Thông tư 44/2012/TT-BCT hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 44/2012/TT-BCT

Thông tư 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/2012/TT-BCTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Dương Quang
Ngày ban hành:28/12/2012Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công bố Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói khi vận chuyển

Ngày 28/12/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2012/TT-BCT quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Ngoài Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói khi vận chuyển, Thông tư này còn quy định  về yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa, phương án ứng cứu khẩn cấp và huấn luyện người liên quan trực tiếp vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Theo đó, Thông tư yêu cầu phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển phải thể hiện đầy đủ biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm; cụ thể: Đối với bao gói trong, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải được thể hiện trên mặt không che khuất của bao; đối với bao gói kết hợp thì biểu trưng và báo hiệu phải thể hiện ít nhất trên 01 mặt của bao gói ngoài, nếu bao gói ngoài có thể tích lớn hơn 450 lít thì phải thể hiện ở cả hai mặt bên, đối diện nhau. Tương tự với côngtenơ, bồn, bể chuyên dụng, biểu trưng và báo hiệu phải thể hiện ở hai mặt bên và mặt sau...
Ngoài ra, Thông tư cũng yêu cầu người liên quan trực tiếp chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm như người điều khiển phương tiên, người áp tải, nhân viên xếp dỡ, thủ kho phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm, được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân...
Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm không bao gồm các loại hàng nguy hiểm như: Các hóa chất phục vụ Các hóa chất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý; các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế; các chất là chất nổ, vật liệu nổ công nghiệp...
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/02/2013 và thay thế Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004.

Xem chi tiết Thông tư 44/2012/TT-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------------

Số: 44/2012/TT-BCT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
Hà Nội, ngày 28   tháng 12  năm 2012

THÔNG TƯ

Quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

-----------------

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Mục I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển; yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa đối với hàng công nghiệp nguy hiểm, phương án ứng cứu khẩn cấp và huấn luyện người liên quan trực tiếp vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm không bao gồm các loại hàng nguy hiểm sau đây:
1. Các hóa chất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
2. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;
3. Các chất là chất nổ, vật liệu nổ công nghiệp;
4. Các hóa chất thuộc loại 6 quy định tại Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hóa chất nguy hiểm” là hóa chất được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
2. “Hàng công nghiệp nguy hiểm” gồm xăng dầu, khí đốt và hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp;
3. “Đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm” là việc sử dụng các thao tác kỹ thuật để chứa đựng hàng công nghiệp nguy hiểm trong các phương tiện chứa phù hợp tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố;
4. “Phương tiện chứa” là các loại bao gói, chai, thùng, bồn, bể hoặc côngtenơ dùng để chứa và vận chuyển hàng hóa. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm gồm các loại:
a) “Bao gói cỡ nhỏ” (ký hiệu là P) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước đến 450 lít hoặc có khối lượng chứa đến 400 kg;
b) “Bao gói cỡ lớn” (ký hiệu là LP) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước lớn hơn 450 lít hoặc có khối lượng chứa lớn hơn 400 kg nhưng có thể tích chứa nhỏ hơn 3 m3;
c) “Thùng chứa hàng rời cỡ trung” (ký hiệu là IBC), bao gồm:
- Thùng kim loại có thể tích chứa tối đa đến 3 m3 đối với hàng hóa dạng lỏng, rắn;
- Thùng bằng gỗ, chất dẻo, giấy có thể tích chứa tối đa đến 1,5 m3 đối với hàng hóa dạng rắn.
d) “Bao gói trong” (còn gọi là bao gói trực tiếp) là phương tiện chứa tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, thực hiện đầy đủ chức năng chứa đựng hàng hóa mà không cần có thêm bất kỳ bao gói khác;
đ) “Bao gói ngoài” là phương tiện chứa bao gói trong, cùng với các vật liệu hấp thụ, chèn đệm nhằm tạo ra sự bảo vệ bao gói trong, khi vận chuyển;
e) “Bao gói kết hợp” là phương tiện chứa gồm một hoặc nhiều bao gói trong, gắn, xếp cố định trong bao gói ngoài;
g) “Bồn, bể chuyên dụng” là phương tiện chứa lắp trên phương tiện vận chuyển, gồm:
- Phương tiện chứa có dung tích lớn hơn 1m3 hoặc kiểu côngtenơ bồn (tank-container) có dung tích lớn hơn 3m3 chứa hàng nguy hiểm loại 3 có nhiệt độ chớp cháy không quá 600C (kiểu FL, chi tiết xem Phụ lục 3);
- Phương tiện chứa có dung tích lớn hơn 1m3 hoặc côngtenơ bồn (tank-container) có dung tích lớn hơn 3m3 chứa hàng nguy hiểm khác với kiểu FL (kiểu AT, chi tiết xem Phụ lục 3).
h) “Côngtenơ” là phương tiện chứa dạng thùng, hộp có dung tích chứa lớn hơn 1 m3 để chứa và trung chuyển các loại hàng hóa đã được đóng gói hoàn chỉnh.
5. “Hàng rời” là hàng hóa chưa được đóng gói;
6. “Mức đóng gói” là mức được ấn định tùy theo mức độ nguy hiểm của hàng hóa được đóng gói (ký hiệu là PG I, PG II, PG III);
7. “Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển” là Danh mục được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này (sau đây gọi là Danh mục).
Mục II
YÊU CẦU VỀ ĐÓNG GÓI, PHƯƠNG TIỆN CHỨA
ĐỐI VỚI HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM
Điều 4. Yêu cầu về biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất; Bảng thông tin khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
2. Việc trình bày biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh rõ nghĩa, dễ đọc và có màu sắc tương phản với màu nền của phương tiện chứa;
b) Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm; không bị che khuất hoặc bị giảm khả năng nhận biết khi đặt cạnh các dấu hiệu khác;
c) Có độ bền đủ chịu được tác động của thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển;
d) Trường hợp bề mặt phương tiện chứa có dạng không đều hoặc quá nhỏ so với kích thước yêu cầu thể hiện biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm, người gửi hàng có thể gắn kèm theo phương tiện chứa thẻ hoặc bảng thể hiện biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm theo quy định. 
3. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển phải thể hiện đầy đủ biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm theo quy định sau:
a) Đối với bao gói trong, khi vận chuyển không có bao gói ngoài hoặc các phương tiện chứa trung gian khác, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải được thể hiện trên mặt không che khuất của bao gói trong;
b) Đối với bao gói kết hợp không mở trong quá trình bốc xếp, vận chuyển thì biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải thể hiện ít nhất trên một mặt của bao gói ngoài. Bao gói ngoài có thể tích lớn hơn 450 lít phải thể hiện biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm ở cả hai mặt bên, đối diện nhau;
c) Đối với côngtenơ, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau;
d) Đối với bồn, bể chuyên dụng, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau. Trường hợp, bồn bể chuyên dụng có nhiều khoang chứa các loại hàng khác nhau thì biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm của từng loại hàng phải thể hiện ở cả hai mặt ngoài của từng khoang chứa tương ứng với hàng chứa trong khoang;
đ) Nếu trên một phương tiện vận chuyển, côngtenơ xếp nhiều hơn một loại hàng công nghiệp nguy hiểm thì phía ngoài phương tiện, côngtennơ cũng phải dán đủ biểu trưng nguy hiểm và ghi số hiệu nguy hiểm của các loại hàng nguy hiểm tương ứng đang vận chuyển trên phương tiện, côngtenơ đó.
4. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời với khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục, ngoài biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại đuôi phương tiện vận chuyển; mép dưới của bảng thông tin khẩn cấp phải cách mặt đất ít nhất 450 mm. Kích thước, bố cục, nội dung bảng thông tin khẩn cấp quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
Điều 5. Yêu cầu về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm
1. Trừ các loại hàng công nghiệp nguy hiểm loại 2, 5.2 và 4.1, hàng công nghiệp nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói theo 3 mức quy định tại cột 6, Danh mục như sau:
a) Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PG I);
b) Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II);
c) Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).
Quy định cụ thể về mức đóng gói tại Phụ lục 2 Thông tư này.
2. Mã đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm quy định tại cột 8 Danh mục. Các yêu cầu về vật liệu, điều kiện đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm tương ứng với từng mã đóng gói quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Tổ chức sản xuất hoặc người vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, không để rò rỉ, tràn đổ trong quá trình đóng gói.
Điều 6. Yêu cầu về kiểm tra, kiểm định phương tiện chứa
1. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm mới sản xuất hoặc thuộc loại sử dụng nhiều lần phải được thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói.
2. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu phương tiện chứa phải tuân thủ quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tổ chức đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm chỉ được phép sử dụng phương tiện chứa đã được thử nghiệm, kiểm định theo quy định sau:
a) Đối với phương tiện chứa không chịu áp lực, có dung tích chứa nhỏ hơn 3 m3 và không thuộc hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói theo mức PG I, đã được thử nghiệm và công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng đối với phương tiện chứa theo quy định hiện hành về kiểm tra chất lượng sản phẩm;
b) Đối với các phương tiện chứa còn lại, phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm đã được kiểm định do các đơn vị có chức năng kiểm định an toàn công nghiệp hoặc cơ quan đăng kiểm (đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa) thực hiện.
3. Phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm sau khi sử dụng thuộc loại sử dụng một lần hoặc không đáp ứng yêu cầu thử nghiệm, kiểm định định kỳ thuộc loại sử dụng nhiều lần phải loại bỏ theo các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.
Mục III
VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM
Điều 7. Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm
1. Người vận chuyển phải cử người áp tải khi vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm với khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục.
2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho hàng công nghiệp nguy hiểm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
b) Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành;
c) Được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển theo quy định hiện hành về an toàn lao động;
d) Người điều kiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a, b, c của khoản này còn phải được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.
3. Nội dung huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm gồm:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
b) Tính chất nguy hiểm hàng công nghiệp cần vận chuyển; biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện chứa, vận chuyển;
c) Các loại bao bì, thùng chứa hàng công nghiệp nguy hiểm cần vận chuyển; yêu cầu kiểm tra, kiểm định;
d) Các biện pháp an toàn trong bốc dỡ, vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển (thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; phòng ngừa va đụng, nguồn lửa, sử dụng các phương tiện cứu hộ, khắc phục sự cố cháy, nổ, lan tỏa độc…) đối với hàng công nghiệp nguy hiểm không yêu cầu lập kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp khi vận chuyển;
đ) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đối với hàng công nghiệp nguy hiểm có yêu cầu lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
Điều 8. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời hạn, cách thức thực hiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) bao gồm (01 bộ):
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục 6;
b) Bản sao có chứng thực (Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính) hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
c) 02 ảnh cỡ 3 × 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
2. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục 6) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Công Thương trên địa bàn quản lý.
5. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm và có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
Điều 9. Ứng cứu khẩn cấp
1. Việc vận chuyển hàng công nguy hiểm với khối lượng lớn hơn khối lượng quy định tại cột 7 Danh mục, yêu cầu phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp; nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.
2. Trường hợp vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm không thuộc khoản 1 Điều này, phải có Phiếu an toàn hóa chất trong đó có hướng dẫn xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hoặc cháy nổ đối với hàng hóa đang vận chuyển. Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
3. Phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố phải được mang theo trong khi vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm và do người điều khiển phương tiện quản lý, cất giữ ở vị trí dễ thấy trên buồng lái phương tiện vận chuyển.
4. Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải phải thông hiểu nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố, thực hiện thành thạo các thủ tục ứng cứu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị xử lý sự cố cháy, tràn đổ, rò rỉ. Trước mỗi lần vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải rà soát kiểm tra các trang thiết bị cảnh báo, xử lý sự cố và các thủ tục cần thiết khi xảy ra sự cố. 
Định kỳ hàng năm, người vận tải phải tổ chức thực tập xử lý sự cố theo phương án ứng cứu khẩn cấp đã thiết lập.
5. Trong các trường hợp sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng sự cố, tai nạn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập khu vực nguy hiểm và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân địa phương, người gửi hàng, cơ quan chịu trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ và Sở Công Thương tại địa phương nơi xảy ra sự cố; nội dung thông báo tai nạn, sự cố gồm các thông tin sau:
a) Nơi xảy ra tai nạn, sự cố;
b) Tên hàng vận chuyển theo Danh mục hoặc Mã số Liên Hiệp quốc (số UN) của hàng vận chuyển;
c) Khối lượng hàng vận chuyển trước khi xảy ra tai nạn, sự cố;
d) Tình trạng sự cố (cháy, nổ hoặc rò rỉ); tình trạng hư hỏng của phương tiện chứa, tình trạng của phương tiện vận chuyển;
đ) Các thiệt hại tại chỗ (nếu có) về người, tài sản;
e) Các biện pháp xử lý đang thực hiện và các yêu cầu trợ giúp về cấp cứu người bị nạn, phương tiện khắc phục sự cố (chữa cháy, thu gom, chuyển hàng…).
Mục IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc, khó khăn của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; xử phạt vi phạm hành chính trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm theo quy định.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2013 và thay thế Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Công nghiệp quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ.
2. Trường hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đã sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Dương Quang

Phụ lục 1. Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển

(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2012/TT-BCT ngày    tháng    năm 2012 của Bộ Công Thương)
____________________

STT

Tên hàng

Số UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Mức đóng gói (PG)

Ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp (kg)

Bồn bể chuyên dụng

Loại đóng gói

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

  1.  

Acetaldehyde

1089

3

33

I

3.000

FL

P001

  1.  

Acetic acid, dung dịch với hơn 80% acid, theo khối lượng

2789

8 + 3

83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Acetic acid tinh khiết

2789

8 + 3

83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Acetic anhydride

1715

8 + 3

83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Acetyl bromide

1716

8

90

II

 

AT

P001 IBC02

  1.  

Acetyl chloride

1717

8+3

X338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Acrylonitrile, hạn chế

1093

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Alkylphenols, dạng lỏng

3145

8

80

I

3.000

AT

P001

  1.  

Allyl axetat

2333

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Allyl bromide

1099

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Allyl chloride

1100

3 + 6

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Allyl ethyl ether

2335

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Allyl formate

2336

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Allyl iodide

1723

3 + 9

338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Allyl trichlorosilane ổn định

1724

8 + 3

X839

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Ammonium hydrogendifluoride dung dịch

2817

8 + 6.1

86

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Ammonium perchlorate

1442

5.1

50

II

1.000

 

P002

IBC06

  1.  

Ammonium polysulphide dung dịch

2818

8 + 6.1

86

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Ammonium sulphide, dung dịch

2683

8 + 6.1 + 3

86

II

1.000

FL

P001 IBC01

  1.  

Barium

1400

4.3

423

II

1.000

AT

P410

IBC07

  1.  

Barium bromate

2719

5.1 + 6.1

56

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Barium hypochlorite

2741

5.1 + 6.1

56

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Benzotrichloride

2226

8

80

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Benzyl chloroformate

1739

8

88

I

1.000

AT

P001

  1.  

Beryllium nitrate

2464

5.1 + 6.1

56

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Boron tribromide

2692

8

X88

I

1.000

AT

P602

  1.  

Boron trifluoride dimethyl etherate

2965

4.3 + 3 + 8

382

I

1.000

FL

P401

  1.  

Bromine hoặc dung dịch bromine

1744

8 + 6. 1

886

I

3.000

AT

P601

PR6

  1.  

Bromine pentafluoride

1745

5.1+6.1+8

568

I

1.000

AT

P200

  1.  

Bromine trifluoride

1746

5.1+6.1+8

568

I

1.000

AT

P200

  1.  

Bromotrifluoroethylene

2419

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Boron trifluoride diethyl etherate

2604

8 + 3

883

I

3.000

FL

P001

  1.  

1,2-Butadiene, hạn chế

1010

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

1,3-Butadiene, hạn chế

1010

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Butila đẳng áp

1055

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

1-Butylene

1012

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Butylenes hỗn hợp

1012

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Butyronitrile

2411

3 + 6.1

336

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Các bua nhôm

1394

4.3

423

II

1.000

AT

P410

IBC07

  1.  

Caesium

1407

4.3

X423

I

1.000

AT

P403

IBC04

  1.  

Calcium

1401

4.3

423

II

3.000

AT

P410

IBC07

  1.  

Calcium carbide

1402

4.3

423

I

1.000

AT

P403

IBC04

  1.  

Calcium dithionite

1923

4.2

40

II

3.000

AT

P410 IBC06

  1.  

Carbon disulphide

1131

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Carbon sulphide

1131

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Chất Etan

1035

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Chất Etylamin

1036

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

1-Chloro-1,1-difluoroethane (R 142b)

2517

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Chloromethyl ethyl ether

2354

3 + 6.1

336

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Chromic acid, dung dịch

1755

8

80

II

 

AT

P001 IBC02

  1.  

Chromium oxychloride

1758

8

X88

I

1.000

AT

P001

  1.  

Chromosulphuric acid

2240

8

88

I

3.000

AT

P001

  1.  

2-Chloropropane

2356

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

2-Chloropropene

2456

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Chloroprene, hạn chế

1991

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Chlorosulphonic acid

1754

8

X88

I

1.000

AT

P001

  1.  

Clorua etylic

1037

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Crotonylene (2-Butyne)

1144

3

339

I

 

FL

P001

  1.  

Cyclobutane

2601

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Cyclopropane

1027

3

20

 

3.000

FL

P200

  1.  

Dầu Diesel

1202

3

30

III

 

FL

P001

 IBC03

LP01

R001

  1.  

Dầu Mazut (fusel oil)

1201

3

30

II

 

FL

P001

 IBC02

R001

  1.  

Deuterium, dạng nén

1957

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Diallyl amine

2359

3+8+6.1

338

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Diallyl ether

2360

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Diethyl ether (ethyl ether)

1155

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Difluoromethane

3252

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

1,1-Difluoroethane (R 152a)

1030

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Dimethylamine, khan

1032

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Dimethyl disulphide

2381

3

33

II

1.000

FL

P001 IBC02 R001

  1.  

Dimethyl ether

1033

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

2,2-Dimethylpropane

2044

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

2-Dimethylaminoacetonitrile

2378

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Di-n-butylamine

2248

9 + 3

83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Dipropylamine

2383

3 + 8

338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Divinyl ether hạn chế

1167

3

339

I

 

FL

P001

  1.  

Dung dịch Ethyl nitrite

1194

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Ethylacetylene, hạn chế

2452

3

239

 

1.000

FL

P200

  1.  

Ethylene, chất lỏng đông lạnh

1038

3

223

 

3.000

FL

P203

  1.  

Ethylene, dạng nén

1962

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Ethyl dichlorosilance

1183

4.3 + 3 +8

X338

I

1.000

FL

P401

PR2

  1.  

Ethylenediamine

1604

8 + 3

83

II

1.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Ethyl chlorothioformate

2826

8

80

II

1.000

FL

P001

  1.  

Ethyl mercaptan

2363

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

1-Ethylpiperidine

2386

3 + 8

338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Ethyl trichlorosilane

1196

3 + 8

X338

II

3.000

FL

P001

 IBC02

  1.  

Etylic metyla ête

1039

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Ferrocerium

1323

4.1

40

II

3.000

AT

P002

IBC08

  1.  

Ferrosilicon nhôm dạng bột

1395

4.3 + 6.1

462

II

1.000

AT

P410

IBC05

  1.  

Fluorosulphonic acid

1777

8

88

I

1.000

AT

P001

  1.  

Furan

2389

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Glycidaldehyde

2622

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Hỗn hợp của 1,3 - butadiene và hydrocarbon, hạn chế

1010

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Hợp chất etylen oxyt và cacbon đioxyt có etylen oxit từ 9 đến 87%

1041

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Hợp chất PI, P2: xem hợp chất methylacetylene và propadiene, cân bằng

1060

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Hỗn hống (Amalgam) kim loại kiềm, dạng lỏng

1389

4.3

X423

I

1.000

AT

P402

PR1

  1.  

Hỗn hống (Amalgam) kim loại kiềm thổ, dạng lỏng

1392

4.3

X423

I

1.000

AT

P402

  1.  

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Hydro ở thể nén 

1049

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Hydrochloric acid, dung dịch

1788

8

80

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Hydrochloric acid, dung dịch

1789

8

80

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Hyđro florua, thể khan

1052

8 + 6.1

886

I

1.000

AT

P200

  1.  

Hydrofluoric acid dung dịch chứa từ 60 đến 85% hydrogen fluoride

1790

8 + 6.1

886

I

1.000

AT

P001

  1.  

Hydrofluoric acid dung dịch chứa ít hơn 60% hydrogen flouride

1790

8 + 6.1

86

II

1.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Hydrofluoric acid dung dịch chứa hơn 85% hydrogen fluoride

1790

8 + 6.1

886

I

 

AT

P802

  1.  

Hydrazine dung dịch nước

2030

8 + 6.1

86

I

1.000

AT

P002

R001

  1.  

Iodine pentafluoride

2495

5.1+6.1+8

568

I

1.000

AT

P200

  1.  

Isobutane

1969

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Isoprene, hạn chế

1218

3

339

I

 

FL

P001

  1.  

Isopetenes

2371

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Isopropylamine

1221

3 + 8

338

I

 

FL

P001

  1.  

Isobutyryl chloride

2395

3 + 8

338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Isopropyl isocyanate

2483

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Isobutyl isocyanate

2486

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001

  1.  

Khí dầu mỏ hóa lỏng

1075

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Khí heli nén

1046

2

20

 

3.000

AT

P200

  1.  

Lithium

1415

4.3

X423

I

1.000

AT

P403

IBC04

  1.  

Lithium ferrosilicon

2830

4.3

423

II

3.000

AT

P410 IBC07

  1.  

Magnesium dạng bột

1418

4.3 + 4.2

423

I

1.000

AT

P403

  1.  

Magnesium diamide

2004

4.2

40

I

1.000

AT

P410

ICB06

  1.  

Methanesulphonyl chloride

3246

6.1+8

668

I

1.000

AT

P001

  1.  

Metharylonitrile, hạn chế

3079

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Methacrylaldehyde, hạn chế

2396

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

2-Methyl-1-butene

2459

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

3-Methyl-1-butene (Isopropylethylene)

2561

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Methylate nát ri

1431

4.2 + 8

49

II

1.000

AT

P410

IBC05

  1.  

Methyldichlorosilane

1242

4.3 + 3 + 8

X338

I

1.000

FL

P401

 PR2

  1.  

Methyl chloride

1063

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Methyl formate

1243

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Methyl magnesium bromide trong ethyl ether

1928

4.3 + 3

X323

I

1.000

FL

P402

PR1

  1.  

4-Methylmorpholine

2535

3 + 8

338

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Methyl trichlorosilane

1250

3 + 8

X338

I

1.000

FL

P001

  1.  

Methoxymethyl isocyanate

2605

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Morpholine

2054

3

30

I

3.000

FL

P001

  1.  

Nátri dithionite (Nát ri hydrosulphite)

1384

4.2

40

II

3.000

AT

P410

IBC06

  1.  

Nátri

1428

4.3

X423

I

1.000

AT

P403

IBC04

  1.  

Nátri sulphide, anhydrous

1385

4.2

40

II

1.000

AT

P410

IBC06

  1.  

Nátri sulphide, ít than 30% nước của tinh thể

1385

4.2

40

II

1.000

AT

P410

IBC06

  1.  

Nitric acid, khói màu đỏ

2032

8+5+6.1

856

I

1 000

AT

P602

  1.  

Nitrocellulose dung dịch, dễ cháy

2059

3

30

I

 

FL

P001

  1.  

Nitrogen trifluoride, dạng nén

2451

2 + 5

25

 

25

AT

P200

  1.  

Oxygen, chất lỏng được làm lạnh

1073

2 + 5

225

 

3.000

AT

P203

  1.  

Oxy, nén

1072

2 + 5

25

 

3.000

AT

P200

  1.  

Pentaborane

1380

4 2 + 6 1

333

I

1 000

AT

P601

PR1

  1.  

Pentanes, lỏng

1265

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

1-Pentene (n-Amylene)

1108

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Perchloric acid

1802

8

85

II

3.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Perfuoro(ethylvinyl ether)

3154

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Peroxide kẽm

1516

5.1

50

II

1.000

AT

P002 IBC06

  1.  

Phosphorus pentoxide

1807

8

80

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Phosphorus, màu trắng hoặc màu vàng, dạng chảy

2447

4.2 + 6.1

446

I

1.000

AT

TP3

  1.  

Phosphorus heptasulphide

1339

4.1

40

II

1.000

AT

P410

IBC04

  1.  

Phosphorus pentasulphide

1340

4.3

423

II

1.000

AT

P410

IBC04

  1.  

Phosphorus sesquisulphide

1341

4.1

40

II

1.000

AT

P410

IBC04

  1.  

Phosphorus tribromide

1808

8

X80

II

 

AT

P001 IBC02

  1.  

Phosphorus trisulphide

1343

4.1

40

II

1.000

AT

P410

IBC04

  1.  

Piperidine

2401

8 + 3

883

I

3.000

FL

P001

  1.  

Potassium

2257

4.3

X423

I

1.000

AT

P403 IBC04

  1.  

Potassium dithionite

1929

4.2

40

II

3.000

AT

P410 IBC06

  1.  

Potassium hydrogendifluoride

1811

8 + 6 .1

86

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Potassium sulphide, khan

1382

4.2

40

II

1.000

AT

P410 IBC06

  1.  

Potassium sulphide, với ít hơn 30% nước của tinh thể

1382

4.2

40

II

1.000

AT

P410 IBC06

  1.  

Propadiene, hạn chế

2200

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Propane

1978

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Propionitrile

2404

3 + 6.1

336

II

1.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Propylene

1077

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

1,2-Propylenediamine

2258

8 + 3

83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Propyleneimine, hạn chế

1921

3 + 6.1

336

I

1.000

FL

P001

  1.  

Propylene oxide

1280

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Propyltrichlorosilane

1816

8 + 3

X83

II

3.000

FL

P001 IBC02

  1.  

Pyrosulphuryl chloride

1817

8

X80

II

1.000

AT

P001 IBC02

  1.  

Pyrrolidine

1922

3 + 8

331

II

 

FL

P001 IBC02

  1.  

Rubidium

1423

4.3

X423

I

1.000

AT

P403

IBC04

  1.  

Selenic acid

1905

8

98

I

3.000

AT

P002 IBC07

  1.  

Selenium oxychloride

2879

8 + 6.1

X886

I

1.000

AT

P001

  1.  

Silane, dạng nén

2203

3

23

 

25

FL

P200

  1.  

Strontium chlorate

1506

5.1

50

II

1.000

AT

P002

IBC08

  1.  

Strontium perchlorate

1508

5.1

50

II

1.000

AT

P002

IBC06

  1.  

Strontium peroxide

1509

5.1

50

II

1.000

AT

P002 IBC06

  1.  

Sulphur hexafluoride

1080

2

20

 

 

AT

P200

  1.  

Sulphuric acid, có khói

1831

8 + 6.1

X886

I

1.000

AT

P602

  1.  

Sulphur trioxide, ổn định

1829

8

X88

I

3.000

AT

P001

  1.  

Sulphuryl chloride

1834

8

X88

I

3.000

AT

P602

  1.  

Tetramethylsilane

2749

3

33

I

 

FL

P001

  1.  

Tetranitromethane

1510

5.1 + 6.1

559

I

1.000

AT

P602

  1.  

Thallium chlorate

2573

5.1 + 6.1

56

II

1.000

AT

P002 IBC08

  1.  

Trans -2- Butylene

1012

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Trichlorosilane

1295

4.3 + 3 + 8

X338

I

1.000

FL

P401

PR2

  1.  

Trifluoroacetic acid

2699

8

88

I

3.000

AT

P001

  1.  

Trimethylamine, dung dịch

1297

3 + 8

338

I

 

FL

P001

  1.  

Trimethylamine,thể khan

1083

3

23

 

3.000

FL

P200

  1.  

Vanadium tetrachloride

2444

8

X88

I

3.000

AT

P802

  1.  

Vinyl bromide, hạn chế

1085

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Vinyl chloride, hạn chế và ổn định

1086

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Vinyl ethyl ether, hạn chế

1302

3

339

I

 

FL

P001

  1.  

Vinyl fluoride, hạn chế

1860

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Vinylidene chloride, hạn chế

1303

3

339

I

 

FL

P001

  1.  

Vinyl methyl ether, hạn chế

1087

3

239

 

3.000

FL

P200

  1.  

Vinyltrichlorosilane, hạn chế

1305

3 + 8

X338

I

 

FL

P001

  1.  

Xăng

1203

3

33

II

 

FL

P001

 IBC02

R001

  1.  

Zirconium trong chất lỏng dễ cháy

1308

3

33

I

 

FL

P001

Phụ lục 2. Phân loại mức đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm

(Kèm theo Thông tư số       /2012/TT-BCT ngày    tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ CôngThương)
_____________________

 

1. Chất lỏng dễ cháy

a) Chất lỏng dễ cháy được đóng gói theo quy định sau đây:

Nhóm đóng gói

Nhiệt độ chớp cháy cốc kín

Điểm sôi bắt đầu

I

-

£ 350C

II

£ 230C

> 350C

III

³ 230C £ 600C

> 350C

Đối với chất lỏng có rủi ro phụ, nhóm đóng gói được căn cứ vào bảng trên và tính nghiêm trọng của rủi ro phụ

b) Chất lỏng và hỗn hợp chất dẻo bao gồm hỗn hợp chứa nhỏ hơn 20% Nitrocellulose với Nitơ không vượt quá 12,6% khối lượng được xếp vào nhóm đóng gói III với các yêu cầu sau:

- Chiều cao của lớp không hoà tan nhỏ hơn hoặc bằng 3% chiều cao của hỗn hợp chất;

- Độ nhớt và nhiệt độ chớp cháy tuân theo bảng sau:

Độ nhớt động học ở 230C (mm2/s)

Thời gian chảy theo quy định tại ISO 2431:1993

Nhiệt độ chớp cháy (0C)

Thời gian (s)

Đường kính ống (mm)

20 < n £ 80

20 < t £ 60

4

> 17

80 < n £ 135

60 < t £ 100

4

> 10

135 < n £ 220

20 < t £ 32

6

> 5

220 < n £ 300

32 < t £ 44

6

> -1

300 < n £ 700

44 < t £ 100

6

> -5

700 < n

100 < t

6

£ -5

Ghi chú: Hỗn hợp chất có 20% < Nitrocellulose < 55% với Nitơ không vượt quá 12,6% khối lượng được xếp vào chất có số UN 2059

Các hợp chất có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 230C có chứa:

+ Lớn hơn 55% Nitrocellulose với bất kỳ hàm lượng Nitơ

+ Nhỏ hơn 55% Nitrocellulose với Nitơ không vượt quá 12,6% khối lượng

được xếp loại vào chất có số UN 0340 hoặc UN 0342 hoặc UN2555 hoặc UN 2556 hoặc UN 2557

2. Chất rắn dễ cháy được thử nghiệm theo phương pháp mô tả tại phần III, tiểu mục 33.2.1 Sách hướng thử nghiệm và tiêu chuẩn (Khuyến cáo Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm), được phân loại đóng gói như sau:

a) Đốt cháy chất rắn dễ cháy thời gian nhỏ hơn 45 giây với khoảng cách 100 mm:

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất cháy qua vùng ẩm;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất không cháy qua vùng ẩm trong thời gian tối thiểu 4 phút.

b) Bột kim loại hoặc hỗn hợp kim loại:

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất cháy qua chiều dài thử nghiệm trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 5 phút;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất cháy qua chiều dài mẫu thử lớn hơn 5 phút.

3. Chất dễ tự bốc cháy được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất có khả năng tự cháy;

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 2000C trong vòng 24 giờ với mẫu thử 2,5 cm3 tại nhiệt độ thử là 1400C hoặc là các chất tự cháy tại nhiệt độ 500C với thể tích là 450 lít;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 2000C trong vòng 24 giờ với mẫu thử 10 cm3 tại nhiệt độ thử là 1400C.

4. Chất phát ra khí dễ cháy khi gặp nước được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ môi trường và thường có xu hướng khí tạo thành tự bắt cháy hoặc phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường mà tốc độ giải phóng khí dễ cháy lớn hơn hoặc bằng 10 lit/kg hợp chất trong mỗi phút

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 20 lít/kg hợp chất mỗi giờ và không thuộc đóng gói nhóm I;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ môi trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 1 lít/kg hợp chất trong một giờ và không thuộc đóng gói mức I, II.

5. Chất rắn ô xy hóa được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 4:1 hay 1:1 (khối lượng) có thời gian cháy trung bình nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp Kali bromat và cellulose theo tỷ lệ 3:2 (khối lượng);

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 4:1 hay 1:1 (khối lượng) có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của của hỗn hợp Kali bromat và cellulose theo tỷ lệ 2:3 (khối lượng) và không thuộc nhóm đóng gói I;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 4:1 hay 1:1 (khối lượng) có thời gian cháy trung bình bằng hay nhỏ hơn thời gian cháy trung bình của hỗn hợp Kali bromat và cellulose theo tỷ lệ 3:7 (khối lượng) và không thuộc đóng gói mức I, II.

6. Chất lỏng ô xy hóa được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) có thể tự bắt cháy hoặc thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp của chất với  cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) nhỏ hơn so với hỗn hợp 50% axit percloric và xenlulozơ theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng);

- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng thời gian tăng áp suất trung bình của hỗn hợp Natri clorat và cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) và không thuộc đóng gói mức I;

- Đóng gói mức III đối với chất khi trộn với cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) có thời gian tăng áp suất trung bình nhỏ hơn hoặc bằng hỗn hợp axit nitric 65% và cellulose theo tỷ lệ 1:1 (khối lượng) và không thuộc đóng gói mức I, II.

7. Chất ăn mòn được phân loại đóng gói I, II, III theo quy định sau:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với các chất ăn mòn mạnh;

- Đóng gói mức II (PG II) đối với các chất ăn mòn;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với các chất ăn mòn nhẹ;

Ngoài ra chất ăn mòn còn được xếp loại mức đóng gói tùy thuộc vào các nguy cơ như độc tính hoặc ăn mòn da:

- Đóng gói mức I (PG I) đối với các chất ăn phá hủy toàn bộ da trong vòng 60 phút sau khi tiếp xúc với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 3 phút;

- Đóng gói mức II (PG II) đối với các chất ăn phá hủy toàn bộ da trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với thời gian nhỏ lớn hơn 3 phút, nhỏ hơn hoặc bằng 60 phút;

- Đóng gói mức III (PG III) đối với các chất ăn phá hủy toàn bộ da trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với thời gian nhỏ lớn hơn 60 phút, nhỏ hơn hoặc bằng 4 giờ.

Phụ lục 3. Yêu cầu về phương tiện chứa hàng công nghiệp nguy hiểm

(Kèm theo Thông tư số       /2012/TT-BCT ngày    tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ CôngThương)

--------------------

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Hàng công nghiệp nguy hiểm phải được đóng gói trong các phương tiện chứa đủ vững chắc để có thể chịu được những va chạm và tác động của thời tiết trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hoá giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới. Phương tiện chứa phải đảm bảo kết cấu đủ kín để hàng hóa không bị thất thoát trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất.

2. Các phần tiếp xúc với hàng công nghiệp nguy hiểm của phương tiện chứa phải đảm bảo:

a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của loại hàng đóng gói bên trong.

b) Không phản ứng hoặc làm xúc tác phản ứng với các loại hàng mà nó bao gói.

c) Cho phép dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với loại hàng đóng gói bên trong.

3. Khi đóng gói chất lỏng, cần để lại khoảng không gian cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự  tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển. Nếu việc đóng gói chất lỏng diễn ra ở 50oC, thì chỉ được phép nạp tối đa 98% thể tích chứa nước của đơn vị bao gói. Khi đóng gói chất lỏng ở nhiệt độ 15oC, mức độ nạp chất lỏng vào đơn vị bao gói cần tính toán theo bảng sau:

Nhiệt độ sôi (Độ C)

<60

³60; <100

³100; <200

³200; <300

³300

Mức độ nạp (Phần trăm thể tích bình chứa)

90

92

94

96

98

4. Các lớp bao gói trong, khi hàng công nghiệp nguy hiểm được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, không bị vỡ, đâm thủng hoặc dò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.

5. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định… cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp có tính trơ đối với hàng công nghiệp nguy hiểm được bao gói.

6. Không đóng gói trong cùng một bao gói ngoài hoặc trong cùng thùng chứa, côngtenơ các bao gói trong chứa hàng công nghiệp nguy hiểm thuộc các nhóm khác nhau có thể phản ứng với nhau và gây ra các hiện tượng:

a) Bùng cháy hoặc phát nhiệt lớn;

b) Phát nhiệt hoặc bùng cháy tạo hơi ngạt, ô xy hoá hay khí độc;

c) Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh;

d) Tạo ra các chất không bền.

7. Độ kín của phương tiện chứa các chất được làm ẩm hoặc pha loãng phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển hàm lượng chất lỏng làm ẩm hoặc pha loãng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

8. Hàng công nghiệp nguy hiểm có khả năng sinh khí làm tăng áp suất bên trong phương tiện chứa phải có cơ cấu thông hơi gắn trên nắp phương tiện chứa nếu hơi thoát ra không gây nguy hiểm độc, cháy nổ và khối lượng khí thoát ra ở mức nhỏ không gây nguy hiểm. Cơ cấu thoát khí cần phải thiết kế sao cho không gây ra rò rỉ các chất được bao gói cũng như không cho phép các vật lạ xâm nhập vào bên trong trong quá trình vận chuyển bình thường.

9. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng hàng công nghiệp nguy hiểm cần phải được quản lý như bao gói đang chứa hàng nguy hiểm.

10. Các phương tiện chứa chất lỏng, khí nguy hiểm đều phải thử nghiệm độ rò rỉ trước khi sử dụng.

11. Phương tiện chứa hàng nguy hiểm dạng rắn có khả năng chuyển đổi thành trạng thái lỏng trong quá trình vận chuyển cần phải được chế tạo theo tiêu chuẩn chứa hàng nguy hiểm ở trạng thái lỏng. Các chất có điểm chảy bằng hoặc thấp hơn 45oC được coi là các chất có khả năng thay đổi trạng thái thành chất lỏng.

12. Bao gói các chất dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

13. Các phương tiện chứa được chế tạo để đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm ở mức đóng gói cao được phép sử dụng để đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm ở mức đóng gói thấp hơn.

14. Các bao gói được chế tạo mới hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và định kỳ thử nghiệm, kiểm tra theo quy định. Việc sử dụng lại các bao gói, thùng chứa phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Trừ các loại bao gói, thùng chứa được thiết kế, chế tạo để sử dụng nhiều lần, các loại bao gói, thùng chứa hàng công nghiệp nguy hiểm đã qua sử dụng phải thỏa mãn các yêu cầu về thử nghiệm, kiểm định  theo quy định tại Mục IV Phụ lục này trước khi sử dụng lại;

- Không sử dụng các loại bao gói bằng nhựa quá 5 năm kể từ ngày sản xuất để đóng gói, vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; không sử dụng lại các loại bao gói, thùng chứa bằng nhựa để đóng gói, vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm có mức đóng gói PG-I;

- Không sử dụng lại các loại bao gói, thùng chứa có dấu hiệu hư hỏng, rạn nứt. Các loại bao gói, thùng chứa có nắp thông hơi, khi sử dụng lại phải thay mới cơ cấu thông hơi.

15. Các loại hàng công nghiệp nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện. Bảng sau đây chỉ dẫn những chất nằm ở các nhóm độc hại được chuyên chở trên cùng phương tiện:

 

2.1

2.2

2.3

3

4.1

4.1 + 1

4.2

4.3

5.1

5.2

5.2 + 1

8

9

2.1, 2.2, 2.3

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

3

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

4.1

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

4.1 + 1

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

4.2

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

4.3

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

5.1

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

5.2

X

X

X

 

X

X

X

X

X

X

X

5.2 + 1

 

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

8

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

9

X

X

X

 

X

X

X

X

 

X

X

Các dấu (X) là dấu hiệu cho phép được thực hiện

II. CHI TIẾT VỀ YÊU CẦU ĐÓNG GÓI

1. Yêu cầu đóng gói loại P001

Đóng kiện

Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)

Bao gói trong và vật liệu bao gói

Bao gói ngoài và vật liệu bao gói

Nhóm rất nguy hiểm (I)

Nhóm
nguy hiểm (II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

Thủy tinh 10 lít

Nhựa 30 lít

Kim loại 40 lít

Thùng tròn

Sắt

Nhôm

Kim loại khác

Nhựa

Gỗ

Phíp

Hộp

Sắt

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa dẻo

Nhựa cứng

Phuy

Sắt

Nhôm

Nhựa

 

250 kg

250 kg

250 kg

250 kg

150 kg

75 kg

 

250 kg

250 kg

150 kg

150 kg

75 kg

75 kg

60 kg

150 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

Đóng thùng đơn

Dạng thùng tròn

Bằng thép, nắp liền

Bằng thép, nắp rời

Bằng nhôm, nắp liền

Bằng nhôm, nắp rời

Kim loại khác, nắp liền

Kim loại khác, nắp rời

Nhựa, nắp liền

Nhựa, nắp rời

Dạng phuy

Bằng thép, nắp liền

Bằng thép, nắp rời

Bằng nhôm, nắp liền

Bằng nhôm, nắp rời

Nhựa, nắp liền

Nhựa, nắp rời

 

250 lít

250 lít a

250 lít

250 lít a

250 lít

250 lít a

250 lít

250 lít a

 

60 lít

60 lít a

60 lít

60 lít a

60 lít

60 lít a

 

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

 

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

 

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

450 lít

 

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

Bao gói hỗn hợp

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép hoặc nhôm

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng phíp, nhựa hoặc gỗ dán 

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép hoặc nhôm; Hộp hoặc thùng chứa bằng nhựa, bao gói ngoài bằng gỗ, gỗ dán, phíp hoặc hộp nhựa cứng

Chai thủy tinh, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, Phíp, gỗ dán, nhựa đặc hoặc bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép, nhôm, gỗ hoặc bao ngoài bằng giỏ mây

250 lít

 

120 lít

 

 

60 lít

 

 

60 lít

250 lít

 

250 lít

 

 

60 lít

 

 

60 lít

250 lít

 

250 lít

 

 

60 lít

 

 

60 lít

a Chỉ áp dụng với các chất có độ nhớt lớn hơn 2680 mm2/s.

2. Yêu cầu đóng gói loại P002

Đóng kiện

Khối lượng tối đa cho một kiện hàng (kg)

Bao gói trong và vật liệu bao gói

Bao gói ngoài và vật liệu bao gói

Nhóm rất nguy hiểm (I)

Nhóm
nguy hiểm (II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

 

Thủy tinh 10 kg

Nhựa a 50 kg

Kim loại 50 kg

Giấy a, b, c 50 kg

Phíp a, b, c 50 kg

a bao gói trong có lớp chống lọt bột.

b bao gói trong không được sử dụng khi chứa chất có thể chuyển thành chất lỏng khi vận chuyển.

c bao gói trong không được sử dụng cho chất đóng gói nhóm I.

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép hoặc nhôm

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

Hộp

Thép

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa mềm

Nhựa cứng

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

250 kg

250 kg

 

250 kg

125 kg

125 kg

60 kg

250 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

Đóng gói đơn

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép hoặc nhôm

Nhựa d

Phíp d

Gỗ dán d

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

Hộp

Thép

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế d

Gỗ tự nhiên có lớp chống lọt bột d

Phíp d

Nhựa cứng d

Túi

Túi d

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

Không cho phép

 

Không cho phép

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

50 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

50 kg

Bao gói hỗn hợp

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, gỗ dán, phíp hoặc nhựa

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép, nhôm hoặc hộp gỗ, gỗ dán, phíp, nhựa cứng

Chai thủy tinh, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, phíp hoặc thùng thưa bằng thép, nhôm hoặc hộp gỗ, giỏ mây, nhựa cúng, nhựa mềm

400 kg

 

 

75 kg

 

 

75 kg

400 kg

 

 

75 kg

 

 

75 kg

400 kg

 

 

75 kg

 

 

75 kg

d Đóng gói không được sử dụng cho chất có thể thành chất lỏng khi vận chuyển

3. Yêu cầu đóng gói loại P200

a) Đóng gói loại P200 (trừ axetylen và khí đốt hoá lỏng) theo tiêu chuẩn đóng gói TCVN 6714:2000 Chai chứa khí hóa lỏng (trừ Axetylen và khí đốt hóa lỏng) - Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;

b) Đóng gói axetylen hoà tan tuân thủ theo TCVN 6871:2000, TCVN 5331-91 và TCVN 7052:2002;

c) Đối với các loại chai chứa khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan loại khác, việc đóng gói, chế tạo, thử nghiệm và kiểm định tuân theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành

4. Yêu cầu đóng gói loại P401

a) Chai thép loại thử áp lực được kiểm định ban đầu và định kỳ 10 năm một lần tại áp lực không nhỏ hơn 0,6MKa. Trong khi vận chuyển được được phủ lớp khí trơ có áp lực không nhỏ hơn 20 kPa;

b) Trong trường hợp đóng kiện

 

Kết hợp giữa lớp bao gói trong trơ bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa được lót, đệm và có chứa chất trơ có thể hấp thụ toàn bộ hoá chất bên trong

Bao gói bên trong

1 lít

Tổng khối lượng

30 kg

5. Yêu cầu đóng gói loại P402

a) Chai thép, bình hoặc thùng chứa kim loại thử áp lực 1 MPa định kỳ 5 năm một lần, lượng hoá chất được đóng gói chiếm không quá 90% (nếu nhiệt độ đảm bảo không bao giờ vượt quá 50oC có thể nạp đến 95% thể tích). Bộ phận van được bảo vệ bằng nắp đậy hoặc khung thép và toàn bộ được bảo quản trong lớp bảo quản ngoài làm bằng gỗ, gỗ ép hoặc nhựa cứng;

b) Trong trường hợp đóng kiện;

 

Kết hợp giữa lớp bao gói trong trơ bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa được lót, đệm và có chứa chất trơ có thể hấp thụ toàn bộ hoá chất bên trong

Bao gói bên trong

- 10 kg (thuỷ tinh)

- 15 kg (kim loại hoặc nhựa)

Tổng khối lượng

- 125 kg

- 125 kg

c) Thùng thép với dung tích tối đa 250 lít;

d) Đóng gói bằng hai lớp vật liệu bên trong là nhựa, thùng chứa bên ngoài bằng nhôm - Dung tích tối đa 250 lít.

6. Yêu cầu đóng gói loại P403

Bao gói hỗn hợp

Bao gói trong

Bao gói ngoài

Trọng lượng tối đa

Thủy tinh 2 kg

Nhựa 15 kg

Kim loại 20 kg

Bao gói trong phải được làm kín

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

Hộp

Thép

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có tấm chống lọt bột

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa mềm

Nhựa cứng

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

250 kg

250 kg

 

250 kg

125 kg

125 kg

60 kg

250 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

Đóng gói đơn

Maximum net mass

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

Bao gói hỗn hợp

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép hoặc nhôm

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng phíp, nhựa, gỗ dán

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng thưa bằng thép, nhôm hoặc hộp gỗ, gỗ dán, phíp, nhựa cứng

 

250 kg

250 kg

250 kg

250 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

250 kg

75 kg

75 kg

 

7. Yêu cầu đóng gói loại P410

Bao gói hỗn hợp

Bao gói trong

Bao gói ngoài

Trọng lượng tối đa

Nhóm
nguy hiểm (II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

Thủy tinh 10 kg

Nhựa a 30 kg

Kim loại 40 kg

Giấy a, b 10 kg 

Phíp a, b 10 kg

a đóng gói có tấm chống lọt bột.

b không áp dụng đối với các chất có thể thành chất lỏng khi vận chuyển.

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa

Gỗ dán

Phíp a

Hộp

Thép

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có tấm chống lọt bột

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp a

Nhựa mềm

Nhựa cứng

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

60 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

Đóng gói đơn

 

 

Thùng tròn

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa

Phuy

Thép

Nhôm

Nhựa

Hộp

Thép

Nhôm

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg


120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

120 kg

120 kg

120 kg

 

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

 

8. Yêu cầu đóng gói loại P504

Bao gói hỗn hợp

Khối lượng tối đa

(1) Chai thủy tinh chứa tối đa 5 lít, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; thùng tròn bằng nhôm; thùng tròn bằng kim loại khác thép, nhôm; thùng tròn bằng gỗ dán; thùng tròn bằng nhựa, thùng tròn bằng phíp; hộp thép; hộp nhôm; hộp gỗ tự nhiên; hộp gỗ dán; hộp gỗ tái chế; hộp phíp; hộp nhựa cứng

(2) Chai nhựa chứa tối đa 30 lít, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; thùng tròn bằng nhôm; thùng tròn bằng kim loại khác thép, nhôm; thùng tròn bằng nhựa cứng; thùng tròn bằng gỗ dán; thùng tròn bằng phíp; hộp thép; hộp nhôm; hộp gỗ tự nhiên;  hộp gỗ dán; hộp gỗ tái chế; hộp phíp; hộp nhựa cứng

(3) Chai kim loại chứa tối đa 40 lít, bao gói ngoài là thùng tròn bằng phíp; hộp gỗ tái chế; hộp phíp

(4) Chai kim loại chứa tối đa 40 lít, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; thùng tròn bằng nhôm; thùng tròn bằng kim loại khác thép, nhôm; thùng tròn bằng nhựa, thùng tròn bằng gỗ dán; hộp thép; hộp nhôm; hộp gỗ tự nhiên; hộp gỗ dán; hộp nhựa cứng

75 kg

 

 

 

 

75 kg

 

 

 

 

125 kg

 

225 kg

Đóng gói đơn

Khả năng chứa tối đa

Thùng tròn

Bằng thép, nắp liền

Bằng thép, nắp rời

Bằng nhôm, nắp liền

Bằng nhôm, nắp rời

Bằng kim loại khác thép, nhôm, nắp liền

Bằng kim loại khác thép, nhôm, nắp rời

Bằng nhựa, nắp liền

Bằng nhựa, nắp rời

Phuy

Bằng thép, nắp liền

Bằng thép, nắp rời

Bằng nhôm, nắp liền

Bằng nhôm, nắp rời

Bằng nhựa, nắp liền

Bằng nhựa, nắp rời

Bao gói hỗn hợp

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng sắt, nhôm

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng tròn bằng phíp, nhựa, gỗ dán

Chai nhựa, bao gói ngoài là thùng hoặc hộp thưa bằng thép, nhôm; hộp gỗ, gỗ dán, phíp, nhựa cứng

Chai thủy tinh, bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, phíp, gỗ dán, nhựa cứng, nhựa mềm hoặc thùng, hộp thưa bằng gỗ hoặc giỏ mây

 

250 lít

250 lít

250 lít

250 lít

250 lít

250 lít

250 lít

250 lít

 

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

60 lít

 

250 lít

120 lít

60 lít

60 lít

9. Yêu cầu đóng gói loại P601

Bao gói phải được làm kín, và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Bao gói hỗn hợp có khối lượng tối đa là 15kg, gồm:

- Một hoặc nhiều bao gói trong có sức chứa tối đa là 1 lít và chứa tối đa 90% thể tích;

- Chai chứa kim loại có đệm và chất hấp thụ để hấp thụ toàn bộ các chất chứa tại bao gói trong;

- Bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; nhôm; kim loại khác thép, nhôm; nhựa; gỗ dán; phíp hoặc hộp thép, nhôm, gỗ tự nhiên, gỗ dán, gỗ tái chế, nhựa cứng.

b) Bao gói hỗn hợp gồm bao gói bên trong bằng kim loại (cho UN 1744), polyvinylidene fluoride (PVDF), chứa không lớn hơn 5 lít có chứa chất hấp thụ đủ hấp thụ chất chứa bên trong bao gói ngoài khối lượng tối đa 75kg là thùng tròn bằng thép; nhôm; kim loại khác thép, nhôm; gỗ dán; phíp hoặc hộp thép; nhôm; gỗ tự nhiên; gỗ dán; gỗ tái chế; phíp; nhựa cứng. Bao gói trong không được phép điền đầy hơn 90% thể tích. Các nút, nắp đậy phải bảo đảm không bị nới lỏng, bung do rung lắc trong quá trình vận chuyển.

c) Bao gói gồm:

Bao gói ngoài: Thùng tròn bằng thép, nhựa nắp rời;

Bao gói trong, thùng tròn và bao gói hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thử áp lực thủy tĩnh với áp suất tối thiểu là 0,3 MPa;

- Thử độ rò rỉ với áp suất 30 kPa;

- Khả năng chứa không lớn hơn 125 lít; làm chặt bằng nắp kiểu ren:

+ Nắp đậy có thiết kế để đảm bảo: chắc chắn, không bị long, rời do rung lắc trong quá trình vận chuyển;

+ Có khoá niêm phong.

d) Chai áp lực được kiểm định ban đầu và kiểm tra định kỳ với 10 năm/lần tại áp suất không nhỏ hơn 1 MPa. Chai áp lực có thể không lắp thiết bị giảm áp khi chứa chất độc có LC50 không lớn hơn 200 ml/m3 (ppm) được làm chặt bằng nút hoặc van.

10. Yêu cầu đóng gói loại P602

Bao gói được làm kín theo yêu cầu sau:

a) Bao gói hỗn hợp có khối lượng tối đa 15 kg, gồm:

- Một hoặc nhiều bao gói trong bằng thủy khả năng chứa tối đa là 1 lít và không điền đầy hơn 90% thể tích. Các nút, nắp đậy phải bảo đảm không bị nới lỏng, bung do rung lắc trong quá trình vận chuyển;

- Chai chứa kim loại có đệm và chất hấp thụ để hấp thụ toàn bộ các chất chứa tại bao gói trong;

- Bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; nhôm; kim loại khác thép, nhôm; nhựa; gỗ dán; phíp hoặc hộp thép, nhôm, gỗ tự nhiên, gỗ dán, gỗ tái chế, nhựa cứng.

b) Bao gói hỗn hợp với lớp đệm trơ được đóng gói trong các kiện dạng thùng, dạng hộp với vật liệu là sắt, nhôm, kim loại khác, nhựa, gỗ dán, gỗ tự nhiên, gỗ tái chế và gỗ ép. Khối lượng tối đa của kiện hàng không quá 75 kilôgam. Mỗi bình chứa bên trong kiện có thể tích không quá 5 lít. Khi đóng gói hoá chất nguy hiểm chiếm không quá 90% thể tích. Các nút, nắp đậy phải bảo đảm không bị nới lỏng, bung do rung lắc trong quá trình vận chuyển

c) Thùng tròn bằng thép, nhôm, kim loại phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thử áp lực thủy tĩnh với áp suất tối thiểu là 0,3 MPa;

- Thử độ rò rỉ với áp suất 30 kPa;

- Nắp đậy có thiết kế để đảm bảo: chắc chắn, không bị long, rời do rung lắc trong quá trình vận chuyển. Có khoá niêm phong.

d) Chai áp lực được kiểm định ban đầu và kiểm tra định kỳ với 10 năm/lần tại áp suất không nhỏ hơn 1 MPa. Chai áp lực có thể không lắp thiết bị  giảm áp khi chứa chất độc có LC50 không lớn hơn 200 ml/m3 (ppm) được làm chặt bằng nút hoặc van.

11. Yêu cầu đóng gói loại P800

Bao gói ngoài

Trọng lượng tối đa

Thùng tròn

Thép

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa

Gỗ dán

Phíp

Hộp

Thép

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên có tấm chống bột lọt

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa mềm

Nhựa cứng

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

400 kg

250 kg

250 kg

250 kg

125 kg

125 kg

60 kg

125 kg

12. Yêu cầu đóng gói loại P802

a) Bao gói hỗn hợp bao gồm: bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; nhôm; kim loại khác thép, nhôm; gỗ dán hoặc hộp thép; nhôm; gỗ tự nhiên; gỗ tái chế; nhựa cứng có khối lượng chứa tối đa 75kg. Bao gói trong bằng thủy tinh, nhựa với khả năng chứa tối đa là 10 lít;

b) Bao gói hỗn hợp bao gồm: bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép; nhôm; kim loại khác thép, nhôm; gỗ dán hoặc hộp thép; nhôm; gỗ tự nhiên; gỗ tái chế; nhựa cứng có khối lượng chứa tối đa 125kg. Bao gói trong bằng kim loại với khả năng chứa tối đa là 40 lít;

c) Bao gói hỗn hợp bao gồm: chai thủy tinh với bao gói ngoài là thùng tròn bằng thép, nhôm, phíp, nhựa cứng hoặc thùng thưa bằng thép, nhôm hoặc hộp gỗ hoặc giỏ mây có khả năng chứa tối đa là 60 lít;

d) Thùng tròn bằng thép có khả năng chứa tối đa 250 lít.

13. Yêu cầu đóng gói loại R001

 

Can, thùng, hộp kim loại  

Sức chứa tối đa/Trọng lượng tối đa

Nhóm rất nguy hiểm (I)

Nhóm
nguy hiểm (II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

Bằng thép, nắp đầu không tháo rời

Không được phép

40 lít / 50 kg

40 lít / 50 kg

Bằng thép, nắp đầu tháo rời

Không được phép

40 lít / 50 kg

40 lít / 50 kg

Ghi chú:

- Áp dụng cho chất rắn và lỏng;.

- Đối với chất loại 3, nhóm đóng gói II, có thể sử dụng nhóm đóng gói này với các chất có áp suất hơi không lớn hơn 110 kPa tại 50 °C và có độc tính nhẹ.

14. Yêu cầu đóng gói loại IBC01

a) Chỉ áp dụng cho chất lỏng có áp suất hơi nhỏ hơn hoặc bằng 110 kPa tại 50°C hoặc 130 kPa tại 55°C;

b) Sử dụng thùng chứa hàng rời cỡ trung bình để chứa chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy cốc kín không lớn hơn 600C hoặc bột có khả năng nổ bụi cần có biện pháp chống tĩnh điện. Thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng thép, nhôm, kim loại khác cần được kiểm định định kỳ như sau:

- Trước khi đưa vào sử dụng;

- Định kỳ 2,5 năm / 01 lần;

- Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng.

Không được sử dụng thùng chứa hàng rời cỡ trung bình trong thời gian 03 tháng đến lần kiểm định tiếp theo.

15. Yêu cầu đóng gói loại IBC02

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình, dung tích chứa lớn hơn 450 lít và chỉ áp dụng cho chất lỏng có áp suất hơi nhỏ hơn hoặc bằng 110 kPa tại 50°C hoặc 130 kPa tại 55°C.

16. Yêu cầu đóng gói loại IBC03

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại, nhựa, bao gói hỗn hợp chứa chất lỏng có áp suất hơi nhỏ hơn hoặc bằng 110 kPa tại 50°C hoặc 130 kPa tại 55°C.

17. Yêu cầu đóng gói loại IBC04

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại.

18. Yêu cầu đóng gói loại IBC06

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại, nhựa, bao gói hỗn hợp.

19. Yêu cầu đóng gói loại IBC07

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại, nhựa, bao gói hỗn hợp, gỗ.

20. Yêu cầu đóng gói loại IBC08

Đóng gói cho các loại bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại, nhựa, phíp, bao gói hỗn hợp, gỗ.

21. Yêu cầu đóng gói loại LP01

Bao gói trong

Bao gói ngoài lớn

Nhóm rất nguy hiểm, nguy hiểm (I, II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

Thủy tinh 10 lít

Nhựa 30 lít

Kim loại 40 lít

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa cứng

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Không được phép

Chứa tối đa: 3 m3

22. Yêu cầu đóng gói loại LP02

Bao gói trong

Bao gói ngoài lớn

Nhóm rất nguy hiểm, nguy hiểm (I, II)

Nhóm nguy hiểm thấp (III)

Thủy tinh 10kg Nhựab 50kg

Kim loại 50 kg

Giấya, b 50 kg

Phípa, b 50 kg

Thép

Nhôm

Kim loại khác thép, nhôm

Nhựa cứng

Gỗ tự nhiên

Gỗ dán

Gỗ tái chế

Phíp

Nhựa dẻo c

Không được phép

Chứa tối đa: 3 m3

a Không áp dụng khi chứacác chất có thể thành chất lỏng trong quá trình vận chuyển.

b bao gói trong có tấm chống lọt bột  

c Chỉ sử dụng với bao gói trong mềm.

23. Yêu cầu đóng gói loại TP3

a) Đóng gói dạng phuy

- Phuy sắt có sức chứa 120, 250 hoặc 400 kilôgam.

- Độ dầy tối thiểu 1,2mm

- Khi dùng nước làm chất bảo vệ, mức nước tối thiểu là 20cm.

b) Đóng gói dạng bồn chứa

Bồn chứa bằng thép phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Khi sử dụng nước làm chất bảo vệ, việc nạp phốt pho ở nhiệt độ 60OC, tổng thể tích hoá chất và nước không được lớn hơn 98% thể tích bồn chứa.

- Nếu sử dụng khí Ni tơ để làm chất bảo vệ, khi nạp hoá chất ở nhiệt độ 60OC, không được nạp quá 96% thể tích bồn chứa. Không gian còn lại được nạp khí Ni tơ đủ để đảm bảo rằng khi hỗn hợp nguội đi áp suất bên trong bồn chứa cũng không thấp hơn áp suất không khí. Nắp bồn chứa phải đảm bảo đủ kín khí bảo vệ không thể rò rỉ ra ngoài.

- Bồn chứa không được gắn thiết bị gia nhiệt bên trong mà phải sử dụng hệ thống gia nhiệt bên ngoài vỏ. Tuy nhiên, các đường ống tháo hóa chất có thể trang bị thiết bị nung nóng trực tiếp. Thiết bị gia nhiệt đối với vỏ bồn chứa phải có bộ phận kiểm soát nhiệt độ để nhiệt độ gia nhiệt cho bồn chứa không vượt quá nhiệt độ khi nạp vào bồn. Các hệ thống ống dẫn khác đều phải lắp đặt phía trên bồn chứa. Các cửa của bồn chứa phải ở trên vị trí cao hơn mức nạp phốt pho cao nhất và được đóng kín hoàn toàn với nắp có khoá. Bồn chứa phải được trang bị đồng hồ đo xác định mức nạp hóa chất. Trong trường hợp tác nhân bảo vệ là nước thì phải có một đồng hồ đo khác để xác định mức nước được nạp vào bồn chứa.

- Bồn chứa phải được đóng kín và có khoá.

- Chiều dày của bồn chứa tối thiểu đáp ứng theo yêu cuẩ trong bảng sau

 

Đường kính lớn nhất tính theo mép cong của bồn chưa (m)

< 2

2-3

2-3

Thể tích bồn chứa hoặc khoang chứa (m3)

£ 5

< 3,5

> 3

nhưng £ 5

Độ dầy tối thiểu

Thép không rỉ

2,5  mm

2,5  mm

3  mm

Các loại thép khác

3  mm

3  mm

4  mm

Hợp kim nhôm

4  mm

4  mm

5  mm

Nhôm nguyên chất (99,8%)

6  mm

6  mm

8  mm

Chú ý: Các phuy, bồn chứa phốt pho dạng huyền phù hoặc dạng chảy sau khi sử dụng nếu chưa được làm sạch phải luôn chứa đầy nước và quản lý tương đương với các phuy, bồn chứa đang sử dụng.

III. YÊU CẦU VỀ CẤU TẠO BAO BÌ, THÙNG CHỨA

1. Bao bì, thùng chứa có khả năng chứa tối đa là 400 kg hoặc 450 lít

a) Thùng tròn bằng thép, nhôm hoặc kim loại khác

- Thân, đầu được làm bằng thép tấm, nhôm hoặc kim loại khác có chiều dày phù hợp với các chất dự kiến chứa;

- Đối với thùng chứa lớn hơn 40 lít chất lỏng, đường nối thân được hàn; đối với thùng chứa nhỏ hơn hoặc bằng 40 lít chất lỏng, đường nối thân có thể làm bằng cơ học hoặc hàn;

- Thân thùng chứa lớn hơn 60 lít chất lỏng phải có tối thiểu 02 đai an toàn;

- Miệng nạp, rót chất lỏng hoặc lỗ thông hơi được lắp đặt trên thân hoặc đầu thùng có đường kính không lớn hơn 7cm;

- Khả năng chứa tối đa là 400 kg hoặc 450 lít.

b) Phuy thép hoặc nhôm

- Thân, đầu được làm bằng thép tấm, nhôm hoặc kim loại khác có chiều dày phù hợp với các chất dự kiến chứa;

- Đối với phuy chứa lớn hơn 40 lít chất lỏng, đường nối thân được hàn; đối với phuy chứa nhỏ hơn hoặc bằng 40 lít chất lỏng, đường nối thân có thể làm bằng cơ học hoặc hàn;

- Miệng nạp, rót chất lỏng hoặc lỗ thông hơi được lắp đặt trên thân hoặc đầu thùng có đường kính không lớn hơn 7cm;

- Khả năng chứa tối đa là 120 kg hoặc 60 lít.

c) Thùng tròn bằng gỗ dán

- Thân được làm bằng gỗ dán tối thiểu 02 lớp, đầu được làm bằng gỗ dán tối thiểu 03 lớp, các lớp được liên kết với nhau bằng keo có thể chịu được thấm nước;

- Trong trường hợp yêu cầu chống lọt bột, nắp được làm bằng giấy loại dày;

- Khả năng chứa tối đa là 400 kg hoặc 250 lít.

d) Thùng tròn và phuy bằng nhựa

- Vật liệu chế tạo thùng, phuy phù hợp với chất chứa bên trong đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng của thùng, phuy;

- Miệng nạp, rót chất lỏng hoặc lỗ thông hơi được lắp đặt trên thân hoặc đầu thùng có đường kính không lớn hơn 7cm;

- Khả năng thấm tối đa chấp nhận được đối với chất lỏng dễ cháy là 0,008 g/l.h ở nhiệt độ 23 °C;

- Khả năng chứa tối đa: đối với thùng tròn là 400 kg hoặc 450 lít; đối với phuy là 120 kg hoặc 60 lít;

đ) Hộp gỗ tự nhiên

- Hộp được đóng chặt đảm bảo chống rung khi vận chuyển trong điều kiện vận chuyển bình thường;

- Khả năng chứa tối đa: đối với thùng tròn là 400 kg.

e) Hộp gỗ dán

- Gỗ dán được sử dụng tối thiểu 3 lớp được gắn với nhau bằng keo dán chịu nước;

- Khả năng chứa tối đa: đối với thùng tròn là 400 kg.

g) Hộp gỗ tái chế

- Thành hộp làm bằng gỗ tái chế chịu nước;

- Khả năng chứa tối đa: đối với thùng tròn là 400 kg.

h) Hộp phíp, kim loại

 Khả năng chứa tối đa: đối với thùng tròn là 400 kg.

2. Bao bì, thùng chứa hàng rời cỡ trung bình

a) Thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng kim loại phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Độ giãn dài của thép (%) không nhỏ hơn 10.000/Rm với mức tối thiểu là 20%, trong đó Rm là giới hạn kéo nhỏ nhất của thép (N/mm2)

- Độ giãn dài của nhôm hoặc hợp kim của nhôm (%) không nhỏ hơn 10.000/6Rm với mức tối thiểu là 8%;

- Chiều dày thành tối thiểu của thùng chứa bằng thép không nhỏ hơn yêu cầu trong bảng sau:

Thể tích (C), lít

Chiều dày thành, mm

Unprotected

Protected

C ≤ 1000

2,5

2,0

1000 < C ≤ 2000

T = C/2000 + 2,0

T = C/2000 + 1,5

2000 < C ≤ 3000

T = C/1000 + 1,0

T = C/2000 + 1,5

 

- Chiều dày thành tối thiểu của thùng chứa bằng kim loại khác thép được tính theo công thức sau, tuy nhiên không nhỏ hơn 1,5mm

21,4 × e0

e1 = -----------------

                                 Rm1 × A1

Trong đó:          e1: Chiều dày tối thiểu của thành thùng chứa, mm;

e0: Chiều dày tối thiểu tính cho thùng chứa bằng thép, mm;

                                    Rm1: Giới hạn kéo nhỏ nhất, in N/mm2;

A1: Độ giãn dài tối thiểu.

- Thùng chứa đượclắp thiết bị giảm áp đảm bảo áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng trong thùng chứa không lớn hơn 65 kPa và không nhỏ hơn -100 kPa tại nhiệt độ 550C.

b) Thùng chứa hàng rời cỡ trung bình bằng nhựa

Vật liệu chế tạo thùng phù hợp với chất chứa bên trong đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng của thùng chứa và không có khả năng thấm các chất nguy hiểm khi vận chuyển trong điều kiện bình thường.

3. Bao bì, thùng chứa cỡ lớn

a) Bằng kim loại: Sử dụng liên kết hàn để chế tạo bao bì, thùng chứa cỡ lớn. Mối hàn đảm bảo vững chắc và an toàn.

b) Bằng nhựa: Vật liệu chế tạo thùng phù hợp với chất chứa bên trong đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng của thùng chứa và không có khả năng thấm các chất nguy hiểm khi vận chuyển trong điều kiện bình thường.

c) Bằng gỗ: được chế tạo bằng gỗ tự nhiên, gỗ dán (tối thiểu 3 lớp), gỗ tái chế đảm bảo vững chắc, an toàn khi chứa hàng nguy hiểm.

4. Bao bì, thùng chứa hàng hóa loại 2

Bao bì thùng cứa hàng hóa loại 2 được thực hiện theo quy định tại các tiêu chuẩn sau đây:

- TCVN 6153:1996 - Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;

- TCVN 6289:1997 - Chai chứa khí. Thuật ngữ;

- TCVN 6290:1997 - Chai chứa khí. Chai chứa các khí vĩnh cửu. Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;

- TCVN 6292:1997 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại;

- TCVN 6293:1997 - Chai chứa khí. Chai chứa khí dùng trong y tế. Ghi nhãn để nhận biết khí chứa;

- TCVN 6294:2007 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép cacbon hàn. Kiểm tra và thử định kỳ;

- TCVN 6295:1997 - Chai chứa khí. Chai chứa khí không hàn. Tiêu chuẩn an toàn và đặc tính;

- TCVN 6304-1997 - Chai chứa khí đốt hóa lỏng - yêu cầu trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển;

- TCVN 6484:1999 - Khí đốt hoá lỏng (LPG). Xe bồn vận chuyển. Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;

- TCVN 6485:1999 - Khí đốt hoá lỏng (LPG). Nạp khí vào chai có dung tích nước đến 150 lít. Yêu cầu an toàn;

- TCVN 6713:2000 - Chai chứa khí. An toàn trong thao tác;

- TCVN 6714:2000 - Chai chứa khí hoá lỏng (trừ axetylen và khí đốt hoá lỏng). Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;

- TCVN 6872:2001 - Chai chứa khí. Mũ bảo vệ van và vỏ bảo vệ van cho các chai chứa khí công nghiệp và y tế. Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm;

- TCVN 6873:2007 - Chai chứa khí. Giá chai chứa khí nén và khí hoá lỏng (trừ axetylen). Kiểm tra tại thời điểm nạp khí;

- TCVN 6874-1:2001 - Chai chứa khí di động. Tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa. Phần 1: Vật liệu kim loại;

- TCVN 7051:2002 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng kim loại không được nạp lại. Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 7163:2002 - Chai chứa khí. Van dùng cho chai chứa khí nạp lại được. Đặc tính kỹ thuật và thử kiểu;

- TCVN 7388-1:2004 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được. Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm. Phần 1: Chai bằng thép tôi và ram có độ bền kéo nhỏ hơn 1100 MPa;

- TCVN 7388-2:2004 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được. Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm. Phần 2: Chai bằng thép tôi và ram có độ bền kéo lớn hơn hoặc bằng 1100 MPa;

- TCVN 7388-3:2004 - Chai chứa khí. Chai chứa khí bằng thép không hàn có thể nạp lại được. Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm. Phần 3: Chai bằng thép thường hoá.;

- TCVN 8616:2010 - Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Yêu cầu trong sản xuất, tồn chứa và vận chuyển.

5. Bồn bể chuyên dụng lắp trên phương tiện vận chuyển

- Vật liệu chế tạo bồn bể chuyên dụng được làm bằng kim loại và phù hợp với hàng công nghiệp nguy hiểm dự kiến chứa bên trong;

- Trong trường hợp sử dụng thép để chế tạo bồn bể chuyên dụng, cường độ uốn không vượt quá 460 N/mm2 và cường độ kéo không vượt quá 725 N/mm2;

- Chiều dày tối thiểu của vỏ bồn được tính theo công thức sau:

            PTD                                          PCD

 e = ------------     hoặc     e = -------------

            2 d l                                         2 d

Trong đó:

                        e:         Chiều dày vỏ bồn (mm)

                        PT:        Áp lực thử (Mpa)

                        PT:        Áp lực tính toán (Mpa)

                        D:         Đường kính vỏ bồn (mm)

                        d:          Ứng suất của vật liệu chế tạo (N/mm2)

                        l:         Hệ số hàn

Hệ số l = 0,8 trong trường hợp tất cả các mối hàn chữ “T” với tổng chiều dài mối hàn kiểm tra không nhỏ hơn 10% tổng chiều dài mối hàn; l = 0,9 trong trường hợp kiểm tra không nhỏ hơn 25% tổng chiều dài mối hàn, l = 1 trong trường hợp tất cả các mối hàn được kiểm tra.

Chiều dày bồn bể chuyên dụng không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

 

Đường kính bao bì, thùng chứa

£ 1,80 m

> 1,80 m

Chiều dày tối thiểu (mm)

Thép không gỉ

2,5

3

Thép khác

3

4

Hợp chất của nhôm

4

5

Nhôm có hàm lượng lớn hơn 99,8%

6

8

6. Phương tiện thủy nội địa chuyên dụng

Phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm được thực hiện theo quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

- QCVN 21:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép;

- QCVN 01:2008/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa vỏ thép chở xô hoá chất nguy hiểm.

Phụ lục 4. Bảng Thông tin khẩn cấp

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ CôngThương)

--------------------
Thông tư 44/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

Phụ lục 5. Các yêu cầu về ứng cứu khẩn cấp

(Ban hành kèm theo Thông tư số             /2012/TT-BCT ngày    tháng    năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

----------------------

A. Ngưỡng khối lượng tràn đổ, rò rỉ cần thực hiện báo cáo khẩn cấp 

 

Loại nhóm hàng

Khối lượng rò rỉ, tràn đổ

2

Ở khối lượng có thể gây nguy hiểm cho người hoặc rò rỉ, tràn đổ liên tục từ 10 phút trở lên

3

200 L

4

25 kg

5.1

50 kg hoặc 50 L

5.2

1 kg hoặc 1 L

8

5 kg hoặc 5 L

9

25 kg hoặc 25 L

B. Nội dung Phương án ứng cứu khẩn cấp

I. Thông tin chung

1. Tên tổ chức vận tải:  

     

2. Địa chỉ của trụ sở chính:       

3. Điện thoại:                                   Fax:                                     

    Email:                                           Website:       (nếu có)

4. Họ và tên người đại diện:       [1]

5. Đặc điểm hàng vận chuyển

Tên hàng theo danh mục

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Mức đóng gói

Khối lượng vận chuyển

Phương tiện chứa

Hàng hóa 1

 

 

 

 

 

 

Hàng hóa 2 (nếu có)

 

 

 

 

 

 

Hàng hóa 3 (nếu có)

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

…….

 

 

 

 

 

 

6. Đặc điểm vận chuyển

6.1 Nơi khởi hành:

6.2 Nơi đến:

6.3 Tuyến đường vận chuyển: (Mô tả chung về loại đường vận chuyển, độ dài, các điểm chuyển hướng chính, các điểm dừng đỗ, đặc điểm dân cư …)

6.4 Tuyến đường thay thế: (Mô tả chung về loại đường vận chuyển, độ dài, các điểm chuyển hướng chính, các điểm dừng đỗ, đặc điểm dân cư …)

6.5 Thời gian vận chuyển: (Ban ngày, ban đêm)

6.6 Phương tiện vận chuyển: (Mô tả chung về loại, số lượng phương tiện vận chuyển, cự ly vận chuyển tối đa, tốc độ vận chuyển và các trang thiết bị xử lý sự cố kèm theo trên phương tiện vận chuyển)

II. Các khả năng tai nạn, sự cố và biện pháp khắc phục

II.1 Đặc tính nguy hiểm của hàng vận chuyển

1. Nguy hiểm về cháy

1.1 Tính chất dễ cháy: Xếp loại, tác nhân gây cháy (nhiệt độ cao, tia lửa, tiếp xúc với không khí hoặc nước..)

1.2 Các nguy hiểm kèm theo khi cháy: nổ, khói độc

1.3 Các chất dập cháy thích hợp

1.4 Biện pháp chữa cháy

1.5 Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

1.6 Khoảng cách cách ly an toàn

2. Nguy hiểm về nổ

1.1 Tính chất nổ: Xếp loại, tác nhân kích thích  (nhiệt độ cao, tia lửa, ma sát, va đập..)

1.2 Các nguy hiểm kèm theo nổ: mảnh văng, sóng nổ…

1.3 Khoảng cách cách ly an toàn

3. Nguy hiểm về độc

1.1 Tính chất độc hại: Xếp loại, ngưỡng tiếp xúc

1.2 Các nguy hiểm kèm theo khi dò rỉ, tràn đổ: nổ, khói độc

1.3 Các chất dập cháy thích hợp

1.4 Khoảng cách cách ly an toàn

1.5 Biện pháp thu gom, làm sạch

1.6 Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

4. Nguy hiểm về ăn mòn

1.1 Tính chất ăn mòn: Xếp loại (mạnh, vừa, yếu), vật liệu bị phá hủy (kim loại, nhựa, gỗ…)

1.2 Các nguy hiểm kèm theo khi tràn đổ, rò rỉ: ăn mòn phát nhiệt gây cháy, khí độc

1.3 Các chất trung hòa thích hợp

1.4 Biện pháp thu gom, làm sạch

1.5 Phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc

1.6 Khoảng cách cách ly an toàn

II.2 Các tình huống điển hình và biện pháp xử lý

STT

Tình huống cơ bản

Hậu quả

Hành động cần thực hiện

Số điện thoại cần liên lạc

1

Cản trở giao thông

(do hỏng đường, ùn tắc kéo dài…)

Dừng đỗ lâu tại vị trí không an toàn, có thể tiếp xúc các nguồn nhiệt, va chạm…dẫn đến cháy, rò rỉ

- Chuyển tuyến đường vận chuyển

- Cách ly, bảo vệ khu vực tiếp xúc

Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

- Cơ quan cứu nạn

- Chuyên gia kỹ thuật

2

Trục trặc hoặc tai nạn phương tiện vận chuyển nhưng không ảnh hưởng đến phương tiện chứa

nt

- Khắc phục hoặc thay phương tiện vận chuyển

- Thay người điều khiển phương tiện nếu có thương vong do tai nạn

Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

- Cơ quan cứu nạn

- Trung tâm cứu hộ giao thông

- Chuyên gia kỹ thuật

3

Trục trặc hoặc tai nạn phương tiện vận chuyển có hư hỏng phương tiện chứa

Rò rỉ, tràn đổ thoát ra các chất độc hại hoặc dễ cháy, nổ…gây thiệt hại về người, tài sản xung quanh

- Khắc phục hư hỏng nhỏ nếu đã có phương án, công cụ dự kiến cho các trường hợp này (bịt chỗ rò, khóa van…)

- Cách ly khu vực nguy hiểm theo chỉ dẫn (bán kính cách ly tùy theo đặc tính hàng vận chuyển)

- Gọi trợ giúp

- Bảo vệ, ngăn chặn người xâm nhập khu vực cách ly, chờ trợ giúp của lực lượng cứu hộ…Sơ tán người trong khu vực nguy hiểm.

- Các biện pháp thu gom, tẩy sạch

Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

- Cơ quan cứu nạn

- Trung tâm cứu hộ giao thông

- Chuyên gia kỹ thuật.

- Trung tâm cấp cứu y tế

4

Cháy phương tiện vận chuyển

Hỏng phương tiện chứa hoặc nổ phương tiện chứa nếu hàng vận chuyển có khả năng tăng áp suất do nhiệt, phát thải khí độc….gây thiệt hạn về người, tài sản.

- Dập cháy bằng phương tiện kèm theo xe nếu đám cháy nhỏ.

- Cách ly khu vực nguy hiểm theo chỉ dẫn (bán kính cách ly tùy theo đặc tính hàng vận chuyển)

- Gọi trợ giúp

- Bảo vệ, ngăn chặn người xâm nhập khu vực cách ly, chờ trợ giúp của lực lượng cứu hộ…Sơ tán người trong khu vực nguy hiểm. 

- Các biện pháp thu gom, tẩy sạch

Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra sự cố

- Cơ quan cứu nạn

- Trung tâm cứu hộ giao thông

- Chuyên gia kỹ thuật

5

Các tình huống khác

 

 

 

Ghi chú: Các tình huống và nội dung trên chỉ có tính minh họa, tổ chức vận tải phải dựa trên đặc điểm hàng hóa và đặc điểm vận chuyển để đánh giá về khả năng xảy ra sự cố, mức độ hậu quả xảy ra để xây dựng các tình huống điển hình và hành động khắc phục phù hợp.

III. Khả năng ứng cứu và tổ chức ứng cứu

III.1 Khả năng ứng cứu sự cố khẩn cấp

1. Khả năng ứng cứu ban đầu tại hiện trường

1.1 Người đủ điều kiện ứng cứu: (người điều khiển phương tiện, áp tải đã được huấn luyện phương pháp ứng cứu, xử lý…)

1.2 Trang thiết bị phục vụ ứng cứu: (thông tin, chữa cháy, dập lửa, bảo hộ cá nhân, dụng cụ sơ cứu, biển báo sự cố, thu gom….)

1.3 Phạm vi, mức độ ứng cứu: Liệt kê các tình huống nằm trong khả năng ứng cứu của người điều khiển phương tiện, mức độ phát triển của tình huống cần gọi trợ giúp.

2. Khả năng ứng cứu của người vận tải hoặc người gửi hàng

2.1 Số chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn từ xa cho người xử lý tại hiện trường; số chuyên gia kỹ thuật xử lý hiện trường (nếu có)

2.2 Thiết bị, phương tiện huy động phục vụ ứng cứu: (của người vận tải hoặc của các tổ chức dịch vụ khác ở các địa phương nơi hàng vận chuyển đi qua - nếu có)

2.3 Mức độ đáp ứng: dự kiến thời gian tiếp cận hiện trường (theo cự ly xa nhất), các tình huống trong khả năng ứng cứu

3. Khả năng ứng cứu của lực lượng cứu nạn, cứu hộ

3.1 Đội xử lý sự cố: số người, chuyên môn…

3.2 Thiết bị, phương tiện huy động phục vụ ứng cứu:

3.3 Mức độ đáp ứng: dự kiến thời gian tiếp cận hiện trường (theo cự ly xa nhất), các tình huống trong khả năng ứng cứu

III.2 Tổ chức ứng cứu

1. Tổ chức thực hiện

Bộ phận điều hành, phối hợp tại trụ sở để nhận thông báo, chuyển tiếp, hướng dẫn và điều hành các hoạt động xử lý tại hiện trường. Phải có quy định trách nhiệm rõ ràng các thành viên trong bộ phận điều hành.

2. Các quy trình hoạt động

2.1 Quy trình thông tin khẩn cấp

Gồm thủ tục thông báo khẩn cấp, người nhận thông báo, thứ tự ưu tiên trong trường hợp thông báo nhiều nơi, chuyển tiếp và cơ chế đảm bảo thông tin đã xác nhận.

2.2 Quy trình xử lý sự cố

- Của người phát hiện, xử lý ban đầu

- Của Bộ phận điều hành

- Chuyển tiếp cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ     

III.3 Các số Điện thoại liên lạc khẩn cấp (gồm cả số cố định và di động)

1 Số điện thoại của cơ quan chịu trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ: (Trường hợp vận chuyển qua nhiều tỉnh, phải liệt kê đầy đủ số điện thoại của cơ quan này ở các tỉnh).

2 Số điện thoại của các Trung tâm cứu hộ giao thông: (Trường hợp vận chuyển qua nhiều tỉnh, phải liệt kê đầy đủ số điện thoại của trung tâm này ở các tỉnh).

3 Số điện thoại của các chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn xử lý sự cố do người vận tải hoặc người gửi hàng chỉ định.

4. Số điện thoại của trung tâm cấp cứu y tế hoặc các dịch vụ khác (chuyển hàng, vận chuyển…).

5 Số điện thoại của người vận tải hoặc người gửi hàng.

6 Số điện thoại của Sở Công Thương các tỉnh có hàng vận chuyển đi qua.

III.4 Kế hoạch diễn tập

1. Kỳ hạn thực hiện diễn tập: (quý hoặc năm)

2. Các nội dung diễn tập, đánh giá:

3. Hình thức diễn tập: (thảo luận, thực nghiệm hiện trường, phối hơp…).

Ngày biên soạn:

Ngày sửa đổi:

 

Người đại diện Tổ chức vận tải
(Đóng dấu, ký tên)


[1]  Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền

Phụ lục 6. Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhân huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm và Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2012/TT-BCT ngày    tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

------------------

Mẫu 1

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mẫu 2

Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mẫu 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn

vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

 

Kính gửi: ………………………………………………………

 

Tôi là (ghi rõ họ tên bằng chữ hoa)……………………………Nam / Nữ

Sinh ngày:…./…../……….Dân tộc:………..Quốc tịch:………………….

Số CMND (hoặc Hộ chiếu)…………………..Ngày cấp:…………………..

Nơi cấp:……………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………

Thực hiện Thông tư số ……./2012/TT-BCT ngày……tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

Đề nghị ………………………………………………cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm cho tôi.

 

                                                             …………, ngày……tháng…..năm…….

                                                                                         Người đề nghị

                                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hồ sơ gửi kèm theo:

…………………………

Mẫu 2. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Mặt ngoài: Kích thước: 190mm x 130mm

 

(1).........................................

(2).........................................

 

 

 

 

 

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1) Tên cơ quan quản lý đơn vị tổ chức huấn luyện (Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh..)

(2) Tên đơn vị tổ chức huấn luyện (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh…)

Mặt trong: Kích thước: 190mm x 130mm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-  Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN CHUYỂN HÀNG CÔNG NGHIỆP NGUY HIỂM

Đã qua lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm do Sở Công Thương…….….……tổ chức từ ngày:……….đến ngày: ………………

Được công nhận đủ điều kiện để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

                               …...ngày….tháng....năm…....

                   Giám đốc Sở Công Thương

                                                                                            

                                   (Ký tên đóng  dấu)

 

 

 

 

Ảnh 3x4

 

 

Họ và tên:……………….……

Ngày sinh:……………….…...

Trú quán:……………………..

………………………………..

Trình độ văn hoá:……………

 

 

 

 

 

 

Số:………..

Giấy chứng nhận này có giá trị 02 năm từ

ngày……tháng….năm… đến ngày….tháng …năm….

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi