Quyết định 475/NHCT-QĐ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc ban hành Biện pháp tín dụng đối với doanh nghiệp công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; kinh tế gia đình và dịch vụ cầm cố tài sản ở đô thị

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 475/NHCT-QĐ

Quyết định 475/NHCT-QĐ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc ban hành Biện pháp tín dụng đối với doanh nghiệp công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; kinh tế gia đình và dịch vụ cầm cố tài sản ở đô thị
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:475/NHCT-QĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Xuân Sinh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/10/1991
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 475/NHCT-QĐ

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 475/NHCT-QĐ DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 475/NHCT-QĐ NGÀY 30-10-1991 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VỀ VIỆC BAN HÀNH "BIỆN PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG THƯƠNG NGHIỆP, DỊCH VỤ
NGOÀI QUỐC DOANH; KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ NGHIỆP VỤ
CẦM CỐ TÀI SẢN Ở ĐÔ THỊ"

 

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

 

- Căn cứ vào Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 24 tháng 5 năm 1990;

- Căn cứ vào quyết định số 402/CT ngày 14-11-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập Ngân hàng Công thương Việt nam;

- Căn cứ vào quyết định số 114/NH-QD ngày 25-12-1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam;

- Căn cứ vào quyết định số 04/NH-QD ngày 8-1-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế;

- Được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 30 tháng 10 năm 1991.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành theo quyết định này: "Biện pháp tín dụng đối với doanh nghiệp công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; kinh tế gia đình và nghiệp vụ cầm cố tài sản ở đô thị".

 

Điều 2: Biện pháp có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Điều 3: Các đồng chí giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, thành phố, giám đốc Sở Giao dịch và các phòng chức năng Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm thi hành quyết định.

 

 

 

 

 

 

 

BIỆN PHÁP TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG THƯƠNG NGHIỆP DỊCH VỤ NGOÀI QUỐC DOANH; KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ NGHIỆP VỤ
CẦM CỐ TÀI SẢN Ở ĐÔ THỊ
(Ban hành theo QĐ số 475/NHCT-QĐ ngày 30-10-1991 của Tổng Giám đốc
Ngân hàng Công thương Việt Nam)

I. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG THƯƠNG
DỊCH VỤ NGOÀI QUỐC DOANH:

 

A. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ngân hàng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với doanh nghiệp công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp, công ty thành lập theo quyết định 268/HĐBT; Hợp tác xã, tổ hợp; cá nhân có đăng ký kinh doanh được phép hành nghề (gọi tắt là bên vay) thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (bao gồm vận tải) nhằm bổ sung vốn lưu động, vốn cố định để tăng điều kiện cho bên vay phát triển sản xuất kinh doanh, tăng mức sinh lời cho vay bên và cho Ngân hàng góp phần làm giàu cho đất nước.

 

Điều 2: Nguyên tắc cho vay vốn:

2.1. Vốn vay phải được hoàn trả đủ tiền gốc và lãi, đúng thời hạn đã cam kết.

2.2. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng ghi trong đơn xin vay.

2.3. Vốn vay phải có gía trị tài sản, vật tư, hàng hoá, vốn bằng tiền, các chứng từ có giá còn trong thời hạn thanh toán của bên vay làm đảm bảo.

 

Điều 3: Điều kiện vay vốn

3.1. Có giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng luật pháp hiện hành, có trụ sở chính và địa bàn sản xuất kinh doanh gần Ngân hàng phục vụ.

Bên vay, nếu là một tổ chức thì người đại diện vay vốn phải là chủ doanh nghiệp tư nhân ; Giám đốc Công ty, xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã và trong phạm vi thẩm quyền được đại diện do pháp luật hoặc điều lệ của bên vay quy định.

Nếu là cá nhân phải có quyền công dân và cư trú thường xuyên hợp pháp tại nơi có cơ sở sản xuất kinh doanh, có năng lực điều hành sản xuất kinh doanh và vay, trả Ngân hàng.

3.2. Phải có vốn ban đầu ít nhất bằng vốn pháp định hoặc vốn điều lệ (đối với tổ chức) hoặc vốn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cá nhân).

3.3. Mỗi món vay phải có dự án kinh doanh nêu rõ được mục đích tính khả thi và mức sinh lời trực tiếp của dự án.

3.4. Phải có một trong các điều kiện sau:

- Được Ngân hàng tín nhiệm trong kinh doanh và vay, trả nợ Ngân hàng

- Hoặc có tài sản thế chấp

- Hoặc được tổ chức hoặc cá nhân khác bảo lãnh bằng tài sản

- Hoặc có kho hàng hoá phẩm chất tốt, tiêu thụ nhanh do bên vay và Ngân hàng cùng quản lý

3.5. Có hợp đồng hoặc có thị trường cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ổn định với giá cả bảo đảm có lãi như dự án.

3.6. Chấp thuận và thực hiện mọi quy định trong thể lệ tín dụng của Ngân hàng

 

Điều 4: Đối tượng cho vay

4.1. Đối với sản xuất là giá trị vật tư, hàng hoá và chi phí sản xuất cấu thành giá thành toàn bộ của sản phẩm (trừ khấu hao cơ bản và tiền công)

4.2. Đối với lưu thông là giá trị vật tư hàng hoá và chi phí cấu thành giá vốn.

4.3. Đối với công trình XDCB mới và đầu tư chiều sâu là giá trị thiết bị, máy móc, vật liệu và các chi phí ghi trong dự toán công trình (trừ chi phí chuẩn bị thi công và XDCB khác).

4.4. Đối với dịch vụ là giá trị các phương tiện và vật tư để hành nghề.

 

Điều 5: Giá để tính toán cho vay là giá ghi trong hợp đồng hoặc trên chứng từ mua, bán vật tư, hàng hoá và dịch vụ mà bên vay đã chấp thuận. Đối với cho vay trung hạn, dài hạn là giá ghi trong hợp đồng mua, bán thiết bị, vật tư ghi trong hợp đồng thi công phù hợp với giá dự toán. Công trình được duyệt.

 

Điều 6: Mức vốn cho vay:

6.1. Nếu có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, hoặc bảo lãnh.

6.2. Nếu có kho hàng hoá do hai bên cùng quản lý, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị hàng hoá tồn kho tính theo giá vốn.

6.3. Nếu được Ngân hàng tín nhiệm thì tổng mức dư nợ cho vay tối đa bằng hai lần vốn pháp định hay vốn đăng ký kinh doanh của bên vay vốn.

6.4. Đối với cho vay trung hạn, dài hạn bất kể trường hợp nào mức vốn cho vay tối đa cũng chỉ bằng 50% giá trị dự toán công trình.

.5. Tổng dư nợ cho một bên vay không quá 20 tỷ đồng.

 

Điều 7: Quyền phán quyết cho vay:

7.1. Trong cho vay ngắn hạn.

- Trường hợp cho vay có tài sản thế chấp, bảo lãnh kho hàng cùng quản lý thì mức phán quyết của giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc cho một bên vay bằng mức cho vay.

- Trường hợp đơn vị vay được Ngân hàng tín nhiệm, giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố được duyệt không quá 200 triệu đồng đối với một cá nhân và không quá 2.000 triệu đồng đối với một tổ chức ; giám đốc chi nhánh trực thuộc duyệt tổng dư nợ không quá 50 triệu đồng đối với một cá nhân và 500 triệu đối với một tổ chức.

7.2. Trong cho vay trung hạn, dài hạn: Đối với mỗi món cho vay, giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố được duyệt không quá 100 triệu đối với một cá nhân và 500 triệu đối với một tổ chức, giám đốc chi nhánh trực thuộc được duyệt mức cho vay không quá 30 triệu đồng đối với một cá nhân và 100 triệu đối với một tổ chức.

7.3. Bên vay có nhu cầu vay vốn vượt quá quy định tại các điều 7,1 ; 7,2 sau khi thẩm định xét thấy có thể cho vay được thì giám đốc chi nhánh Ngân hàng phải lập hồ sơ trình thủ trưởng Ngân hàng cấp trên xét duyệt.

 

Điều 8: Thời hạn cho vay, thu nợ:

8.1. Thời hạn cho vay ngắn hạn vốn lưu động được xác định từ ngày nhận tiền vay đến ngày hoàn thành chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 6 tháng. Cho vay ngắn hạn đối với đầu tư chiều sâu tối đa không quá 12 tháng. Cho vay trung hạn không quá 36 tháng, dài hạn không quá 84 tháng.

8.2. Thời hạn thu nợ ngắn hạn vốn lưu động tối đa bằng thời hạn cho vay, thời hạn thu nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với đầu tư chiều sâu, XDCB mới bằng thời hạn cho vay trừ thời gian thi công lắp đặt, sản xuất thử. (Cách xác định thời hạn cho vay trung hạn, dài hạn theo phụ lục số 1).

8.3. Trên cơ sở đặc điểm chu chuyển vốn của đối tượng vay kết hợp với khả năng trả nợ của bên vay, Ngân hàng tính toán quy định mức trả nợ từng kỳ hạn và ngày trả nợ cuối cùng.

 

Điều 9: Lãi suất cho vay

Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại quy định lãi suất cho vay cụ thể đối với từng ngành kinh tế trong phạm vi khung lãi suất cho vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ấn định.

 

Điều 10: Thu nợ

10.1. Bên vay có trách nhiệm trả đủ tiền nợ gốc và tiền lãi đúng hạn. Nợ đến hạn mà bên vay chưa trả đủ thì Ngân hàng được trích tài khoản tiền gửi của bên vay để thu, nếu số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ để thu nợ thì Ngân hàng chuyển số thiếu sang nợ quá hạn.

10.2. Trường hợp đến hạn vì lý do khách quan bên vay không trả được đầy đủ mức tiền phải trả thì bên vay có thể làm đơn giải trình xin gia hạn nợ. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng trực thuộc xem xét và có thể chấp nhận cho gia hạn nợ.

- Mỗi món vay ngắn hạn có thể cho gia hạn nợ một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số ngày gia hạn nợ không được vượt quá thời hạn cho vay.

- Mỗi món vay trung hạn, dài hạn số lần cho gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 số kỳ hạn nợ ghi trên khế ước, thời hạn gia hạn nợ mỗi kỳ hạn không quá số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động của bên vay.

Trường hợp bên vay đề nghị gia hạn nợ vượt quá quy định nói trên do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố quyết định.

 

Điều 11: Kiểm tra, xử lý

Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Bên vay có trách nhiệm cung cấp những tài liệu cần thiết để Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra. Tài liệu, số báo cáo phải trung thực.

Quá trình kiểm tra, nếu thấy bên vay vi phạm nguyên tắc, điều kiện vay vốn thì tuỳ từng trường hợp mà xử lý: Hạn chế, đình chỉ cho vay, thu hồi nợ trước hạn, phát mại tài sản thế chấp hoặc khởi kiện với trọng tài kinh tế hoặc cơ quan pháp luật.

 

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

B1. Cho vay ngắn hạn

Điều 12: Trường hợp bên vay được Ngân hàng tín nhiệm

12.1. Bên vay muốn được Ngân hàng xem xét cho vay phải có các điều kiện sau:

1. Sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, dự án kinh doanh chứng minh được tính khả thi về hiệu quả kinh tế rõ ràng.

2. Có tín nhiệm với Ngân hàng trong quan hệ vay trả, thanh toán và tiền mặt: Nợ quá hạn cũ đã được giải quyết 6 tháng gần nhất không phát sinh nợ quá hạn ; không nợ dây dưa thuế, lương công nhân và bạn hàng ; hoặc tổng dư nợ xin vay không quá 30% vốn kinh doanh thực có của bên vay.

12.2. Bên vay xét thấy đủ điều kiện trên thì làm văn bản đề nghị Ngân hàng trực tiếp cho vay xét. Ngân hàng tiến hành thẩm định nếu chấp thuận thì có văn bản trả lời cho bên vay.

Việc thẩm định để xét duyệt bên vay được Ngân hàng tín nhiệm tiến hành theo từng món vay.

12.3. Mỗi món vay, bên vay phải gửi cho Ngân hàng đơn xin vay theo mẫu Ngân hàng in kèm theo các tài liệu sau:

a) Báo cáo thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của bên vay đến ngày gần nhất.

b) Dự án kinh doanh

c) Các loại hợp đồng (nếu có)

12.4. Mỗi lần vay bên vay phải làm giấy nhận nợ (theo mẫu Ngân hàng in) kèm theo giấy tờ thanh toán tiền hàng và xuất trình các chứng từ gốc (nếu có).

12.5. Xét duyệt cho vay

a) Nhận được hồ sơ xin vay của bên vay trong phạm vi 3 ngày làm việc cán bộ tín dụng phải thẩm định về các điều kiện vay vốn, thực trạng sản xuất kinh doanh của bên vay, tính khả thi cuả dự án, kinh doanh và lập tờ trình theo phụ lục số 5 thông qua trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại và ký trình giám đốc Ngân hàng xét duyệt.

Cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm về số liệu, tình hình và ý kiến của mình ghi trên tờ trình.

b) Giám đốc Ngân hàng quận huyện, thị xã, khu vực chỉ được duyệt cho vay khi món xin vay được xem xét kỹ có đủ chữ ký của cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng. Những món vay cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng xét không cho vay được hoặc mức cho vay thấp hơn yêu cầu của bên vay phải ghi rõ ý kiến của mình trong tờ trình. Giám đốc Ngân hàng có trách nhiệm xem xét và có quyền quyết định cho vay hay không cho vay.

Nếu món vay vượt mức phán quyết thì phải lập tờ trình và gửi hồ sơ của món vay lên Ngân hàng cấp trên xét duyệt.

Trường hợp bên vay không đủ điều kiện vay vốn hoặc món vay xét thấy không cho vay được thì giám đốc chi nhánh ngân hàng cho vay ghi rõ lý do không cho vay trả hồ sơ cho bên vay.

c) Giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố tổ chức thẩm tra lại các món vay mức phán quyết của giám đốc chi nhánh ngân hàng trực thuộc trình. Nếu món vay xét cho vay được và trong phạm vi mức phán quyết thì duyệt và gửi trả lại hồ sơ món vay để giám đốc chi nhánh Ngân hàng trực thuộc thực hiện.

Trường hợp món vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố thì lập tờ trình gửi kèm theo hồ sơ vay vốn trình Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương xét duyệt.

d) Khi được duyệt cho vay, cán bộ tín dụng phải lưu giữ các giấy tờ nói tại điều 12.3 và 12.4 để theo dõi phát tiền vay và thu nợ.

12.6. Phát tiền vay:

1. Nhận được thông báo chấp thuận cho vay của Ngân hàng, bên vay cùng Ngân hàng thoả thuận thời gian, mức, cách thức nhận tiền vay của món vay đó. Ngân hàng có thể phát tiền vay một lần hoặc nhiều lần cho đủ số tiền của món cho vay phù hợp nhu cầu sử dụng vốn của bên vay.

2. Tuỳ theo đối tượng vay vốn và phương thức thanh toán của bên vay, Ngân hàng cho bên vay nhận tiền vay theo các hình thức:

- Chuyển khoản trả thẳng cho người thụ hưởng.

- Mở thư tín dụng, séc bảo chi, sổ séc định mức.

- Nhận tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi. Ngân hàng không cho vay đảo nợ (cho vay mới, trả nợ cũ).

3. Mỗi lần nhận tiền vay, bên vay phải lập khế ước nhận tiền ghi rõ thời hạn trả nợ và mức trả nợ từng kỳ hạn của từng lần vay phù hợp về kế hoạch trả nợ đã được thoả thuận ghi trong đơn xin vay.

Người ký trên giấy nhận nợ và trực tiếp nhận tiền như quy định tại điều 3.1 ; Trường hợp uỷ quyền cho người đại diện ký và nhận tiền vay thì phải có văn bản uỷ quyền đăng ký mẫu chữ ký gửi Ngân hàng.

12.7. Lãi suất cho vay

Áp dụng đúng quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương đối với từng ngành, từng thời gian và quyết định này phải được niêm yết công khai nơi thuận tiện để khách hàng dễ nhận biết.

Đối với đơn vị kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng mức lãi suất theo ngành nghề mà bên vay thu được số lợi nhuận tuyệt đối cao hơn.

12.8. Thu nợ, thu lãi

1. Mỗi món vay được quy định thời hạn trả nợ cuối cùng và mức trả từng kỳ hạn, mỗi tháng là một kỳ hạn, những tháng không có thu nhập thì không quy định kỳ hạn nợ.

Bên vay có thể trả nợ trước hạn. Khi đến hạn trả nợ theo từng kỳ hạn, bên vay có trách nhiệm trả đủ nợ Ngân hàng, nếu còn thiếu thì được chuyển sang kỳ hạn kế tiếp. Đến hạn trả nợ cuối cùng bên vay không trả hết nợ mà không được Ngân hàng xét cho gia hạn nợ thì chuyển phần còn thiếu sang nợ quá hạn.

2. Bên vay có thể trả nợ bằng tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản. Đến hạn trả bên vay không chủ động trả thì Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của bên vay để thu nợ.

3. Tính và thu lãi tiền vay thực hiện vào những ngày cuối tháng, nếu khoản vay có thời hạn trả dưới 30 ngày thì thu lãi khi thu nợ gốc.

Ngân hàng thu lãi bằng cách trích tài khoản tiền gửi của bên vay để thu. Trường hợp bên vay không trả đủ, về nguyên tắc ngân hàng sẽ nhập lãi vào nợ gốc, trước mắt số lãi chưa thu được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi và đôn đốc thu khi tài khoản tiền gửi có tiền.

4. Trước khi được chấp nhận giải thể, sáp nhận bên vay phải trả hết nợ vay Ngân hàng.

Trường hợp bên vay bị tuyên bố phá sản thì phải thanh lý tài sản, trả hết nợ và l.ãi. Người đại diện vay vốn Ngân hàng chuyển công tác, chết, mất tích, đi tù thì người thừa kế theo luật định có trách nhiệm nhận nợ Ngân hàng và trả thay.

 

Điều 13. Thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp của bên vay

13.1. Thế chấp tài sản để vay tiền Ngân hàng là việc một đơn vị kinh tế, cá nhân đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình và có thể bán được giao cho Ngân hàng quản lý tài sản làm vật đảm bảo để vay tiền Ngân hàng làm vốn sản xuất, kinh doanh ; đến hạn trả nếu bên vay trả nợ sòng phẳng cả gốc và lãi thì Ngân hàng trả lại cho bên vay nguyên vẹn tài sản đó, nếu không trả được thì Ngân hàng xử lý (phát mại) tài sản thế chấp để thu hồi nợ và lãi tiền vay.

13.2. Mỗi món vay, bên vay phải gửi Ngân hàng.

1. Đơn xin vay nói rõ mục đích, đối tượng và thời hạn vay vốn - theo mẫu Ngân hàng in.

2. Các văn bản pháp lý về giá trị tài sản thế chấp

13.3. Quy định về tài sản thế chấp

1. Bên vay có thể thoả thuận thế chấp toàn bộ hoặc một phần tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình và có thể bán được để đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Tài sản thế chấp nếu là bất động sản do bên thế chấp giữ; Nếu là động sản do Ngân hàng giữ hoặc cả hai bên cùng quản lý.

2. Loại tài sản được dùng để thế chấp

a. Vàng lá hoặc đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý kim cương...

b. Nhà ở, nhà máy, phân xưởng, cửa hàng, khách sạn, công trình xây dựng khác.

c. Tàu biển, tàu pha sông biển, xà lan, các loại ô tô vận tải, xe con.

d. Vườn cây lâu năm, cây ăn quả, ao hồ thả cá, vùng nuôi trồng thuỷ hải sản.

3. Tiêu chuẩn của tài sản thế chấp:

a. Là sở hữu hợp pháp của bên vay, có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước.

- Nếu là nhà ở, nhà máy, phân xưởng, cửa hàng, khách sạn, công trình xây dựng khác ở đô thị phải có chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của cơ quan Nhà đất có thẩm quyền cấp ; ở ngoại thành, ngoại thị phải có giấy chứng nhận của UBND xã.

- Nếu là vườn cây, ao cá, vùng nuôi trồng thuỷ hải sản phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Nếu là tàu biển, tàu pha sông biển, xà lan, ô tô, xe máy thì phải có giấy đăng ký sở hữu, giấy phép lưu hành và sổ khai đăng ký xe cơ giới do công an có thẩm quyền và có giấy bảo hiểm.

- Tài sản thế chấp thuộc loại đồng sở hữu thì tờ cam kết thế chấp phải có chữ ký của các thành viên.

+ Nhà ở thì phải có chữ ký của người từ đủ 18 tuổi trở lên trong hộ khẩu gia đình.

+ Tài sản thuộc sở hữu của HTX, công ty, xí nghiệp liên doanh phải có biên bản của Hội đồng quản trị, số thành viên ký trên biên bản phù hợp với điều lệ của tổ chức đó.

- Tất cả các loại giấy tờ nói trên đều phải là bản chính, các bản sao, giấy viết tay hoặc các loại giấy tờ khác để thay thế đều không có giá trị cho việc làm thủ tục thế chấp tài sản.

b. Có thể bán được tại thị trường địa phương

- Nhà ở kiên cố (nhà cấp 3 trở lên)

Nhà máy, phân xưởng, cửa hàng, khách sạn (gồm cả thiết bị lắp đặt) đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

- Tàu biển, tàu pha sông biển, xà lan, ô tô, xe máy còn giá trị sử dụng từ 50% trở lên.

- Vườn cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng tại địa phương.

4. Hình thức thế chấp tài sản

a. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản và được cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.

b. Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn thế chấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp.

- Gía trị tài sản do bên vay đề nghị, ngân hàng thẩm định và chấp nhận giá trị tài sản sát với giá địa phương.

- Thời hạn thế chấp là thời hạn trả nợ cuối cùng của món vay

5. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

a. Phải giao cho Ngân hàng giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản như quy định tại điểm 3 điều 13.3.

b. Tài sản thế chấp nếu là bất động sản do bên thế chấp giữ, nếu đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì được sử dụng và hưởng hoa lợi ; nếu là phương tiện vận tải thuỷ, bộ mà bên thế chấp đang sử dụng thì bên thế chấp được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

Bên thế chấp có trách nhiệm bảo quản tài sản thế chấp, duy trì nguyên hình dạng, phẩm chất và giá trị tài sản.

c. Không được bán, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản thế chấp, không được dùng tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ khác.

6. Nghĩa vụ của Ngân hàng cho vay (bên nhận tài sản thế chấp)

a. Tài sản thế chấp nếu là vàng lá, đồ trang sức bằng vàng phải tổ chức kiểm định chất lượng và trọng lượng (chi phí kiểm định do bên thế chấp chịu), niêm phong có đủ chữ ký của 2 bên. Ngân hàng phải giữ, phải bảo quản theo chế độ bảo quản vật quý, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản thế chấp.

b. Phải trả lại tài sản, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, khi bên vay đã trả đủ nợ gốc và lãi của một hay nhiều món vay cho bên thế chấp hay người thừa kế theo pháp luật quy định.

Ngân hàng phải bảo quản hồ sơ thế chấp theo chế độ bảo quản chứng từ có giá. Hư hỏng, mất mát chứng từ gốc thì ngân hàng phải có trách nhiệm phục chế, phí phục chế ngân hàng chịu.

c. Trong thời gian hiệu lực của tài sản thế chấp. Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, bên vay có trách nhiệm chứng minh tài sản vẫn được duy trì nguyên dạng, phẩm chất và giá trị.

7. Xử lý tài sản thế chấp

a. Sau 10 ngày của thời hạn trả nợ cuối cùng của món vay, bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, mặc nhiên ngân hàng được quyền phát mại tài sản thế chấp.

Khi phát mại tài sản phải lập hội đồng, có đại diện của cơ quan pháp luật, cơ quan công chứng hoặc UBND Quận, huyện, xã (cơ quan chứng thực tài sản thế chấp, quản lý kho hàng hoặc bảo lãnh tài sản). Bên vay có thể có mặt khi phát mại với tư cách dự thính.

b. Tài sản phát mại bán đấu giá công khai. Trường hợp khi phát mại, tài sản không bán được ngay phải có thời gian, nếu tài sản đó bên thế chấp, bảo lãnh đang giữ hay đang sử dụng thì phải giao cho Ngân hàng giữ và quản lý, Ngân hàng hạch toán ngoại bảng để theo dõi số lượng, giá trị và quản lý an toàn tài sản đó.

Số dư nợ chưa trả không tính lãi kể từ khi phát mại tài sản.

c. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản thế chấp được trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Chi phí cáo kiện, tố tụng

- Chi phí về tổ chức phát mại

- Thu nợ gốc, lãi

- Nếu còn trả lại cho bên vay hoặc cho người thừa kế. Nếu bên vay không nhận hoặc không có điều kiện nhận thì ngân hàng hạch toán vào tài khoản phải trả.

d. Trường hợp giá trị tài sản khi phát mại không đủ để trả nợ gốc và lãi ngân hàng, thì bên vay có trách nhiệm trả đủ trong một thời hạn nhất định và phải chịu lãi suất quá hạn trong thời gian trả chậm. Hết thời hạn đó nếu vẫn chưa trả đủ gốc và lãi thì xử lý theo chế độ tín dụng hiện hành.

e. Mọi tranh chấp khi xử lý tài sản thế chấp do Trọng tài kinh tế hoặc toà án kết luận, hai bên có trách nhiệm thi hành.

Bên nào thua thì phải chịu chi phí xét xử.

13.4. Mức cho vay so với tài sản thế chấp như quy định tại điều 6

- Một tài sản thế chấp có thể dùng thế chấp cho một món vay hay nhiều món vay tại một ngân hàng nhưng tổng mức vay không được vượt mức vay như quy định tại điều 6.

- Khi trả hết nợ cho một món vay tài sản thế chấp này bên vay được sử dụng thế chấp món vay khác, không phải làm lại thủ tục thế chấp nhưng phải qua công chứng Nhà nước chứng thực.

13.5. Xét duyệt cho vay

1. Khi xét cho vay cán bộ tín dụng kiểm tra về tư cách pháp nhân của bên vay ; tính hợp pháp ; hợp lý cuả hồ sơ thế chấp tài sản, nội dung xin vay, tính toán hiệu quả kinh tế, thông qua trưởng phòng tín dụng để trình giám đốc ngân hàng xét duyệt.

2. Giám đốc Ngân hàng tỉnh, thành phố giải quyết một món cho vay như quy định tại điểm b, c điều 12.5.

13.6. Phát tiền vay, lãi suất cho vay, thu nợ, thu lãi như quy định tại điều 12.6, 12.7, 12.8.

 

Điều 14: Bảo lãnh tài sản trong vay vốn của ngân hàng.

14.1. Bảo lãnh bằng tài sản là việc một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đem tài sản, tiền vốn hợp pháp của mình để thế chấp thay cho bên vay vốn, đến hạn trả nợ cuối cùng bên vay không đủ trả nợ gốc và lãi thì người bảo lãnh phải trả nợ thay, nếu không trả được thì ngân hàng được quyền xử lý tài sản thế chấp của người bảo lãnh như tài sản thế chấp của bên vay.

14.2. Bên bảo lãnh nếu là tổ chức phải có đủ tư cách pháp nhân, nếu là cá nhân phải có quyền công dân, là chủ sở hữu tài sản và có khả năng nhận thức. Tổ chức thuộc sở hữu quốc doanh, Ngân hàng chỉ nhận tài sản làm bảo lãnh hình thành bằng vốn của xí nghiệp (không thuộc vốn pháp định Nhà nước cấp).

14.3. Loại tài sản, tiêu chuẩn tài sản, hình thức nghĩa vụ của hai bên và xử lý đối với tài sản bảo lãnh như quy định tại điều 13.3 đối với tài sản thế chấp.

14.4. Nếu bảo lãnh bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ thì số tiền bảo lãnh phải do chủ tài khoản và kế toán trưởng ký trong phạm vi thẩm quyền và được ký thác vào tài khoản riêng tại Ngân hàng cho vay. Tiền ký thác được trả lãi như tiền gửi của tổ chức kinh tế.

14.5. Mức cho vay, xét duyệt cho vay, phát tiền vay và lãi suất cho vay, thu nợ, thu lãi như quyđịnh tại điều 6 điểm 12.5, 12.6, 12.7, 12.8.

 

Điều 15: Trường hợp bên vay có kho hàng do bên vay và Ngân hàng cùng quản lý

15.1. Bên vay có thể thoả thuận với Ngân hàng đưa toàn bộ hoặc một phần giá trị kho hàng được hình thành bằng vốn tự có, hoặc vốn vay để trả hết nợ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình ; hoặc vay vốn ngân hàng để nhập vật tư hàng hoá đưa vào kho hai bên cùng quản lý để làm vật đảm bảo nợ vay.

Việc thoả thuận phải lập thành văn bản và đăng ký với trọng tài kinh tế và phải đảm bảo các nguyên tắc.

1. Hàng hoá phải nguyên phẩm chất, hợp thị hiếu có thể bảo quản được dài ngày mà không mất phẩm chất, không lạc hậu về kỹ thuật. Các loại hàng hoá này có thể bán được dễ dàng ra thị trường.

Hàng hoá phải được kiểm định về chất lượng, kiểm kê về số lượng, lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại và giá trị.

2. Kho hàng phải có đủ điều kiện về an toàn, chống được trộm cắp, lụt lội, hoả hoạn, suy giảm chất lượng hàng hoá.

3. Cửa kho phải khoá hai khoá khác chìa, ngân hàng giữ chìa của một khoá.

4. Bên vay phải chịu trách nhiệm bảo quản, bảo vệ, chi phí do bên vay chịu.

5. Bên vay có sổ sách hạch toán theo dõi nhập, xuất, tồn kho.

6. Ngân hàng chỉ cho bên vay xuất kho vật tư, hàng hoá để sử dụng có giá trị tương đương số tiền đã trả nợ gốc và lãi.

7. Kho vật tư, hàng hoá phải được niêm phong có chữ ký của hai bên. Định kỳ ngân hàng và người vay cùng kiểm tra về chất lượng, kiểm kê về số lượng tồn kho vật tư hàng hoá.

15.2. Đến kỳ hạn trả nợ, bên vay không trả đủ nợ gốc và lãi mà không có đơn xin gia hạn với lý do chính đáng, ngân hàng có quyền xử lý kho hàng để thu hồi nợ. Nội dung xử lý như điểm 7 điều 13.3 quy định về thế chấp tài sản.

15.3. Mức cho vay như quy định tại điều 6, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, thu nợ, thu lãi như quy định tại điều 12.6, 12.7, 12.8, 12.9.

 

B2. Cho vay trung hạn dài hạn

Điều 16

16.1. Trước mắt ngân hàng cho vay trung hạn là chủ yếu đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có về các đối tượng: Chi phí xây lắp, thiết bị để thực hiện các dự án về cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, đổi mới thiết bị, kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thiết yếu các công trình có thể thu hút nhiều lao động.

Đối với các công trình XDCB mới ngân hàng chỉ cho vay khi có nguồn vốn tài trợ của các tổ chức khác.

16.2. Để được vay vốn bên vay phải gửi đến Ngân hàng đơn xin vay (theo mẫu ngân hàng in) và các tài liệu sau:

- Bản luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình và bản duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền.

- Tổng dự toán các hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các thủ tục về XDCB.

- Các loại hợp đồng và văn bản có liên quan đến cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

- Báo cáo thực trạng tài chính đến ngày vay vốn.

- Nếu bên vay phải thế chấp tài sản thì phải gửi các văn bản pháp lý về tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh (qui định về thế chấp tài sản như nói ở điều 13).

16.3. Xét duyệt cho vay:

a) Căn cứ vào hồ sơ của bên vay gửi đến, trong phạm vi 15 ngày làm việc cán bộ tín dụng phải thẩm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ xin vay, tiến hành các bước thẩm định cụ thể sau đó lập tờ trình thông qua trưởng phòng tín dụng để trình giám đốc ngân hàng xem xét quyết định (phương pháp thẩm định có hướng dẫn riêng).

b) Trình tự xét duyệt cho vay của Giám đốc chi nhánh ngân hàng trực thuộc chi nhánh tỉnh, thành phố như qui định tại điều này.

16.4. Cách cho vay:

Nhận được quyết định duyệt cho vay, trong phạm vi mức cho vay của kỳ kế hoạch, theo từng cơ cấu đầu tư: xây lắp, thiết bị chi nhánh ngân hàng cho vay phát tiền vay theo tiến độ thực hiện công trình.

a) Căn cứ để cho vay xây lắp là hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp và các chứng từ thanh toán hợp lệ trong phạm vi dự toán vốn xây lắp được duyệt.

Trường hợp công trình tự làm phải hạch toán riêng theo chế độ kế toán XDCB của Nhà nước. Ngân hàng căn cứ vào dự toán và các chứng từ thanh toán hợp lệ để cho vay.

b) Căn cứ để cho vay thiết bị là hợp đồng nhập khẩu hoặc đặt mua thiết bị trong nước, các chi phí tiếp nhận, vận chuyển để trả cho người thụ hưởng. Trường hợp phải trả bằng ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị, thì ngân hàng cho bên vay, vay tiền đồng để mua ngoại tệ (theo chế độ quản lý ngoại tệ của Nhà nước) trong phạm vi mức vốn đầu tư thiết bị của công trình được duyệt.

Các chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí XDCB khác bên vay sử dụng vốn tự có để thanh toán trong phạm vi mức dự toán được duyệt.

c) Chi phí phát sinh thêm chưa có trong thiết kế dự toán và các khoản vượt mức dự toán hợp lý do nguyên nhân khách quan nếu được cấp có thẩm quyền duyệt bổ sung và được ngân hàng cấp duyệt cho vay đồng ý và thông báo thì ngân hàng cho vay bổ sung theo mức vốn được duyệt.

d) Công trình có thời gian thi công kéo dài thì ngân hàng mở cho bên vay tài khoản cho vay thi công. Bên vay phải lập kỳ hạn nợ giả định vào ngày hoàn thành công trình đưa vào sử dụng bên vay phải quyết toán công trình, ngân hàng cho vay trung hạn (hoặc dài hạn) để thu hồi nợ cho vay thi công. Bên vay phải lập lại khế ước chính thức qui định kỳ hạn nợ phù hợp với khả năng trả nợ thực tế của bên vay, nhưng không được vượt quá thời hạn cho vay đã ghi trong đơn xin vay.

e) Lãi suất tiền vay như qui định tại điều...9 các thu nợ, tính và thu lãi như qui định tại điều 12.8.

 

B3. Kiểm tra và xử lý

Điều 17:

17.1. Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bên vay phải có trách nhiệm cung cấp số liệu, tình hình và tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra của Ngân hàng.

1. Kiểm tra trước khi chủ yếu xem xét các điều kiện vay vốn, tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của đơn vị vay.

Thẩm định hiệu quả kinh tế các phương án xin vay vốn. Kiểm tra số lượng, tính hợp pháp, hợp lệ và nội dung các tài liệu vay vốn gồm: phương án sản xuất kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của các phương án, thủ tục về XDCB, về thế chấp.

2. Trong quá trình cho vay ngân hàng kiểm định mục đích, đối tượng vay vốn (hợp đồng mua bán, thủ tục xuất nhập khẩu, các chứng từ gốc) mức độ vay và tiến độ thực hiện. Nếu là cho vay XDCB ngân hàng kiểm tra hoạt động của bên A và B về trình tự chấp hành XDCB, ký luật chấp hành thiết kế, dự toán, thực hiện hợp đồng thi công...

3. Kiểm tra sau khi cho vay: Ngân hàng kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, vật tư bảo đảm, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh tiền vay. Theo dõi sự vận động của vật tư hàng hoá của đối tượng vay để thu hồi nợ.

Hàng quý cán bộ tín dụng phải kiểm tra đối chiếu và phân tích nợ luân chuyển bình thường, nợ quá hạn và khó đòi để kiến nghị các biện pháp xử lý, đôn đốc thu hồi nợ. Kiểm tra xác định bên vay có đủ tiêu chuẩn là đơn vị được Ngân hàng tín nhiệm khi cho vay, kiểm tra các tài sản thế chấp, bảo lãnh nợ vay Ngân hàng.

17.2. Xử lý

1. Quá trình kinh doanh nếu bên vay thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích, không duy trì được vốn pháp định, hạch toán không rành mạch, báo cáo không trung thực, nợ vay Ngân hàng không trả đúng hạn... Không hội tụ đủ điều kiện vay vốn, Ngân hàng xét từng trường hợp cụ thể để xử lý, hạn chế cho vay, ngừng cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, phát mại tài sản để thu hồi nợ, khởi kiện với trọng tài kinh tế hoặc toà án.

 

II. CHO VAY KINH TẾ GIA ĐÌNH

Điều 18.

18.1. Cán bộ công nhân viên chức, bộ đội tại ngũ, cán bộ hưu trí có nhu cầu vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt làm kinh tế phụ gia đình.

18.2. Người vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa danh hành chính cấp quận huyện, thị xã với trụ sở ngân hàng cho vay. Được cơ quan trả tiền lương xác nhận và bảo lãnh nếu đến kỳ hạn không trả được thì cơ quan sẽ trích 100% tiền lương hàng tháng để trả nợ ngân hàng.

18.3. Mức cho vay cao nhất không quá 300.000 đồng, thời hạn cho vay tối đa 6 tháng. Người vay phải trả hết nợ món vay trước mới được tiếp tục vay món sau.

 

III. NGHIỆP VỤ CẦM CỐ TÀI SẢN

Điều 19.

19.1. Cầm cố tài sản là việc một tổ chức hoặc cá nhân đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình và có thể bán được đến cửa hàng cầm đồ trực thuộc ngân hàng thương mại giao cho cửa hàng quản lý tài sản làm vật đảm bảo để được ngân hàng ứng chi (cho vay) tiền làm vốn sản xuất kinh doanh; đến hạn trả nếu bên có tài sản cầm cố (gọi tắt là khách hàng) trả nợ sòng phẳng cả gốc và lãi thì Ngân hàng trả lại nguyên vẹn tài sản này, nếu không trả được nợ thì ngân hàng xử lý tài sản cầm cố theo cam kết để thu hồi nợ.

19.2. Khách hàng có thể thoả thuận, cầm cố tài sản trừ các loại tài sản như: Nhà cửa, công trình xây dựng khác, cây lâu năm để bảo đảm khoản tiền xin ứng chi tại cửa hàng cầm cố. Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng và có thể bán được, tài sản cầm cố được giao cho ngân hàng giữ.

Trong điều kiện thực tế hiện nay, trước mắt ngân hàng chỉ nhận cầm cố các loại tài sản sau đây:

a) Vàng lá hoặc đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương.

b) Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn do ngân hàng quốc doanh phát hành còn số dư.

c) Các loại ngoại tệ mạnh (theo thông báo loại ngoại tệ được phép mua vào bán ra của Ngân hàng).

d) Nếu có đủ khả năng, điều kiện về: kỹ thuật kiểm định về kho tàng cất giữ tài sản thì ngân hàng có thể nhận cầm cố những vật dụng đắt tiền như: các loại xe ôtô, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy điều hoà và các loại vật dụng khác có giá trị trên 500.000 đồng trở lên còn giá trị sử dụng 70% trở lên; vật tư hàng hoá, thiết bị lẻ, còn nguyên phẩm chất, hợp thị hiếu có thể bảo quản được dài ngày mà không mất phẩm chất, không lạc hậu về kỹ thuật, các loại tài sản có thể bán được ở thị trường địa phương.

19.3. Trường hợp ngân hàng không đủ kho để bảo quản tài sản cầm cố thì có thể thuê kho, chi phí thuê kho hạch toán vào chi phí nghiệp vụ:

- Khách hàng và ngân hàng có thể thoả thuận tài sản cầm cố có thể vẫn để ở kho khách hàng, trường hợp này phải đảm bảo nguyên tắc như điều 15 quy định.

19.4. Hình thức cầm cố tài sản:

- Phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn cầm cố và cam đoan chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố cho ngân hàng nếu đến hạn không trả được nợ.

- Tài sản cầm cố phải được giám định về quy cách phẩm chất, trọng lượng và chất lượng của tài sản. Nếu Ngân hàng không có khả năng, điều kiện giám định thì có thể thuê giám định, chi phí thuê giám định khách hàng phải chịu.

- Ngân hàng và khách hàng thống nhất giá trị của tài sản cầm cố tại thời điểm đó phù hợp với giá trị thị trường địa phương.

Nếu là kho hàng hoá đã nhập kho thuộc đối tượng vay vốn ngân hàng mà bên vay đã trả hết nợ hoặc vật tư hàng hoá nhập kho chưa trả tiền người bán thì ngân hàng có thể căn cứ vào hoá đơn mua hàng của bên cầm cố để làm căn cứ định giá.

19.5. Mức ứng chi tiền cho khách hàng không quá 80% giá trị tài sản cầm cố ghi trong văn bản cầm cố. Nếu sổ tiết kiệm thì mức ứng chi có thể tới 80%, nhưng gốc và phí dịch vụ cầm cố khi đến hạn phải nhỏ hơn số dư trong sổ tiết kiệm cộng với lãi được hưởng trong cùng thời gian.

19.6. Thời hạn của một món cầm cố tối đa không qúa một tháng.

19.7. Lãi suất cầm cố theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương

19.8. Nghĩa vụ của khách hàng

a. Phải giao cho ngân hàng tài sản cầm cố theo đúng biên bản cầm cố tài sản. Nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố thì phải giao cho ngân hàng bản gốc giấy tờ đó.

b. Trường hợp có sự thoả thuận tài sản cầm cố để ở kho khách hàng thì phải lập biên bản có chứng thực của cơ quan công chứng và đăng ký với cơ quan trọng tài kinh tế. Hai bên phải đảm bảo nguyên tắc như quy định tại điều...

19.9. Nghĩa vụ của Ngân hàng:

a. Ngân hàng giữ tài sản cầm cố của khách hàng phải bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản.

b. Phải trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, khi bên vay đã trả đủ nợ gốc và lãi của món cầm cố.

19.10. Xử lý tài sản cầm cố

a. Hết thời hạn cầm cố nếu khách hàng chưa có tiền thanh toán gốc và lãi thì phải đến Ngân hàng xin gia hạn, thời gian gia hạn tối đa một món cầm cố là 1 tháng.

b. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đến hạn cuối cùng nếu khách hàng không có điều kiện đến cửa hàng trả nợ gốc và lãi để nhận lại tài sản cầm cố thì có thể uỷ quyền cho người khác đến trả nợ và nhận tài sản, nhưng phải có đủ giấy tờ:

- Đơn xin nhận tài sản cầm cố do khách hàng viết

- Giấy uỷ quyền có xác nhận của chính quyền địa phương

- Biên bản cầm cố

- Chứng minh nhân dân

c. Sau 15 ngày kể từ ngày đến hạn cuối cùng, nếu khách hàng không đến trả nợ gốc và lãi Ngân hàng thì Ngân hàng được quyền xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ.


IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20.

Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những văn bản trước đây quy định trái với văn bản này đều hết hiệu lực thi hành.

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VAY VỐN NGÂN HÀNG

(DÙNG CHO TỔ CHỨC KINH TẾ)

 

Kính gửi: Chi nhánh ngân hàng công thương.....

Tên đơn vị:..........................................................................................................

Địa chỉ:................................................... Điệnthoại:...........................................

Giấy phép kinh doanh:.........................................................................................

Cấp chủ quản:......................................................................................................

Họ tên người đại diện:...................... Chức danh:.................................................

Đề nghị Ngân hàng Công thương:........................................................................

cho chúng tôi vay vốn theo nội dung dưới đây:

- Số tiền xin vay:................ đ (bằng chữ ):...........................................................

Trong đó: + Tiền mặt:................................................................................

+ Chuyển khoản:........................................................................

- Thời hạn.............. tháng. Từ ngày..................... đến ngày.................................

- Lãi suất:..........................%/tháng.

- Hình thức bảo đảm tiền vay:..............................................................................

- Mục đích sử dụng:.............................................................................................

............................................................................................................................

 

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng theo chế độ tín dụng hiện hành của ngân hàng Công thương.

 

Ngày....

Kế toán trưởng

Người đại diện (Ký đóng dấu)

 

NGÂN HÀNG DUYỆT

 

- Số tiền cho vay:.............................đ. Tiền mặt:.................................................

Chuyển khoản:........................................

- Thời hạn cho vay:.................../tháng. Từ ngày............. đến ngày:.................

- Lãi suất: + Trong hạn:.........% tháng. + Quá hạn:..........% tháng.

-Mục đích sử dụng:..............................................................................................

 

Cán bộ Tín dụng

Trưởng phòng
Tín dụng

Giám đốc

 

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VAY VỐN NGÂN HÀNG

(DÙNG CHO TƯ NHÂN CÁ THỂ)

 

Kính gửi: Chi nhánh ngân hàng Công thương.....

Họ và tên:...................................................Năm sinh:.........................................

Tại:............................................................ CMND số:........................................

Cấp tại:...................................................... Ngày:...........................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.........................................................................

Nghề nghiệp:.......................................................................................................

Giấy phép kinh doanh:.........................................................................................

Đề nghị Ngân hàng Công thương:........................................................................

cho chúng tôi vay vốn theo nội dung dưới đây:

- Số tiền xin vay:................ đ (bằng chữ ):...........................................................

Trong đó: + Tiền mặt:................................................................................

+ Chuyển khoản:.......................................................................

- Thời hạn................ tháng. Từ ngày..................... đến ngày...............................

- Lãi suất:..........................%/tháng.

- Hình thức bảo đảm tiền vay:..............................................................................

- Mục đích sử dụng:.............................................................................................

...............................................................................................................................

Tôi cam kết thực hiện đúng theo chế độ tín dụng hiện hành của ngân hàng Công thương.

 

Ngày....

Chính quyền địa phương
hoặc Cơ quan chứng thực

Người vay
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

NGÂN HÀNG DUYỆT

 

- Số tiền cho vay:.............................đ. Tiền mặt:..................................... Chuyển khoản.......................................................................................

- Thời hạn cho vay:.................../tháng. Từ ngày.............. đến ngày:....................

- Lãi suất: + Trong hạn:.........% tháng. + Quá hạn:..........% tháng.

- Mục đích sử dụng:.............................................................................................

 

Cán bộ Tín dụng

Trưởng phòng
Tín dụng

Giám đốc

 

 

 

 

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


KHẾ ƯỚC NHẬN TIỀN VAY NGÂN HÀNG
(DÙNG CHO KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH)

 

Tên đơn vị:..........................................................................................................

Họ tên người nhận tiền vay:.................................................................................

CMND số:....................... ngày.................. cấp tại..............................................

Địa chỉ:...............................................................................................................

Số hiệu TK tiền gửi (VND) tại Ngân hàng Công thương:....................................

theo bản duyệt số:...................... ngày.................................................................

- Số tiền:.............................................. đ

Bằng chữ:..............................................

- Dùng vào mục đích:..............................................

- Lãi suất: + Trong hạn :...................................... % tháng

+ Quá hạn :...................................... % tháng

- Kỳ hạn trả:.............................

+ Ngày....................... số tiền...................................................

+................................................................................................

+................................................................................................

 

CAM KẾT

 

1. Hoàn trả nợ Ngân hàng (gốc, lãi) đúng thời hạn

2. Nếu không trả nợ đúng thời hạn, Ngân hàng có quyền trích tài khoản, hoặc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ.

3. Ngày 28 hàng tháng đến nộp trả lãi tiền vay, hoặc tự động trích tài khoản tiền gửi để thu.

 

Ngày...............

Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Ngày:

Đăng ký hồ sơ thuế chấp số

Đóng dấu Ngân hàng

 

GIẤY CAM KẾT THẾ CHẤP
TÀI SẢN ĐỂ VAY VỐN

 

Kính gửi: Ông giám đốc Chi nhánh ngân hàng........................................

 

Tên tôi là:............................................................ CMT số:.................................

do công an:.......................................... cấp ngày........ tháng........ năm................

Thường trú tại số nhà............................ phường, xã.............................................

Quận, huyện:..................... tỉnh, thành phố..........................................................

Theo hộ khẩu số............. ngày........ tháng......... năm 199....................................

Nghề nghiệp hoặc chức danh:..............................................................................

Để được vay vốn tôi xin thế chấp tài sản như sau:

+/........................................................

+/........................................................

+/........................................................

Số lượng, chất lượng, giá trị của tài sản được ghi trên bản kiểm định đính kèm.

Tôi xin cam kết đến ngày.... tháng....... năm 19.... nếu không trả hết nợ vay, Ngân hàng có quyền phát mại tài sản để thu nợ và chi phí như quy định.

 

 

 

Ngày..... tháng.... năm 19...

Lập 2 bản:

 

Người vay ký và viết họ tên dưới

- Ngân hàng

 

Chữ ký

- Người vay

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY CAM KẾT THẾ CHẤP NHÀ

 

Chúng tôi ký tên dưới đây là:

- Ông:............................................................ CMND số:....................................

- Cấp ngày:..................................................... tại................................................

- Địa chỉ:.............................................................................................................

- Bà:............................................................... CMND số:....................................

- Cấp ngày:.................................................... tại:................................................

- Địa chỉ:.............................................................................................................

- Những người có hộ khẩu gia đình (từ 16 tuổi trở lên)

1).............................................................................................................................

2).............................................................................................................................

 

TRÂN TRỌNG CAM KẾT

 

Để đảm bảo việc hoàn trả vốn và lãi số tiền được vay ngân hàng theo đơn xin vay số ngày.

Chúng tôi bằng lòng đem thế chấp cho Ngân hàng căn hộ số............................ đường........... phường................... Quận.................... do tôi đứng tên làm chủ hộ và thuộc quyền sở hữu của tôi.

Việc thế chấp này chỉ được giải trừ sau khi chúng tôi đã thực hiện hoàn tất và đầy đủ các nghĩa vụ của chúng tôi với Ngân hàng vê các khoản nợ nói trên.

Trong trường hợp, khi đến hạn chúng tôi không đủ khả năng trả nợ, Ngân hàng có toàn quyền truy tố để phát mại căn nhà nói trên để thu hồi khoản nợ (cả gốc và lãi) và chi phí tố tụng.

 

 

 

Ngày...... tháng..... năm.......

Thị thực chữ ký của địa phương hoặc cơ quan công chứng

Những người
đồng sở hữu

Người vay

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢNG LIỆT KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN
THẾ CHẤP, BẢO LàNH, KHO HÀNG

 

Sau đây là bảng liệt kê các tài sản thế chấp, bảo lãnh, kho hàng để đảm bảo món vay theo đơn xin vay số....... ngày.

 

TT

Mặt hàng

Số lượng

Đơn giá

Giá trị

Tình trạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân hàng có toàn quyền xử lý các tài sản này khi chúng tôi không đủ khả năng thanh toán món nợ vay khi đến hạn.

 

 

 

Ngày..... tháng...... năm.......

Cơ quan giám định (nếu có)

Ngân hàng

Người đi vay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SÔ 5

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày......

Đăng ký hồ sơ thế chấp số....

Đóng dấu NH

GIẤY BẢO LàNH BẰNG TÀI SẢN

Kính gửi: Ông giám đốc chi nhánh ngân hàng

Tên tôi là:.................................................. CMND số:........................................

do công an................................... cấp ngày.......... tháng............. năm.................

Thường trú tại số nhà............. phường, xã............................................................

Quận, huyện.......................... tỉnh, thành phố......................................................

Theo hộ khẩu số..................... ngày........... tháng.......... năm 199........................

Trân trọng bảo lãnh cho khoản vay của ông bà....................................................

CMND số........................... do công an...............................................................

cấp ngày............. tháng.......... năm 199...............................................................

Số tiền vay do tôi bảo lãnh.......................... đồng.

bằng chữ:............................................................................................................

Tài sản của tôi đảm bảo cho lời bảo lãnh gồm:

+/....................................................................

+/....................................................................

+/....................................................................

(Có bảng liệt kê và đánh giá tài sản kèm theo)

Tôi xin cam kết rằng đến hết ngày....... tháng........ năm.........

Nếu ông, bà....................... không trả hết nợ vay nói trên Ngân hàng có quyền phát mại tài sản bảo đảm của tôi để thu và chi phí như quy định.

 

 

Ngày....... tháng...... năm........

Người vay

(Ký, viết rõ họ tên)

Người bảo lãnh

(Ký, viết rõ họ tên)

 

Phòng công chứng (hoặc UBND quận, huyện xác nhận bất động sản nói trên đã đăng ký là tài sản đã thế chấp để vay vốn).

Ngày......... tháng...... năm 199.....

(Phòng công chứng hoặc UBND)

(Ký, đóng dấu)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi