Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 36/2021/QĐ-UBND Nam Định Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 36/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 36/2021/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Anh Dũng |
Ngày ban hành: | 13/08/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở |
tải Quyết định 36/2021/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2021/QÐ-UBND | Nam Ðịnh, ngày 13 tháng 8 nam 2021 |
QUYẾT ÐỊNH
Ban hành Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ÐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Ðất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NÐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ðất đai; số 01/2017/NÐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ðất đai; số 148/2020 ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ðất đai; số 91/2019/NÐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2145/TTrSTNMT ngày 02/8/2021 và của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 839/BC-STP ngày 30/7/2021 về việc Ban hành Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên dịa bàn tỉnh Nam Ðịnh.
QUYẾT ÐỊNH:
Ðiều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Ðịnh.
Ðiều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/8/2021.
Ðiều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
(Kèm theo Quyết định số 36/2021/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
________________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ- CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, gồm:
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo.
2. Các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 3. Căn cứ xác định tình trạng ban đầu của đất
1. Tình trạng ban đầu của đất được xác định theo Hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng chính quy.
2. Trường hợp có nhiều tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này mà nội dung thể hiện khác nhau về tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì xác định theo tài liệu có thời điểm thành lập mới nhất.
3. Trường hợp không có hoặc có tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng nội dung không thể hiện hoặc thể hiện không cụ thể tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì xác định theo hồ sơ đất đai đang được sử dụng để phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương hoặc theo xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú tại nơi có đất trước hoặc cùng thời điểm xảy ra vi phạm pháp luật đất đai bị xử phạt vi phạm hành chính.
4. Kết quả khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan cấp huyện có liên quan và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tiến hành kiểm tra, xác nhận bằng biên bản. Trường hợp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thì cơ quan trình quyết định xử phạt là cơ quan chủ trì kiểm tra, xác nhận.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 9, 10, 11, 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (Sử dụng đất vào mục đích khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai)
1. Trường hợp vị trí, loại đất đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được chấp thuận dự án đầu tư thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm.
2. Trường hợp vị trí, loại đất đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.
Điều 5. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định)
Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018 và khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 6. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (Lấn, chiếm đất)
1. Trường hợp sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng chưa được Nhà nước gia hạn sử dụng đất thì đối tượng vi phạm phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất mà không thuộc khoản 1 Điều này và khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 7. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 15 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (Hủy hoại đất)
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với đất trồng lúa thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Trường hợp làm biến dạng địa hình đối với các loại đất còn lại thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất ở mức độ đảm bảo giữ được mục đích sử dụng đất trước khi vi phạm và không ảnh hưởng đến các thửa đất xung quanh.
3. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 8. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều 16 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác)
Trường hợp đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình; đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì yêu cầu đối tượng vi phạm phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét quyết định./.