Tiêu chuẩn TCVN 6818-5:2010 Yêu cầu an toàn máy làm đất dẫn động bằng động cơ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-5:2010

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6818-5:2010 ISO 4254-5:2008 Máy nông nghiệp-An toàn-Phần 5: Máy làm đất dẫn động bằng động cơ
Số hiệu:TCVN 6818-5:2010Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2010Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6818-5:2010

MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN - PHẦN 5: MÁY LÀM ĐẤT DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ

Agricultural machinery – Safety – Part 5: Power-driven soil-working machines

Lời nói đầu

TCVN 6818-5:2010 thay thế TCVN 6818-5:2002;

TCVN 6818-5:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4254-5:2008.

TCVN 6818-5:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6818 (ISO 4254) Máy nông nghiệp – An toàn gồm 6 phần:

- Phần 1: Yêu cầu chung

- Phần 3: Máy kéo

- Phần 5: Máy làm đất dẫn động bằng động cơ

- Phần 8: Máy rắc phân thể rắn

- Phần 9: Máy gieo hạt

- Phần 10: Máy giũ và máy cào kiểu quay

ISO 4254, Agricultural machinery – Safety (Máy nông nghiệp – An toàn) còn có phần sau:

- ISO 4254-6: Sprayers and liquid fertilizer distributors (Máy phun thuốc nước và máy bón phân lỏng)

- ISO 4254-7: Combine harvesters, forage harvesters and cotton harvesters (Máy thu hoạch lúa và thu hoạch bông)

 

MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN - PHẦN 5: MÁY LÀM ĐẤT DẪN ĐỘNG BẰNG ĐỘNG CƠ

Agricultural machinery – Safety – Part 5: Power-driven soil-working machines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định những yêu cầu an toàn và việc kiểm định chúng về thiết kế và kết cấu của máy làm đất có động cơ kiểu treo, nửa treo và móc kéo dùng trong công nghiệp. Ngoài ra tiêu chuẩn còn xác định loại thông tin về làm việc an toàn (bao gồm cả những nguy cơ còn lại) mà nhà chế tạo phải cung cấp.

Tiêu chuẩn này liên quan đến những nguy cơ đáng kể (như liệt kê tại Phụ lục A), những tình huống nguy hiểm và những sự kiện liên quan đến máy làm đất có động cơ được sử dụng theo dự kiến và với những điều kiện mà nhà chế tạo đã dự kiến (xem mục 4).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- máy đào;

- máy được cố định bằng cơ cấu có thể co vào làm cho máy có thể làm việc giữa hai cây kế tiếp trong cùng một hàng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những nguy cơ do môi trường hay tương thích điện tử. Tiêu chuẩn không áp dụng cho nguy cơ liên quan với những phần chuyển động để truyền công suất, ngoại trừ những yêu cầu độ bền đối với các che chắn và thanh chắn, và cũng không áp dụng cho việc chăm sóc và sửa chữa do những người chuyên nghiệp thực hiện.

CHÚ THÍCH 1: Những yêu cầu đặc biệt liên quan tới luật giao thông không được đề cập đến trong phần này của tiêu chuẩn

CHÚ THÍCH 2: Rung động không xem là nguy cơ đáng kể trong trường hợp máy treo, nửa treo và móc kéo.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những máy làm đất dẫn động bằng động cơ sản xuất trước ngày công bố tiêu chuẩn.

Khi các yêu cầu của tiêu chuẩn này khác với những điều trong tiêu chuẩn TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), thì những yêu cầu của tiêu chuẩn này được ưu tiên hơn các yêu cầu của TCVN 6818-1 (ISO 4254-1)

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6818-1:2010 (ISO 4254-1:2008), Máy nông nghiệp – An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy, Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế. Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 12100-1 và TCVN 6818-1 (ISO 4254-1) và các thuật ngữ và định nghĩ sau:

3.1. Máy làm đất dẫn động bằng động cơ (power-drivensoil-working machine)

Máy với các công cụ được truyền lực, thiết kế nhằm làm thay đổi cấu tượng hay hình dạng mặt đất và/hoặc trộn lẫn phần bỏ lại của cây trồng hay phân động vật trong khi canh tác.

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B thí dụ các máy đó.

3.2. Phụ kiện (attachment)

Các thiết bị có thể lắp với máy làm đất có động cơ và cho phép thay đổi chức năng của máy.

3.2.1. Phụ kiện ngăn ngừa tiếp cận (attachment preventing access)

Phụ kiện ngăn cản tiếp cận lên phần trên của máy làm đất có động cơ và các công cụ chuyển động của máy từ phía sau.

VÍ DỤ: Máy gieo hạt.

3.2.2. Phụ kiện không ngăn ngừa tiếp cận (attachment not preventing access)

Phụ kiện cho phép tiếp cận lên phía trên của máy làm đất có động cơ

VÍ DỤ: Khung san đất, trục lăn hay bừa.

4. Yêu cầu và/hoặc các biện pháp an toàn

4.1. Yêu cầu chung

Máy móc phải đáp ứng các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp phòng hộ của điều này. Nếu không được xác định trong tiêu chuẩn này, thì máy phải đáp ứng các yêu cầu tại TCVN 6818-1 (ISO 4254-1).

Sự phù hợp của các yêu cầu và/hoặc biện pháp an toàn phải được kiểm tra phù hợp với điều 5.

4.2. Giảm tiếng ồn khi thiết kế

Những nguồn tiếng ồn chính khi máy làm đất có động cơ treo, nửa treo, và kéo theo làm việc là máy kéo, sự tác động của công cụ với đất - mặc dầu nhà chế tạo máy đã có khống chế - và hộp số của máy. Việc thiết kế thích hợp những bánh răng, dẫn động, bình bôi trơn và làm nguội có thể xem là những biện pháp giảm tiếng ồn ở giai đoạn thiết kế.

4.3. Bảo vệ chống tiếp xúc vô tình với các công cụ do động cơ dẫn động

4.3.1. Máy phải được thiết kế hay bảo vệ phù hợp với các điều 4.3.1.1, 4.3.1.5 nhằm tránh tiếp xúc vô tình với các công cụ có dẫn động tại phía trước, phía sau, bên cạnh, phía trên máy trong sử dụng và bảo dưỡng bình thường.

4.3.1.1. Tại phía trước, bên cạnh, và phía sau vùng có thể tiếp cận chỉ dẫn trên Hình 1 phải có thanh chắn ngoài hành trình xa nhất của các công cụ một khoảng cách a, trên hành trình của công cụ như chỉ dẫn trên Hình 2a) và 2b).

4.3.1.2. Phía trên đầu của máy, diện tích giữa các thanh chắn phải được bảo vệ như sau:

a) diện tích bao phủ các công cụ cho tới thời điểm ngoài nhất hành trình của chúng phải được bảo vệ bởi một che chắn cứng vững;

b) diện tích giữa các thanh chắn và phần cuối của che chắn phía trên phải được che đậy sao cho không thể tiếp cận được các công cụ. Việc bảo vệ này có thể đạt được bằng cách một che chắn, một bộ phận thích hợp nào đáy của máy hoặc phối hợp cả hai thứ.

4.3.1.3. Ở bên cạnh và phía sau máy, đối với những che chắn các bộ phận của công cụ nằm trên mặt đất khi ở vị trí làm việc, khoảng cách a có thể nới rộng đến dưới 200 mm (xem Hình 3).

4.3.1.4. Phía sau máy, khi bộ phận che chắn nâng lên những phần thấp nhất của nó phải có khoảng cách tối thiểu d ở bất cứ vị trí nào phù hợp với kích thước chỉ dẫn trên hình 4.

4.3.1.5. Bộ phận che chắn phía trên máy, các thanh chắn và những bộ phận máy bảo đảm che chắn máy phải có thể chịu được tải trọng thẳng đứng 1 200 N. Ngoài ra các thanh chắn phải có thể chịu được các tải trọng ngang như sau:

a) 600 N đối với máy có trục ngang dự kiến sử dụng với máy kéo có công suất tối đa ≤ 37 kW phù hợp với điều 6.1h);

b) 1000 N đối với tất cả máy khác.

4.3.2. Bộ phận che chắn phía sau có thể dịch chuyển hay tháo ra để cho phép lắp các phụ kiện. Những phụ kiện có tác dụng bảo vệ tương đương với các che chắn phía sau có thể sử dụng thay cho những che chắn nếu đáp ứng những điều sau.

a) Các bộ phận hay phụ kiện này không được động cơ dẫn động;

b) Sự tiếp cận các công cụ được dẫn động phải được ngăn ngừa bởi thanh chắn tại mọi điểm trên đường ZY như chỉ dẫn trên Hình 2c). Diện tích giữa thanh chắn và đầu của máy phải được che phủ phù hợp với điều 4.3.1.2b);

c) Khi lắp các phụ kiện có ngăn chặn tiếp cận (xem 3.2.1) thì phải không có khả năng tiếp cận những công cụ có động cơ dẫn động của máy làm đất qua diện tích có gạch chéo trên Hình 5. Có nghĩa là đối với những phụ kiện có ngăn chặn tiếp cận, các che chắn phía sau phù hợp với 4.3.1.1 và 4.3.1.2b phải kéo dài ra tối thiểu là 550 mm tính từ hai phía của máy.

4.3.3. Khi máy làm đất với các công cụ được dẫn động có thể làm việc mà không cần các thành phần máy hay công cụ bình thường có thể phục vụ như một che chắn theo Điều 6.1a) và b), thì máy phải được thiết kế sao cho có thể lắp một che chắn thay đổi (do nhà chế tạo cung cấp).

Hình 1- Vùng tiếp cận được (xem 4.3.1)

CHÚ DẪN:

1 vùng tiếp cận được;

2 phía trước;

3 phía sau;

4 bên cạnh;

5 các điểm nối dưới;

6 hướng tiến (máy lắp phía sau).

a) thanh chắn trước và sau (xem 4.3.1)

b) Thanh chắn bên (cạnh) (xem 4.3.1)

c) che chắn sau (xem 4.3.2)

Kích thước tính bằng milimét

a

b

c-f

g-f

h-f

≥ 200

≤ 60 ở phía trước

≤ 80 ở sau và bên cạnh

 

u 400

 

u 500

 

u 700

f Độ sâu làm việc theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp trong sổ tay vận hành

Hình 2 – Che chắn và thanh chắn – Kích thước

X Khoảng cách ngang giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;

Y Khoảng cách đứng giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;

1 Bộ phân phối (kiểu giao động);

2 Bộ phân phối;

3 Thanh chắn;

4 Mặt đất;

h Chiều cao làm việc tối đa.

CHÚ THÍCH: h, như chỉ dẫn trên đây chỉ là 1 thí dụ.

Hình 2 – Bảo vệ thanh chắn cho máy có chiều cao làm việc < 1500 mm – Có đoạn chồng lên theo chiều ngang

Bảng 2 – Khoảng cách giữa đầu mút bộ phân phối và thanh chắn – Có đoạn chồng lên theo chiều ngang

Khoảng cách ngang

mm

Khoảng cách đứng

mm

50 ≤ X < 100

X ≥ 100

Y ≤ 100

Y ≤ 150

Trong trường hợp a) và b) trên đây kích thước (h + y) không được vượt quá 1 500 mm.

Cần đo và xem xét kỹ để kiểm tra điều này.

4.3.2.1.2. Những máy có chiều cao làm việc, h, lớn hơn hoặc bằng 1 500 mm, nhưng dưới hoặc bằng 2 500 mm so với mặt đất theo sổ tay vận hành, phải che chắn bằng một thanh chắn đặt phía dưới bộ phân phối sao cho những kích thước chỉ dẫn trên Hình 3 và trong Bảng 1 phải được tuân thủ;

Cần đo và xem xét kỹ để kiểm tra điều này.

CHÚ DẪN:

1 Thanh chắn trước;

2 Các điểm nối dưới;

3 Máy có động cơ dẫn động (hành trình công cụ);

4 Phụ kiện ngăn chặn tiếp cận;

5 Diện tích cần kiểm tra theo Điều 5.

Hình 5 – Bảo vệ phía sau bằng phụ kiện thay cho che chắn (xem 4.3.2)

4.4. Điều chỉnh độ sâu làm việc

4.4.1 Tổng quát

Các yêu cầu này áp dụng cho các điều khiển bằng tay cần tác động khi thay đổi độ sâu làm việc theo 6.1j).

4.4.2. Vị trí các bộ phận điều khiển

Phải bảo đảm khả năng cho người vận hành điều chỉnh độ sâu làm việc bằng các bộ phận điều khiển bằng tay được bố trí như sau:

a) trên máy kéo và chỉ có thể tác động từ vị trí lái; hoặc

b) trên máy (công tác) và chỉ có thể tác động bởi người vận hành đứng trên mặt đất; và

c) bên ngoài vùng có gạch chéo trên hình 6a) và b); và

d) trên đầu máy, bên cạnh, phía trước hay phía sau của máy với khoảng cách tối đa là 550 mm tính từ điểm ngoài cùng với khoảng cách đo thẳng góc từ vùng tiếp cận được (xem Hình 1) song song với hướng tiến đối với những bộ phận điều khiển bằng tay thao tác được từ phía trước và sau của máy, và thẳng góc với hướng tiến với những bộ phận điều khiển tiếp cận được từ phía bên.

Nếu máy được thiết kế sao cho con lăn hay bộ phận tương tự có thể được sử dụng như một phần tích hợp của máy trong canh tác, khoảng cách 550 mm quy định tại d) ở trên đây phải được đo từ cạnh ngoài cùng của máy đó.

4.4.3. Thao tác các bộ phận điều khiển

Việc điều chỉnh các bộ phận điều khiển bằng tay cần được thực hiện khi đã dừng các công cụ làm việc.

a)

b)

CHÚ DẪN:

1 Giới hạn ngoài của máy;

2 Các điểm nối dưới;

3 Diện tích loại trừ điều khiển bằng tay.

Hình 6 – Diện tích không bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay để điều chỉnh độ sâu làm việc (nhìn từ trên xuống)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi