Kế hoạch 206/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn 2015-2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 206/KH-UBND

Kế hoạch 206/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn 2015-2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:206/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành:10/12/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------
Số: 206/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
 
 
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NGHỀ CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP THUỘC THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
 
 
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012; Căn cứ Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sử dụng bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn 2015 - 2020, nhằm thực hiện chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề, từng bước tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề khu vực và thế giới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề (gọi chung giáo viên dạy nghề) theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, trọng tâm là phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề có trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đủ khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu trong lộ trình xây dựng một số trường dạy nghề công lập của Thành phố thành trường chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia vào năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt.
2. Yêu cầu
Các nghề đào tạo bồi dưỡng phải phù hợp với chiến lược phát triển đào tạo của trường, phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tổ chức các khóa đào tạo, chủ yếu đào tạo bồi dưỡng trong nước, thực hiện đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài khi nội dung đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên ở trong nước không đáp ứng được so với yêu cầu.
Lựa chọn giáo viên đào tạo bồi dưỡng tại nước ngoài có tính chất hạt nhân, nòng cốt. Giáo viên được chọn cử đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài phải có năng lực chuyên môn, có khả năng truyền đạt nội dung kiến thức đã được học cho đội ngũ giáo viên khác và có hướng công tác phục vụ công tác đào tạo nghề nghề lâu dài tại đơn vị.
Hình thức tổ chức và nội dung chương trình thực hiện đào tạo bồi dưỡng phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nhằm phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lượng học sinh là 1/20.
2. Mc tiêu c thể
Đến năm 2020 thực hiện đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho 753 lượt giáo viên của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc Thành phố, trong đó đào tạo trong nước 626 lượt giáo viên, đào tạo tại nước ngoài 127 giáo viên.
III. NỘI DUNG
1. Đối tượng đào tạo bồi dưỡng
1.1. Đối tượng
Giáo viên dạy nghề là viên chức hoặc hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế có thời gian công tác liên tục tối thiểu là 3 năm trong lĩnh vực dạy nghề (nghề cử đi đào tạo) tính đến thời điểm lập kế hoạch.
1.2. Điều kiện chung
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu, có lối sống lành mạnh; có ý thức tổ chức kỷ luật, phấn đấu vì lợi ích chung;
+ Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có tinh thần phấn đấu; tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn (trong năm gần nhất) tính đến thời điểm được cử đi đào tạo bồi dưỡng.
+ Cam kết phục vụ lâu dài tại đơn vị (gấp tối thiểu 3 lần thời gian đào tạo bồi dưỡng). Trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết phải đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
- Năng lực chuyên môn:
+ Có Bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành, nội dung được cử đi đào tạo bồi dưỡng;
+ Có Bằng hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề phù hợp theo quy định của Luật Dạy nghề.
+ Có Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ (tương đương trình độ C trở lên);
+ Có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp với nghề được cử đi đào tạo bồi dưỡng tối thiểu là 01 năm (tính đến thời điểm lập kế hoạch).
- Độ tuổi:
+ Đối với các khóa đào tạo bồi dưỡng có thời gian dưới 02 tháng, yêu cầu giáo viên phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 01 năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt đầu.
+ Đối với các khóa đào tạo bồi dưỡng có thời gian trên 02 tháng, yêu cầu giáo viên phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 05 năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt đầu.
ngoài1.3. Điều kiện riêng với giáo viên cử đi đào tạo bồi dưỡng tại nước
- Tuổi đời: không quá 45 tuổi đối với Nữ, 50 tuổi đối với Nam.
- Có trình độ ngoại ngữ phù hợp, đáp ứng yêu cầu khi tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng nước ngoài.
- Cam kết phục vụ tại đơn vị từ 5 năm trở lên. Trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết phải đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
- Không cử giáo viên đã được hưởng thụ chương trình đào tạo bồi dưỡng do Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo tại nước ngoài đối với các nghề trọng điểm.
- Một giáo viên chỉ được tham gia chương trình đào tạo bồi dưỡng một nghề, một lần được áp dụng trong cả giai đoạn 2015 - 2020.
2. Nội dung đào tạo bồi dưỡng
Nội dung đào tạo bồi dưỡng là kỹ năng chuyên môn nghề. Nội dung của từng khóa học được thiết kế theo từng mô đun đào tạo, theo chuyên đề phù hợp với nội dung trong chương trình đào tạo của từng nghề.
Nghề có giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng là các nghề đơn vị được phép đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp đối với trường cao đẳng nghề; Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp đối với trường trung cấp nghề.
3. Thời gian
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi