Chỉ thị 02/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải VB
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 02/1998/CT-TTg

Chỉ thị 02/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/1998/CT-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
07/01/1998
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 02/1998/CT-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 02/1998/CT-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 02/1998/CT-TTG
NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 1998 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, công tác này càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt.

Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''.

Trong những năm qua nhiều Bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã có cố gắng trong việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, và đã thu được những kết quả tốt, đáp ứng được một phần yêu cầu của việc tăng cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, rộng khắp, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, và sự tham gia của toàn xã hội. Vì những hạn chế đó, nhu cầu thông tin về pháp luật của nhân dân trong thời gian qua chưa được đáp ứng đầy đủ.

Để đổi mới và đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật theo tinh thần Nghị quyết nêu trên của Đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Mỗi cán bộ, viên chức nhà nước phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình. Cán bộ, viên chức Nhà nước phải là những người gương mẫu trong việc giữ gìn kỷ cương phép nước và góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kịp thời chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương theo Chương trình ban hành kèm theo Chỉ thị này.

Trước mắt các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm tốt các việc sau đây:

a) Kiện toàn tổ chức thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương, lấy tổ chức pháp chế ngành và cơ quan tư pháp làm nòng cốt; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.

b) Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng trong việc phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật cần thiết cho từng đối tượng, nhất là cán bộ chính quyền cấp cơ sở, các tầng lớp nhân dân.

c) Huy động lực lượng đông đảo cán bộ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia hoạt động này.

3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp đưa công tác này vào nề nếp. Cần chú trọng việc xây dựng đề cương, hướng dẫn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho từng đối tượng, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ tuyên truyền về pháp luật. Cần làm tốt việc phối hợp với ủy ban Dân tộc và Miền núi, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; thực hiện phương châm xoá mù chữ kết hợp với xoá mù pháp luật cho nhân dân.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng dành thời lượng thông tin thích đáng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật với các hình thức thích hợp. Tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật của các báo, đài trung ương và địa phương. Phải kịp thời uốn nắn những lệch lạc, bảo đảm cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện đúng hướng, đạt kết quả cao; khẩn trương có biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất bản, in ấn sách báo về pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu, hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỷ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ pháp luật là môn học chính khoá trong mọi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra, tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách, đạo đức của học sinh, sinh viên.

6. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Học viện Hành chính Quốc gia chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy pháp luật phục vụ cho việc bồi dưỡng, đào tạo công chức, viên chức Nhà nước tại các trường hành chính, trường chính trị, trường cán bộ quản lý của các ngành, đoàn thể. Phải phối hợp với Bộ, ngành đưa nội dung pháp luật vào thi tuyển, thi nâng bậc, chuyển ngạch công chức, viên chức phù hợp với từng loại đối tượng. Chú trọng tập huấn bồi dưỡng chuyên đề về pháp luật thường xuyên cho cán bộ, nhân viên ở các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương.

7. Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất chỉ đạo nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

8. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi địa phương mình.

9. Trên cơ sở Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ban hành kèm theo Quyết dịnh số: 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhiệm vụ được phân công và dự toán kinh phí triển khai Kế hoạch này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với các đơn vị hưởng ngân sách nhà nước thì chi phí phổ biến, giáo dục pháp luật được tính trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

10. Đề nghị các cơ quan của Đảng, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Luật gia và các thành viên khác của Mặt trận phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

11. Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ khen thưởng theo quy định của Nhà nước đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3670/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Quyết định 3670/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe, Chính sách

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi