, hỗ trợ hoạt động của các đội văn hoá thông tin, phát triển các trạm tin, bảng tin ở các cụm dân cư;
5. Làm tờ gấp, lịch tuyên truyền phát tới các làng, bản;
6. Tuyên truyền pháp luật qua các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống;
7. Xây dựng, khai thác tốt Tủ sách pháp luật phục vụ cho việc nâng cao hiệu lực quản lý của cán bộ cơ sở, nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân;
8. Phát hành rộng rãi Bản tin Tư pháp, có các số chuyên đề dành cho nông thôn và miền núi;
9. Tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí dưới hình thức tư vấn lưu động; có những hình thức thích hợp tập hợp thắc mắc về pháp luật của nhân dân để kịp thời phối hợp giải đáp;
10. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên phạm vi từng vùng, từng ngành, từng cấp, cơ quan, đơn vị.
IV. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRƯỚC MẮT:
Để rút kinh nghiệm, tạo đà cho việc duy trì thường xuyên các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói tại Mục III của Nghị quyết liên tịch này, trước mắt Các Bên ký Nghị quyết liên tịch phối hợp thực hiện các công việc sau đây:
1. Chỉ đạo thí điểm một số xã về tuyên truyền pháp luật qua các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống với các nội dung sau đây:
- Tập huấn pháp luật, lựa chọn và lồng nội dung pháp luật vào các loại hình văn hoá truyền thống;
- Tăng cường phối hợp giữa cán bộ Tư pháp và cán bộ Văn hoá thông tin;
- Nâng cao vai trò của trưởng thôn, trưởng bản, già làng, tổ hoà giải.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Bộ văn hoá - Thông tin.
2. Chỉ đạo điểm triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai với các nội dung sau đây:
- Khảo sát tình hình hiểu biết pháp luật về bảo vệ rừng, quản lý và sử dụng đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường;
- Khảo sát tình hình thực hiện các luật trên, tình hình vi phạm và nguyên nhân vi phạm;
- Lựa chọn và thực hiện các hình thức tuyên truyền phù hợp, trong đó có tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng, phát hành ấn phẩm phổ biến pháp luật về hai lĩnh vực này;
- Nâng cao năng lực giám sát thực hiện Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Đánh giá hiệu quả việc chỉ đạo điểm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nông dân Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc và miền núi.
3. Phát động cuộc thi sáng tác tiết mục tuyên truyền thực hiện pháp luật cho các đội văn hoá thông tin (sẽ có quy chế thi riêng).
Cơ quan chủ trì: Bộ văn hoá - Thông tin, Bộ tư pháp.
V. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN:
Để bảo đảm thực hiện tốt các nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại Nghị quyết này, các Bên ký Nghị quyết liên tịch thống nhất thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Các Bên ký Nghị quyết liên tịch có văn bản hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc ngành mình thực hiện Nghị quyết;
2. Các Bên ký Nghị quyết liên tịch có đầu mối theo dõi tình hình thực hiện Nghị quyết này và giữ mối liên hệ với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện;
Lập tổ công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật gồm lãnh đạo cấp Vụ và chuyên viên của Các Bên ký Nghị quyết liên tịch và các cơ quan, tổ chức hữu quan do Lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng để duy trì thường xuyên sự phối hợp của các bên;
3. Các Bên ký Nghị quyết liên tịch đưa việc thực hiện Nghị quyết này thành một nội dung riêng trong chế độ báo cáo, kiểm tra của đơn vị mình;
4. Định kỳ 6 tháng lãnh đạo các bên họp kiểm điểm tình hình công tác thời gian qua và bàn kế hoạch phối hợp trong thời gian tới;
5. Các Bên ký Nghị quyết liên tịch thường xuyên phối hợp kiểm tra việc chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết này ở các cấp, nhất là ở cơ sở;
6. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về kinh phí cho các hoạt động phối hợp chung. Các ngành và tổ chức chịu trách nhiệm về kinh phí cho các hoạt động của mình.
Uông Chu Lưu (Đã ký)
|
|
Lê Văn Nhẫn (Đã ký)
| Lù Văn Que (Đã ký) |
Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký)
| Phan Khắc Hải (Đã ký) |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây