Quyết định 389/QĐ-TTg 2018 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 389/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 389/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/04/2018 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đầu tư hơn 8.500 tỷ mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình
Tại Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với những nội dung chủ yếu như sau:
Tổng mức đầu tư sơ bộ Dự án là 8.596,203 tỷ đồng. Dự án do tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư, vốn tự có của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là khoảng 30% tổng vốn đầu tư; còn lại là vốn vay tín dụng ưu đãi sử dụng cho chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vốn vay thương mại. Dự kiến đưa công trình vào vận hành năm 2022 - 2023.
Dự án có quy mô công suất lắp máy là 480 MW với 02 tổ máy. Điện lượng trung bình hàng năm là 479,0 triệu kWh/năm vào mùa lũ và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 389/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 389/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 389/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH MỞ RỘNG
----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030;
Xét đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng của Bộ Công Thương tại văn bản số 10721/BCT-ĐL ngày 14 tháng 11 năm 2017 (trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với nội dung chủ yếu như sau:
1. Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tên dự án: Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (viết tắt là Dự án).
3. Mục tiêu xây dựng:
- Tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện.
- Nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia.
- Giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.
4. Quy mô đầu tư xây dựng:
- Công suất lắp máy: 480 MW.
- Số tổ máy: 02 tổ máy.
- Nhà máy thủy điện: kiểu hở.
- Điện lượng trung bình hàng năm 479,0 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.
5. Sơ bộ thiết bị công nghệ chính:
- Thiết bị cơ khí thủy lực: Bao gồm 02 tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ 3 pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2 x 240 MW) và các thiết bị phụ đồng bộ.
- Thiết bị cơ khí thủy công: Bao gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác;
- Trạm phân phối điện: sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV.
6. Địa điểm xây dựng: Cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước; nhà máy thuộc phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
7. Tổng mức đầu tư sơ bộ: 8.596,203 tỷ đồng.
8. Nguồn vốn đầu tư và phương án huy động vốn: Nguồn vốn tự có của Chủ đầu tư (khoảng 30% tổng vốn đầu tư); vốn vay tín dụng ưu đãi (sử dụng cho chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) và vốn vay thương mại (khoảng 70% tổng vốn đầu tư).
9. Thời gian thực hiện: Triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa công trình vào vận hành năm 2022 - 2023.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng tiếp theo của Dự án theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình thi công xây dựng và vận hành công trình; lưu ý tổ chức chặt chẽ công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế công trình trước khi phê duyệt trong các bước thực hiện Dự án, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thực hiện công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng Dự án theo quy định; phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thực hiện.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của Dự án, trong đó cần tiếp tục nghiên cứu để chuẩn xác quy mô, các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án và phương án đấu nối nhà máy với hệ thống điện Quốc gia; xác định cụ thể mức khả thi và hiệu quả của Dự án theo đúng quy định hiện hành; đánh giá chi tiết tác động, ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng công trình để đề ra giải pháp cụ thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu, làm cơ sở trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư xây dựng Dự án.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |