Quyết định 3807/QĐ-BKHCN 2019 Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3807/QĐ-BKHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3807/QĐ-BKHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 18/12/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3807/QĐ-BKHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3807/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 3. Giao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đầu mối thực hiện rà soát, tổng hợp hằng năm, theo đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hội, hiệp hội liên quan và yêu cầu thực tế tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét sửa đổi, bổ sung Danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục
DANH MỤC NGÀNH, LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH TRỌNG TÂM CẦN TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư và Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
TT | Ngành, lĩnh vực |
1 | Sản xuất, kinh doanh điện |
2 | Khai thác, chế biến, cung cấp xăng, dầu, khí |
3 | Khai thác, chế biến, phân phối than |
4 | Khai thác, chế biến các loại khoáng sản |
5 | Sản xuất, kinh doanh sắt, thép, kim loại mầu |
6 | Sản xuất hóa chất, phân bón và hợp chất ni tơ: - Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp; - Sản xuất phân bón; - Sản xuất chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm; - Sản xuất sơn, mực in, keo dán; - Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
7 | Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh |
8 | Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may, da giầy |
9 | Khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản lâm sản, nông sản, thủy sản và muối: - Chế biến, bảo quản rau quả; - Chế biến, bảo quản sản phẩm từ cây công nghiệp; - Chế biến gỗ, bột giấy, giấy; - Khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản các loại thủy, hải sản; - Sản xuất, chế biến muối |
10 | Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản |
11 | Sản xuất, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ uống: - Thịt và các sản phẩm từ thịt; - Sữa và các sản phẩm từ sữa; - Bia, rượu, nước uống đóng chai và các loại đồ uống; - Chế biến, bảo quản lúa, gạo |
12 | Sản xuất thuốc thú y |
13 | Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh |
14 | Sản xuất dược phẩm |
15 | Sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế |
16 | Gia công cơ khí chính xác |
17 | Sản xuất thiết bị, dụng cụ quang học |
18 | Sản xuất vũ khí, đạn dược |
19 | Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: - Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá, cát, sỏi; - Sản xuất, kinh doanh xi măng |
20 | Khai thác, xử lý, cung cấp nước sinh hoạt |
21 | - Các ngành liên quan đến hoạt động sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước mưa, nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, xử lý nước thải; - Các ngành liên quan đến hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả |
22 | Hoạt động xử lý, tái chế rác thải |
23 | Hoạt động quan trắc môi trường |
24 | Hoạt động khí tượng thủy văn |
25 | Hoạt động đo đạc và bản đồ |
26 | Đóng tàu thuyền |
27 | Sản xuất, lắp ráp ô tô, các xe có động cơ khác |
28 | Sản xuất các thiết bị, sản phẩm điện tử, viễn thông, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin |
29 | Dịch vụ viễn thông |
30 | Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường |
31 | Cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường |
32 | Dịch vụ Logistics |
33 | Sản xuất, kinh doanh vàng |
2. Ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh không quy định tại Mục 1 Phụ lục này nhưng đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Phù hợp với Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành, địa phương;
c) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực gắn chặt với hoạt động đo lường (như sử dụng nhiều phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; ứng dụng, phát triển công nghệ về đo lường, quản lý đo lường trong sản xuất, kinh doanh);
d) Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực bảo đảm đạt được ít nhất một trong các mục tiêu sau:
d1) Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ;
d2) Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d3) Kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
d4) Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu./.