Nghị định 60/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 60/2018/NĐ-CP

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60/2018/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/04/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Theo Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/04/2018 quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia:

Các báo cáo thông kê được thực hiện bằng 02 hình thức: Bằng giấy (văn bản) và qua hệ thống phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.

Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành ban hành kèm theo Nghị định này.

Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng; Báo cáo thống kê 06 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01/01 cho đến hết ngày 30/06; Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12.

Riêng báo cáo thống kê áp dụng với ngành Giáo dục, báo cáo năm được tính theo năm học.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/06/2018.

Xem chi tiết Nghị định 60/2018/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 60/2018/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 60/2018/NĐ-CP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 60/2018/NĐ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 60/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật thống kê 2015.
Điều 3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm danh Mục biểu mẫu báo cáo (Phụ lục I đính kèm), biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với từng bộ, ngành (Phụ lục II đính kèm).
1. Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê.
Cơ quan trực thuộc bộ, ngành tổng hợp số liệu thuộc lĩnh vực bộ, ngành được giao quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
2. Đơn vị nhận báo cáo
Đơn vị nhận báo cáo là Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
3. Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai Phần: Phần số và Phần chữ; Phần số được đánh liên tục từ 001, 002, 003,...; Phần chữ được ghi chữ in viết tắt sao cho phù hợp với từng ngành hoặc lĩnh vực và kỳ báo cáo (năm - N; Quý - Q; tháng - T; hỗn hợp - H); lấy chữ BCB (Báo cáo Bộ) thể hiện cho hệ biểu báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành.
4. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là Khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở Phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê tháng: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
b) Báo cáo thống kê quý: Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.
c) Báo cáo thống kê 6 tháng: Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6.
d) Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12. Riêng báo cáo thống kê áp dụng đối với Ngành giáo dục báo cáo năm được tính theo năm học.
đ) Báo cáo đột xuất: Báo cáo thống kê trong trường hợp khi có sự vật, hiện tượng đột xuất xảy ra: Thiên tai...
5. Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
6. Phân ngành kinh tế, loại hình kinh tế, danh Mục đơn vị hành chính
Phân ngành kinh tế quốc dân, loại hình kinh tế, danh Mục đơn vị hành chính Việt Nam sử dụng trong chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia thực hiện theo quy định hiện hành.
7. Phương thức gửi báo cáo
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: Bằng giấy (văn bản) và qua hệ thống Phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2018.
Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật thống kê 2015 có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

DANH MỤC BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ)

TT chung

STT từng bộ, ngành

Ký hiệu biu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

 

 

1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1

1

001.N/BCB-TNMT

Hiện trạng sử dụng đất chia theo đối tượng sử dụng, quản lý

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

2

002.N/BCB-TNMT

Hiện trạng sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

3

003.N/BCB-TNMT

Cơ cấu sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

4

4

004.N/BCB-TNMT

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

5 Năm

Báo cáo sơ bộ: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

5

5

005.N/BCB-TNMT

Diện tích đất b thoái hóa chia theo tỉnh/thành phố

5 Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

6

6

006.N/BCB-TNMT

Tỷ lệ chất thải nguy hại đã được thu gom và xử lý

Năm

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

7

7

007.N/BCB-TNMT

Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người

2 Năm

Báo cáo ước: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

 

 

2. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

8

1

001.N/BCB-KHCN

Số tổ chức khoa học và công nghệ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

9

2

002.N/BCB-KHCN

Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

10

3

003.N/BCB-KHCN

Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

2 Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

11

4

004.N/BCB-KHCN

Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

12

5

005.N/BCB-KHCN

Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

13

6

006.N/BCB-KHCN

Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

2 Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

 

 

3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

14

1

001.N/BCB-GDĐT

Giáo viên, học sinh giáo dục phổ thông

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

15

2

002.N/BCB-GDĐT

Giáo viên, học sinh và lớp học giáo dục phổ thông chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

4. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

16

1

001.H/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ bưu chính

Quý, năm

Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

17

2

002.H/BCB-TTTT

Sản lượng dịch vụ bưu chính

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: 45 ngày sau kỳ 6 tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

18

3

003.Q/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ viễn thông

Quý

Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

19

4

004.N/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loại hình kinh tế

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

20

5

005.H/BCB-TTTT

Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

Báo cáo quý: Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

21

6

006.N/BCB-TTTT

Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

22

7

007.N/BCB-TTTT

Số người sử dụng điện thoại di động, internet; số gia đình có kết nối internet

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

23

8

008.N/BCB-TTTT

Dung lượng kết nối internet quốc tế

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

24

9

009.N/BCB-TTTT

Doanh thu công nghệ thông tin

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

5. BỘ Y TẾ

25

1

001.N/BCB-YT

Bác sĩ và giường bệnh

Năm

Ngày 20/4 năm sau

26

2

002.N/BCB-YT

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

Năm

Ngày 20/4 năm sau

27

3

003.N/BCB-YT

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

Năm

Ngày 20/4 năm sau

28

4

004.N/BCB-YT

HIV và AIDS

Năm

Ngày 20/4 năm sau

 

 

6. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

29

1

001.N/BCB-VHTTDL

Số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

30

2

002.N/BCB-VHTTDL

Số di sản văn hóa phi vật thể

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

31

3

003.N/BCB-VHTTDL

Huy chương thi đấu thể thao quốc tế (Các môn thi đấu cá nhân)

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

32

4

004.N/BCB-VHTTDL

Huy chương thi đấu thể thao quốc tế (Các môn thi đấu có nội dung tập thể)

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

33

5

005.H/BCB-VHTTDL

Số lượt khách du lịch nội địa

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 22 tháng cuối quý

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

7. BỘ NỘI VỤ

34

1

001.K/BCB-NV

Đại biểu Hội đồng nhân dân

Nhiệm kỳ

Đầu mỗi nhiệm kỳ

35

2

002.N/BCB-NV

Tổng số lãnh đạo chính quyền

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

36

3

003.N/BCB-NV

Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính

5 năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm điều tra

 

 

8. VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

37

1

001.K/BCB-VPQH

Đại biểu Quốc hội

Nhiệm k

Đầu mỗi nhiệm kỳ

38

2

002.N/BCB-VPQH

Số lãnh đạo trong Quốc hội

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

9. BỘ TƯ PHÁP

39

1

001.N/BCB-TP

Số cuộc kết hôn

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

40

2

002.N/BCB-TP

Số trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

41

3

003.N/BCB-TP

Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

42

4

004.N/BCB-TP

Số lượt người được trợ giúp pháp lý

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

43

5

005.N/BCB-TP

Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

44

6

006.N/BCB-TP

Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

10. BỘ CÔNG AN

45

1

001.H/BCB-CA

Xuất, nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 20 tháng báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 22/12 hàng năm

46

2

002.H/BCB-CA

Tai nạn giao thông

Tháng, 6 tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 25/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 25/3 năm sau

47

3

003.H/BCB-CA

Tình hình cháy nổ

Tháng, 6 tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

 

 

11. BỘ QUỐC PHÒNG

48

1

001.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến đường bộ Việt Nam - Trung Quốc

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

49

2

002.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

50

3

003.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Lào

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

51

4

004.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

52

5

005.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến cảng biển

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

 

 

12. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

53

1

001.H/BCB-VKSNDTC

Số vụ án, số bị can đã khởi tố

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

54

2

002.H/BCB-VKSNDTC

Số vụ án, số bị can đã truy tố

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

55

3

003.N/BCB-VKSNDTC

Lãnh đạo trong ngành kiểm sát

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

13. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

56

1

001.N/BCB-TANDTC

Số vụ đã xét xử, số bị cáo (số người phạm tội) đã bị kết án

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

57

2

002.N/BCB-TANDTC

Lãnh đạo ngành tòa án

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

14. BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

58

1

Biểu số 001.K/BCB-TWĐ

Số người tham gia cấp ủy đảng

Nhiệm k

Đầu mỗi nhiệm kỳ

 

 

15. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

59

1

001.H/BCB-NHNN

Tổng phương tiện thanh toán; tiền gửi và tốc độ tăng (giảm)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

60

2

002.H/BCB-NHNN

Số dư huy động vốn, dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo tỉnh, thành phố)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

61

3

003.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo kỳ hạn, loại tiền)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

62

4

004.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo loại hình kinh tế)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

63

5

005.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo ngành kinh tế)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

64

6

006.H/BCB-NHNN

Lãi suất

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

65

7

007.H/BCB-NHNN

Cán cân thanh toán quốc tế

Quý, năm

90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

66

8

008.H/BCB-NHNN

Tỷ giá hi đoái bình quân giữa VNĐ và USD

Tháng, quý, năm

Số chính thức tháng: Ngày 22 của tháng tiếp theo sau tháng báo cáo

S chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

S chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

 

 

16. BỘ TÀI CHÍNH

67

1

001.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

68

2

002.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

69

3

003.N/BCB-TC

Thu ngân sách nhà nước và cơ cấu thu

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

70

4

004.N/BCB-TC

Chi ngân sách nhà nước và cơ cấu chi

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

71

5

005.N/BCB-TC

Thu, chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

72

6

006.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

73

7

007.N/BCB-TC

Thu ngân sách nhà nước theo ngành, loại hình kinh tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

74

8

008.N/BCB-TC

Chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

75

9

009.N/BCB-TC

Vay và trả nợ của Chính phủ

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

76

10

010.N/BCB-TC

Vay và trả nợ nước ngoài của Quốc gia

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

77

11

011.N/BCB-TC

Vay và trả nợ công

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

78

12

012.N/BCB-TC

Doanh thu phí, tổng chi hoạt động kinh doanh và môi giới bảo hiểm

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

79

13

013.K/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Kỳ

5 ngày làm việc sau kỳ báo cáo

80

14

014.K/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Kỳ

5 ngày làm việc sau kỳ báo cáo

81

15

015.T/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

82

16

016.T/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

83

17

017.T/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

84

18

018.T/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

85

19

019.T/BCB-TC

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu chia theo tỉnh, thành phố

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

86

20

020.T/BCB-TC

Xuất khẩu sang một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

87

21

021.T/BCB-TC

Nhập khẩu từ một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

88

22

022.H/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Quý, năm

Báo cáo quý: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 30/9 năm sau kỳ báo cáo năm

89

23

023.H/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Quý, năm

Báo cáo quý: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 30/9 năm sau kỳ báo cáo năm

90

24

024.H/BCB-TC

Hàng hóa tái xuất khẩu

Quý, năm

Báo cáo quý: 15 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 90 ngày sau kỳ báo cáo năm

91

25

025.H/BCB-TC

Thu ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

92

26

026.H/BCB-TC

Chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

93

27

027.H/BCB-TC

Số lao động của thị trường bảo hiểm chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

 

 

17. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

94

1

001.N/BCB-BHXH

Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

95

2

002.N/BCB-BHXH

Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

96

3

003.N/BCB-BHXH

Số người hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

97

4

004.N/BCB-BHXH

Số người hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

98

5

005.N/BCB-BHXH

Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Báo cáo năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

99

6

006.Q/BCB-BHXH

Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Quý

Báo cáo quý: Ngày 25 tháng thứ 2 quý sau quý báo cáo

 

 

18. BỘ XÂY DỰNG

100

1

001.H/BCB-XD

Chỉ số giá xây dựng

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 10/3; 10/6; 10/9; 10/12

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 01 năm sau

101

2

002.N/BCB-XD

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

19. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

102

1

001.H/BCB-GTVT

Khối lượng hàng hóa thông qua cảng

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 30 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

103

2

002.N/BCB-GTVT

S lượng và năng lực bốc xếp của cảng thủy nội địa

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

104

3

003.N/BCB-GTVT

Số lượng, năng lực vận chuyển hiện có và mới tăng của cảng hàng không, sân bay

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

20. BỘ CÔNG THƯƠNG

105

1

001.N/BCB-CT

Số lượng chợ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

106

2

002.N/BCB-CT

Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

107

3

003.2N/BCB-CT

Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử

2 năm

Ngày 31 tháng 3 năm có s tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

108

4

004.2N/BCB-CT

Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

2 năm

Ngày 31 tháng 3 năm có số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

 

 

21. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

109

1

001.N/BCB-NNPTNT

Diện tích có rừng

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

110

2

002.N/BCB-NNPTNT

Tỷ lệ che phủ rừng

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

111

3

003.H/BCB-NNPTNT

Diện tích rừng được bảo vệ chia theo mục đích sử dụng và tỉnh, thành phố

6 tháng, Năm

Ước 6 tháng: Ngày 22 tháng 6

Sơ bộ năm: Ngày 22 tháng 12

Chính thức năm: Ngày 20 tháng 4 năm sau

112

4

004.N/BCB-NNPTNT

Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

113

5

005.H/BCB-NNPTNT

Thiên tai và mức độ thiệt hại theo tỉnh, thành phố

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

114

6

006.H/BCB-NNPTNT

Thiên tai và mức độ thiệt hại theo loại thiên tai

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Nghị
định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ)

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-TNMT

Hiện trạng sử dụng đất chia theo đối tượng sử dụng, quản lý

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-TNMT

Hiện trạng sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-TNMT

Cơ cấu sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

4

004.N/BCB-TNMT

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

5 năm

Báo cáo sơ bộ: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

5

005.N/BCB-TNMT

Diện tích đất bị thoái hóa chia theo tỉnh/thành phố

5 năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

6

006.N/BCB-TNMT

Tỷ lệ chất thải nguy hại đã được thu gom và xử lý

Năm

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

7

007.N/BCB-TNMT

Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người

2 năm

Báo cáo ước: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

 

Biểu số: 001.N/BCB-TNMT

Ban hành theo Nghị định số ………. của Chính phủ

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHIA THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG, QUẢN LÝ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: ha

 

s

Tổng diện tích đt tự nhiên

Diện tích đất theo đối tượng sử dụng

Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý

Tổng số

Hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC)

Tổ chức trong nước (TCC)

Tổ chức nước ngoài (NNG)

Người Việt Nam đnh cư ở nước ngoài (CNN)

Cộng đồng dân cư và cơ s tôn giáo (CDS)

Tổng s

UBND cấp xã (UBQ)

Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ)

Cng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ)

Tổng số

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TVN)

A

B

1=2+9

2=3+4
+5+7+8

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tổng diện tích các loại đất (=02+16+30)

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Đất nông nghiệp

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất sản xuất nông nghiệp

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất trồng cây hàng năm

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đất trồng lúa

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đất trồng cây hàng năm khác

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất trồng cây lâu năm

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất lâm nghiệp

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất rừng sản xuất

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất rừng phòng hộ

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất rừng đặc dụng

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất nuôi trồng thủy sản

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đất làm muối

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đất nông nghiệp khác

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Đất phi nông nghiệp

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất ở

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất ở tại nông thôn

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất ở tại đô thị

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất chuyên dùng

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất quốc phòng

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất an ninh

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đất có mục đích công cộng

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất cơ sở tôn giáo

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đất cơ sở tín ngưỡng

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Đất mặt nước chuyên dùng

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Đất phi nông nghiệp khác

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Đt chưa sử dụng

32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất bằng chưa sử dụng

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất đồi núi chưa sử dụng

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Núi đá không có rừng cây

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Đất có mặt nước ven biển

37

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 001.N/BCB-TNMT: Hiện trạng sử dụng đất chia theo đối tượng sử dụng, quản lý

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Diện tích đất theo mục đích sử dụng

(1) Đất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.

+ Đất trồng cây hàng năm: Là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

+ Đất trồng cây lâu năm: Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,... Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm (là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không phải là gỗ để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v.); đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

- Đất lâm nghiệp: Là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).

Theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

+ Đất rừng sản xuất: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.

+ Đất rừng phòng hộ: Là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.

+ Đất rừng đặc dụng: Là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.

Theo trạng thái rừng, đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng và đất trồng rừng sản xuất.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

+ Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn: Là đất chuyên nuôi, trồng thủy sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.

+ Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Là đất có mặt nước chuyên nuôi, trồng thủy sản sử dụng môi trường nước ngọt.

- Đất làm muối: Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

(2) Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.

- Đất ở: Là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời xác định diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

+ Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã.

+ Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.

- Đất chuyên dùng: Bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan là đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

+ Đất quốc phòng là đất sử dụng vào mục đích quốc phòng bao gồm: Đất sử dụng làm nơi đóng quân của quân đội; đất sử dụng làm căn cứ quân sự; đất sử dụng làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng làm ga, cảng quân sự; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng; đất sử dụng làm kho tàng quân sự; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí, nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng, làm nhà công vụ của quân đội; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do quân đội quản lý và đất sử dụng xây dựng các công trình quốc phòng khác do Chính phủ quy định.

+ Đất an ninh là đất sử dụng vào mục đích an ninh bao gồm: Đất sử dụng làm nơi đóng quân của công an; đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, kho tàng, trường bắn, thao trường, nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng, trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do công an quản lý và đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình an ninh khác do Chính phủ quy định.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp là đất xây dựng các công trình sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ; bao gồm đất khu công nghiệp; đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ.

+ Đất có mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng phục vụ nhu cầu hoạt động chung của cộng đồng; bao gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục - đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất cơ sở nghiên cứu khoa học, đất cơ sở dịch vụ xã hội, đất chợ, đất di tích lịch sử - văn hóa, đất danh lam thắng cảnh, đất bãi thải, xử lý chất thải.

- Đất cơ sở tôn giáo là đất có các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

- Đất cơ sở tín ngưỡng là đất có các công trình tín ngưỡng dân gian gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.

- Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có thể tạo ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy li.

Trường hp sông cắt ngang các hồ chứa nước thì cần xác định phần diện tích sông theo dòng chảy liên tục; diện tích hồ sẽ không gồm phần đã tính vào diện tích sông.

- Đất phi nông nghiệp khác: Bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại, nhà tạm (không phải là nhà ở) để người lao động sử dụng tại các trang trại ở nông thôn; đất để xây dựng cơ sở sản xuất dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp tại đô thị như xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt (kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất), xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

(3) Đất chưa sử dụng: Là đất chưa xác định mục đích sử dụng; bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

- Đất bằng chưa sử dụng: Là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: Là đất chưa sử dụng trên vùng đồi, núi.

- Núi đá không có rừng cây: Là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.

(4) Đất có mặt nước ven biển: Là đất mặt biển ngoài đường mép nước, không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển có mục đích khác.

- Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản: Là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

- Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn: Là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang có rừng ngập mặn.

- Đất mặt nước ven biển có mục đích khác: Là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang sử dụng làm nơi tắm biển, du lịch biển, nơi neo đậu tầu thuyền, nơi thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản biển.

b) Diện tích đất theo đối tượng sử dụng, quản lý đất

Người sử dụng đất, người quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý đất) là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được Nhà nước giao đất để quản lý.

(1) Người sử dụng đất (NSD): Là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; tổ chức (trong nước); tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo.

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC): Là người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất.

- Tổ chức trong nước (TCC): Bao gồm tổ chức kinh tế (TKT), cơ quan, đơn vị của nhà nước (TCN), tổ chức khác (TKH).

+ Tổ chức kinh tế (TKT): Là tổ chức trong nước (kể cả trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm) được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN): Là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: Cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị quốc phòng, an ninh.

+ Tổ chức sự nghiệp công lập: Là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức khác (TKH): Là các tổ chức trong nước sử dụng đất bao gồm: tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở tôn giáo và các tổ chức khác không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, không phải là tổ chức kinh tế.

- Tổ chức nước ngoài (NNG): Được Nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật, cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TVN): Gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư được Nhà nước cho thuê đất.

+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (TNG): gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước cho thuê đất.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS):

+ Cộng đồng dân cư là cộng đồng người thiểu số sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc; cộng đồng dân cư sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán, có chung dòng họ được nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đối với đất đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

+ Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

(2) Người được giao quản lý đất (NQL): Là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

- Ủy ban nhân dân cấp xã là người được Nhà nước giao quản lý đất chưa giao, chưa cho thuê; đất xây dựng các công trình công cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý gồm (công trình giao thông, thủy lợi trong nội bộ xã; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm); đất sông, ngòi, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dùng; đất do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai.

- Tổ chức phát triển quỹ đất là tổ chức được thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được Nhà nước giao quản lý đất thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64, các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai.

- Cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ)

+ Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

+ Tổ chức khác là tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công cộng gồm đường giao thông, cầu, cống từ liên xã trở lên; đường giao, hệ thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số diện tích đất tự nhiên và chia theo từng loại đất tương ứng bên cột A có đến thời điểm 31/12 hàng năm.

- Cột 2, 3, 4,..., 12: Ghi diện tích đất mà nhà nước đã giao cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng, quản lý chia theo từng loại đất tương ứng bên cột A có đến thời điểm 31/12 hàng năm.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

Biểu số: 002.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: ha

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

Phân theo mục đích sử dụng

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Tng số

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác

Tổng số

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất cơ sở tôn giáo

Đất cơ sở tín ngưỡng

Đất nghĩa trang, nghĩa đa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

Đất mặt nước chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp khác

Tng s

Đất bằng chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng

Núi đá không rừng cây

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Cả nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.N/BCB-TNMT: Hiện trạng sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng diện tích đất tự nhiên của đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất thuộc phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính đó đã được xác định theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (dưới đây gọi là Chỉ thị 364/CT) và theo những Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của Nhà nước.

Diện tích đất tự nhiên được xác định theo mục đích sử dụng đất và theo đối tượng sử dụng, quản lý đất.

- Phần giải thích các chỉ tiêu: Xem giải thích biểu số 001.N/BCB-TNMT.

2. Cách ghi biểu

- Cột A: Ghi danh sách các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính.

- Cột 1: Ghi tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước và của từng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

- Cột 2, 3, 4, 5,...., 17, 18, 19, 20: Ghi diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng của cả nước và của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

Biểu số: 003.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: %

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

Phân theo mục đích sử dụng

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Tng số

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác

Tổng số

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất cơ sở tôn giáo

Đất cơ sở tín ngưỡng

Đất nghĩa trang, nghĩa đa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

Đất mặt nước chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp khác

Tng s

Đất bằng chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng

Núi đá không rừng cây

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Cả nước

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 003.N/BCB-TNMT: Cơ cấu sử dụng đất chia theo tỉnh/thành phố

Biểu này ghi số liệu cơ cấu diện tích một số loại đất phạm vi cả nước và từng tỉnh/thành phố. Khái niệm, nội dung chỉ tiêu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Phần giải thích các chỉ tiêu: Xem giải thích biểu số 001.N/BCB-TNMT.

2. Cách ghi biểu

- Cột A: Ghi danh sách các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính.

- Cột 2, 3, 4, 5, 6,..., 17, 18, 19, 20: Ghi cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng của cả nước và của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

Biểu số: 004.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo sơ bộ: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo

TỶ LỆ DIỆN TÍCH CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: ha

 

Mã số

Tổng diện tích đất tự nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn được thành lập đến năm báo cáo

Tổng số

Vườn quốc gia

Khu dự trữ thiên nhiên

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

Khu bảo vệ cảnh quan

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

A

B

1

2

3=2/1*100

4

5

6

7

8

9

10

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 004.N/BCB-TNMT: Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên là tỷ lệ phần trăm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên (%)

=

Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

x 100

Tng s diện tích tự nhiên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Phạm vi thu thập: Số liệu được thu thập tại các tỉnh/thành phố. Số liệu có được là số liệu thực đo trong năm.

2. Cách ghi biểu

- Cột A: Ghi tên các tỉnh/thành phố có đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học.

- Cột 1: Ghi tổng diện tích đất tự nhiên trong năm.

- Cột 2: Ghi tổng diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn được thành lập đến năm báo cáo.

- Cột 3: Ghi tỷ lệ khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn được thành lập đến năm báo cáo được tính bằng số liệu cột 2 chia cho cột 1 nhân 100.

- Cột 4: Ghi tổng số diện tích vườn quốc gia.

- Cột 5: Ghi tổng số diện tích khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia.

- Cột 6: Ghi tổng số diện tích khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh.

- Cột 7: Ghi tổng số diện tích khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp quốc gia.

- Cột 8: Ghi tổng số diện tích khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp tỉnh.

- Cột 9: Ghi tổng số diện tích khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia.

- Cột 10: Ghi tổng số diện tích khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

 

Biểu số: 005.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ THOÁI HÓA CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: ha

 

Tổng diện tích đất bị thoái hóa

Trong đó

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Diện tích nuôi thủy sản

Đất bng chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng

Tổng s

Trong đó thoái hóa nặng

Tổng số

Trong đó thoái hóa nặng

Tổng số

Trong đó thoái hóa nặng

Tổng số

Trong đó thoái hóa nặng

Tổng số

Trong đó thoái hóa nặng

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Cả nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 005.N/BCB-TNMT: Diện tích đất bị thoái hóa chia theo tỉnh/thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do sự tác động của điều kiện tự nhiên và con người.

Thoái hóa đất có khả năng xảy ra trên tất cả các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng.

Đất bị thoái hóa bao gồm các loại hình sau: Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa; đất bị hoang hóa; sạt lở đất; kết vón, đá ong hóa; đất bị chai cứng, chặt bí; ô nhiễm đất; xói mòn đất; đất bị ngập úng; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa.

Công thức tính:

Tổng diện tích đất bị thoái hóa

=

Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ

+

Diện tích đất bị thoái hóa trung bình

+

Diện tích đất bị thoái hóa nặng

Tổng hợp phân hạng mức độ thoái hóa đất (đất bị thoái hóa nặng, thoái hóa trung bình, thoái hóa nhẹ) theo quy định kỹ thuật về điều tra thoái hóa đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2. Cách ghi biểu

- Cột A: Ghi danh sách các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính.

- Cột 1: Ghi tổng diện tích các loại đất bị thoái hóa

- Cột 2, 3,...., 10, 11: Ghi diện tích bị thoái hóa theo loại đất và mức độ thoái hóa của từng loại đất

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Biểu số: 006.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo chính thức:
Ngày 31/3 năm sau

TỶ LỆ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐÃ ĐƯỢC THU GOM VÀ XỬ LÝ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Tng lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn)

Tổng lượng chất thải nguy hại được thu gom (tấn)

Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom (%)

Lượng chất thải nguy hại được xử lý (tấn)

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý (%)

A

B

1

2

3 = (2:1)x100

4

5 = (4:1)x100

Tng s

 

 

 

 

 

 

Chia nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại:

 

 

 

 

 

 

Chất thải nguy hại công nghiệp

 

 

 

 

 

 

Chất thải nguy hại y tế

 

 

 

 

 

 

Chất thải nguy hại nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

Chất thải nguy hại sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

Chất thải nguy hại khác

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 006.N/BCB-TNMT: Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

* Dựa theo nguồn phát sinh, chất thải nguy hại được phân thành:

- Chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp như các dung môi và cặn chưng cất, chất thải chứa axit, chất thải dễ cháy, các bùn thải chứa kim loại nặng, dầu nhớt đã qua sử dụng....

- Chất thải nguy hại từ các hoạt động y tế như các vật sắc nhọn (kim tiêm, dao mổ...) các chất thải truyền nhiễm (băng gạc đã qua sử dụng, phân, dụng cụ y tế, nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm...) phóng xạ (các chất lỏng xạ trị không sử dụng hoặc chất lỏng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc các đồ thủy tinh hoặc vật dụng khác bị nhiễm chất lỏng này.

- Chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp như các chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật...

- Chất thải nguy hại sinh hoạt như: Pin, ắc quy, đèn túyp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vecni...

- Chất thải nguy hại khác là những chất thải nguy hại phát sinh ngoài các nguồn được liệt kê ở trên.

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý là tỷ lệ phần trăm các chất thải nguy hại được xử lý (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) bảo đảm đạt quy chuẩn quốc gia trong tổng khối lượng chất thải nguy hại.

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm.

- Cột 2: Ghi tổng lượng chất thải nguy hại được thu gom.

- Cột 3: Ghi tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom; cột 3 = (cột 2: cột 1 )x 100.

- Cột 4: Ghi lượng chất thải nguy hại được xử lý.

- Cột 5: Ghi tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, cột 5 = [cột 4: cột 1] x 100

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

Biểu số: 007.N/BCB-TNMT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo ước: Ngày 20/12 năm báo cáo

Báo cáo chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm báo cáo

LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Tổng lượng khí thải nhà kính trong năm (1000 tấn)

Tổng lượng khí thải nhà kính quy đổi ra CO2 tương đương trong năm (1000 tấn)

Lượng khí thải nhà kính bình quân đầu người (tấn CO2/người)

CO2

CH4

N2O

HFCs

PFCs

SF6

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo nguồn phát thải:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các quá trình công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chất thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 007.N/BCB-TNMT: Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người

1. Khái niệm, phương pháp tính

Khí thải hiệu ứng nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoi nhiệt phát ra từ bề mặt Trái đất, khí quyển và bởi mây. Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà kính, chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái đất ấm lên. Theo Nghị định thư Kyoto, các khí thải gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm: Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydro fluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), Sulfur hexafluoride (SF6).

Lượng các khí thải hiệu ứng nhà kính được tính quy đổi ra lượng khí thải CO2, được thu thập số liệu trên phạm vi cả nước.

Công thức tính:

Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người (tấn CO2/người)

=

Tổng lượng khí thải hiệu ứng nhà kính quy đổi ra CO2 trong năm (tấn CO2)

Dân s bình quân năm (người)

Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính của từng loại khí tính theo công thức tương tự.

- Phạm vi thu thập s liệu: Số liệu được tính toán trong năm.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1, 2, 3, 4, 5, 6: Ghi tổng lượng khí thải tương ứng phát sinh trong năm

- Cột 7: Ghi tổng lượng khí thải đã được quy đổi ra CO2 tương đương.

- Cột 8: Được tính bằng cách lấy giá trị cột 7 chia cho dân số bình quân năm.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-KHCN

Số tổ chức khoa học và công nghệ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-KHCN

Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-KHCN

Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

2 Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

4

004.N/BCB-KHCN

Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

5

005.N/BCB-KHCN

Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

6

006.N/BCB-KHCN

Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

2 Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

 

Biểu số: 001.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: tổ chức

 

số

Tổng s

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài Nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

Trung ương

Địa phương

A

B

1

2

3

4

5

Tổng số

01

 

 

 

 

 

1. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

02

 

 

 

 

 

- Khoa học tự nhiên

03

 

 

 

 

 

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

04

 

 

 

 

 

- Khoa học y dược

05

 

 

 

 

 

- Khoa học nông nghiệp

06

 

 

 

 

 

- Khoa học xã hội

07

 

 

 

 

 

- Khoa học nhân văn

08

 

 

 

 

 

2. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng

09

 

 

 

 

 

- Trường đại học

10

 

 

 

 

 

- Học viện

11

 

 

 

 

 

- Cao đẳng

12

 

 

 

 

 

3. Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ

13

 

 

 

 

 

- Dịch vụ thông tin, thư viện

14

 

 

 

 

 

- Dịch vụ bảo tàng cho khoa học và công nghệ

15

 

 

 

 

 

- Dịch vụ dịch thuật, biên tập, xuất bản cho khoa học và công nghệ

16

 

 

 

 

 

- Dịch vụ điều tra cơ bản định kỳ, thường xuyên

17

 

 

 

 

 

- Dịch vụ thống kê, điều tra xã hội

18

 

 

 

 

 

- Dịch vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, xét nghiệm

19

 

 

 

 

 

- Dịch vụ tư vấn về khoa học và công nghệ

20

 

 

 

 

 

- Dịch vụ sở hữu trí tuệ

21

 

 

 

 

 

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ

22

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khoa học và công nghệ khác

23

 

 

 

 

 

4. Chia theo tỉnh/thành phố

24

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-KHCN: Số tổ chức khoa học và công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới các hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (gọi chung là “Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”);

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học bao gồm: Các trường đại học và học viện. Trường cao đẳng được tổ chức theo Luật giáo dục nghề nghiệp

- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Phương pháp tính: Tổng số tổ chức khoa học và công nghệ có tại thời điểm báo cáo.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số tổ chức khoa học và công nghệ, tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 2-5: Ghi số tổ chức khoa học và công nghệ theo loại hình kinh tế tương ứng với các dòng cột A.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu.

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ các tổ chức có tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong kỳ báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến ngày 31/12 hàng năm.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ

- Điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ.

 

 

Biểu số: 002.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ NGƯỜI TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Tổng số

Chia theo trình độ chuyên môn

Trong đó chức danh:

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

Khác

Giáo sư

Phó giáo sư

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo gii tính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: Nữ

02

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kinh

03

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dân tộc thiểu số

04

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo lĩnh vực khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học tự nhiên

05

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

06

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học y, dược

07

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học nông nghiệp

08

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học xã hội

09

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học nhân văn

10

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khác

11

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Chia theo loại hình tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

12

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

+ Nữ

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dân tộc thiểu số

14

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng

15

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

+ Nữ

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dân tộc thiểu số

17

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức dịch vụ KH&CN

18

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

+ Nữ

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Dân tộc thiểu số

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.N/BCB-KHCN: Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ là những lao động được tổ chức khoa học và công nghệ quản lý, sử dụng và trả lương, bao gồm cả lao động được tuyển dụng chính thức và lao động hợp đồng.

Phương pháp tính: Tổng số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại thời điểm báo cáo.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ, tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 2 - cột 8: Ghi số cán bộ trong ngành/lĩnh vực khoa học và công nghệ theo trình độ chuyên môn và chức danh. Tương ứng với các dòng cột A. Một người ở cột trình độ chuyên môn có thể được ghi trùng ở cột chức danh.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ các cán bộ trong ngành/lĩnh vực khoa học và công nghệ có đến 31/12 năm báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến ngày 31/12 hàng năm.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Điều tra Tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ.

 

 

Biểu số: 003.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

SỐ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo trình độ chuyên môn

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

1. TỔNG SỐ

01

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Nữ

02

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo khu vực hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

03

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng

04

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác

05

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức ngoài nhà nước, doanh nghiệp

06

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo lĩnh vực khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học tự nhiên

07

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

08

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học y, dược

09

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học nông nghiệp

10

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học xã hội

11

 

 

 

 

 

 

 

- Khoa học nhân văn

12

 

 

 

 

 

 

 

- Khác

13

 

 

 

 

 

 

 

4. Chia theo vị trí hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cán bộ nghiên cứu

14

 

 

 

 

 

 

 

- Cán bộ kỹ thuật

15

 

 

 

 

 

 

 

- Nhân viên hỗ trợ

16

 

 

 

 

 

 

 

- Nhân lực khác

17

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 003.N/BCB-KHCN: Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là những người do tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, trực tiếp tham gia hoặc trực tiếp hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chia theo 4 nhóm: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân viên hỗ trợ và nhân lực khác.

- Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu) là những người có trình độ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tạo ra những tri thức, sản phẩm và quá trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới; dành tối thiểu 10% thời gian lao động cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhóm này bao gồm cả những nhà quản lý trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Nhân viên kỹ thuật là những kỹ thuật viên, nhân viên phòng thí nghiệm có trình độ trung cấp và tương đương trở lên, tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng việc thực hiện những công việc khoa học và kỹ thuật đòi hỏi phải gắn với các khái niệm và quy trình thao tác dưới sự giám sát của cán bộ nghiên cứu.

- Nhân viên hỗ trợ trực tiếp là những nhân viên hành chính và văn phòng tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong nhóm này bao gồm cả những người làm quản lý, quản trị hành chính và các công việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính nếu các công việc của họ trực tiếp phục vụ công việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Nhân lực khác là những người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không thuộc các nhóm trên.

Những người làm công việc phục vụ gián tiếp như tạp vụ, vệ sinh, lái xe, bảo vệ,... thì không coi là người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 2 - cột 7: Ghi số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tương ứng với các dòng cột A.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có đến 31/12 năm báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến ngày 31/12 hàng năm.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Biểu số: 004.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ SÁNG CHẾ ĐƯỢC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: sáng chế

 

Mã số

Số lượng

A

B

1

Tổng số

01

 

1. Chia theo lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ

 

 

- Khoa học tự nhiên

02

 

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

03

 

- Khoa học y dược

04

 

- Khoa học nông nghiệp

05

 

- Khoa học xã hội

06

 

- Khoa học nhân văn

07

 

- Khác

08

 

2. Chia theo khu vực hoạt động

 

 

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

09

 

- Trường đại học, học viện, cao đẳng

10

 

- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác

11

 

- Tổ chức ngoài nhà nước, doanh nghiệp

12

 

3. Chia theo quốc tịch

 

 

- Trong nước

13

 

- Ngoài nước

14

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 004.N/BCB-KHCN: Số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ là những sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong nước và nước ngoài.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ được tính bằng số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

- Số văn bằng do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho người Việt Nam.

- Số văn bằng do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho người nước ngoài.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số lượng sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ chia theo lĩnh vực nghiên cứu, khu vực hoạt động, quốc tịch của chủ văn bằng tương ứng với các dòng tại cột A.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ các sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ trong năm báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu của thời kỳ một năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu:

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Điều tra nghiên cu khoa học và phát triển công nghệ.

Biểu số: 005.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

CHỈ SỐ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: %

 

Mã số

Tổng s

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài Nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

Trung ương

Địa phương

A

B

1

2

3

4

5

Tng s

01

 

 

 

 

 

1. Chia theo ngành kinh tế

02

 

 

 

 

 

(Ghi theo Hệ thng ngành kinh tế Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 005.N/BCB-KHCN: Chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị

1. Khái niệm, phương pháp tính

Là chỉ tiêu tương đối, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%) đổi mới công nghệ, thiết bị giữa năm báo cáo so với năm trước.

Nội dung của đổi mới công nghệ, thiết bị: tổng số doanh nghiệp có đổi mới công nghệ, thiết bị; tổng chi cho đổi mới công nghệ, thiết bị trong doanh nghiệp; tổng chi mua máy móc, thiết bị của doanh nghiệp; số hợp đồng và kinh phí chuyển giao công nghệ đã thực hiện.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị chia theo ngành kinh tế, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tương ứng với từng dòng ở cột A.

- Cột 2 - cột 5: Ghi chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị theo từng loại hình kinh tế tương ứng với các dòng ở cột A.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ các chỉ số đổi mới công nghệ, thiết bị trong năm báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu của thời kỳ một năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Biểu số: 006.N/BCB-KHCN

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau năm báo cáo

CHI CHO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Khoa học và Công nghệ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Mã số

Tổng số

Chia theo nguồn cấp kinh phí

Ngân sách nhà nước

Nguồn trong nước ngoài ngân sách nhà nước

Nước ngoài

Trung ương

Địa phương

A

B

1

2

3

4

5

Tổng chi

01

 

 

 

 

 

1. Chia theo lĩnh vực nghiên cu

 

 

 

 

 

 

- Khoa học tự nhiên

02

 

 

 

 

 

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ

03

 

 

 

 

 

- Khoa học y dược

04

 

 

 

 

 

- Khoa học nông nghiệp

05

 

 

 

 

 

- Khoa học xã hội

06

 

 

 

 

 

- Khoa học nhân văn

07

 

 

 

 

 

- Khác

08

 

 

 

 

 

2. Chia theo khu vực hoạt động

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

09

 

 

 

 

 

- Trường đại học, học viện, cao đẳng

10

 

 

 

 

 

- Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác

11

 

 

 

 

 

- Tổ chức ngoài nhà nước, doanh nghiệp

12

 

 

 

 

 

3. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

13

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 006.N/BCB-KHCN: Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là các khoản chi bao gồm chi đầu tư phát triển, chi cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và chi khác.

Nguồn cấp kinh phí được chia thành 3 loại nguồn:

- Từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước), được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương bao gồm kinh phí cân đối từ Bộ Khoa học và Công nghệ và từ các bộ, ngành. Ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước bao gồm từ các doanh nghiệp và từ trường đại học.

- Nguồn từ nước ngoài.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tất cả các nguồn cấp kinh phí theo loại hình nghiên cứu, khu vực hoạt động, tỉnh, thành phố tương ứng với từng dòng của cột A.

- Cột 2 - cột 5: Ghi số chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo nguồn cấp kinh phí tương ứng với từng dòng của cột A.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ các khoản chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong kỳ báo cáo.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu của thời kỳ một năm của năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-GDĐT

Giáo viên, học sinh giáo dục phổ thông

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-GDĐT

Giáo viên, học sinh và lớp học giáo dục phổ thông chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.N/BCB-GDĐT

Ban hành theo ……….

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

GIÁO VIÊN, HỌC SINH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

(Có đến 30/9 năm báo cáo)

Đơn vị báo cáo: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Tổng số

Trong đó:

Công lập

Tư thục

A

B

1

2

3

1. Giáo viên

01

 

 

 

Chia ra

 

 

 

 

- Tiểu học

02

 

 

 

- Trung hc cơ sở

03

 

 

 

- Trung học phổ thông

04

 

 

 

2. Học sinh

05

 

 

 

Chia ra

 

 

 

 

- Tiểu học

06

 

 

 

- Trung học cơ sở

07

 

 

 

- Trung học phổ thông

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-GDĐT: Giáo viên, học sinh giáo dục phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trường phổ thông: Là cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế,...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường phổ thông bao gồm các loại trường:

- Trường tiểu học: Có từ lớp 1 đến lớp 5.

- Trường trung học cơ sở: Có từ lớp 6 đến lớp 9.

- Trường trung học phổ thông: Có từ lớp 10 đến lớp 12.

Trường phổ thông có nhiều cấp:

- Trường phổ thông cơ sở: Trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.

- Trường trung học: Trường ghép giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông, có từ lớp 6 đến lớp 12.

- Trường trung học cấp I, II, III: Trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12.

Loại hình trường phổ thông gồm:

Công lập: Do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Tư thục: Do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Giáo viên phổ thông: Là người làm nhiệm vụ giảng dạy trong trường phổ thông.

Giáo viên phân theo cấp giảng dạy:

- Giáo viên tiểu học: Bao gồm giáo viên dạy các môn học của cấp tiểu học trong các trường tiểu học, các trường phổ thông cơ sở và các trường trung học cấp I, II, III.

- Giáo viên trung học cơ sở: Bao gồm giáo viên dạy các môn học của cấp trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở, các trường trung học, các trường phổ thông cơ sở và các trường trung học cấp I, II, III.

- Giáo viên trung học phổ thông: Bao gồm giáo viên dạy các môn học của cấp trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông, các trường trung học và trong các trường trung học cấp I, II, III.

Học sinh phổ thông: Là người đang học tập tại các trường phổ thông.

- Học sinh tiểu học: Gồm các học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

- Học sinh trung học cơ sở: Gồm các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.

- Học sinh trung học phổ thông: Gồm các học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Một số trường hợp đặc biệt khi thống kê giáo viên, học sinh:

- Trường hợp một giáo viên dạy cả 2 cấp thì căn cứ vào số giờ giảng dạy để tính là giáo viên cấp đó. Nếu số giờ giảng dạy cả hai cấp không bằng nhau thì tính giáo viên vào cấp có số giờ giảng dạy nhiều hơn. Nếu có số giờ giảng dạy hai cấp bằng nhau thì tính là giáo viên vào cấp có bằng đào tạo.

- Trường hợp lớp ghép quy định như sau: Nếu số học sinh các lớp khác nhau thì tính là lớp có số học sinh nhiều hơn. Ví dụ: Trong lớp ghép có số học sinh lớp 3 nhiều hơn số học sinh lớp 4 thì tính lớp ghép này vào lớp 3. Nếu số học sinh bằng nhau thì tính lớp ghép này vào lớp cao hơn.

- Học sinh lớp ghép: Học sinh học chương trình lớp nào tính vào số học sinh của lớp đó.

Phạm vi thu thập số liệu

Tất cả các loại hình trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc, trừ các loại sau:

- Các trường tiểu học chuyên biệt: Là trường tiểu học đặc biệt dành cho trẻ em bị tàn tật nặng như: mù, câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ,...

- Các lớp tiểu học gia đình, lớp tiểu học linh hoạt, lớp tiểu học tình thương, lớp học dành cho trẻ em lang thang đường phố,...

- Các trường trung học năng khiếu nghệ thuật, năng khiếu thể dục thể thao, trường trung học dành cho trẻ em tàn tật.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu tổng số học sinh và giáo viên các cấp học tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 2: Ghi số học sinh và giáo viên của trường công lập tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 3: Ghi số học sinh và giáo viên của trường tư thục tương ứng với các dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

 

Biểu số: 002.N/BCB-GDĐT

Ban hành theo

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

GIÁO VIÊN, HỌC SINH VÀ LỚP HỌC GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

(có đến 30/9 năm báo cáo)

Đơn vị báo cáo: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

số

Giáo viên (người)

Lớp học (lớp)

Học sinh (người)

Tiu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tiu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học ph thông

Tng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tng số

Trong đó

Nữ

Dân tộc thiểu số

6-10 tuổi

Nữ

Dân tộc thiểu s

11-14 tuổi

Nữ

Dân tộc thiểu số

15-17 tuổi

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.N/BCB-GDĐT: Giáo viên, học sinh và lớp học giáo dục phổ thông chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giáo viên, học sinh: Khái niệm, phương pháp tính như biểu 001.H/BCB-GDĐT

Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.

- Lớp tiểu học gồm các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 trong các trường tiểu học, các trường phổ thông cơ sở và trường trung học cp I, II, III.

- Lớp trung học cơ sở gồm các lớp học từ lớp 6 đến lớp 9 trong các trường trung học cơ sở, các trường trung học, trường phổ thông cơ sở và các trường trung học cp I, II, III.

- Lớp trung học phổ thông gồm các lớp học từ lớp 10 đến lớp 12 trong các trường trung học phổ thông, các trường trung học và trong các trường trung học cp I, II, III.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số giáo viên tiểu học cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 2: Ghi số giáo viên trung học cơ sở cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 3: Ghi số giáo viên trung học phổ thông cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 4: Ghi số lớp học tiểu học cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 5: Ghi số lớp học trung học cơ sở cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 6: Ghi số lớp học trung học phổ thông cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 7: Ghi tổng số học sinh tiểu học cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 8: Ghi số học sinh nữ học tiểu học của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 9: Ghi số học sinh dân tộc thiểu số học tiểu học của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 10: Ghi số học sinh tiểu học trong độ tuổi 6-10 tuổi của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 11: Ghi tổng số học sinh trung học cơ sở của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 12: Ghi tổng số học sinh nữ học trung học cơ sở của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 13: Ghi tổng số học sinh dân tộc thiểu số học trung học cơ sở của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 14: Ghi tổng số học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi 11-14 tuổi của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng tương ứng của cột A.

- Cột 15: Ghi tổng số học sinh trung học phổ thông cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 16: Ghi tổng số học sinh nữ học trung học phổ thông cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 17: Ghi tổng số học sinh dân tộc thiểu số học trung học phổ thông cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

- Cột 18: Ghi tổng số học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi 15-17 tuổi của cả nước, chia theo tỉnh, thành phố tương ứng theo các dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

STT

Ký hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ bưu chính

Quý, năm

Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.H/BCB-TTTT

Sản lượng dịch vụ bưu chính

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: 45 ngày sau kỳ 6 tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.Q/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ viễn thông

Quý

Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

4

004.N/BCB-TTTT

Doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loại hình kinh tế

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

5

005.H/BCB-TTTT

Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

Báo cáo quý: Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

6

006.N/BCB-TTTT

Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet chia theo tỉnh/thành phố

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

7

007.N/BCB-TTTT

Số người sử dụng điện thoại di động, internet; số gia đình có kết nối internet

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

8

008.N/BCB-TTTT

Dung lượng kết nối internet quốc tế

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

9

009.N/BCB-TTTT

Doanh thu công nghệ thông tin

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

 

Biểu số 001.H/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo quý: Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

DOANH THU DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

Quý... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: triệu đồng

 

s

Thực hiện kỳ trước

Thực hiện kỳ báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

So sánh (%)

Kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước

Cộng dồn đến kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4

5

Tổng doanh thu

01

 

 

 

 

 

Chia theo loại hình kinh tế:

 

 

 

 

 

 

1. Kinh tế nhà nước

02

 

 

 

 

 

2. Kinh tế ngoài nhà nước

03

 

 

 

 

 

3. Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.H/BCB-TTTT: Doanh thu dch v bưu chính

1. Khái niệm, phương pháp tính

Doanh thu dịch vụ bưu chính là tổng số tiền đã và sẽ thu về do việc cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế của các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính trong một thời kỳ nhất định.

Dịch vụ bưu chính gồm dịch vụ nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước và quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện bằng các phương thức, từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận (không gồm dịch vụ chuyển tiền bưu điện, tiết kiệm bưu điện).

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu tổng hợp về doanh thu phát sinh thực tế trong các tháng của kỳ trước kỳ báo cáo.

- Cột 2: Ghi số liệu tổng hợp về doanh thu phát sinh thực tế trong các tháng của kỳ báo cáo.

- Cột 3: Cộng số liệu chính thức của các kỳ trước kỳ báo cáo với số liệu chính thức của kỳ báo cáo.

- Cột 4: Lấy số liệu cột 2 chia cho số liệu thực hiện chính thức của cùng kỳ năm trước rồi nhân với 100.

- Cột 5: Lấy số liệu của cột 3 (cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo) chia cho số liệu cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo tương ứng của năm trước rồi nhân với 100.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 002.H/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo 6 tháng: 45 ngày sau kỳ 6 tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

6 tháng, năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Đơn vị tính

Thực hiện kỳ báo cáo

So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

A

B

C

1

2

1. Sản lượng dịch vụ thư

01

Thư

 

 

- Thư trong nước

02

"

 

 

- Thư từ Việt Nam đi các nước

03

"

 

 

- Thư từ các nước đến Việt Nam

04

"

 

 

2. Sản lượng dịch vụ gói, kiện hàng hóa

05

Kiện

 

 

- Gói kiện hàng hóa trong nước

06

"

 

 

- Gói kiện hàng hóa từ Việt Nam đi các nước

07

"

 

 

- Gói kiện hàng hóa từ các nước tới Việt Nam

08

"

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.H/BCB-TTTT: Sản lưng dch v bưu chính

1. Khái niệm, phương pháp tính

Sản lượng dịch vụ bưu chính gồm: Sản lượng dịch vụ thư và dịch vụ kiện, gói hàng hóa do các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trong đó:

- Sản lượng dịch vụ thư là lượng thư có địa chỉ nhận, không địa chỉ nhận (thư truyền thông, thư quảng cáo) được chấp nhận, vận chuyển và phân phát trong nước, quốc tế. Sản lượng dịch vụ thư không bao gồm số lượng thư không phải thanh toán trả cước dịch vụ.

- Sản lượng dịch vụ gói, kiện hàng hóa là số lượng gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát trong nước, quốc tế. Sản lượng dịch vụ gói, kiện hàng hóa không bao gồm số lượng gói, kiện hàng hóa chuyển phát không phải thanh toán giá cước dịch vụ.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Lấy số thực hiện chính thức kỳ báo cáo.

- Cột 2: Tính tỷ lệ (%) bằng cách lấy số liệu cột 1 chia cho số thực hiện tương ứng của cùng kỳ năm trước.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 003.Q/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo quý: Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Quý...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: triệu đồng

 

s

Thực hiện quý trước

Thực hiện quý báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo

So sánh (%)

Quý báo cáo so với cùng kỳ năm trước

Cộng dồn từ đầu năm đến hết quý báo cáo so với cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4

5

I. Tổng doanh thu

01

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Dịch vụ viễn thông

02

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ Internet

03

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

04

 

 

 

 

 

II. Chia theo loi hình kinh tế

 

 

 

 

 

 

1. Kinh tế nhà nước

05

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Dịch vụ viễn thông

06

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ Internet

07

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

08

 

 

 

 

 

2. Kinh tế ngoài nhà nước

09

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Dịch vụ viễn thông

10

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ Internet

11

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

12

 

 

 

 

 

3. Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

13

 

 

 

 

 

Chia ra:

- Dịch vụ viễn thông

14

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ Internet

15

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

16

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.Q/BCB-TTTT: Doanh thu dịch vụ viễn thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Doanh thu dịch vụ viễn thông là số tiền thu được từ kết quả hoạt động của các dịch vụ từ dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết đầu, cuối của mạng viễn thông. Hay doanh thu viễn thông gồm doanh thu từ cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế như: Điện thoại cố định, điện thoại di động, nhắn tin, điện báo, telex, fax, thư điện tử, các dịch vụ internet, truyền số liệu, phát sóng truyền hình...

Doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định bằng tổng doanh thu giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau và doanh thu bán thẻ đối với dịch vụ viễn thông trả trước; doanh thu chênh lệch thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh thu chênh lệch thanh toán quốc tế giữa doanh nghiệp viễn thông và các đối tác nước ngoài. Dịch vụ viễn thông gồm các dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu về doanh thu phát sinh thực tế của quý trước quý báo cáo. Ví dụ: Báo cáo quý II năm 2013, số liệu cột 1 ghi số doanh thu thực hiện của quý I năm 2013.

- Cột 2: Ghi số liệu tổng hợp về doanh thu phát sinh thực tế trong quý báo cáo.

- Cột 3: Cộng số liệu chính thức của các quý trước quý báo cáo với chính thức của quý báo cáo.

- Cột 4: Lấy số liệu cột 2 chia cho số liệu thực hiện chính thức của cùng quý năm trước rồi nhân với 100. Ví dụ báo cáo quý II năm 2013, số liệu cột 4 = số liệu cột 2 (thực hiện quý 2 năm 2013) chia cho số liệu thực hiện chính thức của quý II của năm 2012 rồi nhân với 100.

- Cột 5: Lấy số liệu của cột 3 (cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo) chia cho số liệu cộng dồn từ đầu năm đến cuối quý báo cáo tương ứng của năm trước rồi nhân với 100. Ví dụ báo cáo quý II năm 2013, số liệu cột 5 = Số liệu cột 3 chia cho số liệu thực hiện chính thức của quý I/2012 cộng với số liệu chính thức quý II/2012 rồi nhân với 100.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

 

 

Biểu số 004.N/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CHIA THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Mã số

Tổng số

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

A

B

1

2

3

4

Tng doanh thu thuần

01

 

 

 

 

1. Dịch vụ viễn thông

02

 

 

 

 

2. Dịch vụ Internet

03

 

 

 

 

3. Dch vụ khác

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 004.N/BCB-TTTT: Doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loi hình kinh tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Như giải thích của biểu số 003.Q/BCB-TTTT.

- Tổng doanh thu thuần là tổng số tiền thu được (không kể thuế GTGT) do việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet và các dịch vụ viễn thông khác sau khi đã tính các khoản giảm trừ (như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Tổng doanh thu thuần được chia theo từng loại dịch vụ khác nhau.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu của tất cả các loại hình kinh tế (bằng cột 2+cột 3+cột 4).

- Cột 2: Ghi doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loại hình kinh tế nhà nước.

- Cột 3: Ghi doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loại hình kinh tế ngoài nhà nước.

- Cột 4: Ghi doanh thu dịch vụ viễn thông chia theo loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

 

 

Biểu số 005.H/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

Báo cáo quý: Ngày 20 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET

Tháng, quý, năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: 1000 thuê bao

 

Mã số

Tính đến thời điểm cuối kỳ trước

Tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo

So sánh (%)

Tính đến thời điểm cuối kỳ trước so với cùng kỳ năm trước

Tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4

1. Thuê bao điện thoại đang hoạt động (01=02+03)

01

 

 

 

 

- Thuê bao di động

02

 

 

 

 

- Thuê bao cố định

03

 

 

 

 

2. Thuê bao truy nhập Internet đang hoạt động (04=05+06)

04

 

 

 

 

- Thuê bao băng rộng di động

05

 

 

 

 

- Thuê bao băng rng cố đnh (06=07+……..+10)

06

 

 

 

 

+ Thuê bao truy nhập Internet qua hình thức xDSL

07

 

 

 

 

+ Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (thuê bao Leased-line quy đổi ra 256 kbit/s)

08

 

 

 

 

+ Thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV)

09

 

 

 

 

+ Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH)

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 005.H/BCB-TTTT: Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng số thuê bao điện thoại đến cuối kỳ báo cáo gồm thuê bao điện thoại cố định và thuê bao điện thoại di động:

- Tổng số thuê bao điện thoại cố định đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng số thuê bao viễn thông cố định mặt đất (bao gồm số thuê bao cố định hữu tuyến và số thuê bao cố định vô tuyến) đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đang đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Tổng số thuê bao điện thoại di động đến cuối kỳ báo cáo (bao gồm cả thuê bao trả trước và thuê bao trả sau): Là số lượng thuê bao đang được mở hai chiều và số lượng thuê bao đang bị khóa một chiều trên hệ thống tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

Tổng số thuê bao truy nhập Internet đến cuối kỳ báo cáo: Gồm số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định và số thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động:

- Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng số thuê bao viễn thông đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc đang đăng ký sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

- Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động đến cuối kỳ báo cáo: Là số lượng số thuê bao đang được mở hai chiều và số lượng thuê bao đang bị khóa một chiều trên hệ thống tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số lượng thuê bao tính đến thời điểm cuối kỳ trước.

- Cột 2: Ghi số lượng thuê bao tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo

- Cột 3: Lấy số liệu cột 1 chia cho số liệu thực hiện chính thức của cùng kỳ năm trước rồi nhân với 100.

- Cột 4: Lấy số liệu của cột 2 chia cho số liệu cộng dồn từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo tương ứng của năm trước rồi nhân với 100.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 006.N/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI, THUÊ BAO TRUY NHẬP INTERNET CHIA THEO TỈNH/THÀNH PHỐ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: 1000 thuê bao

 

s

Số lượng thuê bao điện thoại tính đến 31/12 năm báo cáo

S lượng thuê bao truy nhập internet tính đến 31/12 năm báo cáo

Tng s

Thuê bao c định

Thuê bao di động

Tng s

Thuê bao băng rộng c định

Thuê bao băng rộng di động

A

B

1

2

3

4

5

6

Tng s

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

02

 

 

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 006.N/BCB-TTTT: Số thuê bao điện thoại, thuê bao truy nhập internet chia theo tỉnh, thành phố

1. Ki niệm, phương pháp tính

Tương tự như biểu số 005.H/BCB-TTTT

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số thuê bao điện thoại có đến ngày 31 tháng 12

- Cột 2: Ghi số lượng thuê bao điện thoại cố định có đến ngày 31 tháng 12

- Cột 3: Ghi số lượng thuê bao điện thoại di động có đến ngày 31 tháng 12

- Cột 4: Ghi tổng số thuê bao truy nhập internet có đến ngày 31 tháng 12

- Cột 5: Ghi số thuê bao truy nhập internet cố định có đến ngày 31 tháng 12

- Cột 6: Ghi số thuê bao truy nhập internet di động có đến ngày 31 tháng 12

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 007.N/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, INTERNET; SỐ GIA ĐÌNH CÓ KẾT NỐI INTERNET

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số người sử dụng điện thoại di động (1000 người)

Số người sử dụng internet (1000 người)

Số hộ gia đình có kết nối internet (hộ)

A

B

1

2

3

Cả nước

01

 

 

 

1. Chia theo thành thị/nông thôn

 

 

 

 

- Thành thị

02

 

 

 

- Nông thôn

03

 

 

 

2. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 007.N/BCB-TTTT: Số người sử dụng điện thoại di động, internet; Số gia đình có kết nối internet

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số hộ gia đình có kết nối internet là số hộ gia đình được cung cấp dịch vụ truy nhập internet

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số người sử dụng điện thoại di động chia theo thành thị, nông thôn, tỉnh, thành phố tương ứng với từng dòng của cột A.

- Cột 2: Ghi số người sử dụng internet chia theo thành thị, nông thôn, tỉnh, thành phố tương ứng với từng dòng của cột A.

- Cột 3: Ghi số hộ gia đình có kết nối internet chia theo thành thị, nông thôn, tỉnh, thành phố tương ứng với từng dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 008.N/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Gb/giây

 

Mã số

Kế hoạch năm

Thực hiện năm

Thực hiện so với năm trước (%)

A

B

1

2

3

Cả nước

01

 

 

 

Chia theo loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch v

 

 

 

 

- Doanh nghiệp Nhà nước

02

 

 

 

- Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

 

 

 

- Doanh nghiệp có vn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 008.N/BCB-TTTT: Dung lượng kết nối internet quốc tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Dung lượng kết nối internet quốc tế là tổng dung lượng các đường truyền kết nối internet quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập internet tại Việt Nam.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số dung lượng kết nối internet quốc tế theo kế hoạch năm.

- Cột 2: Ghi số dung lượng thực tế kết nối internet trong năm báo cáo.

- Cột 3: Ghi tỷ lệ so sánh giữa số dung lượng thực tế kết nối trong năm so với năm trước.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Điều tra hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông.

Biểu số 009.N/BCB-TTTT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

DOANH THU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Thông tin và Truyền thông

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Mã số

Tổng s

So với năm trước (%)

A

B

1

2

Tổng doanh thu thuần

01

 

 

Chia theo loại doanh thu

 

 

 

1. Dịch vụ lập trình

02

 

 

2. Dịch vụ tư vấn và quản trị hệ thống máy tính

03

 

 

3. Dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy tính

04

 

 

4. Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin

 

 

 

Chia theo loại hình kinh tế

 

 

 

1. Kinh tế Nhà nước

05

 

 

2. Kinh tế ngoài nhà nước

06

 

 

3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

07

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 009.N/BCB-TTTT: Doanh thu công nghệ thông tin

1. Khái niệm, phương pháp tính

Doanh thu công nghệ thông tin là toàn bộ số tiền đã và sẽ thu từ hoạt động cung cấp các dịch vụ lập trình, viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng, kể cả các phần mềm nhúng; lập và thiết kế hệ thống máy tính của khách hàng và công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động chuyên gia; các hoạt động khác liên quan đến máy tính; cung cấp hạ tầng thông tin cho thuê, xử lý dữ liệu, cung cấp các công cụ tìm kiếm và cổng khác cho internet.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng doanh thu thuần theo loại doanh thu và theo loại hình kinh tế.

- Cột 2: Ghi tỷ lệ so sánh giữa tổng doanh thu thuần thực hiện năm báo cáo so với năm trước.

3. Nguồn số liệu

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê.

- Chế độ báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ Y TẾ

STT

Kí hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-YT

Bác sĩ và giường bệnh

Năm

Ngày 20/4 năm sau

2

002.N/BCB-YT

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

Năm

Ngày 20/4 năm sau

3

003.N/BCB-YT

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

Năm

Ngày 20/4 năm sau

4

004.N/BCB-YT

HIV và AIDS

Năm

Ngày 20/4 năm sau

 

Biểu số 001.N/BCB-YT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20/4 năm sau

BÁC SĨ VÀ GIƯỜNG BỆNH

Có đến 31/12/năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số bác sĩ (người)

Số giường bệnh (giường)

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

A

B

1

2

3

4

Cả nước

01

 

 

 

 

Chia theo cấp quản lý

 

 

 

 

 

- Trung ương

02

 

 

 

 

- Bộ/ngành

03

 

 

 

 

- Tỉnh/thành phố

04

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-YT: Bác sỹ và giường bệnh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Bác sỹ là những người đã tốt nghiệp ngành y được cấp bằng bác sỹ đang làm việc ở các cơ sở y tế (công lập và ngoài công lập).

Bác sỹ ở đây gồm bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, bác sỹ nội trú.

Giường bệnh là giường dùng để điều trị, chăm sóc người bệnh ở các cơ sở y tế.

Giường bệnh gồm giường bệnh viện và giường ở các cơ sở y tế khác. Giường bệnh ở đây không tính s giường tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn/cơ quan, giường trực, giường phòng khám và giường phòng đợi.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1, 2: Ghi số bác sỹ tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 3, 4: Ghi số giường bệnh tương ứng với các dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế.

- Điều tra cơ sở và nhân lực y tế ngoài công lập.

Biểu số 002.N/BCB-YT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20/4 năm sau

TỶ LỆ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ CÁC LOẠI VẮC XIN

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: %

 

Mã số

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

A

B

1

Cả nước

01

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-YT: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

1. Khái niệm, phương pháp tính

Theo hướng dẫn của Quỹ nhi đồng Liên hp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em cần được tiêm một mũi vc xin BCG đ phòng lao, ba mũi DPT để phòng bạch hầu, ho gà và uốn ván, ba liều phòng bại liệt và một mũi tiêm phòng sởi trước lần sinh nhật đầu tiên.

Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:

Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin (%)

=

Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định

x 100

Tng s trẻ em dưới một tui trong khu vực trong cùng năm

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin.

3. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế.

- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe.

 

Biểu số 003.N/BCB-YT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20/4 năm sau

TỶ LỆ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI SUY DINH DƯỠNG

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: %

 

Mã số

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tui bị suy dinh dưỡng

Cân nặng theo tuổi

Chiều cao theo tuổi

Cân nặng theo chiều cao

A

B

1

2

3

Chung

01

 

 

 

Chia theo giới tính

 

 

 

 

Nam

02

 

 

 

Nữ

03

 

 

 

Chia theo dân tộc

 

 

 

 

Kinh

04

 

 

 

Dân tộc thiểu số

05

 

 

 

Chia theo tháng tui

 

 

 

 

<12 tháng

06

 

 

 

12-<24 tháng

07

 

 

 

24-<36 tháng

08

 

 

 

36-<48 tháng

09

 

 

 

48-<60 tháng

10

 

 

 

Chia theo mức độ

 

 

 

 

Độ I

11

 

 

 

Độ II

12

 

 

 

Độ III

13

 

 

 

Chia theo thành thị/ nông thôn

 

 

 

 

Thành thị

14

 

 

 

Nông thôn

15

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

...

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-YT: Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ít nhất một trong ba thể: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khỏe, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường và cân nặng, chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:

- Bình thường: ≥ - 2SD

- Suy dinh dưỡng (SDD):

Độ I (vừa) < - 2SD và ≥ - 3SD

Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD

Độ III (rất nặng): < - 4SD

Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.

Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới năm tuổi được cân

 

Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới năm tuổi được đo chiều cao

 

Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%)

=

Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao

x 100

Số trẻ em dưới năm tuổi được cân và đo chiều cao

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 2: Ghi tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 3: Ghi tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao tương ứng với các dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế, kết quả điều tra dinh dưỡng.

Biểu số 004.N/BCB-YT

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20/4 năm sau

HIV VÀ AIDS

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Y tế

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Số người hiện nhiễm HIV

Số người tử vong do HIV/AIDS được báo cáo

Số mới phát hiện

Số hiện còn sng đến cuối kỳ báo cáo

Số chết trong kỳ

Số tích lũy từ ca đầu tiên

A

B

1

2

3

4

Tổng s

01

 

 

 

 

Chia theo giới tính

 

 

 

 

 

- Nam

02

 

 

 

 

- Nữ

03

 

 

 

 

Chia theo nhóm tui

 

 

 

 

 

- Dưới 14 tuổi

04

 

 

 

 

- Từ 14 - 19 tuổi

05

 

 

 

 

- Từ 20 - 29 tuổi

06

 

 

 

 

- Từ 30 - 39 tuổi

07

 

 

 

 

- Từ 40 - 49 tuổi

08

 

 

 

 

- Từ 50 tuổi trở lên

09

 

 

 

 

Chia theo tnh, thành phố

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 004.N/BCB-YT: HIV và AIDS

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (virus HIV), AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch ở giai đoạn cuối của HIV.

- Người bị chết do HIV/AIDS là người chết do căn bệnh HIV/AIDS. Người bị HIV/AIDS thường đồng thời bị mắc bệnh và chết bởi nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau. Trong tất cả các nguyên nhân gây ra chết đó vẫn tính những người này là người chết do HIV/AIDS.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong kỳ báo cáo.

- Cột 2: Ghi số người nhiễm HIV hiện còn sống đến cuối kỳ báo cáo.

- Cột 3: Ghi số người mắc HIV/AIDS mới chết trong kỳ báo cáo.

- Cột 4: Ghi số cộng dồn người chết do HIV/AIDS từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-VHTTDL

Số di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-VHTTDL

Số di sản văn hóa phi vật thể

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-VHTTDL

Huy chương thi đấu thể thao quốc tế (Các môn thi đấu cá nhân)

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

4

004.N/BCB-VHTTDL

Huy chương thi đấu thể thao quốc tế (Các môn thi đấu có nội dung tập thể)

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

5

005.H/BCB-VHTTDL

Số lượt khách du lịch nội địa

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 22 tháng cuối quý

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.N/BCB-VHTTDL

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

(Có đến 31/12 năm...)

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: di tích

 

Mã số

Tng s

Chia ra:

Di tích lịch sử

Di tích kiến trúc nghệ thuật

Di tích khảo cổ

Danh lam thắng cảnh

A

B

1

2

3

4

5

Cả nước

01

 

 

 

 

 

1. Chia theo hạng

 

 

 

 

 

 

- Di tích quốc gia

02

 

 

 

 

 

- Di tích quốc gia đặc biệt

03

 

 

 

 

 

Trong đó: Di tích được UNESCO công nhận di sản thế giới

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-VHTTDL: Số di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Di tích là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể. Di tích được đề cập đến bao gồm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

Di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng

Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số di tích tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 2: Ghi số di tích lịch sử tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 3: Ghi s di tích kiến trúc nghệ thuật tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 4: Ghi số di tích khảo cổ tương ứng với các dòng của cột A.

- Cột 5: Ghi số danh lam thắng cảnh tương ứng với các dòng của cột A

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Biểu số: 002.N/BCB-VHTTDL

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Có đến 31/12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: di tích

 

Mã số

Tng s

A

B

1

Cả nước

01

 

Chia theo hạng

 

 

- Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

02

 

Trong đó:

 

 

- Di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

03

 

- Di sản văn hóa được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

04

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-VHTTDL: Số di sản văn hóa phi vật thể

1. Khái niệm, phương pháp tính

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số di sản văn hóa phi vật thể tương ứng với các dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Biểu số: 003.N/BCB-VHTTDL

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

HUY CHƯƠNG THI ĐẤU THỂ THAO QUỐC TẾ

Các môn thi đấu cá nhân

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: huy chương

 

số

Tng s huy chương

Huy chương Vàng

Huy chương Bạc

Huy chương Đồng

Tng s

Chia ra

Tng số

Chia ra

Tng số

Chia ra

Tng số

Chia ra

Thế gii

Châu Á

Đông Nam Á

Thế gii

Châu Á

Đông Nam Á

Thế gii

Châu Á

Đông Nam Á

Thế gii

Châu Á

Đông Nam Á

A

B

1=5+
9+13

2=6+
10+14

3=7+
11+15

4=8+
12+16

5=6
+7+8

6

7

8

9=10
+11+12

10

11

12

13=14
+15+16

14

15

16

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo môn thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điền kinh

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bơi

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lặn

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhảy cầu

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Karate

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Silat

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Taekwondo

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Wushu

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Judo

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vovinam

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vật tự do

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vật cổ điển

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bi a

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quần vợt

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu mây

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu lông

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn súng

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn cung

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn đĩa bay

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cờ vua

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cờ tướng

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng bàn

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thể dục

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chèo thuyền

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xe đạp

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo giới tính người đạt huy chương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 003.N/BCB-VHTTDL: Huy chương thi đấu thể thao quốc tế (Các môn thi đấu cá nhân)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Các giải thể thao quốc tế chính thức gồm: Giải Thế giới (thế vận hội Olimpic, vô địch, vô địch trẻ); giải Châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô địch trẻ), không bao gồm các giải mời v.v...

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ huy chương của vận động viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức trong năm đối với các môn thi đấu có nội dung cá nhân.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.

2. Cách ghi biểu

a) Cách ghi cột:

- Cột 1: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được.

- Cột 2: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 3: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 4: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 5: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được.

- Cột 6: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 7: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 8: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 9: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được.

- Cột 10: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 11: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 12: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 13: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được.

- Cột 14: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 15: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 16: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

b) Cách ghi dòng

Số huy chương chia theo từng môn thi đấu, chia theo giới tính của người đạt huy chương và chia theo tỉnh, thành phố. Trong biểu có liệt kê 25 môn thể thao phổ biến nhất và được xếp theo thứ tự phổ biến. Tuy nhiên nếu có phát sinh thêm huy chương ở các môn thể thao nào khác thì ghi số liệu tiếp vào sau môn thể thao thứ 25.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

 

Biểu số: 004.N/BCB-VHTTDL

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

HUY CHƯƠNG THI ĐẤU THỂ THAO QUỐC TẾ

Các môn thi đấu có nội dung tập thể

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: huy chương

 

Mã số

Tổng số huy chương

Huy chương Vàng

Huy chương Bạc

Huy chương Đng

Tng s

Chia ra

Tng số

Chia ra

Tng số

Chia ra

Tng số

Chia ra

Thế giới

Châu Á

Đông Nam Á

Thế giới

Châu Á

Đông Nam Á

Thế giới

Châu Á

Đông Nam Á

Thế giới

Châu Á

Đông Nam Á

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo môn thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điền kinh

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bơi

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lặn

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhảy cầu

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Karate

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Silat

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Taekwondo

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Wushu

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Judo

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vovinam

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vật tự do

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vật cổ điển

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu lông

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu mây

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bi a

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quần vợt

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn súng

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn cung

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bắn đĩa bay

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cờ vua

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cờ tướng

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng đá

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng chuyền

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng rổ

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bóng bàn

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thể dục

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chèo thuyền

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xe đạp

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 004.N/BCB-VHTTDL: Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế (Các môn thi đấu có nội dung tập thể)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Các giải thể thao quốc tế chính thức gồm: Giải Thế giới (thế vận hội Olympic, vô địch, vô địch trẻ); giải Châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô địch trẻ), không bao gồm các giải mời v.v...

Các môn thi đấu tập thể là các môn có từ 2 vận động viên trở lên tham gia thi đấu để giành một huy chương.

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ huy chương của vận động viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức trong năm đối với các môn thi đấu có nội dung tập thể.

- Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu có đến thời điểm 31/12 năm báo cáo.

2. Cách ghi biểu

a) Cách ghi cột

- Cột 1: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được.

- Cột 2: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 3: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 4: Ghi tổng số huy chương các loại đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 5: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được.

- Cột 6: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 7: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 8: Ghi tổng số huy chương Vàng đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 9: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được.

- Cột 10: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 11: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 12: Ghi tổng số huy chương Bạc đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

- Cột 13: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được.

- Cột 14: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Thế giới.

- Cột 15: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Châu Á.

- Cột 16: Ghi tổng số huy chương Đồng đạt được chia theo các giải Đông Nam Á.

b) Cách ghi dòng

Số huy chương chia theo từng môn thi đấu và chia theo tỉnh, thành phố. Trong biểu có liệt kê 28 môn thể thao phổ biến nhất và được xếp theo thứ tự phổ biến. Tuy nhiên nếu có phát sinh thêm huy chương ở các môn thể thao nào khác thì ghi số liệu tiếp vào sau môn thể thao thứ 28.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Biểu số: 005.H/BCB-VHTTDL

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Ngày 22 tháng cuối quý

Ngày 31/3 năm sau

SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

Quý... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: lượt khách

 

s

Quý báo cáo

Lũy kế đầu năm đến hết quý báo cáo

Ghi chú

A

B

1

2

3

Tổng số

01

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

- Khách du lịch nghỉ qua đêm

02

 

 

 

- Khách trong ngày

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 005.H/BCB-VHTTDL: Số lượt khách du lịch nội địa

1. Khái niệm, phương pháp tính

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong thống kê, chỉ tiêu số lượt khách du lịch nội địa được hiểu là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác và ở đó trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ dưỡng, báo chí hội nghị, học tập, thăm thân, chữa bệnh hay các mục đích khác ngoài việc lao động kiếm sống ở nơi đến.

Khách du lịch nghỉ qua đêm là những khách ngủ lại ít nhất một đêm trong các cơ sở lưu trú du lịch tại nơi đến du lịch.

Khách trong ngày là những người không nghỉ qua đêm tại bất kỳ một cơ sở lưu trú du lịch nào tại nơi đến du lịch.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu quý báo cáo.

- Cột 2: Ghi số liệu lũy kế đầu năm đến hết quý báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ NỘI VỤ

STT

Ký hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.K/BCB-NV

Đại biểu Hội đồng nhân dân

Nhiệm kỳ

Đầu mỗi nhiệm kỳ

2

002.N/BCB-NV

Tổng số lãnh đạo chính quyền

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-NV

Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính

5 năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau năm điều tra

 

Biểu số 001.K/BCB-NV

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Đầu mỗi nhiệm kỳ

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Nhiệm kỳ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

s

Tổng số đại biểu HĐND

Cấp tỉnh

Cấp huyn

Cấp xã

Tổng số

Trong đó: Nữ

Tng s

Trong đó: Nữ

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo trình độ học vấn

 

x

x

x

x

x

x

x

- Tiểu học

02

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học cơ sở

03

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học phổ thông

04

 

 

 

 

 

 

 

- Sơ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung cấp

05

 

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng

06

 

 

 

 

 

 

 

- Đại học

07

 

 

 

 

 

 

 

- Trên đại học

08

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo dân tộc

 

x

x

x

x

x

x

x

Kinh

09

 

 

 

 

 

 

 

Dân tộc thiểu số

10

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo nhóm tuổi

 

x

x

x

x

x

x

x

Dưới 31 tuổi

11

 

 

 

 

 

 

 

Từ 31 đến 40 tuổi

12

 

 

 

 

 

 

 

Từ 41 đến 50 tuổi

13

 

 

 

 

 

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

14

 

 

 

 

 

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

15

 

 

 

 

 

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

16

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.K/BCB-NV: Đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân là toàn bộ số đại biểu hội đồng nhân dân các cấp (cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã, xã/phường/thị trấn).

Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân là toàn bộ số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (cấp tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã, xã/phường/thị trấn).

Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu thời điểm đầu nhiệm kỳ.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi tổng số đại biểu hội đồng nhân dân các cấp;

Cột 2: Ghi tổng số đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

Cột 3: Ghi tổng số nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

Cột 4: Ghi tổng số đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện;

Cột 5: Ghi tổng số nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện;

Cột 6: Ghi tổng số đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã;

Cột 7: Ghi tổng số nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Nội vụ.

Biểu số 002.N/BCB-NV

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 31 tháng 3 năm sau

TỔNG SỐ LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN

Có đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số lãnh đạo chính quyền

Cấp Trung ương

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Tổng s

Trong đó: Nữ

Tổng s

Trong đó: Nữ

Tổng s

Trong đó: Nữ

Tổng s

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo trình độ học vấn

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

- Tiểu học

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học cơ sở

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học phổ thông

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung cấp

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại học

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trên đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo dân tc

08

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Kinh

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân tộc thiểu số

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo nhóm tuổi

11

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Dưới 31 tuổi

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 31 đến 40 tuổi

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 41 đến 50 tuổi

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-NV: Tổng số lãnh đạo chính quyền

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phạm vi thu thập của biểu này gồm: Lãnh đạo trong các cơ quan Chính phủ ở cấp trung ương, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm:

- Cấp Trung ương

+ Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thứ trưởng và tương đương; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

- Cấp tỉnh:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương.

- Cấp huyện:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.

- Cấp xã:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi tổng số lãnh đạo chính quyền các cấp;

Cột 2: Ghi tổng số lãnh đạo chính quyền ở cấp trung ương;

Cột 3: Ghi tổng số nữ lãnh đạo chính quyền ở cấp trung ương;

Cột 4: Ghi tổng số lãnh đạo chính quyền ở cấp tỉnh;

Cột 5: Ghi tổng số nữ lãnh đạo chính quyền ở cấp tỉnh;

Cột 6: Ghi tổng số lãnh đạo chính quyền ở cấp huyện;

Cột 7: Ghi tổng số nữ lãnh đạo chính quyền ở cấp huyện;

Cột 8: Ghi tổng số lãnh đạo chính quyền ở cấp xã;

Cột 9: Ghi tổng số nữ lãnh đạo chính quyền ở cấp xã.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Nội vụ.

Biểu số 003.N/BCB-NV

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau năm điều tra

SỐ CƠ SỞ, LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Nội vụ

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số cơ sở hành chính (cơ sở)

Số lao động trong các cơ sở hành chính (người)

A

B

1

2

Cả nước

01

 

 

I. Chia theo quy mô

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

II. Chia theo ngành kinh tế

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

III. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-NV: Số cơ sở, lao động trong các cơ sở hành chính

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Số cơ sở hành chính

Cơ sở hành chính (đơn vị cơ sở) được khái niệm như sau:

- Là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;

- Có chủ thể quản lý hoặc người chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa điểm đó;

- Có địa điểm xác định, thời gian hoạt động liên tục.

Đơn vị cơ sở có thể là một cơ quan hoặc chi nhánh của cơ quan hành chính.

Số cơ sở hành chính là tổng số lượng cơ sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong ngành O theo hệ thống ngành kinh tế quốc dân, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Số lao động trong các cơ sở hành chính

Số lao động trong các cơ sở hành chính là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở này tại thời điểm thống kê, gồm lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn). Kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị quản lý.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số cơ sở hành chính tương ứng với từng dòng của cột A.

Cột 2: Ghi số lao động trong các cơ sở hành chính tương ứng với từng dòng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Kết quả của điều tra cơ sở hành chính.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

STT

Kí hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.K/BCB-VPQH

Đại biểu Quốc hội

Nhiệm kỳ

Đầu mỗi nhiệm kỳ

2

002.N/BCB-VPQH

Số lãnh đạo trong Quốc hội

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số 001.K/BCB-VPQH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Đầu mỗi nhiệm kỳ

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Nhiệm kỳ...

Đơn vị báo cáo: Văn phòng Quốc hội

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Tng s đại biu Quốc hội

Chia ra

Nam

Nữ

A

B

1

2

3

Cả nước

01

 

 

 

Chia theo trình độ học vấn

 

 

 

 

Tiểu học

02

 

 

 

Trung học cơ sở

03

 

 

 

Trung học phổ thông

04

 

 

 

Sơ cấp

05

 

 

 

Trung học chuyên nghiệp

06

 

 

 

Cao đẳng

07

 

 

 

Đại học

08

 

 

 

Trên đại học

09

 

 

 

Chia theo dân tộc

 

 

 

 

Kinh

10

 

 

 

Dân tộc thiểu số

11

 

 

 

Chia theo nhóm tuổi

 

 

 

 

Dưới 31 tuổi

12

 

 

 

Từ 31 đến 40 tuổi

13

 

 

 

Từ 41 đến 50 tuổi

14

 

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

15

 

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

16

 

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.K/BCB-VPQH: Đại biểu Quốc hội

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng số đại biểu Quốc hội là toàn bộ số đại biểu Quốc hội được xác định trong một nhiệm kỳ.

Nữ đại biểu Quốc hội là tổng số nữ đại biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ xác định.

Thời kỳ thu thập s liệu: Số liệu thời điểm có đến đầu nhiệm kỳ cung cấp.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số đại biểu Quốc hội.

- Cột 2: Ghi tổng số nam đại biểu Quốc hội.

- Cột 3: Ghi tổng số nữ đại biểu Quốc hội.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Văn phòng Quốc hội.

Biểu số 002.N/BCB-VPQH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ LÃNH ĐẠO TRONG QUỐC HỘI

Có đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Văn phòng Quốc hội

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

S lãnh đạo trong quốc hội

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

Cả nước

01

 

 

Chia theo trình độ học vấn

 

x

x

- Trung học chuyên nghiệp

02

 

 

- Cao đẳng

03

 

 

- Đi hc

04

 

 

- Trên đại học

05

 

 

- Không xác định

06

 

 

Chia theo dân tộc

 

x

x

Kinh

07

 

 

Dân tộc thiểu số

08

 

 

Chia theo nhóm tuổi

 

x

x

Dưới 31 tuổi

09

 

 

Từ 31 đến 40 tuổi

10

 

 

Từ 41 đến 50 tuổi

11

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

12

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

13

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

14

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-VPQH: Số lãnh đạo trong Quốc hội

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chức vụ lãnh đạo trong Quốc hội gồm:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương tương

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số lãnh đạo trong Quốc hội;

- Cột 2: Ghi tổng số nữ lãnh đạo trong Quốc hội.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Văn phòng Quốc hội.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ TƯ PHÁP

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-TP

Số cuộc kết hôn

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-TP

Số trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-TP

Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

4

004.N/BCB-TP

Số lượt người được trợ giúp pháp lý

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

5

005.N/BCB-TP

Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

6

006.N/BCB-TP

Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
31/3 năm sau

SỐ CUỘC KẾT HÔN

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số cuộc kết hôn (Cặp)

Tng s

Chia ra

Kết hôn lần đầu

Kết hôn lần thứ hai trở lên

A

 

1=2+3

2

3

Toàn quốc

01

 

 

 

1. Các vùng kinh tế - xã hội

 

 

 

 

V1. Trung du và miền núi phía Bắc

02

 

 

 

V2. Đồng bằng sông Hồng

03

 

 

 

V3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

04

 

 

 

V4. Tây Nguyên

05

 

 

 

V5. Đông Nam Bộ

06

 

 

 

V6. Đồng bằng sông Cu Long

07

 

 

 

2. Các tỉnh, thành phố

 

 

 

 

01. Hà Nội

08

 

 

 

02. Hà Giang

09

 

 

 

 

 

 

 

95. Bạc Liêu

 

 

 

 

96. Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-TP: Số cuộc kết hôn

1. Khái niệm, phương pháp tính

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các Điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thu thập số liệu thống kê đối với số cuộc kết hôn có đủ điều kiện theo Luật hôn nhân và gia đình.

Kết hôn lần đầu là việc cả nam và nữ lần đầu tiên xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Kết hôn lần thứ hai trở lên là việc nam hoặc/và nữ lần thứ hai trở lên xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số cuộc kết hôn theo từng dòng tương ứng của cột A.

- Cột 2: Ghi số cuộc kết hôn lần đầu theo từng dòng tương ứng của cột A.

- Cột 3: Ghi số cuộc kết hôn lần thứ hai trở lên theo từng dòng tương ứng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

Biểu số: 002.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
31/3 năm sau

SỐ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

Mã số

Tng s

Chia theo giới tính

Nam

Nữ

A

B

1=2+3

2

3

Toàn quốc

01

 

 

 

1. Các vùng kinh tế - xã hội

 

 

 

 

V1. Trung du và miền núi phía Bắc

02

 

 

 

V2. Đồng bằng sông Hồng

03

 

 

 

V3. Bắc Trung Bộ và Duyên hi miền Trung

04

 

 

 

V4. Tây Nguyên

05

 

 

 

V5. Đông Nam Bộ

06

 

 

 

V6. Đồng bằng sông Cửu Long

07

 

 

 

2. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-TP: Số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trẻ em dưới 05 tuổi được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số trẻ em đã được đăng ký khai sinh theo từng dòng tương ứng của cột A.

- Cột 2: Ghi số bé trai đã được đăng ký khai sinh theo từng dòng tương ứng của cột A.

- Cột 3: Ghi số bé gái đã được đăng ký khai sinh theo từng dòng tương ứng của cột A.

3. Nguồn số liệu

Dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

Biểu số: 003.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
31/3 năm sau

SỐ TRƯỜNG HỢP TỬ VONG ĐƯỢC ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

s

Tổng số

Chia theo giới tính

Chia theo thời điểm đăng ký

Nam

Nữ

Đúng hạn

Quá hạn

A

 

1=2+3
=4+5

2

3

4

5

Toàn quốc

01

 

 

 

 

 

1. Chia theo vùng

 

 

 

 

 

 

V1. Trung du và miền núi phía Bắc

02

 

 

 

 

 

V2. Đồng bằng sông Hồng

03

 

 

 

 

 

V3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

04

 

 

 

 

 

V4. Tây Nguyên

05

 

 

 

 

 

V5. Đông Nam Bộ

06

 

 

 

 

 

V6. Đồng bằng sông Cu Long

07

 

 

 

 

 

2. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-TP: Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử là số trường hợp chết được đăng ký khai tử trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch, từ 01/01 đến 31/12). Gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch, đăng ký khai tử đúng hạn và đăng ký khai tử quá hạn.

Phương pháp tính:

Tổng số việc đăng ký khai tử trong nước tại Ủy ban nhân dân cấp xã và số việc đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại các Phòng Tư pháp trên phạm vi cả nước (gồm cả các trường hợp tuyên bố chết theo bản án/quyết định của tòa án và đã được ghi vào sổ việc thay đổi hộ tịch theo quy định tại Luật hộ tịch) trong một kỳ hạn về thời gian. Tổng số này gồm cả đăng ký khai tử đúng hạn và quá hạn, không gồm đăng ký lại.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử trong năm báo cáo.

- Cột 2: Ghi số trường hợp tử vong là nam được đăng ký khai tử trong năm báo cáo.

- Cột 3: Ghi số trường hợp tử vong là nữ được đăng ký khai tử trong năm báo cáo.

- Cột 4: Ghi số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử đúng hạn trong năm báo cáo.

- Cột 5: Ghi số trường hợp tử vong được đăng ký khai tử quá hạn trong năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

 

 

Biểu số: 004.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 31/3 năm sau

SỐ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: lượt người

 

s

Tổng số

Trong đó: Nữ

Chia theo đối tượng được tr giúp pháp lý

Người có công với cách mạng

Người  thuộc hộ nghèo

Người dân tộc thiểu s cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

Người vừa là người thuc hộ nghèo, vừa là người dân tộc thiểu s cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

Trẻ em

Người bị buộc tội từ đủ 16 tui đến dưới 18 tuổi

Người b buộc tội thuộc hộ cận nghèo

Người thuộc một trong các trường hợp có khó khăn về tài chính

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ

Người nhiễm chất độc da cam

Người cao tuổi

Người khuyết tật

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự

Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình

Nạn nhân của hành vi mua bán người

Người nhiễm HIV

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 004.N/BCB-TP: Số lượt người được trợ giúp pháp lý

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượt người được trợ giúp pháp lý là số lần người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.

Người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí là người thuộc một trong các đối tượng sau:

- Người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ nghèo.

- Trẻ em.

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

+ Người nhiễm chất độc da cam;

+ Người cao tuổi;

+ Người khuyết tật;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Người nhiễm HIV.

Phương pháp tính:

Tính số lượt người đã được trợ giúp pháp lý (tương ứng với số vụ việc trợ giúp pháp lý đã hoàn thành trong kỳ báo cáo).

- Đơn vị tính là lượt người tương ứng với vụ việc.

Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 01 vụ việc thì tính là 01 lượt người, trong 02 vụ việc thì tính là 02 lượt người.

Trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí nhiu ln trong 01 vụ việc thì tính là 01 lượt người được trợ giúp pháp lý.

Mỗi lượt người được trợ giúp pháp lý chỉ tính vào một đối tượng được trợ giúp pháp lý. Một người thuộc nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau thì chỉ thống kê theo đối tượng mà người được trợ giúp pháp lý có giấy tờ chứng minh và cung cấp đầu tiên để lưu trong hồ sơ.

Riêng trường hợp nếu người được trợ giúp pháp lý vừa là người thuộc hộ nghèo, vừa là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thống kê vào cột vừa là người nghèo, vừa là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không thống kê vào cột người nghèo hoặc cột người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

2. Cách ghi biểu

- Cột 1= Cột (3+4+5+6+7+8+9+10+11+12+13+14+15+16+17): Ghi số liệu tổng số lượt người được trợ giúp pháp lý tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 2: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là nữ tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 3: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người có công với cách mạng tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 4: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý pháp lý là người thuộc hộ nghèo tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 5: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 6: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý vừa là người thuộc hộ nghèo, vừa là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 7: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý là trẻ em tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 8: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 9: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý chia theo đối tượng được trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 10: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 11: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 12: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người cao tuổi có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 13: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 14: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 15: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 16: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân của hành vi mua bán người có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

- Cột 17: Ghi số lượt người được trợ giúp pháp lý là người bị nhiễm HIV có khó khăn về tài chính tương ứng theo từng dòng phân tổ.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu

- Ngày báo cáo là ngày 31/3 năm sau.

- Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 01/01 năm trước đến ngày 31/12 năm trước.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

 

 

Biểu số: 005.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

KẾT QUẢ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TÍNH BẰNG VIỆC

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Việc

Tên đơn vị

Tổng số thụ lý

Ủy thác thi hành án

Thu hồi quyết định thi hành án dân sự

Tổng s phải thi hành

Tổng số chuyển kỳ sau

Tỷ lệ (%) (xong + đình chỉ)/ Có điều kiện * 100%

Tổng số

Chia ra:

Tổng số việc phải thi hành

Có điều kiện thi hành

Chưa có điều kiện hành

Tổng số

Chia ra:

Năm trước chuyển sang

Mới thụ

Thi hành xong

Đình chỉ thi hành án

Đang thi hành án

Hoãn thi hành án

Tạm đình ch thi hành án

Tạm dừng THA để GQKN

Trường hợp khác

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo cơ quan thi hành án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cục Thi hành án dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi cục thi hành án dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo vụ việc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 005.N/BCB-TP: Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu kết quả thi hành án dân sự phản ánh thực chất kết quả công việc của cơ quan thi hành án dân sự là thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Kết quả thi hành án dân sự là số việc, số tiền thi hành án xong theo kỳ báo cáo (kỳ báo cáo thống kê hàng năm từ 01/10 năm trước đến 30/9 năm sau).

Số việc thi hành xong là việc chấp hành viên đã tổ chức thi hành xong hoặc đã đình chỉ thi hành án toàn bộ các quyền, nghĩa vụ trong quyết định thi hành án, hoặc những việc đã tổ chức thi hành xong một phần quyền, nghĩa vụ, nhưng phần còn lại đã ủy thác (phần ủy thác này cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác ra quyết định thi hành án nên cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thống kê là vụ việc mới), đình chỉ, giảm thi hành án và đã xóa sổ thụ lý thi hành án.

Trường hợp đối với những việc đã thu được tiền, tài sản, cơ quan thi hành án dân sự đã báo gọi nhưng người được nhận chưa đến nhận nên đã lập phiếu chi và gửi cho họ qua đường bưu điện hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận và cơ quan thi hành án dân sự đã gửi tiền vào ngân hàng, lập sổ theo dõi riêng hoặc đã giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thì tính là việc thi hành xong.

Công thức tính:

Tỷ lệ thi hành xong (về việc...) (%)

=

Số việc thi hành xong + Số việc đình chỉ thi hành

x 100

S việc có điều kiện thi hành

(Trong đó: Số việc có điều kiện thi hành = Tổng số việc phải thi hành - Số việc chưa có điều kiện thi hành.)

Tỷ lệ thi hành xong không bao gồm trường hợp hoãn thi hành theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định và tạm đình chỉ thi hành án.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số vụ việc thụ lý theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 2: Ghi số vụ việc thụ lý từ năm trước chuyển sang theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 3: Ghi số vụ việc mới thụ lý trong năm theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 4: Ghi số vụ việc ủy thác thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 5: Ghi số vụ việc thu hồi quyết định thi hành án dân sự theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 6: Ghi tổng số vụ việc phải thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 7: Ghi tổng số vụ việc có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 8: Ghi số vụ việc thi hành xong theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 9: Ghi số vụ việc đình chỉ thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 10: Ghi số vụ việc đang thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 11: Ghi số vụ việc hoãn thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 12: Ghi số vụ việc tạm đình chỉ thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 13: Ghi số vụ việc tạm dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 14: Ghi số vụ việc khác có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 15: Ghi số vụ việc chưa có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 16: Ghi tổng số vụ việc chuyển kỳ sau theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 17: Ghi tỷ lệ thi hành xong về việc theo từng dòng tương ứng với cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

 

 

Biểu số: 006.N/BCB-TP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

KẾT QUẢ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TÍNH BẰNG TIỀN

Năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tư pháp

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: 1.000 VN đồng

Tên đơn vị

Tổng số thụ lý

Ủy thác thi hành án

Thu hồi quyết định thi hành án dân sự

Tổng số phải thi hành

Tổng số chuyển kỳ sau

Tỷ lệ (%) (xong + đình chỉ+ giảm)/ Có điều kiện * 100%

Tổng số

Chia ra:

Tổng số tiền phải thi hành

Có điều kiện thi hành

Chưa điều kiện hành

Tổng số

Chia ra:

Năm trước chuyển sang

Mới thụ lý

Thi hành xong

Đình chỉ thi hành án

Giảm thi hành án

Đang thi hành

Hoãn thi hành án

Tạm đình chỉ thi hành án

Tạm dừng THA để GQKN

Trường hợp khác

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo cơ quan thi hành án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cục Thi hành án dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi cục thi hành án dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo vụ việc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 006.N/BCB-TP: Kết quả thi hành án dân sự tính bằng tiền

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tương tự như Biểu số 005.N/BCB-TP: Kết quả thi hành án dân sự tính bằng việc.

Số tiền thi hành xong là số tiền (gồm tiền, tài sản, khoản phải thi hành án khác được quy đổi thành tiền) mà chấp hành viên đã thu được (đã thu, nộp ngân sách và chi trả cho người được thi hành án theo nội dung quyết định thi hành án), đã được đình chỉ thi hành án hoặc được giảm thi hành án.

Trường hợp đối với những khoản tiền, tài sản đã thu được, cơ quan thi hành án dân sự đã thông báo nhưng người được nhận chưa đến nhận nên đã lập phiếu chi và gửi cho họ qua đường bưu điện hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận và cơ quan thi hành án dân sự đã gửi tiền vào ngân hàng, lập sổ theo dõi riêng hoặc đã giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thì tính là tiền thi hành xong.

Tỷ lệ thi hành xong về tiền (%)

=

Số tiền thi hành xong + Số tiền đình chỉ thi hành + Số tiền giảm thi hành án

x 100

S tin có điều kiện thi hành

(Trong đó: Số tiền có điều kiện thi hành = Tổng số tiền phải thi hành - Số tiền chưa có điều kiện thi hành)

Tỷ lệ thi hành xong không bao gồm trường hợp hoãn thi hành theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định và tạm đình chỉ thi hành án.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số tiền thụ lý theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 2: Ghi số tiền thụ lý từ năm trước chuyển sang theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 3: Ghi số tiền mới thụ lý trong năm theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 4: Ghi số tiền ủy thác thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 5: Ghi số tiền thu hồi quyết định thi hành án dân sự theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 6: Ghi tổng số tiền phải thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 7: Ghi tổng số tiền có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 8: Ghi số tiền thi hành xong theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 9: Ghi số tiền đình chỉ thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 10: Ghi số tiền giảm thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 11: Ghi số tiền đang thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 12: Ghi số tiền hoãn thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 13: Ghi số tiền tạm đình chỉ thi hành án theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 14: Ghi số tiền tạm dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 15: Ghi số tiền khác có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 16: Ghi số tiền chưa có điều kiện thi hành theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 17: Ghi tổng số tiền chuyển kỳ sau theo từng dòng tương ứng với cột A.

- Cột 18: Ghi “tỷ lệ thi hành xong về tiền” theo từng dòng tương ứng với cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tư pháp.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ CÔNG AN

STT

Ký hiu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-CA

Xuất, nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 20 tháng báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 22/12 hàng năm

2

002.H/BCB-CA

Tai nạn giao thông

Tháng, 6 tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 25/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 25/3 năm sau

3

003.H/BCB-CA

Tình hình cháy nổ

Tháng, 6 tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 25/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 25/3 năm sau

 

Biểu số 001.H/BCB-CA

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 20 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 22 tháng 12

XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM THEO ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

(Tháng/Năm)

Đơn vị báo cáo: Bộ Công an

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tng s

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Ngoại giao

Du lịch

Thương mại

Đầu

Việc riêng

Làm việc

Văn phòng đại diện

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A. NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng số phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tng số

 

 

x

x

x

x

x

x

x

x

Trong đó: Người Việt Nam

 

 

x

x

x

x

x

x

x

x

Ghi chú: Số liệu báo cáo năm tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước cho đến hết ngày 15 tháng 12 năm báo cáo; số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ CÔNG AN

Biểu số 001.H/BCB-CA: Xuất, nhập cảnh Việt Nam theo đường hàng không

1. Nội dung, phương pháp tính

Phản ánh nội dung các chỉ tiêu cần thu thập thông tin, bao gồm: Tổng số người nhập cảnh, xuất cảnh; tổng số người nhập cảnh phân theo quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư. Nội dung cụ thể của từng chỉ tiêu như sau:

Người nhập cảnh: Là người vào Việt Nam theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực qua các cửa khẩu hàng không trong kỳ báo cáo.

Được gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các trường hợp sau:

- Người Việt Nam là công dân Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho phép ra sinh sống ở nước ngoài (Hộ chiếu định cư).

- Người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người xuất cảnh: Là người rời Việt Nam theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam.

2. Cách ghi biểu

Cột A

Phần A - Nhập cảnh

Tổng số nhập cảnh: Là toàn bộ số người nhập cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam trong kỳ báo cáo.

Mục 1: Chia theo quốc tịch: Ghi lần lượt các quốc tịch có người nhập cảnh vào Việt Nam trong kỳ báo cáo. Quốc tịch ở đây được lấy theo quốc tịch hiện nay họ đang mang, không lấy theo quốc tịch gốc đối với người có nhiều quốc tịch. Mỗi quốc tịch khác nhau sẽ được ghi vào một dòng ở mục này.

Mục 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chia theo nước định cư: Ghi lần lượt tên các nước có người Việt Nam định cư khi họ nhập cảnh vào Việt Nam trong kỳ. Mỗi một nước được ghi một dòng vào mục này. Lưu ý, số người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh trong mục này cũng đã được bao gồm trong tổng số người nhập cảnh ở trên.

Phần B - Xuất cảnh

Tổng số xuất cảnh: Là toàn bộ số người xuất cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam trong kỳ báo cáo.

Cột B. Mã số: Cột này để ghi mã số các nước/lãnh thổ có người nhập cảnh Việt Nam trong kỳ. Mã số nước/lãnh thổ theo quy định trong danh mục các nước/lãnh thổ phân theo khu vực địa lý hiện hành.

Cột 1. Tổng số: Ghi tổng số người xuất hoặc nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không của Việt Nam tương ứng với các chỉ tiêu của cột A.

Cột 2-9: Ghi số người nhập cảnh theo mục đích xuất nhập cảnh.

3. Nguồn số liệu

Số liệu về xuất nhập cảnh được tổng hp từ thông tin do Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quản lý.

 

 

Biểu số 002.H/BCB-CA

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 25/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 25/3 năm sau

TAI NẠN GIAO THÔNG

Tháng, 6 tháng, năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Công an

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Kỳ báo cáo

Cộng dn từ đu năm

Số v(vụ)

Số người chết (người)

Số người bị thương (người)

Số vụ (vụ)

Số người chết (người)

Số người bị thương (người)

A

B

1

2

3

4

5

6

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo loại tai nạn

 

 

 

 

 

 

 

- Đường bộ

02

 

 

 

 

 

 

- Đường sắt

03

 

 

 

 

 

 

- Đường thủy nội địa

04

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.H/BCB-CA: Tai nạn giao thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không); vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống; sự cố đột xuất không kịp phòng tránh; đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người, tài sản.

Một lần hoặc nhiều lần va chạm liên tiếp giữa các đối tượng tham gia giao thông tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông. Vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với một hoặc nhiều đối tượng tham gia giao thông.

Tai nạn giao thông gây ra hậu quả làm thiệt hại về người và tài sản. Số người bị tai nạn giao thông bao gồm những người bị thương và chết do tai nạn giao thông gây ra.

Người chết do tai nạn giao thông bao gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra.

Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.

Số người bị thương do tai nạn giao thông bao gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra.

2. Cách ghi biểu

Tính tổng số vụ TNGT xảy ra, tổng số người chết, tổng số người bị thương do TNGT gây ra trong kỳ

- Cột 1: Ghi số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm) tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 2: Ghi số lượng người chết do tai nạn giao thông gây ra trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm) tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 3: Ghi số lượng người bị thương do tai nạn giao thông gây ra trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm) tương ứng với các dòng cột A.

- Cột 4: Ghi tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo trên địa bàn cả nước tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 5: Ghi tổng số người chết do tai nạn giao thông cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 6: Ghi tổng số người bị thương do tai nạn giao thông cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

Kỳ thu thập số liệu

- Báo cáo tháng: Ngày nộp báo cáo là ngày 23 tháng báo cáo. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16 tháng trước đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

- Báo cáo 6 tháng: Ngày nộp báo cáo là ngày 25/7 năm báo cáo. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16/11 năm trước đến hết ngày 15/5 năm báo cáo.

- Báo cáo năm: Ngày nộp báo cáo là 25/3 năm sau. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16/11 năm trước đến hết ngày 15/11 năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.

Biểu số 003.H/BCB-CA

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 23 tháng báo cáo

Báo cáo 6 tháng: Ngày 25/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 25/3 năm sau

TÌNH HÌNH CHÁY NỔ

Tháng, 6 tháng, năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Công an

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Kỳ báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm

Số vụ (vụ)

Số người chết (người)

Số người bị thương (người)

Giá trị thiệt hi về tài sản (tỷ đồng)

Số vụ (vụ)

Số người chết (người)

Số người bị thương (người)

Giá trị thiệt hại về tài sản (tđồng)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Tng s

01

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo loại cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục của Bộ Công an)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo loại nổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục của Bộ Công an)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hà Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cháy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.H/BCB-CA: Tình hình cháy nổ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cháy, nổ là trường hợp cháy, nổ xảy ra ngoài ý muốn và sự kiểm soát của con người gây thiệt hại về người và tài sản. Một lần xảy ra cháy, nổ thì được gọi là một vụ cháy, nổ.

Thiệt hại do cháy, nổ gồm thiệt hại về người (chết và bị thương do cháy, nổ) và thiệt hại về tài sản (thiêu hủy hoặc hư hỏng) tính theo giá hiện hành.

Người chết là những người bị chết do cháy, nổ trực tiếp gây ra.

Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của cháy, nổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.

Thiệt hại tài sản trực tiếp do cháy, nổ gây ra là thiệt hại về tài sản, vật tư, hàng hóa, thiết bị máy móc, động vật... bị ngọn lửa thiêu hủy hay làm hư hỏng không thể sử dụng được như chất lượng và chức năng ban đầu của nó.

Thiệt hại tài sản trực tiếp được tính theo giá trị thực tế của các tài sản, vật tư... ở thời điểm xảy ra cháy. Đối với những thiết bị, máy móc, tài sản đang sử dụng, thiệt hại được xác định bằng cách xác định giá mua mới trên thị trường trừ đi phần khấu hao theo thời gian sử dụng; riêng đối với hàng hóa, sản phẩm còn đang trong khu vực sản xuất thì tính theo giá hiện hành của nó; hàng hóa vật tư; thiết bị, máy móc đang được buôn bán thì tính theo giá cơ sở nhập vào.

2. Cách ghi biểu

Tính tổng số các vụ cháy, nổ xảy ra, số người chết, số người bị thương và mức độ thiệt hại về tài sản do cháy, nổ gây ra trong kỳ theo từng loại cháy, n trên địa bàn từng tỉnh và cả nước.

- Cột 1: Ghi số lượng vụ cháy, nổ xảy ra được báo cáo trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm). Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 2: Ghi số lượng người chết do cháy, nổ trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm). Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 3: Ghi số lượng người bị thương do cháy, nổ trong kỳ báo cáo (tháng, 6 tháng, năm). Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 4: Ghi giá trị thiệt hại về tài sản do cháy, nổ gây ra trong kỳ báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 5: Ghi tổng số vụ cháy, nổ xảy ra cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 6: Ghi tổng số người chết do cháy, nổ cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 7: Ghi tổng số người bị thương do cháy, nổ cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

- Cột 8: Ghi tổng giá trị thiệt hại về tài sản do cháy, nổ cộng dồn từ tháng đầu năm đến tháng báo cáo. Tương ứng theo từng dòng cột A.

Kỳ thu thập số liệu

- Báo cáo tháng: Ngày nộp báo cáo là ngày 23 tháng báo cáo. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16 tháng trước đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

- Báo cáo 6 tháng: Ngày nộp báo cáo là ngày 25/7 năm báo cáo. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16/11 năm trước đến hết ngày 15/5 năm báo cáo.

- Báo cáo năm: Ngày nộp báo cáo là 31/3 năm sau. Thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 16/01 năm trước đến hết 15/11 năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ QUỐC PHÒNG

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến đường bộ Việt Nam - Trung Quốc

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

2

002.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

3

003.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Lào

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

4

004.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

5

005.T/BCB-QP

Xuất nhập cảnh tuyến cảng biển

Tháng

Ngày 20 tháng báo cáo

 

Biểu số 001.T/BCB-QP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 20 tháng báo cáo

XUẤT NHẬP CẢNH TUYẾN ĐƯỜNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

(Không bao gồm nhân viên phương tiện)

Tháng

Đơn vị báo cáo: Bộ Quốc phòng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Báo chí

Du lịch

Thương mại

Thăm thân

Định

Hội nghị

Học tập

Lao động

Quá cảnh

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A. NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người Việt Nam định cư nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Người Việt Nam xuất cảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu: Nhân viên phương tiện và người vùng biên xuất, nhập cảnh

 

Mã s

Nhân viên phương tiện (người)

Người xuất nhập cảnh vùng biên (người)

Nhập cảnh

Xuất cảnh

Nhập cảnh

Xuất cảnh

A

B

1

2

3

4

Tổng số

 

 

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

 

 

- Đi theo giấy thông hành

 

 

 

 

 

- Đi theo chứng minh thư biên giới

 

 

 

 

 

- Đi theo thẻ du lịch

 

 

 

 

 

- Giấy tờ khác

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

- Đi theo giấy thông hành

 

 

 

 

 

- Đi theo chứng minh thư biên giới

 

 

 

 

 

- Đi theo thẻ du lịch

 

 

 

 

 

- Giấy tờ khác

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 002.T/BCB-QP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 20 tháng báo cáo

XUẤT NHẬP CẢNH TUYẾN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

(Không bao gồm nhân viên phương tiện)

Tháng

Đơn vị báo cáo: Bộ Quốc phòng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Báo chí

Du lịch

Thương mại

Thăm thân

Định

Hội nghị

Học tập

Lao động

Quá cảnh

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A. NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Người Việt Nam xuất cảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu: Phương tiện, nhân viên phương tiện xuất, nhập cảnh

 

Mã số

Nhân viên phương tiện (người)

Nhập cảnh

Xuất cnh

A

B

1

2

Tổng số

 

 

 

Trung Quốc

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

Ghi chú: Số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 003.T/BCB-QP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 20 tháng báo cáo

XUẤT NHẬP CẢNH TUYẾN VIỆT NAM - LÀO

(Không bao gồm nhân viên phương tiện)

Tháng

Đơn vị báo cáo: Bộ Quốc phòng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Báo chí

Du lịch

Thương mại

Thăm thân

Định cư

Hội nghị

Học tập

Lao động

Quá cảnh

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A- NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Người Việt Nam xuất cnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu: Nhân viên phương tiện và người xuất, nhập cảnh vùng biên

 

Mã số

Nhân viên phương tiện (người)

Người xuất nhập cảnh vùng biên (người)

Nhập cảnh

Xuất cảnh

Nhập cảnh

Xuất cảnh

A

B

1

2

3

4

Tổng số

 

 

 

 

 

Lào

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

Ghi chú: S liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 004.T/BCB-QP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 20 tháng báo cáo

XUẤT NHẬP CẢNH TUYẾN VIỆT NAM - CAMPUCHIA

(Không bao gồm nhân viên phương tiện)

Tháng

Đơn vị báo cáo: Bộ Quốc phòng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Báo chí

Du lịch

Thương mại

Thăm thân

Định cư

Hội nghị

Học tập

Lao động

Quá cảnh

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A. NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Người Việt Nam xuất cnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu: Nhân viên phương tiện và người xuất, nhập cảnh vùng biên

 

Mã số

Nhân viên phương tiện (người)

Người xuất nhập cảnh vùng biên (người)

Nhập cảnh

Xuất cảnh

Nhập cảnh

Xuất cảnh

A

B

1

2

3

4

Tổng số

 

 

 

 

 

Campuchia

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 005.T/BCB-QP

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:
Ngày 20 tháng báo cáo

XUẤT NHẬP CẢNH TUYN CNG BIỂN

(Không bao gồm nhân viên phương tiện)

Tháng

Đơn vị báo cáo: Bộ Quốc phòng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số

Chia theo mục đích xuất nhập cảnh

Báo chí

Du lịch

Thương mại

Thăm thân

Định cư

Hội nghị

Học tập

Lao động

Quá cảnh

Mục đích khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A. NHẬP CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Phân theo quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư (Việt Kiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. XUẤT CẢNH - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Người Việt Nam xuất cnh chia theo nước đến - Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ biểu: Nhân viên phương tiện xuất, nhập cảnh

 

Mã số

Nhân viên phương tiện (người)

Nhập cảnh

Xuất cảnh

A

B

1

2

Tổng số

 

 

 

Chia theo quốc tịch

 

 

 

-

 

 

 

Ghi chú: Số liệu báo cáo tháng quy ước tính từ ngày 16 tháng trước cho đến hết ngày 15 tháng báo cáo.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ QUỐC PHÒNG

Biểu số 001.T/BCB-QP: Xuất nhập cảnh tuyến đường bộ Việt Nam - Trung Quốc

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phần A - Nhập cảnh

Tổng số nhập cảnh: Là tổng số người nhập cảnh vào Việt Nam qua tất cả các cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong kỳ báo cáo, bao gồm cả những người nhập cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

a) Phân theo quốc tịch: Phần này được ghi lần lượt tên các nước có công dân nhập cảnh vào Việt Nam trong kỳ báo cáo, có bao nhiêu quốc tịch khác nhau có người nhập cảnh Việt Nam trong k sẽ ghi bấy nhiêu tên nước tương ứng vào phần này. Quốc tịch ở đây được qui định lấy theo quốc tịch hiện nay của người nhập cảnh đang mang, không lấy theo quốc tịch gốc của họ đối với những người có nhiều quốc tịch.

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phân theo nước định cư: Được gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các trường hợp sau:

- Người Việt Nam là công dân Việt Nam được nhà nước cho phép ra sinh sống ở nước ngoài (hộ chiếu định cư).

- Người có quốc tịch gốc là Việt Nam hiện đang sinh sống ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài.

Phần B - Xuất cảnh

Tổng số xuất cảnh: Là toàn bộ số lượng người xuất cảnh qua các cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong kỳ báo cáo, bao gồm cả những người xuất cảnh theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

Riêng số người Việt Nam xuất cảnh được ghi vào một dòng trong mục này, nội dung cũng bao gồm những người xuất cảnh theo hộ chiếu, theo các giấy tờ có giá trị thay cho hộ chiếu.

2. Cách ghi biểu

- Cột B - Mã số: Cột này để ghi mã số các nước có công dân nhập cảnh Việt Nam trong kỳ. Mã số nước theo quy định trong danh mục các nước/lãnh th phân theo khu vực địa lý hiện hành.

- Cột 1 - Tổng số: Ghi tổng số người xuất hoặc nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới của Việt Nam - Trung Quốc theo các mục đích xuất - nhập cảnh và theo các nội dung phân tổ ở cột A trong biểu. Số liệu để tổng hợp và ghi vào cột này căn cứ vào báo cáo thống kê định kỳ về người xuất nhập cảnh của các đồn biên phòng cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định hiện hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

- Các cột còn lại từ cột 2 đến cột 11: Nhằm phân tổ tổng số người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo các mục đích chính của chuyến đi là: Báo chí, du lịch, thương mại, thăm thân, định cư, hội nghị, học tập, lao động, quá cảnh và các mục đích khác. Nguồn số liệu giống như cột 1.

Phụ biểu: Nhân viên phương tiện và người vùng biên xuất nhập cảnh

Phụ biểu này nhằm mục đích thống kê riêng số người xuất nhập cảnh vùng biên giới theo giấy thông hành, theo thẻ du lịch, theo các giấy tờ có giá trị khác và thống kê số người xuất nhập cảnh là nhân viên điều khiển, sử dụng phương tiện và nhân viên phục vụ trên các phương tiện xuất nhập cảnh Việt Nam. Nguồn số liệu để tổng hợp và ghi vào biểu này là báo cáo thống kê định kỳ về phương tiện xuất nhập cảnh; thống kê người xuất nhập cảnh vùng biên giới của các Đồn biên phòng cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng hiện hành.

Cột A: Ghi các quốc tịch và hình thức thủ tục giấy tờ của những người xuất nhập cảnh trong kỳ.

Cột 1, 2: Ghi số lượng nhân viên điều khiển, phục vụ phương tiện xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong kỳ báo cáo.

Cột 3, 4: Ghi số lượng người là dân cư trong khu vực biên giới xuất nhập cảnh qua lại giữa hai nước (xuất nhập cảnh không dùng hộ chiếu) qua các cửa khẩu của tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong kỳ báo cáo.

Biểu số 002.T/BCB-QP: Xuất nhập cảnh tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc

Nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu để tổng hợp và ghi trong biểu và phụ biểu này là căn cứ vào báo cáo thống kê định kỳ về người, phương tiện xuất nhập cảnh theo tuyến đường sắt Việt Nam - Trung Quốc của các Đồn biên phòng cửa khẩu đường sắt theo quy định hiện hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (nội dung cụ thể xem Biểu số 001.T/BCB-QP)

Biểu số 003.T/BCB-QP: Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Lào

Nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu để tổng hợp và ghi trong biểu và phụ biểu này là căn cứ vào báo cáo thống kê định kỳ về người, phương tiện xuất nhập cảnh theo tuyến đường bộ Việt Nam - Lào của các Đồn biên phòng cửa khẩu biên giới Việt - Lào theo quy định hiện hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (nội dung cụ thể xem Biểu số 001.T/BCB-QP)

Biểu số 004.T/BCB-QP: Xuất nhập cảnh tuyến Việt Nam - Campuchia

Nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu để tổng hợp và ghi trong biểu và phụ biểu này là căn cứ vào báo cáo thống kê định kỳ về người, phương tiện xuất nhập cảnh theo tuyến đường bộ Việt Nam - Campuchia của các Đồn biên phòng cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia theo qui định hiện hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (nội dung cụ thể xem Biểu số 001.T/BCB-QP)

Biểu số 005.T/BCB-QP: Xuất nhập cảnh tuyến cảng biển

Nội dung, phương pháp tính và nguồn số liệu để tổng hợp và ghi trong biểu và phụ biểu này là căn cứ vào báo cáo thống kê định kỳ về người, phương tiện xuất nhập cảnh theo tuyến đường thủy Việt Nam của các Đồn biên phòng cửa khẩu biên giới đường thủy theo qui định hiện hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (nội dung cụ thể xem Biểu số 001.T/BCB-QP).

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

STT

Kí hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-VKSNDTC

Số vụ án, số bị can đã khởi tổ

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

2

002.H/BCB-VKSNDTC

Số vụ án, số bị can đã truy tố

6 tháng, năm

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

3

003.N/BCB-VKSNDTC

Lãnh đạo trong ngành kiểm sát

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số 001.H/BCB-VKSNDTC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN ĐÃ KHỞI TỐ

6 tháng, năm

Đơn vị báo cáo: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số vụ án (vụ)

S bị can

Pháp nhân (tổ chức)

Cá nhân (người)

A

B

1

2

3

Tng s

01

 

 

 

1. Chia theo tội danh (ghi theo thứ tự các tội danh trong BLHS)

02

 

 

 

Tội giết người

 

 

 

 

Tội giết con mới đẻ

 

 

 

 

...

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

 

 

 

 

2. Chia theo giới tính bị can

 

 

 

 

Nam

 

x

x

 

Nữ

 

x

x

 

3. Chia theo nhóm tuổi bị can

 

 

 

 

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

 

x

x

 

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

 

x

x

 

Từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi

 

x

x

 

Từ đủ 30 đến dưới 70 tuổi

 

x

x

 

Từ 70 tuổi trở lên

 

x

x

 

4. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số: 001.H/BCB-VKSNDTC: Số vụ án, số bị can đã khởi tố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số vụ án đã khởi tố là số vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Số bị can đã khởi tố là số người hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can.

- Nguyên tắc thống kê theo tội danh:

+ Nếu trong một vụ án có nhiều tội danh được khởi tố thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (tội danh có mức án nghiêm khắc nhất);

+ Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;

+ Trong các trường hợp trên, nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của Điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.

Tuổi bị can tính tại thời điểm phạm tội:

+ Cách tính tuổi tròn: Nếu tháng mà bị can phạm tội trùng hoặc sau tháng sinh nhật thì tuổi tròn được tính là năm phạm tội trừ đi năm sinh. Nếu tháng bị can phạm tội trước tháng sinh nhật thì lấy năm phạm tội trừ đi năm sinh và trừ 1.

Hình 1: Tháng bị can phạm tội sau tháng sinh nhật

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Hình 2: Tháng bị can phạm tội trùng tháng sinh nhật

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Hình 3: Tháng bị can phạm tội trước tháng sinh nhật.

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh - 1

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số vụ án đã khởi tố trong kỳ.

Cột 2: Ghi số bị can là pháp nhân đã khởi tố trong kỳ.

Cột 3: Ghi số bị can là cá nhân đã khởi tố trong kỳ.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ vụ án và bị can đã được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố trong kỳ báo cáo trên phạm vi cả nước.

- Thời kỳ thu thập số liệu:

+ Báo cáo 6 tháng: Ngày báo cáo là ngày 30/7 năm báo cáo, thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6 năm báo cáo.

+ Báo cáo năm: Ngày báo cáo là 31/3 năm sau, thời kỳ thu thập số liệu được tính từ 01/01 năm báo cáo đến hết ngày 31/12 năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Biểu số 002.H/BCB-VKSNDTC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo 6 tháng: Ngày 30/7 năm báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

SỐ VỤ ÁN, SỐ BỊ CAN ĐÃ TRUY TỐ

6 tháng, năm

Đơn vị báo cáo: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Số v án (vụ)

Số bị can

Pháp nhân (tổ chức)

Cá nhân (người)

A

B

1

2

3

Tổng số

01

 

 

 

1. Chia theo tội danh (ghi theo thứ tự các tội danh trong BLHS)

 

 

 

 

Tội giết người

02

 

 

 

Tội giết con mới đẻ

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

 

 

 

 

2. Chia theo gii tính bị can

 

 

 

 

Nam

 

x

x

 

Nữ

 

x

x

 

3. Chia theo nhóm tuổi bị can

 

 

 

 

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

 

x

x

 

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

 

x

x

 

Từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi

 

x

x

 

Từ 30 tuổi đến dưới 70 tuổi

 

 

 

 

Từ 70 tuổi trở lên

 

x

x

 

4. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số: 002.H/BCB-VKSNDTC: Số vụ án, số bị can đã truy tố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số vụ án đã truy tố là số vụ án mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố vụ án ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.

Số bị can đã truy tố là số bị can mà Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đó ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.

Nguyên tắc thống kê theo tội danh:

+ Nếu vụ án có nhiều tội danh thì tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất của vụ án (tội danh có mức án nghiêm khắc nhất);

+ Nếu bị can bị truy tố về nhiều tội trong cùng một vụ án thì tội danh của bị can được thống kê theo tội danh nghiêm trọng nhất trong vụ án đó;

+ Trong các trường hợp trên, nếu các tội danh có cùng mức độ nghiêm trọng thì thống kê theo tội danh có số thứ tự của Điều luật nhỏ nhất trong Bộ luật hình sự.

Tuổi bị can tính tại thời điểm phạm tội. Cách tính tuổi tròn: Nếu tháng mà bị can phạm tội trùng hoặc sau tháng sinh nhật thì tuổi tròn được tính là năm phạm tội trừ đi năm sinh. Nếu tháng bị can phạm tội trước tháng sinh nhật thì lấy năm phạm tội trừ đi năm sinh và trừ 1.

Hình 1: Tháng bị can phạm tội sau tháng sinh nhật

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Hình 2: Tháng bị can phạm tội trùng tháng sinh nhật

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Hình 3: Tháng bị can phạm tội trước tháng sinh nhật.

Tuổi tròn = Năm phạm tội - Năm sinh - 1

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số vụ án đã truy tố trong kỳ.

Cột 2: Ghi số bị can là pháp nhân đã truy tố trong kỳ.

Cột 3: Ghi số bị can là cá nhân đã truy tố trong kỳ.

Phạm vi và thời kỳ thu thập số liệu:

- Phạm vi thu thập số liệu: Toàn bộ vụ án và bị can đã được Viện Kiểm sát ra quyết định truy tố trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố trong kỳ báo cáo trên phạm vi cả nước.

- Thời kỳ thu thập s liệu:

+ Báo cáo 6 tháng: Ngày báo cáo 6 tháng là ngày 30/7 năm báo cáo, thời kỳ thu thập số liệu được tính từ ngày 01/01 năm báo cáo đến hết ngày 30/6 năm báo cáo.

+ Báo cáo năm: Ngày báo cáo là 31/3 năm sau, thời kỳ thu thập số liệu được tính từ 01/01 năm báo cáo đến hết ngày 31/12 năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Biểu số 003.N/BCB-VKSNDTC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31/3 năm sau

LÃNH ĐẠO TRONG NGÀNH KIỂM SÁT

Có đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số lãnh đạo trong ngành kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Viện kim sát nhân dân cấp tỉnh

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Tổng số

Trong đó: Nữ

Tổng s

Trong đó: Nữ

Tổng s

Trong đó: Nữ

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo trình độ học vấn

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Trung cấp

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cao đẳng

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại học

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đại học

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không xác định

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo dân tộc

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Kinh

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân tộc thiểu s

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo nhóm tui

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Dưới 31 tuổi

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 31 đến 40 tuổi

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 41 đến 50

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-VKSNDTC: Lãnh đạo trong ngành kiểm sát

2. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng số lãnh đạo trong ngành kiểm sát là toàn bộ số người tham gia lãnh đạo trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

Chức vụ lãnh đạo trong ngành kiểm sát:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng, các phó Viện trưởng các viện nghiệp vụ.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng.

- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số lãnh đạo ngành kiểm sát các cấp;

- Cột 2: Ghi tổng số lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cột 3: Ghi tổng số nữ lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cột 4: Ghi tổng số lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

- Cột 5: Ghi tổng số nữ lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

- Cột 6: Ghi tổng số lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

- Cột 7: Ghi tổng số nữ lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

- Cột 8: Ghi tổng số lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

- Cột 9: Ghi tổng số nữ lãnh đạo ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

3. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

STT

Kí hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-TANDTC

Số vụ đã xét xử, số bị cáo (số người phạm tội) đã bị kết án

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-TANDTC

Lãnh đạo ngành tòa án

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.N/BCB-TANDTC

Ban hành theo…

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo năm: Ngày 31/3 năm sau

SỐ VỤ ĐÃ XÉT XỬ, SỐ BỊ CÁO (SỐ NGƯỜI PHẠM TỘI) ĐÃ BỊ KẾT ÁN

Năm

Đơn vị báo cáo: Tòa án nhân dân tối cao

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số vụ đã xét xử (vụ)

Số bị cáo đã bị kết án (người)

Tng số

Trong đó: Nữ

Chia theo nhóm tuổi bị cáo

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

Từ đủ 18 đến dưới 30 tuổi

Từ đủ 30 tuổi đến dưới 70 tuổi

Từ 70 tuổi trở lên

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo nhóm tội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

01

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tội phá hoại hòa bình, ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi theo nhóm tội phạm theo quy định của Luật hình sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục đơn vị hành chính hiện hành)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Thng kê tội phạm chung theo thủ tục sơ thẩm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 001.N/BCB-TANDTC: Số vụ, đã xét xử, số bị cáo, (số người phạm tội) đã bị kết án

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số vụ, số người phạm tội đã bị kết án là số vụ án và số bị cáo mà Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã đưa ra xét xử và tuyên là có tội.

Phân tổ chia theo nhóm tuổi bị cáo: số tuổi được tính từ ngày sinh ra đến ngày phạm tội.

2. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số vụ án đã xét xử trong kỳ.

- Cột 2: Ghi số bị cáo đã bị kết án trong kỳ.

- Cột 3: Ghi số bị cáo là nữ đã bị kết án trong kỳ.

- Từ cột 4 đến cột 8: Ghi số bị cáo đã bị kết án trong kỳ chia theo từng độ tuổi.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.

Biểu số: 002.N/BCB-TANDTC

Ban hành theo..

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

LÃNH ĐẠO NGÀNH TÒA ÁN

Có đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Tòa án nhân dân tối cao

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

số

Tổng số lãnh đạo ngành Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao

Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Tổng số

Trong đó: Nữ

Tng số

Trong đó: Nữ

Tổng số

Trong đó: Nữ

Tổng số

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo trình độ học vấn

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Trung cấp

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cao đẳng

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại học

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đại học

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không xác định

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo dân tộc

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Kinh

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân tộc thiểu số

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo nhóm tuổi

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Từ 31 đến 40 tui

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 41 đến 50 tuổi

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 51 đến 55 tuổi

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 56 đến 60 tuổi

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ 61 tuổi trở lên

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-TANDTC: Lãnh đạo ngành tòa án

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng số lãnh đạo ngành tòa án là toàn bộ số người tham gia lãnh đạo trong tổ chức tòa án nhân dân.

Tổ chức tòa án nhân dân bao gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Chức vụ lãnh đạo ngành tòa án gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao: Chánh án, các Phó Chánh án, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.

- Tòa án nhân dân cấp cao: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi tổng số lãnh đạo ngành tòa án;

Cột 2: Ghi tổng số lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao;

Cột 3: Ghi tổng số nữ lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao;

Cột 4: Ghi tổng số lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao;

Cột 5: Ghi tổng số nữ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao;

Cột 6: Ghi tổng số lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Cột 7: Ghi tổng số nữ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Cột 8: Ghi tổng số lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;

Cột 9: Ghi tổng số nữ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

STT

Kí hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

Biểu số 001.K/BCB-TWĐ

Số người tham gia cấp ủy đảng

Nhiệm kỳ

Đầu nhiệm kỳ

 

Biểu số 001.K/BCB-TWĐ

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Đầu nhiệm kỳ

SỐ NGƯỜI THAM GIA CẤP ỦY ĐẢNG

Nhiệm kỳ...

Đơn vị báo cáo: Ban Tổ chức Trung ương Đảng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: người

 

s

Tổng số

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Cấp ủy trực thuộc Trung ương

Cấp ủy cấp trên cơ sở

Cấp ủy cơ sở

Tổng số ủy viên

Trong đó: Nữ

Tổng số ủy viên

Trong đó: Nữ

Tổng số ủy viên

Trong đó: Nữ

Tổng số ủy viên

Trong đó: Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dân tộc thiểu số

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chia theo trình độ hc vấn

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tiểu học

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học cơ sở

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung học phổ thông

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơ cấp

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung cấp

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cao đẳng

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại học

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trên đại học

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia theo nhóm tuổi

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 18 - 30 tuổi

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 31 - 35 tuổi

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 36 - 40 tuổi

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 41 - 45 tui

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 46 - 50 tuổi

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ 51 - 55 tuổi

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trên 55 tui

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia theo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo danh mục hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối CCQ Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối DN Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quân ủy Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công an Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đảng y Ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.K/BCB-TWĐ: Số người tham gia cấp ủy Đảng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cấp ủy viên là đảng viên ưu tú được đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu từng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ và được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y để thay mặt đảng bộ, chi bộ lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biu toàn quốc của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và nghị quyết đại hội. Trường hợp đặc biệt cấp ủy cấp trên trực tiếp có thể chỉ định bổ sung cấp ủy viên cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đảng.

2. Cách ghi biểu

Theo cột:

- Cột 1: Ghi tổng số người tham gia cấp ủy đảng các cấp.

- Cột 2: Ghi số người tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Cột 3: Ghi số nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Cột 4: Ghi s người tham gia cấp ủy đảng trực thuộc Trung ương.

- Cột 5: Ghi số nữ tham gia cấp ủy đảng trực thuộc Trung ương.

- Cột 6: Ghi số người tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở.

- Cột 7: Ghi số nữ tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở.

- Cột 8: Ghi số người tham gia cấp ủy cơ sở.

- Cột 9: Ghi số nữ tham gia cấp ủy cơ sở.

Theo hàng:

- Chia theo trình độ học vấn: Ghi trình độ học vấn cao nhất.

- Chia theo nhóm tuổi: Ghi theo nhóm tuổi tương ứng.

- Chia theo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Ghi 63 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và 05 đảng ủy trực thuộc Trung ương.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương Đảng

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ TÀI CHÍNH

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

2

002.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

3

003.N/BCB-TC

Thu ngân sách nhà nước và cơ cấu thu

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

4

004.N/BCB-TC

Chi ngân sách nhà nước và cơ cấu chi

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

5

005.N/BCB-TC

Thu, chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

6

006.H/BCB-TC

Tình hình thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước

Tháng, quý, năm

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

7

007.N/BCB-TC

Thu ngân sách Nhà nước theo ngành, loại hình kinh tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

8

008.N/BCB-TC

Chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

9

009.N/BCB-TC

Vay và trả nợ của Chính phủ

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

10

010.N/BCB-TC

Vay và trả nợ nước ngoài của Quốc gia

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

11

011.N/BCB-TC

Vay và trả nợ công

Năm

Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

12

012.N/BCB-TC

Doanh thu phí, tổng chi hoạt động kinh doanh và môi giới bảo hiểm

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

13

013.K/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Kỳ

5 ngày làm việc sau kỳ báo cáo

14

014.K/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Kỳ

5 ngày làm việc sau kỳ báo cáo

15

015.T/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

16

016.T/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

17

017.T/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

18

018.T/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

19

019.T/BCB-TC

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu chia theo tỉnh, thành phố

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

20

020.T/BCB-TC

Xuất khẩu sang một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

21

021.T/BCB-TC

Nhập khẩu từ một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu

Tháng

10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

22

022.H/BCB-TC

Xuất khẩu hàng hóa

Quý, năm

Báo cáo quý: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 30/09 năm sau kỳ báo cáo năm

23

023.H/BCB-TC

Nhập khẩu hàng hóa

Quý, năm

Báo cáo quý: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 30/9 năm sau kỳ báo cáo năm

24

024.H/BCB-TC

Hàng hóa tái xuất khẩu

Quý, năm

Báo cáo quý: 15 ngày sau kỳ báo cáo quý

Báo cáo năm: 90 ngày sau kỳ báo cáo năm

25

025.H/BCB-TC

Thu ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

26

026.H/BCB-TC

Chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

27

027.H/BCB-TC

Số lao động của thị trường bảo hiểm chia theo tỉnh, thành phố

6 tháng, năm

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

 

Biểu số: 001.H/BCB-TC

Ban hành theo…

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tháng, quý, năm

Kỳ báo cáo:... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Dự toán năm (Tỷ đồng)

Ước thực hiện (Tỷ đồng)

Ước thực hiện lũy kế từ đu năm cho đến cui kỳ báo cáo so với (%)

Kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

Dự toán năm

Cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4 = 3/1

5

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước

01

 

 

 

 

 

I. Thu nội địa

02

 

 

 

 

 

1. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

03

 

 

 

 

 

2. Thu từ doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài

04

 

 

 

 

 

3. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

05

 

 

 

 

 

4. Thuế thu nhập cá nhân

06

 

 

 

 

 

5. Thuế bảo vệ môi trường

07

 

 

 

 

 

6. Các loại phí, lệ phí

08

 

 

 

 

 

7. Các khoản thu về nhà, đất

09

 

 

 

 

 

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

10

 

 

 

 

 

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

11

 

 

 

 

 

+ Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

12

 

 

 

 

 

+ Thu tiền sử dụng đất

13

 

 

 

 

 

+ Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

14

 

 

 

 

 

8. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

15

 

 

 

 

 

9. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

16

 

 

 

 

 

10. Thu khác ngân sách

17

 

 

 

 

 

11. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

18

 

 

 

 

 

12. Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, li nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước

19

 

 

 

 

 

II. Thu từ dầu thô

20

 

 

 

 

 

III. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

21

 

 

 

 

 

1. Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

22

 

 

 

 

 

- Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

23

 

 

 

 

 

- Thuế xuất khu

24

 

 

 

 

 

- Thuế nhập khẩu

25

 

 

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu

26

 

 

 

 

 

- Thuế BVMT từ hàng hóa nhập khẩu

27

 

 

 

 

 

- Thuế khác

28

 

 

 

 

 

2. Hoàn thuế giá tr gia tăng

29

 

 

 

 

 

IV. Thu viện trợ

30

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 001.H/BCB-TC: Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu trong biểu này thống nhất với nội dung của các chỉ tiêu trong biểu mẫu dự toán về tình hình thực hiện, thu ngân sách nhà nước được Quốc hội duyệt hàng năm.

- Kỳ báo cáo:

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ thu, cân đối ngân sách nhà nước hàng tháng gửi báo cáo vào ngày 25 hàng tháng;

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ thu, cân đối ngân sách nhà nước quý gửi báo cáo vào ngày 25 của tháng cuối quý;

+ Đối với báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.

 

Biểu số: 002.H/BCB-TC

Ban hành theo…

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tháng, quý, năm

Kỳ báo cáo: ... năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

D toán năm (Tỷ đồng)

Ước thực hiện (Tỷ đồng)

Ước thực hiện lũy kế từ đầu năm cho đến cuối kỳ báo cáo so với (%)

Kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

Dự toán năm

Cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4=3/1

5

Tổng chi ngân sách nhà nước

01

 

 

 

 

 

I. Chi đầu tư phát triển

02

 

 

 

 

 

1. Chi đầu tư cho các dự án

03

 

 

 

 

 

2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn nhà nước và doanh nghiệp

04

 

 

 

 

 

3. Chi đầu tư phát triển khác

05

 

 

 

 

 

II. Chi trả nợ lãi

06

 

 

 

 

 

III. Chi viện trợ

07

 

 

 

 

 

IV. Chi thường xuyên

08

 

 

 

 

 

1. Chi quốc phòng

09

 

 

 

 

 

2. Chi an ninh và trật tự, an toàn xã hội

10

 

 

 

 

 

3. Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

11

 

 

 

 

 

4. Chi khoa học công nghệ

12

 

 

 

 

 

5. Chi y tế, dân s và gia đình

13

 

 

 

 

 

6. Chi văn hóa thông tin

14

 

 

 

 

 

7. Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

15

 

 

 

 

 

8. Chi thể dục thể thao

16

 

 

 

 

 

9. Chi bảo vệ môi trường

17

 

 

 

 

 

10. Chi các hoạt động kinh tế

18

 

 

 

 

 

11. Chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể

19

 

 

 

 

 

12. Chi bảo đảm xã hội

20

 

 

 

 

 

13. Chi khác

21

 

 

 

 

 

V. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

22

 

 

 

 

 

VI. Dự phòng ngân sách

23

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.H/BCB-TC: Tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu trong biểu này thống nhất với nội dung của các chỉ tiêu trong biểu mẫu dự toán về tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt hàng năm.

- Kỳ báo cáo:

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ chi, cân đối ngân sách nhà nước hàng tháng gửi báo cáo vào ngày ngày 25 hàng tháng;

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ chi, cân đối ngân sách nhà nước quý gửi báo cáo vào ngày ngày 25 của tháng cuối quý;

+ Đối với báo cáo chi hàng năm: Sau 5 ngày kết thúc năm.

2. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.

Biểu số: 003.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU THU

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

số

Số thu (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

A

B

1

2

A. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước

01

 

 

I. Thu nội địa

02

 

 

1. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

03

 

 

2. Thu từ doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài

04

 

 

3. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

05

 

 

4. Thuế thu nhập cá nhân

06

 

 

5. Thuế bảo vệ môi trường

07

 

 

6. Các loại phí, lệ phí

08

 

 

7. Các khoản thu về nhà, đất

09

 

 

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

10

 

 

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

11

 

 

+ Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

12

 

 

+ Thu tiền sử dụng đất

13

 

 

+ Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

14

 

 

8. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

15

 

 

9. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

16

 

 

10. Thu khác ngân sách

17

 

 

11. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

18

 

 

12. Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước

19

 

 

II. Thu từ dầu thô

20

 

 

III. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

21

 

 

1. Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

22

 

 

- Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

23

 

 

- Thuế xuất khẩu

24

 

 

- Thuế nhập khẩu

25

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu

26

 

 

- Thuế BVMT từ hàng hóa nhập khẩu

27

 

 

- Thuế khác

28

 

 

2. Hoàn thuế giá trị gia tăng

29

 

 

IV. Thu viện trợ

30

 

 

B. Thu từ quỹ dự trữ tài chính

31

 

 

C. Thu huy động huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo Luật NSNN

32

 

 

D. Chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

33

 

 

E. Thu kết dư ngân sách địa phương năm trước

34

 

 

Tổng thu (A + B + C + D + E)

35

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-TC: Thu ngân sách nhà nước và cơ cấu thu

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu trong các biểu báo cáo này phù hợp với các chỉ tiêu của các biểu thu và cân đối ngân sách nhà nước của năm thực hiện do Bộ Tài chính báo cáo được Quốc hội xem xét, đánh giá lại chi tiết cho cấp ngân sách và cho các lĩnh vực.

- Kỳ báo cáo: Gửi báo cáo ngày 30 tháng 6 năm sau năm thực hiện (sơ bộ lần hai).

2. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.

- Được khai thác từ hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính, do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

Biểu số: 004.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CẤU CHI

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số chi (Tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

A

B

1

2

Tổng chi ngân sách nhà nước

01

 

 

I. Chi đầu tư phát triển

02

 

 

1. Chi đầu tư cho các dự án

03

 

 

2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính; đầu tư vốn nhà nước và doanh nghiệp

04

 

 

3. Chi đầu tư phát triển khác

05

 

 

II. Chi trả nợ lãi

06

 

 

III. Chi viện trợ

07

 

 

IV. Chi thường xuyên

08

 

 

1. Chi quốc phòng

09

 

 

2. Chi an ninh và trật tự, an toàn xã hội

10

 

 

3. Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

11

 

 

4. Chi khoa học công nghệ

12

 

 

5. Chi y tế, dân số và gia đình

13

 

 

6. Chi văn hóa thông tin

14

 

 

7. Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

15

 

 

8. Chi thể dục thể thao

16

 

 

9. Chi bảo vệ môi trường

17

 

 

10. Chi các hoạt động kinh tế

18

 

 

11. Chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn th

19

 

 

12. Chi bảo đảm xã hội

20

 

 

13. Chi khác

21

 

 

V. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

22

 

 

VI. Dự phòng ngân sách

23

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 004.N/BCB-TC: Chi ngân sách nhà nước và cơ cấu chi

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu trong các biểu báo cáo này phù hợp với các chỉ tiêu của các biểu chi và cân đối ngân sách nhà nước của năm thực hiện do Bộ Tài chính báo cáo được Quốc hội xem xét, đánh giá lại chi tiết cho cấp ngân sách và cho các lĩnh vực.

- Kỳ báo cáo: Gửi báo cáo ngày 30 tháng 6 năm sau năm thực hiện (sơ bộ lần hai).

2. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.

- Được khai thác từ hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính, do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

 

 

Biểu số: 005.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

THU, CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Mã số

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố

Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

Bổ sung từ NSTW cho NSĐP

Tổng số

Bổ sung cân đi

Bổ sung có mục tiêu

A

B

1

2

3

4

5

Cả nước

01

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

02

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 005.N/BCB-TC: Thu, chi cân đối ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu của biểu theo nội dung thu, chi ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổng quyết toán chi tiết ngân sách nhà nước.

- Kỳ báo cáo: Gửi báo cáo ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính.

 

 

Biểu số: 006.H/BCB-TC

Ban hành theo..

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 25 hàng tháng

Báo cáo quý: Ngày 25 của tháng cuối quý

Báo cáo năm: Sau 5 ngày kết thúc năm

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tháng, quý, năm

Kỳ báo cáo:... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Chỉ tiêu

Mã số

Dự toán năm (Tỷ đồng)

Ước thực hiện (Tỷ đồng)

Ước thực hiện so với (%)

Kỳ báo cáo

Lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

Dự toán năm

Cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4

5

A. TỔNG NGUỒN THU NSNN

01

 

 

 

 

 

I. Thu cân đối NSNN

02

 

 

 

 

 

1. Thu nội địa (không kể dầu thô)

03

 

 

 

 

 

2. Thu từ dầu thô

04

 

 

 

 

 

3. Thu cân đối từ hoạt động XNK

05

 

 

 

 

 

4. Thu viện trợ

06

 

 

 

 

 

II. Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang

07

 

 

 

 

 

B. TỔNG CHI NSNN

08

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1. Chi đầu tư phát triển

09

 

 

 

 

 

2. Chi trả nợ lãi

10

 

 

 

 

 

3. Chi viện trợ

11

 

 

 

 

 

4. Chi thường xuyên

12

 

 

 

 

 

5. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính

13

 

 

 

 

 

6. Dự phòng ngân sách nhà nước

14

 

 

 

 

 

7. Chi chuyển nguồn sang năm sau

15

 

 

 

 

 

C. BỘI CHI NSNN/BỘI THU NSNN

16

 

 

 

 

 

D. CHI TRẢ NỢ GỐC

17

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 006.H/BCB-TC: Tình hình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu phù hợp với biểu báo cáo Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

- Kỳ báo cáo:

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước hàng tháng gửi báo cáo vào ngày 25 hàng tháng;

+ Đối với báo cáo ước thực hiện nhiệm vụ thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước quý gửi báo cáo vào ngày 25 tháng cuối quý;

+ Đối với báo cáo năm: sau 5 ngày kết thúc năm.

2. Nguồn số liệu

Số liệu được khai thác từ hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính, do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

 

 

Biểu số: 007.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, LOẠI HÌNH KINH TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Mã số

Tổng số

Chia ra

Kinh tế Nhà nước Trung Ương

Kinh tế Nhà nước địa phương

Kinh tế ngoài nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

A

B

1

2

3

4

5

Tổng thu

01

 

 

 

 

 

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

02

 

 

 

 

 

B. Khai khoáng

03

 

 

 

 

 

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

04

 

 

 

 

 

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

05

 

 

 

 

 

E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

06

 

 

 

 

 

F. Xây dựng

07

 

 

 

 

 

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

08

 

 

 

 

 

H. Vận tải kho bãi

09

 

 

 

 

 

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

10

 

 

 

 

 

J. Thông tin và truyền thông

11

 

 

 

 

 

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

12

 

 

 

 

 

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

13

 

 

 

 

 

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

14

 

 

 

 

 

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

15

 

 

 

 

 

O. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

16

 

 

 

 

 

P. Giáo dục và đào tạo

17

 

 

 

 

 

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

18

 

 

 

 

 

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

19

 

 

 

 

 

S. Hoạt động dịch vụ khác

20

 

 

 

 

 

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

21

 

 

 

 

 

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

22

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 008.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH KINH TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

số

Tổng số

Trong đó

Chi hoạt động khoa học công nghệ

Chi hoạt động của cơ quan QLNN, đảng, đoàn thể; chi bảo đảm xã hội; chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Giáo dục - đào tạo, dạy nghề

Y tế dân số và gia đình

Phát thanh truyền hình, thông tn

Chi văn hóa thông tin; Thể dục thể thao

Tổng số

Trong đó: Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng số

Trong đó: Hoạt động Phát thanh, truyền hình

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng chi

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Chi thường xuyên

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Chi đầu tư phát triển

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Chi cho vay trong nước và góp vn của NN

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay đầu tư phát triển trong nước

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cho vay ngoài nước

06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đóng góp vốn với các tổ chức quốc tế và tham gia góp vốn của NN

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Chi hỗ trợ địa phương khác

08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. Vay và trả nợ gốc vay của NSNN

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay và trả nợ gốc vay trong nước của NSNN

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vay và trả nợ gốc vay ngoài nước của NSNN

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 007.N/BCB-TC: Thu ngân sách nhà nước theo ngành, loại hình kinh tế

Biểu số 008.N/BCB-TC: Chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Ghi vào biểu số liệu chính thức về chi ngân sách nhà nước của năm thực hiện chi tiết theo một số hoạt động của hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007.

- Nội dung chỉ tiêu của biểu theo các khoản thu, chi của mục lục ngân sách nhà nước năm thực hiện trong tổng quyết toán chi tiết ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua.

- Kỳ báo cáo: Gửi báo cáo ngày 30 tháng 6 năm thứ hai sau năm thực hiện.

2. Nguồn số liệu

Bộ Tài chính cung cấp thông tin theo Tổng quyết toán chi tiết ngân sách nhà nước trong năm thực hiện được Quốc hội thông qua.

 

 

Biểu số: 009.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu USD, Tỷ VNĐ

CHỈ TIÊU

số

Năm báo cáo-2

Năm báo cáo-1

Năm báo cáo

USD

VND

USD

VND

USD

VND

A

B

1

2

3

4

5

6

DƯ NỢ (1)

01

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

02

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

03

 

 

 

 

 

 

RÚT VỐN TRONG KỲ(2)

04

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

05

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

06

 

 

 

 

 

 

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ(3)

07

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

08

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

09

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ gốc trong kỳ

10

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

11

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

12

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ lãi và phí trong kỳ

13

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

14

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

15

 

 

 

 

 

 

Chú thích: (1) Áp dụng tỷ giá quy đi tại thời đim cui kỳ

(2),(3) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 010.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu USD, Tỷ VNĐ

CHỈ TIÊU

Mã số

Năm báo cáo-2

Năm báo cáo-1

Năm báo cáo

USD

VND

USD

VND

USD

VND

A

B

1

2

3

4

5

6

DƯ NỢ (1)

01

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của Chính phủ

02

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

03

 

 

 

 

 

 

RÚT VỐN TRONG KỲ(2)

04

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của Chính phủ

05

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

06

 

 

 

 

 

 

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ(3)

07

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của Chính phủ

08

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

09

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ gốc trong kỳ

10

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của Chính phủ

11

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

12

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ lãi và phí trong kỳ

13

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của Chính phủ

14

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

15

 

 

 

 

 

 

Chú thích: (1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ

(2),(3) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 011.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện

VAY VÀ TRẢ NỢ CÔNG

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu USD, Tỷ VNĐ

CHỈ TIÊU

Mã số

Năm báo cáo-2

Năm báo cáo-1

Năm báo cáo

USD

VND

USD

VND

USD

VND

A

B

1

2

3

4

5

6

DƯ NỢ (1)

01

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

02

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

03

 

 

 

 

 

 

RÚT VN TRONG KỲ(2)

04

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

05

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

06

 

 

 

 

 

 

TNG TRẢ NỢ TRONG KỲ(3)

07

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

08

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

09

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ gốc trong kỳ

10

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

11

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

12

 

 

 

 

 

 

Tổng trả nợ lãi và phí trong kỳ

13

 

 

 

 

 

 

Nợ nước ngoài

14

 

 

 

 

 

 

Nợ trong nước

15

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

(1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ

(2),(3) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 009.N/BCB-TC: Vay và trả nợ của Chính phủ

Biểu số 010.N/BCB-TC: Vay và trả nợ nước ngoài của Quốc gia

Biểu số 011.N/BCB-TC: Vay và trả nợ công

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Các chỉ tiêu phù hợp với biểu báo cáo Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

- Kỳ báo cáo: Ngày 30 tháng 6 sau năm thực hiện.

2. Nguồn số liệu

Số liệu được khai thác từ hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tài chính, do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định số 2331/QĐ-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011.

Biểu số: 012.N/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

DOANH THU PHÍ, TỔNG CHI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Mã số

Doanh thu phí bảo hiểm gốc, thu hoa hồng môi giới bảo hiểm

Tổng chi trả bảo hiểm, chi hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm

A

B

1

2

BẢO HIỂM NHÂN THỌ

01

 

 

I. Doanh nghiệp nhà nước

02

 

 

……………..

 

 

II. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

……………..

 

 

III. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

……………..

...

 

 

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

 

 

I. Doanh nghiệp nhà nước

 

 

……………..

 

 

II. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

……………..

...

 

 

III. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

……………..

 

 

MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 

 

I. Doanh nghiệp nhà nước

 

 

……………..

 

 

II. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

……………..

 

 

III. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

...

 

 

……………..

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 012.N/BCB-TC: Doanh thu phí, tổng chi hoạt hoạt động kinh doanh và môi giới bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Doanh thu phí bảo hiểm gốc, thu hoa hồng môi giới bảo hiểm:

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản, gồm: giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; giảm dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, thu hoa hồng môi giới bảo hiểm: là tổng số hoa hồng môi giới bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

- Doanh thu phí bảo hiểm và tổng chi trả bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm phân theo thành phần kinh tế.

- Tổng chi trả bảo hiểm, chi hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm:

+ Đối với DNBH phi nhân thọ: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sau khi trừ (-) các khoản thu giảm chi phí bồi thường bảo hiểm, thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm và sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng bảo hiểm gốc và nhượng tái bảo hiểm, tăng giảm dự phòng bồi thường nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Đối với DNBH nhân thọ: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm của DNBH nhân thọ sau khi trừ (-) các khoản thu giảm chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm (như thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm) và sau khi điều chỉnh các khoản tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

+ Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm:

Là tổng chi phí trực tiếp của hoạt động môi giới bảo hiểm tính trừ vào kết quả hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm trong năm, bao gồm: Chi môi giới bảo hiểm; Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Chi khác hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm.

2. Nguồn số liệu

Tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.

Biểu số: 013.K/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 05 ngày làm việc sau k báo cáo

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Kỳ... tháng... năm...

Từ ngày... đến ngày ... tháng... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Kỳ báo cáo

Lũy kế đến hết kỳ báo cáo

Lượng

Tr giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu (*)

 

 

 

 

 

1. Hàng thủy sản

USD

x

 

x

 

2. Hàng rau quả

"

x

 

x

 

3. Hạt điều

Tn

 

 

 

 

4. Cà phê

"

 

 

 

 

5. Chè

"

 

 

 

 

6. Hạt tiêu

"

 

 

 

 

7. Gạo

"

 

 

 

 

8. Sắn và các sản phẩm từ sắn

"

 

 

 

 

- Sắn

"

 

 

 

 

9. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

USD

x

 

x

 

10. Thức ăn gia súc và nguyên liệu

"

x

 

x

 

11. Quặng và khoáng sản khác

Tn

 

 

 

 

12. Clanhke và xi măng

"

 

 

 

 

13. Than các loại

"

 

 

 

 

14. Dầu thô

"

 

 

 

 

15. Xăng dầu các loại

"

 

 

 

 

16. Hóa chất

USD

x

 

x

 

17. Sản phẩm hóa chất

"

x

 

x

 

18. Phân bón các loại

Tn

 

 

 

 

19. Chất dẻo nguyên liệu

"

 

 

 

 

20. Sản phẩm từ chất dẻo

USD

x

 

x

 

21. Cao su

Tn

 

 

 

 

22. Sản phẩm từ cao su

USD

x

 

x

 

23. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

"

x

 

x

 

24. Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

"

x

 

x

 

25. Gỗ và sản phẩm gỗ

"

x

 

x

 

- Sản phẩm gỗ

"

x

 

x

 

26. Giấy và các sản phẩm từ giấy

"

x

 

x

 

27. Xơ, sợi dệt các loại

Tn

 

 

 

 

28. Hàng dệt, may

USD

x

 

x

 

- Vải các loại

"

x

 

x

 

29. Vải mành, vải kỹ thuật khác

"

x

 

x

 

30. Giày dép các loại

"

x

 

x

 

31. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

"

x

 

x

 

32. Sản phẩm gốm, sứ

"

x

 

x

 

33. Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

"

x

 

x

 

34. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

"

x

 

x

 

35. Sắt thép các loại

Tn

 

 

 

 

36. Sản phẩm từ sắt thép

USD

x

 

x

 

37. Kim loại thường khác và sản phẩm

"

x

 

x

 

38. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

"

x

 

x

 

39. Điện thoại các loại và linh kiện

"

x

 

x

 

40. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

"

x

 

x

 

41. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

"

x

 

x

 

42. Dây điện và dây cáp điện

"

x

 

x

 

43. Phương tiện vận tải và phụ tùng:

"

x

 

x

 

- Tàu thuyền các loại

"

x

 

x

 

- Phụ tùng ô tô

"

x

 

x

 

44. Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác g

"

x

 

x

 

45. Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

"

x

 

x

 

46. Hàng hóa khác

"

x

 

x

 

Ghi chú: (*) Danh mục mặt hàng ch yếu được sửa đổi và cập nht theo đ xuất của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và thống nhất với Tổng cục Thống kê căn cứ vào tình hình thực tế.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 014.K/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 05 ngày làm việc sau k báo cáo

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Kỳ... tháng... năm...

Từ ngày... đến ngày ... tháng... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Kỳ báo cáo

Lũy kế đến hết kỳ báo cáo

Lượng

Tr giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu (*)

 

 

 

 

 

1. Hàng thủy sản

USD

x

 

x

 

2. Sữa và sản phẩm sữa

"

x

 

x

 

3. Hàng rau quả

"

x

 

x

 

4. Hạt điều

Tấn

 

 

 

 

5. Lúa mì

"

 

 

 

 

6. Ngô

"

 

 

 

 

7. Đậu tương

"

 

 

 

 

8. Dầu mỡ động thực vật

USD

x

 

x

 

9. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

"

x

 

x

 

10. Chế phẩm thực phẩm khác

"

x

 

x

 

11. Thức ăn gia súc và nguyên liệu

"

x

 

 

 

12. Nguyên phụ liệu thuốc lá

"

x

 

x

 

13. Quặng và khoáng sản khác

Tn

 

 

 

 

14. Than các loại

"

 

 

 

 

15. Dầu thô

"

 

 

 

 

16. Xăng dầu các loại

"

 

 

 

 

- Xăng

"

 

 

 

 

- Diesel

"

 

 

 

 

- Mazut

"

 

 

 

 

- Nhiên liệu bay

"

 

 

 

 

17. Khí đốt hóa lỏng

"

 

 

 

 

18. Sản phẩm khác từ dầu mỏ

USD

x

 

x

 

19. Hóa chất

"

x

 

x

 

20. Sản phẩm hóa chất

"

x

 

x

 

21. Nguyên phụ liệu dược phẩm

"

x

 

x

 

22. Dược phẩm

"

x

 

x

 

23. Phân bón các loại

Tn

 

 

 

 

- Phân Ure

"

 

 

 

 

- Phân NPK

"

 

 

 

 

- Phân DAP

"

 

 

 

 

- Phân SA

"

 

 

 

 

- Phân Kali

"

 

 

 

 

24. Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

USD

x

 

x

 

25. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

"

x

 

x

 

26. Chất dẻo nguyên liệu

Tn

 

 

 

 

27. Sản phẩm từ chất dẻo

USD

x

 

x

 

28. Cao su

Tn

 

 

 

 

29. Sản phẩm từ cao su

USD

x

 

x

 

30. Gỗ và sản phẩm gỗ

"

x

 

x

 

31. Giấy các loại

Tn

 

 

 

 

32. Sản phẩm từ giấy

USD

x

 

x

 

33. Bông các loại

Tn

 

 

 

 

34. Xơ, sợi dệt các loại

"

 

 

 

 

35. Vải các loại

USD

x

 

x

 

36. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

"

x

 

x

 

37. Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

"

x

 

x

 

38. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

"

x

 

x

 

39. Phế liệu sắt thép

Tn

 

 

 

 

40. Sắt thép các loại

"

 

 

 

 

- Phôi thép

"

 

 

 

 

41. Sản phẩm từ sắt thép

USD

x

 

x

 

42. Kim loại thường khác

Tn

 

 

 

 

- Đồng

"

 

 

 

 

43. Sản phẩm từ kim loại thường khác

USD

x

 

x

 

44. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

"

x

 

x

 

45. Hàng điện gia dụng và linh kiện

"

x

 

x

 

46. Điện thoại các loại và linh kiện

"

x

 

x

 

47. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

"

x

 

x

 

48. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

"

x

 

x

 

49. Dây điện và dây cáp điện

"

x

 

x

 

50. Ô tô nguyên chiếc các loại

Chiếc

 

 

 

 

- Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

"

 

 

 

 

- Ô tô trên 9 chỗ ngồi

"

 

 

 

 

- Ô tô vận tải

"

 

 

 

 

51. Linh kiện, phụ tùng ô tô

USD

x

 

x

 

52. Xe máy và linh kiện, phụ tùng

"

x

 

x

 

53. Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

"

x

 

x

 

54. Hàng hóa khác

"

x

 

x

 

Ghi chú: (*) Danh mục mặt hàng chủ yếu được sửa đi và cập nht theo đ xuất của Tng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và thng nhất với Tổng cục Thống kê căn cứ vào tình hình thực tế

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 015.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu (*)

 

 

 

 

 

1. Hàng thủy sản

USD

x

 

x

 

2. Hàng rau quả

"

x

 

x

 

3. Hạt điều

Tấn

 

 

 

 

4. Cà phê

"

 

 

 

 

5. Chè

"

 

 

 

 

6. Hạt tiêu

"

 

 

 

 

7. Gạo

"

 

 

 

 

8. Sắn và các sản phẩm từ sắn

"

 

 

 

 

- Sắn

"

 

 

 

 

9. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

USD

x

 

x

 

10. Thức ăn gia súc và nguyên liệu

"

x

 

x

 

11. Quặng và khoáng sản khác

Tấn

 

 

 

 

12. Clanhke và xi măng

"

 

 

 

 

13. Than các loại

"

 

 

 

 

14. Dầu thô

"

 

 

 

 

15. Xăng du các loại

"

 

 

 

 

16. Hóa chất

USD

x

 

x

 

17. Sản phẩm hóa chất

"

x

 

x

 

18. Phân bón các loại

Tấn

 

 

 

 

19. Chất dẻo nguyên liệu

"

 

 

 

 

20. Sản phẩm từ chất dẻo

USD

x

 

x

 

21. Cao su

Tấn

 

 

 

 

22. Sản phẩm từ cao su

USD

x

 

x

 

23. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

"

x

 

x

 

24. Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

"

x

 

x

 

25. Gỗ và sản phẩm gỗ

"

x

 

x

 

- Sản phẩm gỗ

"

x

 

x

 

26. Giấy và các sản phẩm từ giấy

"

x

 

x

 

27. Xơ, sợi dệt các loại

Tấn

 

 

 

 

28. Hàng dệt, may

USD

x

 

x

 

- Vải các loại

"

x

 

x

 

29 Vải mành, vải kỹ thuật khác

"

x

 

x

 

30. Giày dép các loại

USD

x

 

x

 

31. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

"

x

 

x

 

32. Sản phẩm gốm, sứ

"

x

 

x

 

33. Thủy tinh và các sản phm từ thủy tinh

"

x

 

x

 

34. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

"

x

 

x

 

35. Sắt thép các loại

Tấn

 

 

 

 

36. Sản phẩm từ sắt thép

USD

x

 

x

 

37. Kim loại thường khác và sản phẩm

"

x

 

x

 

38. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

"

x

 

x

 

39. Điện thoại các loại và linh kiện

"

x

 

x

 

40. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

"

x

 

x

 

41. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

"

x

 

x

 

42. Dây điện và dây cáp điện

"

x

 

x

 

43. Phương tiện vận tải và phụ tùng

"

x

 

x

 

44. Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác g

"

x

 

x

 

45. Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

"

x

 

x

 

46. Hàng hóa khác

"

x

 

x

 

Ghi chú: (*) Danh mục mặt hàng ch yếu được sa đi và cập nht theo đxut của Tng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và thống nhất với Tổng cục Thống kê căn cứ vào tình hình thực tế.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 016.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Mặt hàng chủ yếu

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Tr giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu (*)

 

 

 

 

 

1. Hàng thủy sản

USD

x

 

x

 

2. Sữa và sản phẩm sữa

"

x

 

x

 

3. Hàng rau quả

 

x

 

x

 

4. Hạt điều

Tấn

 

 

 

 

5. Lúa mì

"

 

 

 

 

6. Ngô

"

 

 

 

 

7. Đậu tương

"

 

 

 

 

8. Dầu mỡ động thực vật

USD

x

 

x

 

9. Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

"

x

 

x

 

10. Chế phẩm thực phẩm khác

"

x

 

x

 

11. Thức ăn gia súc và nguyên liệu

"

x

 

 

 

12. Nguyên phụ liệu thuc lá

"

x

 

x

 

13. Quặng và khoáng sản khác

Tấn

 

 

 

 

14. Than các loại

"

 

 

 

 

15. Dầu thô

"

 

 

 

 

16. Xăng dầu các loại

"

 

 

 

 

17. Khí đốt hóa lỏng

"

 

 

 

 

18. Sản phẩm khác từ dầu mỏ

USD

x

 

x

 

19. Hóa chất

"

x

 

x

 

20. Sản phẩm hóa chất

"

x

 

x

 

21. Nguyên phụ liệu dược phẩm

"

x

 

x

 

22. Dược phẩm

"

x

 

x

 

23. Phân bón các loại

Tấn

 

 

 

 

24. Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

USD

x

 

x

 

25. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

"

x

 

x

 

26. Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

 

 

 

 

27. Sản phẩm từ chất dẻo

USD

x

 

x

 

28 Cao su

Tấn

 

 

 

 

29. Sản phẩm từ cao su

USD

x

 

x

 

30. Gỗ và sn phẩm gỗ

"

x

 

x

 

31. Giấy các loại

Tấn

 

 

 

 

32. Sản phẩm từ giấy

USD

x

 

x

 

33. Bông các loại

Tấn

 

 

 

 

34. Xơ, sợi dệt các loại

"

 

 

 

 

35. Vải các loại

USD

x

 

x

 

36. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

"

x

 

x

 

37. Thủy tinh và các sản phm từ thủy tinh

"

x

 

x

 

38. Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

"

x

 

x

 

39. Phế liệu sắt thép

Tấn

 

 

 

 

40. Sắt thép các loại

"

 

 

 

 

41. Sản phẩm từ sắt thép

USD

x

 

x

 

42. Kim loại thường khác

Tấn

 

 

 

 

43. Sản phẩm từ kim loại thường khác

USD

x

 

x

 

44. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

"

x

 

x

 

45. Hàng điện gia dụng và linh kiện

"

x

 

x

 

46. Điện thoại các loại và linh kiện

"

x

 

x

 

47. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

"

x

 

x

 

48. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

"

x

 

x

 

49. Dây điện và dây cáp điện

"

x

 

x

 

50. Ô tô nguyên chiếc các loại

Chiếc

 

 

 

 

51. Linh kiện, phụ tùng ô tô

USD

x

 

x

 

52. Xe máy và linh kiện, phụ tùng

"

x

 

x

 

53. Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

"

x

 

x

 

54. Hàng hóa khác

"

x

 

x

 

Ghi chú: (*) Danh mục mặt hàng chủ yếu được sửa đổi và cập nhật theo đề xuất của Tng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và thống nhất với Tổng cục Thống kê căn cứ vào tình hình thực tế.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 017.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

 

 

 

 

 

(Dựa trên danh mục nhóm/mặt hàng chủ yếu của Biểu số 013.K/BCB-TC)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 018.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu

 

 

 

 

 

(Dựa trên danh mục nhóm/mặt hàng chủ yếu của Biểu số 014.K/BCB-TC)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 019.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

TRỊ GIÁ XUẤT, NHẬP KHẨU CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị: USD

 

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

A

1

2

3

4

Tổng trị giá

 

 

 

 

Chia theo tỉnh/thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 020.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

XUẤT KHẨU SANG MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ CHIA THEO MẶT HÀNG CHỦ YẾU

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Nước (*)/mặt hàng chủ yếu

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Danh sách nước bao gồm đy đủ các nước, vùng lãnh th thuộc khi ASEAN, EU, các nước có ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 021.T/BCB-TC

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: 10 ngày làm việc sau tháng báo cáo

NHẬP KHẨU TỪ MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ CHIA THEO MẶT HÀNG CHỦ YẾU

Tháng ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Nước (*)/mặt hàng chủ yếu

Đơn vị tính

Tháng báo cáo

Lũy kế đến hết tháng báo cáo

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Danh sách nước bao gồm đy đủ các nước, vùng lãnh th thuộc khi ASEAN, EU, các nước có ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 022.H/BCB-TC

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý; 30/9 năm sau kỳ báo cáo năm

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

(Báo cáo quý, năm bng file dữ liệu)

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Mã số hàng hóa
(AHTN8
số)

Mô tả hàng hóa

Đơn vị tính

Nước, vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến

Phương thức vận chuyển(*)

Kỳ báo cáo (quý, năm)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Bắt đầu thực hiện từ năm 2019.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 023.H/BCB-TC

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: 60 ngày sau kỳ báo cáo quý; 30/9 năm sau kỳ báo cáo năm

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

(Báo cáo quý, năm bng file dữ liệu)

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

Mã số hàng hóa (AHTN 8 số)

tả hàng hóa

Đơn vị tính

Nước, vùng lãnh thổ xuất xứ

Phương thức vận chuyển(*)

Kỳ báo cáo (quý, năm)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

C

D

E

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: * Bắt đầu thực hiện từ năm 2019.

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 024.H/BCB-TC

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: 15 ngày sau kỳ báo cáo quý; 90 ngày sau kỳ báo cáo năm

HÀNG HÓA TÁI XUẤT KHẨU

Quý, năm

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Đơn vị tính

Kỳ báo cáo

Lũy kế

Lượng

Tr giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

A

B

1

2

3

4

Tổng trị giá

USD

x

 

x

 

Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

 

x

 

x

 

(Mặt hàng: Dựa theo danh mục mặt hàng của Biểu 013.K/BCB-TC)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Bắt đầu thực hiện từ năm 2019

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Từ Biểu số 013.K/BCB-TC đến Biểu số 024.H/BCB-TC

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thực hiện theo “Hệ thống thương mại chung”.

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

a.1) Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ. Trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

a.2) Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá nhập khẩu được tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.

Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái nhập khẩu là hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

b) Phạm vi thống kê

b.1) Hàng hóa được tính trong thống kê xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

(1) Hàng hóa mua/bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;

(2) Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán;

(3) Hàng hóa thuộc các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài, có hoặc không thay đổi quyền sở hữu, bao gồm: thành phẩm hoàn trả sau gia công, lắp ráp; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, lắp ráp; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công, lắp ráp; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công, lắp ráp, được thỏa thuận trong hợp đồng gia công, lắp ráp.

(4) Hàng hóa thuộc các giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài; hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt.

(5) Hàng hóa tái xuất/tái nhập: Hàng hóa nước ngoài/Hàng hóa trong nước đã nhập khẩu/xuất khẩu và được thống kê vào nhập khẩu/xuất khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu/nhập khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu/tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và phải tái xuất/tái nhập theo quy định của pháp luật;

(6) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;

(7) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê/cho thuê tài chính (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro... liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

(8) Hàng hóa trả lại trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (Hàng hóa mà trước đó đã được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sau đó được tái nhập hoặc tái xuất);

(9) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích c thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đu th thao, biu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;

(10) Hàng hóa mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có hợp đồng thương mại;

(11) Các hàng hóa đặc thù:

- Vàng phi tiền tệ: là vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng, xu, vàng trang sức... dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác...theo quy định của pháp luật;

- Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

- Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh... đã hoặc chưa ghi âm, hình, dữ liệu, trò chơi điện tử, phn mềm..., được sản xuất để dùng chung cho mọi khách hàng hoặc để mua/bán thông thường mà không được đặt hàng theo yêu cầu riêng (trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật...);

- Hàng hóa gửi hoặc nhận qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

- Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu;

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi/đưa vào lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường, được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;

- Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế; hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

- Dầu thô và khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;

- Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp mua/bán ngoài khơi, không thực hiện tờ khai hải quan;

- Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;

- Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);

- Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;

- Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại.

- Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài.

b.2) Hàng hóa không tính trong thống kê gồm:

(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua/bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao/nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

(2) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại Hải quan Việt Nam.

(3) Hàng hóa mua/bán tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).

(4) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng tham dự triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải.

(5) Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích chuyển tải, quá cảnh.

(6) Các loại hàng hóa đặc thù gồm:

- Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê/cho thuê.

- Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

- Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Vàng tiền tệ: Vàng thuộc giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối tiền tệ theo quy định của pháp luật.

- Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong khâu lưu thông.

- Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: Công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa.

- Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác).

- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng.

- Hàng hóa đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp.

- Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia thuộc các danh mục bí mật của nhà nước.

- Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại.

c) Phương pháp tính

Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.

Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê.

Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo các nguyên tắc sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế (trị giá tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương);

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (trị giá tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương);

- Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi.

Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù

- Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;

- Tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông: trị giá thống kê là chi phí để sản xuất ra tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của tiền giấy, tiền kim loại hay các giấy tờ có giá này).

- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng: thống kê theo trị giá hải quan toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin).

- Hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung.

- Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: tính trị giá toàn bộ hàng hóa nguyên liệu trước khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp.

- Các giao dịch không khai trị giá (ví dụ: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo,...) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được tính theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan.

- Hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.

- Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan.

- Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: Tính giá trị của hàng hóa trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);

- Hàng hóa kèm dịch vụ: Trị giá thống kê xác định theo FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu), giá CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ.

Loại tiền và tỷ giá: Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính bằng đôla Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.

Đơn vị tính lượng: Sử dụng đơn vị tính quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.

Đối với đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu căn cứ vào các dữ liệu từ hồ sơ hải quan.

Nước đối tác thương mại:

Xuất khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến”: Là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hóa của Việt Nam sẽ được chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hóa trung chuyển, quá cảnh.

Nhập khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ xuất xứ” là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

2. Cách ghi biểu

Quy định cách ghi số liệu:

- Không phải thu thập số liệu và báo cáo: Biểu thị bằng dấu gạch chéo (X).

- Hiện tượng kinh tế không phát sinh: Biểu thị bằng dấu gạch ngang (-).

- Hiện tượng kinh tế có phát sinh nhưng chưa thu thập được số liệu báo cáo: Biểu thị bằng dấu 3 chấm (...).

Biểu số 013.K/BCB-TC: Xuất khẩu hàng hóa (kỳ 15 ngày)

Biểu số 014.K/BCB-TC: Nhập khẩu hàng hóa (kỳ 15 ngày)

Biểu số 015.T/BCB-TC: Xuất khẩu hàng hóa (tháng)

Biểu số 016.T/BCB-TC: Nhập khẩu hàng hóa (tháng)

Biểu số 017.T/BCB-TC: Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (tháng)

Biểu số 018.T/BCB-TC: Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (tháng)

- Cột A:

+ Tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Ghi tổng trị giá toàn bộ các nhóm/mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi thống kê nêu tại mục a và b.1

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ghi tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi thống kê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật - gọi tắt là doanh nghiệp FDI).

+ Nhóm/mặt hàng chủ yếu: Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu trong biểu 013.K/BCB-BT, 014.K/BCB-TC, được cập nhật hoặc sửa đổi căn cứ vào tình hình thực tế do Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đề xuất và thống nhất với Tổng cục Thống kê. Nhóm/mặt hàng chủ yếu trong biểu 015.T/BCB-TC; 016.T/BCB-TC; 017.T/BCB-TC và 018.T/BCB-TC được lựa chọn dựa trên danh mục biểu 013.K/BCB-TC và 014.K/BCB-TC.

- Cột B: Ghi đơn vị tính tương ứng với nhóm/mặt hàng chủ yếu.

- Cột 1 và 2: Ghi số liệu tổng hợp về lượng, trị giá xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa tương ứng phát sinh trong kỳ/tháng báo cáo.

- Cột 3 và 4: Ghi số liệu lũy kế về lượng, trị giá xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa tương ứng phát sinh từ ngày 1/1 đến hết kỳ/tháng báo cáo, bao gồm cả số liệu đã được điều chỉnh, cập nhật của các kỳ/tháng báo cáo trước theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

Biểu số 019.T/BCB-TC: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu chia theo tỉnh, thành phố (tháng)

- Cột A: Ghi tên của toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Số liệu của mỗi tỉnh, thành phố được tổng hợp từ tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu của toàn bộ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký mã s doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố đó.

- Cột 1 và 2: Ghi số liệu tổng hợp trị giá xuất khẩu của tháng báo cáo, lũy kế đến hết tháng báo cáo của từng tỉnh, thành phố bao gồm cả các số liệu đã được điều chỉnh, cập nhật của các tháng báo cáo trước theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

- Cột 3 và 4: Ghi số liệu tổng hợp trị giá nhập khẩu của tháng báo cáo, lũy kế đến hết tháng báo cáo của từng tỉnh, thành phố bao gồm cả các số liệu đã được điều chỉnh, cập nhật của các tháng báo cáo trước theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

Biểu số 020.T/BCB-TC: Xuất khẩu sang một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu (tháng)

Biểu số 021.T/BCB-TC: Nhập khẩu từ một số nước, vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu (tháng)

- Cột A: Ghi tên các nước, vùng lãnh thổ theo quy định của mục c) về “nước đối tác thương mại” và các nhóm/mặt hàng chủ yếu có trị giá xuất khẩu, nhập khẩu lớn theo danh mục của Biểu số 013.K/BCB-TC và Biểu số 014.K/BCB-TC.

Danh mục các nước, vùng lãnh thổ trong 2 biểu báo cáo này bao gồm:

+ Các nước là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nước đối tác thương mại lớn của ASEAN;

+ Các nước là thành viên của Liên minh châu Âu (EU);

+ Các nước có ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam;

+ Các nước có trị giá xuất khẩu, nhập khẩu lớn tính theo từng châu lục và các trường hợp khác theo rà soát hàng năm về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

- Cột 1 và 2: Ghi số liệu về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu sang/từ nước đối tác thương mại tương ứng ở cột A; lượng và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của từng nhóm/mặt hàng chủ yếu của nước đối tác thương mại đó phát sinh trong tháng báo cáo.

- Cột 3 và 4: Ghi số liệu về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu sang/từ nước đối tác thương mại tương ứng ở Cột A; lượng và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của từng nhóm/mặt hàng chủ yếu của nước đối tác thương mại đó phát sinh từ ngày 1/1 đến hết tháng báo cáo, bao gồm cả các số liệu đã được điều chỉnh, cập nhật của các tháng báo cáo trước theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

Biểu số 022.H/BCB-TC: Xuất khẩu hàng hóa (quý, năm) - Dạng file dữ liệu chi tiết, gửi bằng phương tiện máy tính.

Biểu số 023.H/BCB-TC: Nhập khẩu hàng hóa (quý, năm) - Dạng file dữ liệu chi tiết, gửi bằng phương tiện máy tính.

- Cột A (Mã số hàng hóa): Ghi mã số hàng hóa tương ứng với mô tả hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Bộ Tài chính ban hành), cấp mã AHTN8 chữ số.

- Cột B (Mô tả hàng hóa): Ghi rõ tên từng loại hàng hóa tương ứng với mã HS của hàng hóa ở cột A.

- Cột C (Đơn vị tính lượng): Ghi đơn vị tính lượng tương ứng của hàng hóa.

- Cột D: Ghi tên các nước, vùng lãnh thổ theo quy định của mục c) về “nước đối tác thương mại”.

+ Nước, vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến (Biểu số 022.H/BCB-TC): Là nước, vùng lãnh thổ mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hóa của Việt Nam sẽ được chuyển đến nước, vùng lãnh thổ đó để bốc dỡ, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa trung chuyển, quá cảnh.

+ Nước, vùng lãnh thổ xuất xứ (Biểu số 023.H/BCB-TC): Là nước, vùng lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

- Cột E: Ghi phương thức vận chuyển hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu phân chia theo:

+ Đường không;

+ Đường thủy;

+ Đường bộ;

+ Loại khác.

- Cột 1 và 2: Ghi số liệu lượng và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng của từng dòng hàng hóa phát sinh trong quý (đối với báo cáo quý) và cả năm (đối với báo cáo năm), bao gồm cả các số liệu được đã được điều chỉnh, cập nhật trong kỳ báo cáo theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

Biểu số 024.H/BCB-TC: Hàng hóa tái xuất khẩu (Quý, năm): Thực hiện từ năm 2019

- Cột A:

+ Tổng trị giá hàng hóa tái xuất khẩu: Ghi tổng trị giá toàn bộ các nhóm/mặt hàng tái xuất khẩu xác định được tối đa theo quy định về phạm vi thống kê nêu tại mục a và b.1.

+ Trị giá hàng hóa tái xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ghi tổng trị giá hàng hóa tái xuất khẩu thuộc phạm vi thống kê của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật - gọi tt là doanh nghiệp FDI).

+ Mặt hàng: Ghi mặt hàng tái xuất khẩu (theo danh mục mặt hàng của Biểu 013.K/BCB-TC) phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Cột B: Ghi đơn vị tính tương ứng với nhóm/mặt hàng chủ yếu trong Biểu 013.K/BCB-TC.

- Cột 1 và 2: Ghi số liệu tổng hợp về lượng, trị giá hàng hóa tái xuất khẩu phát sinh trong quý báo cáo.

- Cột 3 và 4: Ghi số liệu lũy kế về lượng, trị giá hàng hóa tái xuất khẩu phát sinh từ ngày 1/1 đến hết quý báo cáo, bao gồm cả số liệu đã được điều chỉnh, cập nhật của các quý báo cáo trước theo quy định về kiểm tra, điều chỉnh số liệu của cơ quan Hải quan.

3. Nguồn số liệu

- Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan hoặc các chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan khác;

- Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;

- Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;

- Các thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nước ngoài.

 

Biểu số: 025.H/BCB-TC

Ban hành theo Quyết định số 715 QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày nhận báo cáo:

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

(6 tháng, năm)

Kỳ báo cáo... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

số

Thu cân đối ngân sách

Trong đó một số sắc thuế

Thuế GTGT thu từ khu vực quốc doanh

Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước, thu từ khu vực quốc doanh

Thuế GTGT thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài

Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài

Thuế GTGT thu từ khu vực ngoài quốc doanh

Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước, thu từ khu vực ngoài quốc doanh

Thuế nhập khu thu từ Hải quan

Thuế xuất khẩu thu từ Hải quan

Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ Hải quan

Thuế GTGT hàng nhập khẩu thu từ Hải quan

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 025.H/BCB-TC: Thu ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Nội dung chỉ tiêu của biểu gồm các khoản thu theo sắc thuế.

- Kỳ báo cáo: Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện.

2. Nguồn số liệu: Từ Bộ Tài chính

 

 

Biểu số: 026.H/BCB-TC

Ban hành theo Quyết định số 715 QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày nhận báo cáo:

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN CHIA THEO TỈNH THÀNH PHỐ

(6 tháng, năm)

Kỳ báo cáo... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

số

Chi thường xuyên

Trong đó

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

Sự nghiệp khoa học công nghệ

Sự nghiệp y tế dân số và gia đình

Sự nghiệp văn hóa thông tin

Sự nghiệp phát thanh truyền hình, thông tấn

Sự nghiệp TDTT

Chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể; chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi bảo đm xã hội

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

02

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 026.H/BCB-TC: Chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Nội dung chỉ tiêu của biểu theo các khoản chi của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định.

- Kỳ báo cáo: Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện.

2. Nguồn số liệu: Từ Bộ Tài chính.

 

 

Biểu số: 027.H/BCB-TC

Ban hành theo Quyết định số 715 QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày nhận báo cáo:

Ước 6 tháng: Ngày 25 tháng 5 năm thực hiện

Ước năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số sơ bộ 6 tháng đầu năm: Ngày 25 tháng 11 năm thực hiện

Số chính thức năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

SỐ LAO ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

(6 tháng, năm)

Kỳ báo cáo... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Tài chính

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Người

 

Mã số

Tổng số

Phi nhân thọ

Nhân thọ

Môi giới bảo hiểm

A

B

1

2

3

4

Cả nước

01

 

 

 

 

Chia theo tnh, thành phố

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

………

02

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số: 027.H/BCB-TC: Số lao động của thị trường bảo hiểm chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Các chỉ tiêu lao động bình quân chia theo từng loại bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm) của 6 tháng và cả năm theo tỉnh, thành phố.

b) Phương pháp tính

Lấy trực tiếp từ các chỉ tiêu trong báo cáo của Bộ Tài Chính.

2. Cách ghi biểu

Ghi số liệu lao động bình quân phát sinh trong năm.

3. Nguồn s liệu: Bộ Tài Chính

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-NHNN

Tổng phương tiện thanh toán; tiền gửi và tốc độ tăng (giảm)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

2

002.H/BCB-NHNN

Số dư huy động vốn, dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo tnh, thành phố)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

3

003.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo kỳ hạn, loại tiền)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

4

004.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo loại hình kinh tế)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

5

005.H/BCB-NHNN

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo ngành kinh tế)

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

6

006.H/BCB-NHNN

Lãi suất

Quý, năm

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

7

007.H/BCB-NHNN

Cán cân thanh toán quốc tế

Quý, năm

90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

8

008.H/BCB-NHNN

Tỷ giá hối đoái bình quân giữa VNĐ và USD

Tháng, quý, năm

Số chính thức tháng: Ngày 22 của tháng tiếp theo sau tháng báo cáo

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

 

Biểu số: 001.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

TỔNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN, TIỀN GỬI VÀ TỐC ĐỘ TĂNG (GIẢM)

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số dư
(Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc độ tăng, giảm so với ngày cuối năm trước (%)

A

B

1

2

3

TỔNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN

01

 

 

 

1. Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng

02

 

 

 

2. Tiền gửi

03

 

 

 

2.1. Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

04

 

 

 

a. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

05

 

 

 

Trong đó:

+ Không kỳ hạn

06

 

 

 

 

+ Có kỳ hạn

07

 

 

 

b. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

08

 

 

 

Trong đó:

+ Không kỳ hạn

09

 

 

 

 

+ Có kỳ hạn

10

 

 

 

2.2. Tiền gửi bằng ngoại tệ

11

 

 

 

a. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

12

 

 

 

Trong đó:

+ Không kỳ hạn

13

 

 

 

 

+ Có kỳ hạn

14

 

 

 

b. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

15

 

 

 

Trong đó:

+ Không kỳ hạn

16

 

 

 

 

+ Có kỳ hạn

17

 

 

 

2.3. Phát hành giấy tờ có giá

18

 

 

 

a. Bằng đồng Việt Nam

19

 

 

 

b. Bằng ngoại tệ và vàng

20

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 001.H/BCB-NHNN: Tổng phương tiện thanh toán, tiền gửi và tốc độ tăng (giảm)

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

* Tổng phương tiện thanh toán bao gồm:

- Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

- Các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình.

- Các loại giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam gồm chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các chứng khoán nợ...

* Tiền gửi: Là số tiền bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ và vàng tại một thời điểm nhất định mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận của các pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức nhận tiền gửi khác theo quy tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Tiền gửi không kỳ hạn là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dưới dạng không kỳ hạn. Loại tiền gửi này có thể được sử dụng trực tiếp để thực hiện thanh toán, chuyển tiền bằng cách viết séc, hối phiếu, lệnh chi, hoặc bằng các phương tiện thanh toán trực tiếp khác.

Tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế có kỳ hạn và tiền gửi của cá nhân có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Phương pháp tính

Tiền mặt trong lưu thông được tính bằng tổng số tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trừ đi tin mặt tn quỹ tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các chỉ tiêu được thể hiện dưới dạng số dư và được trích ra từ các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Nguồn số liệu

Báo cáo cân đối tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước; báo cáo cân đối tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

 

Biểu số: 002.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

SỐ DƯ HUY ĐỘNG VỐN, DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

(Chia theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: …… năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số dư huy động vốn

Dư nợ tín dụng

Số dư kỳ báo cáo (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc độ tăng, giảm kỳ báo cáo so với ngày cuối năm trước (%)

Số dư kỳ báo cáo (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc độ tăng, giảm kỳ báo cáo so với ngày cuối năm trước (%)

A

B

1

2

3

4

5

6

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính Việt Nam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 002.H/BCB-NHNN: Số dư huy động vốn, dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là toàn bộ số dư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Số dư huy động vốn là số tiền bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ và vàng tại một thời điểm nhất định mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức nhận tiền gửi khác theo quy tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

b) Phương pháp tính

Các chỉ tiêu được thể hiện dưới dạng số dư tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Biểu số: 003.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

(Chia theo kỳ hạn, loại tiền)

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Tổng s (Tỷ đồng)

Tốc đ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc đ tăng, giảm so với ngày cuối năm trước (%)

A

B

1

 

 

I. Bằng đồng Việt Nam

01

 

 

 

1. Ngắn hạn

02

 

 

 

2. Trung và dài hạn

03

 

 

 

II. Bằng ngoại tệ

04

 

 

 

1. Ngắn hạn

05

 

 

 

2. Trung và dài hạn

06

 

 

 

III. Tổng cộng (07=08+09)

07

 

 

 

1. Ngắn hạn (08=02+05)

08

 

 

 

2. Trung và dài hạn(09=03+06)

09

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.H/BCB-NHNN: Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo kỳ hạn và loại tiền)

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là toàn bộ số dư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Tín dụng ngắn hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn tối đa 01 năm.

- Tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 01 năm và tối đa 05 năm.

- Tín dụng dài hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn trên 05 năm.

b) Phương pháp tính

Số dư các khoản cấp tín dụng tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình phân theo loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ), phân theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung và dài hạn).

2. Nguồn số liệu

Báo cáo cân đối tài khoản kế toán của các tổ chức, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

 

Biểu số: 004.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

(Chia theo loại hình kinh tế)

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Tng s (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc độ tăng, giảm so với ngày cuối năm trước (%)

A

B

1

2

3

1. Công ty nhà nước

01

 

 

 

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

02

 

 

 

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ hoặc nhà nước giữ quyền chi phi

03

 

 

 

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn khác

04

 

 

 

5. Công ty c phần có vốn c phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với công ty trong Điều lệ của công ty

05

 

 

 

6. Công ty cổ phần khác

06

 

 

 

7. Công ty hợp danh

07

 

 

 

8. Doanh nghiệp tư nhân

08

 

 

 

9. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

09

 

 

 

10. Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã

10

 

 

 

11. Hộ kinh doanh, cá nhân

11

 

 

 

12. Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội

12

 

 

 

13. Khác

13

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 004.H/BCB-NHNN: Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Chia theo loại hình kinh tế)

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là toàn bộ số dư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đi với các pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

b) Phương pháp tính

Số dư các khoản cấp tín dụng tại ngày cuối cùng của kỳ báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình phân theo loại hình tổ chức và cá nhân phù hợp với các quy định tại Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật Đầu tư (2014), Luật Hợp tác xã (2012), Luật doanh nghiệp nhà nước (2003). Cụ thể:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

(1) Công ty nhà nước: Là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 nhưng chưa thực hiện chuyển đổi mô hình theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ: Là doanh nghiệp do một tổ chức nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phần vốn góp của nhà nước trên 50% vốn điều lệ: Là doanh nghiệp có từ một thành viên trở lên là tổ chức nhà nước có tổng vốn góp trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp.

(4) Công ty trách nhiệm hữu hạn khác: Là công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng không được xếp vào nhóm công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại điểm 2 và 3 nêu trên.

(5) Công ty cổ phần có vốn cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty; hoặc nhà nước giữ quyền chi phối đối với với công ty trong Điều lệ công ty.

(6) Công ty cổ phần khác: Là công ty cổ phần nhưng không được xếp vào các công ty cổ phần quy định tại điểm 5 nêu trên.

(7) Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

(8) Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

(9) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

(10) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Được tổ chức quản lý và đăng ký thành lập theo Luật Hợp tác xã (năm 2012).

(11) Hộ kinh doanh, cá nhân: Bao gồm cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các khu vực nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ không tham gia hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã và chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tín dụng cấp cho các cán bộ, sinh viên, các đi tượng đi lao động nước ngoài được phân tổ vào loại hình này.

(12) Đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và hiệp hội: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, trường học, hội, hiệp hội,...

(13) Khác: Là các loại hình tổ chức không được xếp vào các loại hình tổ chức quy định từ điểm 1 đến điểm 12 nêu trên.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

 

Biểu số: 005.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

(Chia theo ngành kinh tế)

(Quý, Năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số dư kỳ báo cáo (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước (%)

Tốc độ tăng, giảm so với ngày cuối năm trước (%)

A

B

 

 

 

A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

01

 

 

 

B. Khai khoáng

02

 

 

 

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

03

 

 

 

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

04

 

 

 

E. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

05

 

 

 

F. Xây dựng

06

 

 

 

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

07

 

 

 

H. Vận tải kho bãi

08

 

 

 

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

09

 

 

 

J. Thông tin và truyền thông

10

 

 

 

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

11

 

 

 

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

12

 

 

 

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

13

 

 

 

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ tr

14

 

 

 

O. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

15

 

 

 

P. Giáo dục và đào tạo

16

 

 

 

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

17

 

 

 

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

18

 

 

 

S. Hoạt động dịch vụ khác

19

 

 

 

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

20

 

 

 

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

21

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 005.H/BCB-NHNN: Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chia theo ngành kinh tế)

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là toàn bộ số dư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một thời điểm cụ thể của các khoản cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình dưới hình thức: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay khách hàng trong trường hợp khách hàng được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

b) Phương pháp tính

Số dư các khoản cấp tín dụng tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với pháp nhân, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ gia đình, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ gia đình phân theo ngành kinh tế cấp 1. Nội dung các ngành kinh tế thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Biểu số: 006.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

LÃI SUẤT

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

PHẦN A: LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY

Đơn vị tính: %/năm

 

Mã số

Lãi suất bình quân

A

B

1

I. LÃI SUẤT VNĐ

 

 

1. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm

 

 

- Không kỳ hạn

01

 

- Kỳ hạn 3 tháng

02

 

- Kỳ hạn 6 tháng

03

 

- Kỳ hạn 12 tháng

04

 

- Kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng

05

 

- Kỳ hạn trên 24 tháng

06

 

2. Lãi suất cho vay

 

 

- Cho vay ngắn hạn

07

 

- Cho vay trung hạn và dài hạn

08

 

II. LÃI SUẤT USD

 

 

1. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm

 

 

- Không kỳ hạn

09

 

- Kỳ hạn 3 tháng

10

 

- Kỳ hạn 6 tháng

11

 

- Kỳ hạn 12 tháng

12

 

- Kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng

13

 

- Kỳ hạn trên 24 tháng

14

 

2. Lãi suất cho vay

 

 

- Cho vay ngắn hạn

15

 

- Cho vay trung hạn và dài hạn

16

 

PHẦN B: LÃI SUẤT CHO VAY, GỬI TIỀN BÌNH QUÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn

Mã số

Loại tiền VNĐ

Loi tiền USD

A

B

1

2

1. Qua đêm

01

 

 

2. 01 tuần

02

 

 

3. 02 tuần

03

 

 

4. 01 tháng

04

 

 

5. 03 tháng

05

 

 

6. 06 tháng

06

 

 

7. 09 tháng

07

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 006.H/BCB-NHNN: Lãi suất

A. Lãi suất tiền gửi và cho vay

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

- Lãi suất tiền gửi: Là tỷ lệ giữa số tiền lãi với số tiền gửi trong một năm.

- Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ giữa số tiền lãi với số tiền cho vay trong một năm.

b) Phương pháp tính

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân, lãi suất cho vay bình quân cho từng loại kỳ hạn được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn của các mức lãi suất tiền gửi thực tế phổ biến, bình quân số học giản đơn của các mức lãi suất cho vay thực tế phổ biến mà các tổ chức tín dụng áp dụng trong kỳ báo cáo.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

B. Lãi suất cho vay, gửi tiền bình quân trên thị trường liên ngân hàng

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Lãi suất cho vay, gửi tiền bình quân trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất bình quân của các khoản cho vay, gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường liên ngân hàng đối với từng loại tiền theo từng kỳ hạn nhất định.

b) Phương pháp tính

Công thức tính lãi suất:

Lãi sut cho vay, gửi tin bình quân trên thị trường liên ngân hàng được tính như sau:

Lãi suất bình quân Quý/năm Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Trong đó: Ti là lãi suất bình quân tháng thứ i, n là số tháng trong kỳ (nếu là lãi suất bình quân Quý thì n=3, nếu là lãi suất bình quân năm thì n=12).

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Trong đó: Ni là lãi suất bình quân ngày thứ i trong tháng, m là số ngày làm việc trong tháng.

Công thức tính Ni (phương pháp bình quân gia quyn):

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Trong đó: Ai là doanh số giao dịch của món thứ i trong ngày; Li là lãi suất của món giao dịch thứ i tương ứng với i =1, 2, 3, , k.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Biểu số: 007.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức quý: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

(Quý, năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Triệu USD

 

Mã số

Giá trị

A

B

1

A. CÁN CÂN VÃNG LAI

01

 

Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b

02

 

Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b

03

 

Hàng hóa (ròng)

04

 

Dịch vụ: Xuất khẩu

05

 

Dịch vụ: Nhập khẩu

06

 

Dịch vụ (ròng)

07

 

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu

08

 

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi

09

 

Thu nhập (Thu nhập sơ cấp) (ròng)

10

 

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu

11

 

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cp): Chi

12

 

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp) (ròng)

13

 

B. CÁN CÂN VỐN

14

 

Cán cân vốn: Thu

15

 

Cán cân vốn: Chi

16

 

Tng cán cân vãng lai và cán cân vn

17

 

C. CÁN CÂN TÀI CHÍNH

18

 

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có

19

 

Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ

20

 

Đầu tư trực tiếp (ròng)

21

 

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có

22

 

Vốn cổ phần và c phiếu quỹ

23

 

Chứng khoán nợ

24

 

Đu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ

25

 

Vốn cổ phần và c phiếu quỹ

26

 

Chứng khoán nợ

27

 

Đầu tư gián tiếp (ròng)

28

 

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có

29

 

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ

30

 

Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)

31

 

Đầu tư khác: Tài sản có

32

 

Tiền và tiền gửi

33

 

Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

34

 

Ngn hạn

35

 

Dài hạn

36

 

Tín dụng thương mại và ứng trước

37

 

Các khoản phải thu/phải trả khác

38

 

Đầu tư khác: Tài sản nợ

39

 

Tiền và tiền gửi

40

 

Vay, trả nợ nước ngoài

41

 

Ngn hạn

42

 

Dài hạn

43

 

Tín dụng thương mại và ứng trước

44

 

Các khoản phải thu/phải trả khác

45

 

Đầu tư khác (ròng)

46

 

D. LI VÀ SAI SÓT

47

 

E. CÁN CÂN TỔNG THỂ

48

 

F. DỰ TRỮ VÀ CÁC HẠNG MỤC LIÊN QUAN

49

 

Tài sản dự trữ

50

 

Tín dụng và vay nợ từ IMF

51

 

Tài trợ đặc biệt

52

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 007.H/BCB-NHNN: Cán cân thanh toán quốc tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Cán cân thanh toán quốc tế (CCTT) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

b) Phương pháp tính

Các quy ước cơ bản:

Các giao dịch kinh tế được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú của Việt Nam trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Các giao dịch kinh tế trong cán cân thanh toán được phân loại phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê CCTT và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Các giao dịch trong cán cân vãng lai gồm: các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai.

Các giao dịch trong cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú của Việt Nam về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;

Các giao dịch trong cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú của Việt Nam về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.

Mỗi một giao dịch kinh tế được ghi chép bởi hai bút toán có cùng giá trị nhưng ngược dấu nhau, bút toán nợ (-) và bút toán có (+).

Số liệu trên cán cân thanh toán được thể hiện dưới dạng số phát sinh trong một thời kỳ (thường là 1 năm).

Số liệu về giao dịch kinh tế được ghi chép tại thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú. Cán cân thanh toán được lập theo đơn vị tiền tệ là Đôla Mỹ (USD). Giá trị giao dịch kinh tế được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch và được quy đổi thành USD. Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ không phải là USD được quy đổi thành USD theo nguyên tắc sau:

- Tỷ giá quy đổi VND sang USD là tỷ giá trung tâm do NHNN công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:

+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;

+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại điểm nêu trên.

Cán cân thanh toán không hạch toán những thay đổi về giá trị không do giao dịch tạo ra.

Một số điểm lưu ý trong thống kê cán cân thanh toán:

Dự trữ ngoại hối (Tài sản dự trữ) là các công cụ tài chính do NHTƯ kiểm soát, và có thể sử dụng bất cứ lúc nào để tài trợ trực tiếp cho những mất cân đối trong cán cân thanh toán của một nước, hoặc can thiệp vào thị trường ngoại hi nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái và cho một số mục đích khác như để gây dựng lòng tin vào đồng bản tệ và nền kinh tế hay để đó như một khoản thế chấp để đi vay nước ngoài.

Các mối quan hệ hạch toán cơ bản trong cán cân thanh toán:

A. Cán cân vãng lai = Hàng hóa (ròng )+ Dịch vụ (ròng) + Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) + Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng)

- Hàng hóa (ròng) = Xuất khẩu hàng hóa (FOB) - Nhập khẩu hàng hóa (FOB)

- Dịch vụ (ròng) = Xuất khẩu dịch vụ - Nhập khẩu dịch vụ

- Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) = Thu (Thu nhập sơ cấp) - Chi (Thu nhập sơ cấp)

- Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) = Thu từ chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp) - Chi chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp)

B. Cán cân vốn = Thu cán cân vốn - Chi cán cân vốn

C. Cán cân tài chính = Đầu tư trực tiếp (ròng) + Đầu tư gián tiếp (ròng) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) + Đầu tư khác (ròng)

- Đầu tư trực tiếp, gồm:

+ Tài sản có: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.

+ Tài sản nợ: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

+ Đầu tư trực tiếp (ròng) = Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Tài sản có) + Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (Tài sản nợ)

- Đầu tư gián tiếp:

+ Tài sản có: Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (chi tiết theo công cụ đầu tư: vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ và chứng khoán nợ).

+ Tài sản nợ: Đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (chi tiết theo công cụ đầu tư: vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ và chứng khoán nợ).

+ Đầu tư gián tiếp ròng = Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (Tài sản có) + Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam (Tài sản nợ)

- Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) ròng = Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (Tài sản có) + Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (Tài sản nợ)

- Đầu tư khác - tài sản có, gồm:

+ Tiền và tiền gửi: Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú.

+ Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài (bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn): Cho vay và thu nợ nước ngoài của người cư trú đối với người không cư trú.

+ Tín dụng thương mại và ứng trước: Các khoản chậm trả và các khoản ứng trước của người cư trú cấp cho người không cư trú khi thực hiện các giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (chủ yếu dưới hình thức bán hàng hóa, dịch vụ trả chậm hoặc các khoản ứng trước khi mua hàng hóa, dịch vụ).

+ Các khoản phải thu/phải trả khác giữa người cư trú và người không cư trú.

- Đầu tư khác - tài sản nợ, gồm:

+ Tiền và tiền gửi: VND do người không cư trú nắm giữ và tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của người không cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người cư trú.

+ Vay, trả nợ nước ngoài (bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn): vay và trả nợ nước ngoài của người cư trú đối với người không cư trú.

+ Tín dụng thương mại và ứng trước: Các khoản chậm trả và các khoản ứng trước của người không cư trú cấp cho người cư trú khi thực hiện các giao dịch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (chủ yếu dưới hình thức bán hàng hóa, dịch vụ trả chậm hoặc các khoản ứng trước khi mua hàng hóa, dịch vụ).

+ Các khoản phải thu/phải trả khác giữa người cư trú và người không cư trú.

D. Lỗi và sai sót = E-A-B -C.

E. Cán cân tổng thể = -F.

F. Dự trữ và các hạng mục liên quan: được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.

- Tài sản dự trữ = Thay đổi GIR (không kể sử dụng vốn của Quỹ tiền tệ quốc tế) + Sử dụng vốn của Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Tài trợ đặc biệt, gồm:

+ Nợ quá hạn là khoản nợ đã đến hạn trả nhưng người đi vay chưa thực hiện việc trả nợ cho người vay. Nợ quá hạn xảy ra đối với cả hai trường hợp là chậm thanh toán gốc và lãi.

+ Gia hạn nợ là việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kỳ hạn mới, dài hơn đối với khoản tiền được hoãn nợ.

2. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Số liệu thống kê từ các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương...).

- Các cá nhân và tổ chức khác cung cấp thông tin phục vụ việc lập, phân tích và dự báo CCTT của Việt Nam;

- Kết quả điều tra thống kê.

Biểu số: 008.H/BCB-NHNN

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Số chính thức tháng: Ngày 22 của tháng tiếp theo sau tháng báo cáo

Số chính thức quý: 45 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

Số chính thức năm: 90 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI BÌNH QUÂN GIỮA VNĐ VÀ USD

(Tháng, Quý, Năm)

Kỳ báo cáo: … năm

Đơn vị báo cáo: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị: VND/USD

 

Mã số

Tỷ giá hối đoái

A

B

1

Tỷ giá trung tâm

01

 

Ngân hàng Ngoại thương

Mua

02

 

Bán

03

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 008.H/BCB-NHNN: Tỷ giá hối đoái bình quân giữa VNĐ và USD

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

- Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

- Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ: Là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo hàng ngày và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Phương pháp tính

Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ theo tháng, quý, năm được tính theo phương pháp bình quân giản đơn.

Tỷ giá mua bình quân tháng, quý, năm và tỷ giá bán bình quân tháng, quý, năm ngoại tệ (USD) của một ngân hàng có khối lượng giao dịch về ngoại hối lớn trên thị trường ngoại tệ (Ngân hàng được lựa chọn ở đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) được tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Tỷ giá mua/bán hàng ngày của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam dùng để tính tỷ giá bình quân giản đơn tháng, quý, năm là tỷ giá mua/bán được niêm yết vào cuối ngày tại trang thông tin điện t chính thức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

STT

Ký hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-BHXH

Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

2

002.N/BCB-BHXH

Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

3

003.N/BCB-BHXH

Số người hưng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

4

004.N/BCB-BHXH

Số người hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Năm

Ngày 30 tháng 6 năm sau

5

005.N/BCB-BHXH

Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Năm

Báo cáo năm: Ngày 30 tháng 9 năm sau

6

006.Q/BCB-BHXH

Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chia theo tỉnh, thành phố

Quý

Báo cáo quý: Ngày 25 tháng thứ 2 quý sau quý báo cáo

 

Biểu số: 001.N/BCB-BHXH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

SỐ NGƯỜI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Số người (Người)

A

B

1

A. BẢO HIỂM XÃ HỘI

01

 

1. Doanh nghiệp nhà nước

02

 

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

03

 

3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

04

 

4. Hành chính, đảng, đoàn thể

05

 

5. Khối lực lượng vũ trang, cơ yếu

06

 

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn

07

 

7. Tổ chức nước ngoài, quốc tế

08

 

8. Ngoài công lập, hợp tác xã, tổ chức khác

09

 

9. Cán bộ không chuyên trách cấp xã

10

 

10. Các đối tượng khác

11

 

11. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

12

 

B. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

13

 

1. Doanh nghiệp nhà nước

14

 

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

15

 

3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

16

 

4. Hành chính, đảng, đoàn thể

17

 

5. Khối lực lượng vũ trang, cơ yếu

18

 

6. Cán bộ xã, phường, thị trấn

19

 

7. Tổ chức nước ngoài, quốc tế

20

 

8. Ngoài công lập, hợp tác xã, tổ chức khác

21

 

9. Cán bộ không chuyên trách cấp xã

22

 

10. Các đối tượng khác

23

 

C. BẢO HIỂM Y TẾ

24

 

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

25

 

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

26

 

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

27

 

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

28

 

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

29

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số: 002.N/BCB-BHXH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

SỐ NGƯỜI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Người

 

Mã số

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

A

B

1

2

3

Chia theo tnh, thành phố

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

01

 

 

 

….

02

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-BHXH: Số người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT)

Biểu số 002.N/BCB-BHXH: Số người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số người đóng BHXH: Là người lao động quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 2 của Luật BHXH đóng BHXH.

Số người đóng BHXH được phân tổ theo: Loại hình kinh tế, địa giới hành chính.

- Số người đóng BHTN: Là người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm đóng BHTN.

Số người đóng BHXH được phân tổ theo: Loại hình kinh tế, địa giới hành chính.

- Số người đóng BHYT: Là những người thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật BHYT tham gia đóng hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT theo quy định được cấp thẻ BHYT.

Số người đóng BHYT được phân tổ chủ yếu theo: Nhóm đối tượng tham gia, địa giới hành chính.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của BHXH Việt Nam.

Biểu số: 003.N/BCB-BHXH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

SỐ NGƯỜI HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Đơn vị tính

Số người/ lượt người

A

B

C

1

A. Số người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

01

Người

 

A.1. Do ngân sách nhà nước trả

02

Người

 

1. Số người hưởng hàng tháng

03

Người

 

2. Số người hưởng một lần

04

Người

 

A.2. Do Quỹ bảo hiểm xã hội trả

05

Người

 

1. Số người hưởng hàng tháng

06

Người

 

2. Số người hưởng một lần

07

Người

 

B. Số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

08

Người

 

C. Số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

09

Lượt người

 

1. Khám, chữa bệnh ngoại trú

10

Lượt người

 

2. Khám, chữa bệnh nội trú

11

Lượt người

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số: 004.N/BCB-BHXH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 6 năm sau

SỐ NGƯỜI HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Người/Lượt người

 

Mã số

Số người hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội

Số người hưng Bảo hiểm thất nghiệp

Số lượt người khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Do NSNN trả

Do BHXH trả

Hàng tháng

Một lần

Hàng tháng

Một lần

Ngoại trú

Nội trú

A

B

1

2

3

4

5

6

7

Chia theo tỉnh, thành phố

01

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 003.N/BCB-BHXH: Số người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT)

Biểu số 004.N/BCB-BHXH: Số người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số người hưởng BHXH: Là những người được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH.

Số người được hưởng các chế độ BHXH được phân tổ theo: Nguồn chi, hình thức chi, địa giới hành chính.

- Số người hưởng BHTN: Là những người được hưởng các chế độ BHTN theo quy định của Luật Việc làm.

Số người được hưởng BHTN được phân tổ theo: Địa giới hành chính.

- Số lượt người khám, chữa bệnh (KCB) BHYT: Là lượt người sử dụng thẻ BHYT đi KCB tại cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB với cơ quan BHXH.

Số lượt người KCB BHYT được phân tổ theo: Hình thức điều trị, địa giới hành chính.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của thống kê của BHXH Việt Nam.

Biểu số: 005.N/BCB-BHXH

Ban hành theo ...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 30 tháng 9 năm sau

THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Tỷ đng

 

Mã số

Giá trị

A

B

1

I. TNG THU

01

 

A. NSNN cấp chi BHXH

02

 

B. Thu quỹ bảo hiểm xã hội

03

 

1. Tiền thu bảo hiểm xã hội từ các đối tượng

04

 

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ

05

 

3. Lãi đầu tư tài chính

06

 

4. Thu khác

07

 

C. Thu quỹ bảo hiểm thất nghiệp

08

 

1. Tiền thu bảo hiểm thất nghiệp từ các đối tượng

09

 

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ

10

 

3. Lãi đầu tư tài chính

11

 

4. Thu khác

12

 

D. Thu quỹ bảo hiểm y tế

13

 

1. Tiền thu bảo hiểm y tế từ các đối tượng

14

 

2. Ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ

15

 

3. Lãi đầu tư tài chính

16

 

4. Thu khác

17

 

II. TỔNG CHI

18

 

A. Chi BHXH nguồn NSNN

19

 

B. Chi quỹ bảo hiểm xã hội

20

 

1. Chi các chế độ theo quy định

21

 

2. Chi hoạt động quản lý

22

 

C. Chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp

23

 

1. Chi các chế độ theo quy định

24

 

2. Chi hoạt động quản lý

25

 

D. Chi quỹ bảo hiểm y tế

26

 

1. Chi các chế độ theo quy định

27

 

2. Chi hoạt động quản lý

28

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 005.N/BCB-BHXH: Thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT)

1. Khái niệm, phương pháp tính

* NSNN cấp chi BHXH: Là số tiền NSNN cấp cho BHXH Việt Nam để thực hiện chi trả các chế độ BHXH của các đối tượng nghỉ việc hưởng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 trở về trước (đây là nhóm đối tượng hưởng BHXH do NSNN có trách nhiệm chi trả).

* Thu quỹ BHXH gồm:

- Tiền thu BHXH từ các đối tượng: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: Là khoản kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHXH để chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của các đối tượng nghỉ hưởng BHXH sau ngày 1/1/1995 (hiện tại chưa có phát sinh)

- Lãi đầu tư tài chính: Là số tiền thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thu khác: Gồm các khoản thu khác như lãi tiền gửi ngân hàng, thu hồi do chi sai, thu tài trợ, viện trợ... làm tăng quỹ BHXH

* Thu quỹ BHTN gồm:

- Tiền thu BHTN từ các đối tượng: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHTN theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ: Là khoản đóng góp của ngân sách nhà nước vào quỹ BHTN theo quy định.

- Lãi đầu tư tài chính: Là số tiền thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHTN do cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thu khác: Gồm các khoản thu khác như lãi tiền gửi ngân hàng, thu hồi do chi sai, thu tài trợ, viện trợ... làm tăng quỹ BHTN.

* Thu quỹ BHYT gồm:

- Tiền thu BHYT từ các đối tượng: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ: Là khoản tiền mua BHYT của cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ theo quy định.

- Lãi đầu tư tài chính: Là số tiền thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHYT do cơ quan BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thu khác: Gồm các khoản thu khác như lãi tiền gửi ngân hàng, thu hồi do chi sai, thu tài trợ, viện trợ... làm tăng quỹ BHYT.

* Chi BHXH nguồn NSNN: Là số tiền chi các chế độ BHXH, tiền chi mua BHYT cho các đối tượng hưởng BHXH từ nguồn NSNN (đối tượng phát sinh trước ngày 1/1/1995).

* Chi quỹ BHXH:

- Chi các chế độ theo quy định: Là số tiền chi các chế độ BHXH, tiền chi mua BHYT cho các đối tượng hưởng BHXH từ quỹ BHXH (đối tượng phát sinh từ ngày 1/1/1995 đến thời điểm báo cáo).

- Chi quản lý quỹ BHXH: Là tiền chi cho các hoạt động quản lý quỹ BHXH theo quy định hiện hành.

* Chi quỹ BHTN:

- Chi các chế độ theo quy định: Bao gồm toàn bộ tiền chi cho đối tượng hưởng các chế độ BHTN (chi trợ cấp thất nghiệp, chi dạy nghề, chi hỗ trợ tư vấn tìm việc làm cho người lao động, chi bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, chi mua BHYT cho người hưởng BHTN).

- Chi quản lý quỹ BHTN: Là tiền chi cho các hoạt động quản lý quỹ BHTN theo quy định hiện hành.

* Chi quỹ BHYT:

- Chi các chế độ theo quy định: Bao gồm toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, chi phí KCB BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định hiện hành.

- Chi quản lý quỹ BHYT: là tiền chi cho các hoạt động quản lý quỹ BHYT theo quy định hiện hành.

2. Nguồn số liệu

Báo cáo tài chính của BHXH Việt Nam.

 

 

Biểu số: 006.Q/BCB-BHXH

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo quý: Ngày 25 tháng thứ 2 quý sau quý báo cáo

THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CHIA THEO TỈNH, THÀNH PHỐ

Kỳ báo cáo ... năm ...

Đơn vị báo cáo: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Mã số

Thu

Chi

NSNN cấp chi BHXH

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Nguồn NSNN

Nguồn quỹ BHXH

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Chia theo tỉnh, thành phố

01

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

02

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 006.Q/BCB-BHXH: Thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) chia theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phần thu:

* NSNN cấp chi BHXH: BHXH Việt Nam cấp cho BHXH các tỉnh, thành phố để thực hiện chi trả các chế độ BHXH của các đối tượng nghỉ việc hưởng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 trở về trước (đây là nhóm đối tượng hưởng BHXH do NSNN có trách nhiệm chi trả).

* Thu BHXH: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

* Thu BHTN: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHTN theo quy định của pháp luật.

* Thu BHYT: Là số tiền thu do cơ quan BHXH thực hiện thu từ các đối tượng tham gia BHYT theo quy định của pháp luật.

Phần chi:

* Chi BHXH: Là số tiền chi cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH, tiền chi mua BHYT cho người hưởng BHXH.

* Chi BHTN: Là số tiền chi cho đối tượng hưởng các chế độ BHTN, tiền chi mua thẻ BHYT cho người hưởng BHTN.

* Chi BHYT: Là số tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu, chi phí KCB BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định hiện hành.

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của thống kê của BHXH Việt Nam.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-GTVT

Khối lượng hàng hóa thông qua cảng

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 30 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-GTVT

Số lượng và năng lực bốc xếp của cảng thủy nội địa

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.N/BCB-GTVT

Số lượng, năng lực vận chuyển hiện có và mới tăng của cảng hàng không, sân bay

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.H/BCB-GTVT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo quý: Ngày 30 tháng sau quý báo cáo

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG

Quý ... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Giao thông vận tải

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Đơn vị tính

Tổng số

Chia theo loại cảng

Cảng bin

Cảng đường thủy nội địa

Cảng hàng không

A

B

C

1=2+3+4

2

3

4

Tổng số

01

1000TTQ

 

 

 

 

- Hàng xuất khẩu

02

1000TTQ

 

 

 

 

- Hàng nhập khẩu

03

1000TTQ

 

 

 

 

- Hàng nội địa

04

1000TTQ

 

 

 

 

- Hàng quá cảnh

05

1000TTQ

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

1. Container

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Xuất

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nhập

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nội địa

 

1000TTQ

 

 

 

 

2. Hàng lỏng

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Xuất

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nhập

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nội địa

 

1000TTQ

 

 

 

 

3. Hàng khô

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Xuất

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nhập

 

1000TTQ

 

 

 

 

- Nội địa

 

1000TTQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.H/BCB-GTVT: Khối lượng hàng hóa thông qua cảng

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Khối lượng hàng hóa thông qua cảng là khi lượng hàng hóa thực tế xuất hoặc nhập cảng trong kỳ gồm:

- Khối lượng hàng hóa xuất khẩu: Là số tấn hàng hóa thực tế được cảng xếp lên phương tiện vận tải đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không trong phạm vi địa giới do cảng quản lý để vận chuyển đến các cảng khác ngoài nước.

- Khối lượng hàng hóa nhập khẩu: Là số tấn hàng hóa thực tế do phương tiện đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không vận chuyển từ các cảng khác ở nước ngoài đến phạm vi địa giới do cảng quản lý và đã được bốc ra khỏi phương tiện đó.

Phân tổ: Ghi chi tiết khối lượng hàng container, hàng lỏng, hàng khô và hàng quá cảnh (hàng quá cảnh chỉ bao gồm khối lượng hàng hóa được xếp dỡ tại cảng) và mỗi phân tổ ghi khối lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu và nhập khẩu theo từng loại hàng: hàng xuất khẩu; hàng nhập khẩu; hàng nội địa.

Không tính những lượng hàng sau vào khối lượng hàng hóa thông qua cảng:

- Lượng hàng do cảng bốc xếp nhưng ở ngoài phạm vi cảng.

- Lượng chất lỏng qua cảng phục vụ tàu thuyền, như: nước ngọt, nhiên liệu...

- Lượng hàng tổn thất trong quá trình bốc xếp tại cảng.

2. Cách ghi biểu

Cột A: Tổng số: Ghi tổng cộng hàng hóa thực tế xuất cảng và nhập cảng.

Cột 1, 2, 3, 4: Ghi số liệu tổng số và chia theo từng loại cảng theo nội dung của cột A.

3. Nguồn số liệu

- Cục Hàng hải Việt Nam;

- Cục Hàng không Việt Nam;

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Biểu số: 002.N/BCB-GTVT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ LƯỢNG VÀ NĂNG LỰC BỐC XẾP CỦA CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Giao thông vận tải

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Đơn vị tính

Cảng thủy nội địa

Năm trước

Năm báo cáo

A

B

C

1

2

1. Số lượng cảng

01

Cảng

 

 

Cảng Trung ương

02

 

 

 

Cảng địa phương

03

 

 

 

2. Năng lực bốc xếp

04

1000TTQ

 

 

Cảng Trung ương

05

 

 

 

Cảng địa phương

06

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-GTVT: Số lượng và năng lực bốc xếp của cảng thủy nội địa

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số lượng cảng: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng cảng trên một địa phương hay một khu vực có địa giới rõ rệt theo quy định của cấp thẩm quyền, có cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc tiếp nhận phương tiện, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, tập kết, giao nhận hàng hóa đi đến và thực hiện dịch vụ khác nhằm bảo đảm quá trình vận tải hoạt động bình thường.

- Năng lực bốc xếp của cảng: Là khối lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua cảng mà cảng có thể đảm nhận trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

2. Cách ghi biểu

Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu;

Cột B: Mã số;

Cột C: Đơn vị tính;

Cột 1, 2: Ghi tổng số lượng cảng và năng lực bốc xếp của cảng thủy nội địa theo số liệu năm trước và năm báo cáo.

3. Nguồn số liệu

- Báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp cảng.

Biểu số: 003.N/BCB-GTVT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ LƯỢNG, NĂNG LỰC VẬN CHUYỂN HIỆN CÓ VÀ MỚI TĂNG CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Có đến 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Giao thông vận tải

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Đơn vị tính

Năm trước

Năm báo cáo

Tổng số

Trong đó: Quốc tế

Tổng s

Trong đó: Quốc tế

A

B

C

1

2

3

4

1. Số lượng cảng hàng không

01

Cảng

 

 

 

 

2. Số lượng sân bay

02

 

 

 

 

 

3. Năng lực thông qua

03

 

 

 

 

 

Chia theo danh mục cảng hàng không, sân bay

04

 

 

 

 

 

a. Hành khách thông qua

05

Khách TQ

 

 

 

 

b. Hàng hóa thông qua

06

Tấn TQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.N/BCB-GTVT: Số lượng, năng lực vận chuyển hiện có và mới tăng của cảng hàng không, sân bay

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số lượng cảng hàng không, sân bay hiện có là tổng số cảng hàng không, sân bay có đến 31 tháng 12 năm báo cáo. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cn thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

- Năng lực vận chuyển hiện có của cảng hàng không là khả năng tiếp nhận tàu bay; đưa đón hành khách đi đến; bốc xếp giao nhận, bảo quản hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác của cảng hàng không hiện có trong kỳ, được tính theo năng lực thiết kế hoặc năng lực theo thực tế.

- Năng lực vận chuyển mới tăng của cảng hàng không là năng lực vận chuyển mới tăng (tính theo thiết kế) của hệ thống cảng hàng không đã xây dựng hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong kỳ, gồm năng lực mới tăng do nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không hiện có.

2. Cách ghi biểu

Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu;

Cột B: Mã số;

Cột C: Đơn vị tính;

Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tổng số, chia theo cảng hàng không quốc tế, số liệu năm trước, năm báo cáo theo các nội dung quy định trong cột A.

3. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê nội bộ Cục Hàng không Việt Nam.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

STT

Ký hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-CT

S lượng chợ

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

2

002.N/BCB-CT

Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

3

003.2N/BCB-CT

Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử

2 năm

Ngày 31 tháng 3 năm có số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

4

004.2N/BCB-CT

Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

2 năm

Ngày 31 tháng 3 năm có số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

 

Biểu số: 001.N/BCB-CT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ LƯỢNG CHỢ

Có đến 31 tháng 12 năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Công Thương

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Tng s

Chia ra

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

A

B

1=2+3+4

2

3

4

Tng s

01

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.N/BCB-CT: Số lượng chợ

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Số lượng chợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên từng địa bàn. Chợ phải có ít nhất 50 điểm kinh doanh (có diện tích tối thiểu là 3m2/điểm) đối với khu vực thành thị, 30 điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn (để phân biệt giữa chợ với các tụ điểm kinh doanh khác không phải là chợ).

b) Phương pháp tính

Chợ được chia thành 3 hạng như sau:

- Chợ hạng 1:

+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

+ Được đặt ở vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

+ Có mặt bằng và phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

- Chợ hạng 2:

+ Là chợ có trên 200 điểm đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.

- Chợ hạng 3:

+ Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh trở xuống hoặc các chợ chưa đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong một thôn, một xã/phường/thị trấn và địa bàn phụ cận.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi tổng số chợ của toàn quốc và của từng tỉnh, thành phố có đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

Cột 2, 3, 4: Ghi số lượng chợ chia theo hạng chợ tương ứng nội dung của cột A.

Lưu ý: cột 1 = cột 2+cột 3+cột 4.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công Thương.

 

 

Biểu số: 002.N/BCB-CT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

SỐ LƯỢNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Có đến 31 tháng 12 năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Công Thương

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

s

Tổng số

Siêu thị

Trung tâm thương mại

Tổng số

Chia theo loại hình kinh tế

Chia theo loại siêu thị

Tổng số

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Loại hình khác

Siêu thị kinh doanh tổng hợp

Siêu thị chuyên doanh

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Loại hình khác

A

B

1=2+9

2=3+
4+5+6
=7+8

3

4

5

6

7

8

9=10+11
+12+13

10

11

12

13

Tổng số

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo hạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 002.N/BCB-CT: Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại là toàn bộ số lượng siêu thị, trung tâm thương mại hiện có trong kỳ báo cáo.

Siêu thị là một loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, gồm tổ hp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.

b) Phương pháp tính

(1) Siêu thị: Được phân thành 3 hạng sau:

- Siêu thị hạng 1:

+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;

Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, qua điện thoại.

+ Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên;

Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, cân đo, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, qua điện thoại.

- Siêu thị hạng 2:

+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

+ Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên;

Có công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

- Siêu thị hạng 3:

+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

Có diện tích kinh doanh từ 500 m2;

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

+ Siêu thị chuyên doanh:

Có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên;

Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

(3) Trung tâm thương mại: Chia thành 3 hạng sau:

- Trung tâm thương mại hạng I:

+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng II:

+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại bảo đảm các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm khu vực để b trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng III:

+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại;

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bảo đảm các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đi tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực;

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, gồm: khu vực để bố trí cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống vui chơi, giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Bằng tổng số siêu thị và trung tâm thương mại chia theo nội dung quy định của cột A;

Cột 2: Ghi tổng số siêu thị của tất cả các loại hình kinh tế; loại siêu thị;

Cột 3, 4, 5, 6: Lần lượt ghi số siêu thị chia theo các loại hình kinh tế Nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực khác (gồm cả tư nhân);

Cột 7: Ghi tổng số siêu thị kinh doanh tổng hợp;

Cột 8: Ghi tổng số siêu thị chuyên doanh

Cột 9: Ghi tổng số trung tâm thương mại của tất cả các loại hình kinh tế;

Cột 10, 11, 12, 13: Lần lượt ghi số trung tâm thương mại chia theo các loại hình kinh tế Nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và loại hình khác (gồm cả tư nhân).

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công Thương.

 

 

Biểu số: 003.2N/BCB-CT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm có số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

SỐ ĐƠN VỊ CÓ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Có đến 31 tháng 12 năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Công Thương

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Tổng số

Chia theo loại hình kinh tế

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Loại hình khác

A

B

1=2+3+4+5

2

3

4

5

Tng s

01

 

 

 

 

 

Chia theo ngành kinh tế cấp I

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 003.2N/BCB-CT: Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử (e-commerce)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Đơn vị có giao dịch thương mại điện tử là các thương nhân sử dụng phương tiện internet trong hoạt động thương mại, bao gồm giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động thương mại khác.

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Đơn vị có giao dịch thương mại điện tử khi triển khai phải thực hiện ít nhất một trong các phương thức giao dịch sau:

+ Sử dụng thư điện tử trong hoạt động thương mại một cách thường xuyên;

+ Có trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thương mại, với điều kiện đơn vị cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử này trong kỳ thống kê;

+ Truy cập các trang thông tin điện tử bán hàng hóa và dịch vụ, trang thông tin điện tử đấu thầu, tham gia các dịch vụ công trực tuyến, v.v... một cách thường xuyên;

+ Ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI, ebXML) trong hoạt động thương mại một cách thường xuyên.

Lưu ý: Không bao gồm các đơn vị có trang thông tin điện tử chỉ để quảng cáo, giới thiệu đơn vị và các đơn vị mua, bán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại, fax.

2. Cách ghi biểu

Cột A: Ghi tên các ngành kinh tế cấp 1 theo danh mục VSIC 2007.

Cột 1: Ghi tổng số các đơn vị có giao dịch thương mại điện tử tương ứng với nội dung cột A.

Cột 2, 3, 4, 5: Ghi số lượng các đơn vị có giao dịch thương mại điện tử phân theo các loại hình kinh tế tương ứng với nội dung cột A.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công Thương.

 

 

Biểu số: 004.2N/BCB-CT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm có số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9

NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP

Năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Công Thương

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

sản phẩm

Đơn vị tính sản phẩm

Năng lực hiện có đến 31 tháng 12 năm trước năm báo cáo

Năng lực hiện có đến 31 tháng 12 năm báo cáo

Giá trị đầu tư (Tỷ đồng)

Năng lực sản xuất theo thiết kế

Sản lượng sản xuất thực tế

Giá trị đầu tư (Tỷ đồng)

Năng lực sản xuất theo thiết kế

Sản lượng sản xuất thực tế

A

B

C

1

2

3

4

5

6

Ghi một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 004.2N/BCB-CT: Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính

1.1. Giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư là toàn bộ số tiền chi tiêu ban đầu để đầu tư cho mua sắm, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và số tiền chi bổ sung hàng năm cho việc làm tăng năng lực sản xuất sản phẩm theo mục đích đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu.

- Giá trị đầu tư được ghi theo nguyên giá.

- Không tính giá trị đầu tư nhà xưởng, vật kiến trúc, cơ sở hạ tầng (đường, cầu, cống, cảng,...) phục vụ gián tiếp cho sản xuất.

- Không tính giá trị đầu tư cho trường hợp sửa chữa hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nhưng không làm tăng năng lực sản xuất.

- Giá trị đầu tư chỉ được tính khi máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất trong năm, bao gồm:

+ Giá trị đầu tư mua sắm, vận chuyển và lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.

+ Giá trị đầu tư sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.

+ Giá trị đầu tư phục vụ chạy thử, bảo trì, bảo dưỡng, phụ tùng thay thế.

1.2. Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp là khối lượng của những sản phẩm công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế mà ngành công nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.

Năng lực sản xuất của một sản phẩm thường được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng của thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất và biểu hiện bằng khối lượng thành phẩm được sản xuất ra theo thiết kế hoặc sản lượng sản xuất theo thực tế.

- Năng lực sản xuất theo thiết kế: Là khả năng sản xuất cao nhất của thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất hiện có trong điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nht các tư liệu sản xuất, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến với việc tổ chức sản xuất và lao động theo hình thức tiến bộ trên cơ sở công sut thiết kế của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp.

Khi tính năng lực sản xuất theo thiết kế phải căn cứ vào hồ sơ hoặc lý lịch của thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất khi mua hoặc xây dựng, trong đó có ghi công suất sản xuất theo thiết kế. Trường hp thiết bị máy móc và dây chuyn sản xuất được nâng cấp mở rộng làm tăng thêm năng lực sản xuất, thì năng lực sản xuất theo thiết kế là năng lực sản xuất sau khi đã được mở rộng (gồm năng lực sản xuất theo thiết kế ban đầu cộng (+) năng lực sản xuất theo thiết kế tăng thêm do đầu tư nâng cấp mở rộng).

- Sản lượng sản xuất thực tế: Là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ trên cơ sở điều kiện thực tế hiện có về máy móc, thiết bị; nguồn nhân lực; nguồn tài chính và nguồn lực khác. Khi tính chỉ tiêu này phải căn cứ vào số lượng sản phẩm hiện vật thực tế đã sản xuất ra của thiết bị máy móc hoặc dây chuyền sản xuất ở các cơ sở trong một thời gian nhất định (thường theo thời gian của năng lực thiết kế quy định).

2. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công Thương.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ XÂY DỰNG

STT

Ký hiệu biểu

Tên biu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.H/BCB-XD

Chỉ số giá xây dựng

Quý, năm

Báo cáo quý: Ngày 10/3; 10/6; 10/9; 10/12

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 1 năm sau

2

002.N/BCB-XD

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

Năm

Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.H/BCB-XD

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo quý: Ngày 10/3; 10/6; 10/9; 10/12

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 1 năm sau

CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Quý... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Xây dựng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: %

 

s

Chỉ số giá quý... năm... so với:

Chỉ số giá thời kỳ (6 tháng, 9 tháng, năm) so cùng kỳ năm trước

Kỳ gốc 2010

Cùng kỳ năm trước

Quý trước

A

B

1

2

3

4

Chỉ số chung

01

 

 

 

 

- Chia theo nhóm sản phẩm:

 

 

 

 

 

I. Công trình xây dựng

02

 

 

 

 

1. Công trình dân dụng

03

 

 

 

 

2. Công trình công nghiệp

04

 

 

 

 

3. Công trình giao thông

05

 

 

 

 

4. Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

06

 

 

 

 

5. Công trình hạ tầng kỹ thuật

07

 

 

 

 

II. Dịch vụ xây dựng chuyên dụng

08

 

 

 

 

- Chia theo vùng kinh tế:

 

 

 

 

 

1. Đồng bằng sông Hồng

09

 

 

 

 

2. Trung du miền núi phía Bắc

10

 

 

 

 

3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

11

 

 

 

 

4. Tây Nguyên

12

 

 

 

 

5. Đông Nam Bộ

13

 

 

 

 

6. Đồng bằng sông Cửu Long

14

 

 

 

 

7. Hà Nội

15

 

 

 

 

8. Thành phố Hồ Chí Minh

16

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 001.H/BCB-XD: Chỉ số giá xây dựng

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Khái niệm: Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động (tăng hoặc giảm) của giá xây dựng qua thời gian.

- Phạm vi: Xuất phát từ nhu cầu thông tin thống kê phục vụ quản lý kinh tế của các cấp từ trung ương đến địa phương, chỉ số giá xây dựng được tính cho cả nước, các vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố.

- Phân tổ chủ yếu: Chỉ số chung và các chỉ số nhóm (phân theo loại công trình: có 05 nhóm cấp 1; phân theo vùng kinh tế có: 08 vùng).

- Các gốc so sánh: Năm gốc 2010, cùng kỳ năm trước, kỳ trước.

- Kỳ báo cáo: Quý, năm. Trong đó quy ước: Quý 1: tháng 12 năm trước, tháng 1, và tháng 2; Quý 2: tháng 3, 4, 5. Quý 3: tháng 6, 7, 8. Quý 4: tháng 9, 10, 11.

Báo cáo quý gửi ngày 10/3, 10/6, 10/9 và 10/12. Báo cáo năm, gửi ngày 31/1 năm sau.

- Công thức tính

Chỉ số giá xây dựng được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia

Trong đó:

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia Là chỉ số giá xây dựng kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia: Tương ứng là giá mặt hàng xây dựng kỳ báo cáo t và kỳ gốc cố định (0);

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia: Là quyền số kỳ gốc cố định (0);

Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia: Là giá trị sản xuất xây dựng ở kỳ gốc cố định (0);

n: Là số lượng mặt hàng.

2. Cách ghi biểu

Cột A: Theo danh mục quy định.

Cột B: Theo mã số quy định, bao gồm các mã số cấp 1, theo 2 loại phân tổ chủ yếu.

Cột 1, 2, 3: Chỉ số giá hàng quý theo 3 gốc so sánh (kỳ gốc, cùng kỳ năm trước, kỳ trước).

Cột 4: Chỉ số giá thời kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm so với cùng kỳ năm trước.

3. Nguồn số liệu

Việc thu thập giá được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.

Nguồn số liệu để xây dựng quyền số kỳ gốc: Cơ cấu chi phí trên cơ sở dự toán chi phí phù hợp với các công trình và kết quả điều tra doanh nghiệp xây dựng năm gốc.

Biểu số: 002.N/BCB-XD

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 31 tháng 3 năm sau

TỶ LỆ DÂN SỐ ĐÔ THỊ ĐƯỢC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH QUA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Xây dựng

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã s

Dân số đô thị (1000 người)

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

B

1

2

Cả nước

01

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 002.N/BCB-XD: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị.

- Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

=

Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

x 100

Tổng dân số khu vực đô thị

Nước sạch là nước máy được các nhà máy sản xuất nước máy sản xuất và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.

Dân số đô thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số liệu dân số đô thị chia theo tỉnh, thành phố ở cột A.

Cột 2: Ghi tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.

3. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Xây dựng.

BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

1

001.N/BCB-NNPTNT

Diện tích có rừng

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

2

002.N/BCB-NNPTNT

Tỷ lệ che phủ rừng

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

3

003.H/BCB-NNPTNT

Diện tích rừng được bảo vệ chia theo mục đích sử dụng và tỉnh, thành phố

6 tháng, Năm

Ước 6 tháng: Ngày 22 tháng 6

Sơ bộ năm: Ngày 22 tháng 12

Chính thức năm: Ngày 20 tháng 4 năm sau

4

004.N/BCB-NNPTNT

Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tnh, thành phố

Năm

Ngày 20 tháng 4 năm sau

5

005.H/BCB-NNPTNT

Thiên tai và mức độ thiệt hại theo tỉnh, thành phố

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

6

006.H/BCB-NNPTNT

Thiên tai và mức độ thiệt hại theo loại thiên tai

Tháng, năm

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

 

Biểu số: 001.N/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20 tháng 4 năm sau

DIỆN TÍCH CÓ RỪNG

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Ha

 

s

Tng diện tích có rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tng s

Chia ra

Tng s

Chia ra

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

A

B

1=2+6

2=3+4+5

3

4

5

6=7+8+9

7

8

9

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 001.N/BCB-NNPTNT: Diện tích có rừng

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Một đối tượng được xác định là rừng, theo Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017 (gọi tắt là Luật Lâm nghiệp 2017) như sau:

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát, hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 héc ta trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Diện tích có rừng là diện tích tại thời điểm quan sát được xác định là rừng (diện tích rừng) và diện tích rừng chưa khép tán (chưa đủ độ tàn che 0,1).

* Phân loại theo nguồn gốc hình thành, diện tích có rừng gồm có diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên.

* Phân loại theo mục đích sử dụng, diện tích có rừng bao gồm diện tích rừng đặc dụng, diện tích rừng phòng hộ và diện tích rừng sản xuất.

(1) Diện tích rừng đặc dụng: Là diện tích có rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm:

- Vườn quốc gia: Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, đáp ứng yêu cầu sau:

+ Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch;

+ Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người;

+ Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên;

+ Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Khu bảo tồn thiên nhiên (còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh); Là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao;

+ Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch;

+ Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm;

- Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ diện tích cần bảo tồn trên 70%.

- Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường: Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa - lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:

+ Khu vực rừng có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo;

+ Khu vực rừng có di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng.

(2) Diện tích rừng phòng hộ: Là diện tích có rừng ở đầu nguồn sông, ven biển... được quy hoạch nhằm mục đích giữ nước, chống lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu chắn gió cát bảo vệ các công trình thủy lợi, thủy điện, bảo vệ sản xuất và đời sống.

(3) Diện tích rừng sản xuất: Là diện tích có rừng được quy hoạch nhằm mục đích khai thác gỗ, củi, nguyên liệu giấy và các lâm sản khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

b) Phương pháp tính

Số liệu diện tích có rừng là số liệu tại thời điểm 31/12 năm báo cáo.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số liệu diện tích có rừng theo từng tỉnh, thành phố ở cột A

Cột 2 đến cột 5: Ghi số liệu diện tích có rừng tự nhiên chia theo mục đích sử dụng, bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Cột 6 đến cột 9: Ghi số liệu diện tích có rừng trồng chia theo mục đích sử dụng, bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

3. Nguồn số liệu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

Biểu số: 002.N/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20 tháng 4 năm sau

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Diện tích t nhiên (Ha)

Diện tích có rừng (Ha)

Rừng t nhiên (Ha)

Rừng trồng (Ha)

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Tổng số

Trong đó: Chưa khép tán

A

B

1

2

3

4

5

6 =(2-5)/1

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

Biểu số 002.N/BCB-NNPTNT: Tỷ lệ che phủ rừng

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng so với diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định tính đến thời điểm nhất định.

b) Phương pháp tính

Công thức tính:

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Trong đó:

- Shcr là diện tích rừng đạt tiêu chuẩn rừng;

- Stn là tổng diện tích đất tự nhiên.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số liệu diện tích tự nhiên

Cột 2: Diện tích có rừng: Là diện tích được xác định là rừng và diện tích rừng chưa khép tán (chưa đạt đủ độ tàn che 0,1)

Cột 3 đến cột 4: Ghi số liệu diện tích có rừng chia theo nguồn gốc hình thành, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng;

Cột 5: Rừng chưa khép tán: Là diện tích có rừng nhưng chưa đạt đủ độ tàn che 0,1;

Cột 6: Ghi tỷ lệ che phủ rừng của cả nước và từng tỉnh, thành phố.

3. Nguồn số liệu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Biểu số: 003.H/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Ước 6 tháng: Ngày 22 tháng 6

Sơ bộ năm: Ngày 22 tháng 12

Chính thức năm: Ngày 20 tháng 4 năm sau

DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC BẢO VỆ CHIA THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ

Ước 6 tháng/Sơ bộ/Chính thức năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

Mã số

Thực hiện cùng kỳ năm trước (Ha)

Thực hiện kỳ báo cáo (Ha)

Thực hiện so cùng kỳ năm trước (%)

Tổng s

Chia ra

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

A

B

1

2

3

4

5

6=2/1*100

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 003.H/BCB-NNPTNT: Diện tích rừng được bảo vệ chia theo mục đích sử dụng và tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích rừng được bảo vệ là diện tích rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý bảo vệ kết hợp với khai thác hợp lý nhằm ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.

Diện tích rừng được bảo vệ gồm diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được giao cho các chủ rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.

Diện tích rừng được bảo vệ không bao gồm diện tích rừng trồng do cá nhân, đơn vị tự sản xuất và tự bảo vệ.

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số liệu tổng diện tích rừng được bảo vệ thực hiện cùng kỳ năm trước.

Cột 2 đến cột 5: Ghi số liệu tổng diện tích rừng được bảo vệ thực hiện kỳ báo cáo chia theo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất.

Cột 6: So sánh giữa kết quả thực hiện trong kỳ với cùng kỳ năm trước.

3. Nguồn số liệu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Biểu số: 004.N/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo: Ngày 20 tháng 4 năm sau

DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC BẢO VỆ CHIA THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ

Năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

Đơn vị tính: Ha

 

số

Diện tích rừng được bảo vệ

Chia ra

Nhà nước

Tập thể

thể

nhân

Có vốn ĐTNN

A

B

1

2

3

4

5

6

Cả nước

01

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

Biểu số 004.N/BCB-NNPTNT: Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích rừng được bảo vệ phân theo chủ rừng trực tiếp quản lý bảo vệ (không bao gồm những diện tích rừng trồng mà cá nhân hoặc tổ chức tự bảo vệ).

2. Cách ghi biểu

Cột 1: Ghi số liệu tổng diện tích rừng được bảo vệ thực hiện trong năm báo cáo chia theo tỉnh, thành phố ở cột A.

Cột 2 đến cột 6: Ghi số liệu diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế.

3. Nguồn số liệu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

Biểu số: 005.H/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

THIÊN TAI VÀ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI THEO TỈNH, THÀNH PH

Tháng ... năm ...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

số

Số vụ thiên tai (Vụ)

Thit hi về người

Thiệt hại về vật chất

Số người chết (Người)

Số người mất tích (Người)

Số người bị thương (Người)

Nhà bị sập, bị cuốn trôi (Nhà)

Nhà bị hư hại (Nhà)

Diện tích lúa bị thiệt hại (Ha)

Diện tích hoa màu bị thit hi (Ha)

Gia súc bị chết, cuốn trôi (Con)

Gia cầm bị chết, cuốn trôi (Con)

Tổng giá trị thiệt hại ước tính (Triệu đồng)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Cả nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo vùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 005.H/BCB-NNPTNT: Thiên tai và mức độ thiệt hại theo tỉnh, thành phố

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Khái niệm

Thiên tai là thảm họa do thiên nhiên gây ra, bao gồm:

- Bão, nước dâng;

- Gió mạnh trên biển;

- Áp thấp nhiệt đới;

- Mưa lớn, lũ, ngập lụt;

- Lốc, sét, mưa đá;

- Sương muối, sương mù, rét hại;

- Xâm nhập mặn;

- Hạn hán, nắng nóng;

- Động đất;

- Sóng thần;

- Sạt lở, sụt lún đất;

- Thiên tai khác.

Thiệt hại do thiên tai gây ra là sự phá hủy hoặc làm hư hỏng ở các mức độ khác nhau về người, vật chất, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Thiệt hại xảy ra trong hoặc ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thiệt hại về người bao gồm số người chết, số người bị mất tích, số người bị thương. Người chết là những người bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra và đã tìm thấy xác. Không tính những người chết do các nguyên nhân khác trong thời gian thiên tai xảy ra tại địa phương; Người mất tích là những người không tìm thấy sau khi thiên tai xảy ra, có thể đã bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra nhưng chưa tìm thấy xác hoặc chưa có tin tức sau khi thiên tai xảy ra. Người mất tích sau 1 năm thiên tai xảy ra được coi là chết; Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.

Những trường hợp bị sốc hoặc ảnh hưởng đến tâm trí do biến cố ảnh hưởng đến gia đình và bản thân không được tính là số người bị thương.

Thiệt hại về vật chất do thiên tai trực tiếp gây ra là sự phá hủy toàn bộ hoặc một phần (sập đổ, cuốn trôi, ngập nước, xói lở, bồi lấp, hư hại,..) ở các mức độ khác nhau về vật chất, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vật chất bị phá hủy gồm nhà cửa (nhà ở, bệnh viện, trường học, v.v...) và các trang thiết bị bên trong; tài nguyên thiên nhiên và kết cấu hạ tầng (đất đai, hệ thống đê bảo vệ, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, cầu cống, hệ thống cấp nước, hệ thống điện, v.v...).

Nhà bị sập, bị cuốn trôi là những ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn hoặc bị cuốn trôi thiệt hại trên 70% do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai không thể sửa chữa hoặc khắc phục lại được.

Nhà bị hư hại một phần như tốc mái, lở tường, ngập nước (gồm bị ngập sàn, nền, mức độ ngập từ 0,2 m trở lên đối với diện tích sinh hoạt thường xuyên)... thiệt hại dưới 70% do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai có thể sửa chữa, khôi phục hoặc cải tạo lại, đảm bảo an toàn để ở.

Diện tích lúa, hoa mầu bị thiệt hại là diện tích lúa, hoa mầu bị thiệt hại không thu hoạch được do thiên tai trực tiếp gây ra.

Thiệt hại về động vật nuôi bao gồm các loại gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, vùi lấp.

Thiệt hại về vật chất được ước tính bằng tiền đồng Việt Nam tại mức giá thời điểm xảy ra thiên tai.

b) Phương pháp tính

(1) Phạm vi thu thập số liệu: Các tỉnh bị ảnh hưởng do thiên tai.

(2) Thời kì thu thập số liệu: đợt xảy ra thiên tai, tháng, năm.

- Báo cáo tháng: được tính từ ngày 20 tháng này đến ngày 19 tháng sau.

- Báo cáo năm: được tính từ 20/12 năm trước đến 19/12 năm báo cáo. Báo cáo năm là báo cáo tổng hợp của các báo cáo tháng trong năm.

2. Cách ghi biểu

- Cột A: chia theo vùng, tỉnh, thành phố.

- Cột 1: Số vụ thiên tai gồm tất cả số vụ thiên tai xảy ra trong tháng/năm có ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố.

- Cột 2: Ghi tổng số người chết do thiên tai.

- Cột 3: Ghi tổng số người mất tích do thiên tai.

- Cột 4: Ghi tổng số người bị thương do thiên tai.

- Cột 5: Ghi số nhà bị sập, bị cuốn trôi.

- Cột 6: Ghi số nhà bị hư hại, nhà bị hư hại bao gồm nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước và hư hại khác.

- Cột 7: Ghi diện tích lúa bị thiệt hại.

- Cột 8: Ghi diện tích hoa màu bị thiệt hại.

- Cột 9: Ghi số gia súc bị chết, cuốn trôi.

- Cột 10: Ghi số gia cầm bị chết, cuốn trôi.

- Cột 11: Ghi tổng giá trị thiệt hại ước tính.

3. Nguồn số liệu

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

 

 

Biểu số: 006.H/BCB-NNPTNT

Ban hành theo...

Ngày nhận báo cáo:

Báo cáo tháng: Ngày 21 hàng tháng

Báo cáo năm: Ngày 31 tháng 3 năm sau

THIÊN TAI VÀ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI THEO LOẠI THIÊN TAI

Tháng... năm...

Đơn vị báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị nhận báo cáo: Tổng cục Thng kê

 

 

số

Số vụ thiên tai (Vụ)

Thiệt hại về người

Thiệt hại về vật chất

Số người chết (Người)

Số người mất tích (Người)

Số người bị thương (Người)

Nhà bị sập, bị cuốn trôi (Nhà)

Nhà bị hư hại (Nhà)

Diện tích lúa bị thit hại (Ha)

Diện tích hoa màu bị thit hi (Ha)

Gia súc bị chết, cuốn trôi (Con)

Gia cầm bị chết, cuốn trôi (Con)

Tng giá trị thiệt hại ước tính (Triệu đồng)

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Bão, nước dâng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gió mạnh trên biển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Áp thấp nhiệt đới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mưa lớn, lũ, ngập lụt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lốc, sét, mưa đá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sương muối, sương mù, rét hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xâm nhập mặn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hạn hán, nắng nóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Động đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sóng thần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sạt lở, sụt lún đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiên tai khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Biểu số 006.H/BCB-NNPTNT: Thiên tai và mức độ thiệt hại theo loại thiên tai

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Giống biểu 005.H/BCB-NNPTNT.

- Phạm vi, thời kì thu thập số liệu giống biểu 005.H/BCB-NNPTNT.

2. Cách ghi biểu

- Cột A: Chia theo loại thiên tai.

- Cột 1: Ghi số vụ thiên tai theo từng loại thiên tai xảy ra trong tháng/năm có ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố.

- Cột 2: Ghi tổng số người chết do thiên tai.

- Cột 3: Ghi tổng số người mất tích do thiên tai.

- Cột 4: Ghi tổng số người bị thương do thiên tai.

- Cột 5: Ghi số nhà bị sập, bị cuốn trôi.

- Cột 6: Ghi số nhà bị hư hại, nhà bị hư hại bao gồm nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước và hư hại khác.

- Cột 7: Ghi diện tích lúa bị thiệt hại.

- Cột 8: Ghi diện tích hoa màu bị thiệt hại.

- Cột 9: Ghi số gia súc bị chết, cuốn trôi.

- Cột 10: Ghi số gia cầm bị chết, cuốn trôi.

- Cột 11: Ghi tổng giá trị thiệt hại ước tính.

3. Nguồn số liệu

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi