Thông tư 06/2002/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định về kinh doanh vận tải đường thủy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng Anh
Bản dịch tham khảo
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 06/2002/TT-BGTVT

Thông tư 06/2002/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 91/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Cơ quan ban hành: Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/2002/TT-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Thế Minh
Ngày ban hành:25/04/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Giao thông, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 06/2002/TT-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

Số: 06/2002/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Hà Nội , ngày 25 tháng 04 năm 2002 

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2001/NĐ-CP NGÀY 11/12/2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 91/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Nghị định), Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định như sau:

A. HƯỚNG DẪN KHOẢN 4 ĐIỀU 4 VỀ THỰC HIỆN VIỆC ĐĂNG KÝ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI CÓ THẨM QUYỀN VỀ TUYẾN HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG ÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI HÌNH THỨC VẬN TẢI THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH HOẶC VỀ KHU VỰC HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÔNG THEO TUYÊN CỐ ĐỊNH.

I. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TUYẾN HOẶC KHU VỰC HOẠT ĐỘNG.

1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành, nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách) phải làm thủ tục đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh tại cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền quy định tại Mục II Phần A của Thông tư này.

 2. Nội dung đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động:

 a) Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Số lượng các tuyến hoạt động phù hợp với những tuyến đường thủy nội đia đã được tổ chức quản lý công bố khai thác;

Số lượng phương tiện, số đăng ký của từng phương tiện hoạt động trên mỗi tuyến;

Các cảng, bến đón, trả hành khách trên mỗi tuyến;

Biểu đồ vận hành trên mỗi tuyến: số chuyến/ngày (tuần), thời điểm khởi hành và kết thúc của từng chuyến;

Giá cước vận tải trên mỗi tuyến;

Thời hạn hoạt động.

 b) Đối với kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định:

Khu vực hoạt động;

Số lượng phương tiện số đăng ký của từng phương tiện hoạt động trên mỗi khu vực;

Các cảng, bến đón, trả hành khách tại mỗi khu vực;

Thời hạn hoạt động.

 3. Giấy tờ phải xuất trình và nộp:

 a) Xuất trình bản gốc các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc giấy tờ thay thế theo quy định khi cầm cố, thế chấp phương tiện đó;

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;

Danh bạ thuyền viên, kèm theo bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên.

 b) Nộp các giấy tờ sau:

Bản sao các giấy tờ quy định tại tiết a điểm 3;

Bản đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 2.

 4. Khi nhận đủ hồ sơ quy đinh tại điểm 3 Mục 1 Phần A này, trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc, cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền xác nhận vào bản Đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa, lưu lại một bản sao để theo dõi, quản lý và trả lại bản chính để tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoạt động theo nội dung đã đăng ký.

 II. CƠ QUAN QUẢN LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI CÓ THẨM QUYỀN.

 1. Cục Đường sông Việt Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa trung ương, vận tải qua biên giới từ Bình Thuận trở ra phía Bắc.

Chi cục Đường sông phía Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa trung ương, vận tải qua biên giới từ Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở vào.

 2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh tại địa phương ngoài đối tượng quy định tại điểm 1 Mục II Phần A này.

 3. Trường hợp tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân nằm trên cả tuyến đường thủy nội địa trung ương và tuyến đường thủy nội địa địa phương thì do Cục Đường sông Việt Nam hoặc Chi cục Đường sông phía Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động của tổ chức, cá nhân đó.

 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng tầu tốc độ cao, ngoài việc thực hiện Thông tư này còn phải thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải số 2764/2000/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 4 năm 2000 về quản lý và giám sát hoạt động tầu khách tốc độ cao và các văn bản hiện hành liên quan.

 III. THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐÃ ĐĂNG KÝ.

Tổ chức, cá nhân đã đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa, khi muốn thay đổi một trong các nội dung đã đăng ký phải gửi văn bản đăng ký thay đổi đến cơ quan đã đăng ký và phải thông báo cho hành khách và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 72 giờ kể từ thời điểm dự định sẽ thay đổi.

B. HƯỚNG DẪN KHOẢN 4 ĐIỀU 5 VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH NGANG SÔNG

Bến đón, trả hành khách phải đảm bảo điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định hiện hành (Quyết định số 1211/1999/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý bến khách ngang sông và Văn bản số 947/CĐS-PC ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1211/1999/QĐ-BGTVT và các văn bản hiện hành liên quan).

C. HƯỚNG DẪN KHOẢN 2 ĐIỀU 7 VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA.

Cảng hoặc bến thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa phải bảo đảm các điều kiện an toàn và được phép hoạt động theo quy đinh hiện hành (Quyết định số 2046/QĐ-PC ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thể lệ quản lý cảng, bến thủy nội địa; Quyết định số 3809/1999/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thể lệ quản lý cảng, bến thủy nội địa và Văn bản số 98/CĐS-PC ngày 25 tháng 1 năm 2000 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 3809/1999/QĐ-BGTVT và các văn bản hiện hành liên quan).

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

I. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

II. Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trước khi Nghị định số 91/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 có hiệu lực hiện đang hoạt động, phải làm thủ tục đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động theo quy định.

III. Cục Đường sông Việt Nam trình Bộ công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trung ương; Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa địa phương làm cơ sở để các doanh nghiệp đăng ký tuyến vận tải hành khách.

IV. Thủ trưởng các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính theo chức năng và thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện, theo dõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm Nghị định số 91/2001/NĐ-CP và Thông tư này.

Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để kịp thời giải quyết./.
 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 THỨ TRƯỞNG  
 
 


Phạm Thế Minh

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi