Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn số 1617/BCT-CNĐP của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1617/BCT-CNĐP
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1617/BCT-CNĐP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 26/02/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Doanh nghiệp |
tải Công văn 1617/BCT-CNĐP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1617/BCT-CNĐP | Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các doanh nghiệp công nghiệp địa phương, phần lớn là công nghiệp dân doanh có vai trò quan trọng, thậm chí là chủ yếu đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm – thu nhập … ở nhiều địa phương, hiện đang rất khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tháng 01 năm 2009 giảm 4%, trong đó công nghiệp quốc doanh địa phương giảm 11,4%, công nghiệp dân doanh giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước; nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cơ sở công nghiệp nông thôn (doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tại huyện, thị xã, xã) đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do khó khăn về thị trường, sản xuất thua lỗ, dư nợ quá hạn phát sinh không có khả năng thanh toán …
Để góp phần thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành công thương năm 2009; Bộ Công thương đề nghị Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:
1. Các địa phương, đặc biệt là những địa phương có kết quả thực hiện sản xuất công nghiệp kinh doanh thương mại tháng 01 năm 2009 đạt thấp hơn mức tăng trưởng chung và kế hoạch giao, cần nghiêm túc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương mình; làm rõ những mặt được, chưa được và những khó khăn, vướng mắc để tìm mọi biện pháp tháo gỡ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, đầu tư xây dựng nhằm hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch năm 2009.
2. Tăng cường theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, lao động, việc làm của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, đánh giá đúng tình hình, làm rõ khó khăn, vướng mắc và tìm mọi biện pháp tháo gỡ nhằm duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này phát triển.
3. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành có liên quan ở địa phương để giúp các doanh nghiệp công nghiệp địa phương tận dụng (tham gia, thụ hưởng) các chính sách do việc thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương mang lại, ví dụ: chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, máy móc để đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghiệp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng (giao thông, năng lượng), các dự án đầu tư của các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp nhà nước …
4. Tập trung nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, kinh phí khuyến công và kinh phí xúc tiến thương mại địa phương để thực hiện các đề án khuyến công, xúc tiến thương mại hỗ trợ trực tiếp thiết thực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã CN-TTCN, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể) theo hướng dẫn của Cục Công nghiệp địa phương tại Công văn số 17/CNĐP-QLKC ngày 02 tháng 02 năm 2009.
5. Các đồng chí Giám đốc Sở Công Thương phải đặt công tác chỉ đạo thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2009, định kỳ hàng tháng (trước ngày 25) lập báo cáo gửi về Cục Công nghiệp địa phương để tổng hợp báo cáo Bộ tình hình sản xuất kinh doanh, lao động, việc làm của các doanh nghiệp công nghiệp địa phương và đề xuất những vấn đề vượt thẩm quyền để giải quyết, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |