Quyết định 47/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 47/2006/QĐ-BCN

Quyết định 47/2006/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc ban hành "Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệpSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2006/QĐ-BCNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:
Ngày ban hành:26/12/2006Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 47/2006/QĐ-BCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 47/2006/QĐ-BCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 47/2006/QĐ-BCN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết


BỘ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 


 QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN

   TRONG CÁC HẦM LÒ THAN

VÀ DIỆP THẠCH

TCN-14-06-2006

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 47          /2006/QĐ-BCN

Ngày 26      tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội 2006

 

BỘ CÔNG NGHIỆP

 

47/2006/QĐ-BCN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà nội, ngày 26 tháng 12 năm 2006

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than

và diệp thạch TCN-14-06-2006”

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 

 

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các Quyết định: Số 69/2000/QĐ-BCN ngày 01 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14.06.2000”; số 57/2001/QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14.06.2000”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hữu Hào


QUY PHẠM

Kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006

(Ban hành kèm theo Quyết định số:47        /2006/QĐ-BCN

Ngày 26     tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch là quy phạm ngành, được áp dụng bắt buộc đối với những đối tượng sau:

1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có hoạt động khai thác than, diệp thạch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động khai thác than và diệp thạch theo quy định của pháp luật;

3. Người làm nghề mỏ trong các lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, khai thác, chế tạo, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu và làm nhiệm vụ đào tạo, học tập, thanh tra, kiểm tra, tham quan trong các hầm lò than và diệp thạch.

Điều 2.

Trong quy phạm này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.   Khoáng sàng là sự tích tụ tự nhiên của than hay diệp thạch với khối lượng lớn ở dạng vỉa hoặc ổ mà có sự khác biệt về tính chất và không gian so với đất đá xung quanh;

2.   Mỏ hầm lò là khu vực khai thác than hay diệp thạch bằng phương pháp hầm lò.

Mỏ hầm lò bao gồm các bộ phận khai thác, đào chống lò, thông gió, cơ điện, vận tải và các bộ phận phục vụ khai thác khác;

3.   Giám đốc mỏ là người đại diện hợp pháp theo pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất của một tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác than và diệp thạch, trong việc thực hiện các quy định khác của pháp luật. Trong Quy phạm này, Giám đốc mỏ được hiểu là Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, xí nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác than hầm lò và diệp thạch;

4.   Công tác mỏ hầm lò là công tác trực tiếp hay gián tiếp phục vụ khai thác than hay diệp thạch ở mỏ hầm lò;

Tuỳ thuộc vào mục đích và ý nghĩa, công tác mỏ hầm lò được chia thành các công tác chính sau:

a)   Công tác mở vỉa là công việc đào các đường lò từ mặt đất tới khoáng sàng. Các đường lò được đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò mở vỉa;

b)  Công tác đào lò chuẩn bị là công việc đào các đường lò từ mở vỉa với mục đích phân chia khoáng sàng thành các khu khai thác. Các đường lò đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò chuẩn bị;

c)   Công tác khai thác là những công việc liên quan trực tiếp đến khai thác, bao gồm những công việc khấu, vận chuyển, chống giữ khoảng không gian đã khai thác.

5.   Giếng mỏ là đường lò đào theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng từ mặt đất tới khoáng sàng phục vụ cho công tác mở vỉa;

Một mỏ hầm lò thường có giếng chính, giếng phụ và giếng thông gió.

a)   Giếng chính là giếng phục vụ cho công tác thoát nước, thông gió, vận tải than hay diệp thạch khai thác được từ hầm lò lên mặt đất.

b)  Giếng phụ là giếng phục vụ cho công tác thông gió, thoát nước, cung cấp năng lượng, vận chuyển người, vật liệu, thiết bị ra vào trong hầm lò.

6.   Sân ga giếng là toàn bộ các đường lò bằng tiếp giáp xung quanh giếng, phục vụ cho công tác nâng hạ người, vật liệu, than hay diệp thạch qua giếng;

7.   Ruộng mỏ là toàn bộ hoặc một phần khoáng sàng dành cho một mỏ khai thác hầm lò;

8.   Điều khiển đá vách là tổ hợp các công việc thực hiện nhằm cân bằng áp lực mỏ xuất hiện trong những khoảng rỗng do khai thác gây nên để đảm bảo khai thác an toàn và chống sụt lún bề mặt địa hình.

Phụ thuộc vào tính chất cơ lý đất đá bao quanh vỉa hoặc ổ than hay diệp thạch và điều kiện sản xuất, có các phương pháp điều khiển đá vách sau:

a)   Phương pháp phá sập toàn bộ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng cách phá sập đá vách, thường gọi là phương pháp điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần;

b)  Phương pháp điều khiển hạ từ từ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất sau một thời gian khai thác nhất định được lấp đầy do đá vách có tính chất uốn võng hạ từ từ dưới tác động của áp lực mỏ;

c)   Phương pháp điều khiển đá vách bằng chèn lò: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng vật liệu đưa từ ngoài mặt đất vào trong hầm lò.

9.   Áp lực mỏ là lực xuất hiện trong địa khối do khai thác tạo ra những khoảng rỗng, gây nên sự biến dạng đất đá xung quang những khoảng rỗng đó;

10.        Cú đấm mỏ là hiện tượng khối lượng lớn đất đá sập đổ đột ngột xuống khu vực đang hoạt động khai thác, có liên quan đến khoảng không gian khai thác, gây thiệt hại cho người, thiết bị và công trình mỏ;

11.        Công trình mỏ là toàn bộ hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió trong hầm lò và các công trình khác ngoài mặt bằng phục vụ cho công tác khai thác than hay diệp thạch;

12.        Hệ thống khai thác là trình tự tiến hành công tác chuẩn bị, khai thác có quan hệ với nhau về không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa chất mỏ của khoáng sàng và trình độ phát triển của khoa học, công nghệ;

13.        Gương lò là nơi tiến hành trực tiếp công tác khai thác than hay diệp thạch; tại vị trí khấu than hay diệp thạch gọi là gương lò chợ, còn tại vị trí đào lò chuẩn bị gọi là gương lò chuẩn bị;

14.        Thùng trục là cơ cấu dùng để nâng hạ người hoặc vật liệu trong giếng đứng;

15.        Skip là cơ cấu tự dỡ tải dùng để nâng hạ than, đá, vật liệu rời trong lò nghiêng hoặc lò đứng;

16.        Thùng cũi là cơ cấu để nâng hạ người, vật liệu hoặc goòng chất tải trong giếng đứng;

17.     Phanh dù là cơ cấu tự động phanh hãm thùng cũi giếng mỏ trong trường hợp cáp nâng thùng cũi trùng hoặc đứt.

Điều 3.

Ở mỗi mỏ nhất thiết phải có hồ sơ theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, các tài liệu trắc địa, địa chất, kế hoạch phát triển mỏ được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điu 4.

1. Việc mở vỉa chuẩn bị các khai trường, các mức khai thác, khu khai thác hay sửa chữa lớn giếng đứng, giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng trung tâm và việc lắp đặt thiết bị cố định, đều phải thực hiện theo thiết kế do cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt (Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam - sau đây gọi tắt là Tập đoàn hoặc tổ chức khai thác than hầm lò và diệp thạch khác có thẩm quyền - sau đây gọi tắt là Tổ chức khác).

2. Việc khai thác, chống lò, điều khiển đá vách, thông gió, đào và sửa chữa lớn các đường lò đều phải thực hiện theo hộ chiếu. Việc lắp đặt thiết bị phải theo sơ đồ bố trí thiết bị. Các hộ chiếu và sơ đồ nói trên do Giám đốc mỏ duyệt, không được trái với các quy định của Quy phạm này.

Hướng dẫn chi tiết việc lập hộ chiếu thực hiện theo Phụ lục I của Quy phạm này.

Điều 5.

1.    Cấm đưa các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp; các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào hầm lò sử dụng khi chưa được kiểm tra, đăng ký, kiểm định các điều kiện an toàn theo quy định.

2.    Cấm đưa vào sản xuất những mỏ mới, mỏ cải tạo, khu khai thác, mức khai thác, gương khấu, đường lò và các hạng mục công trình khác khi chưa được nghiệm thu theo quy định và không đảm bảo các điều kiện an toàn theo Quy phạm này.

3.    Việc tổ chức nghiệm thu trước khi đưa mỏ mới, mỏ cải tạo hoặc một mức khai thác mới vào sản xuất phải có sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước về kỹ thuật an toàn công nghiệp.

4.    Ở mỏ đang sản xuất phải thành lập Hội đồng nghiệm thu các khu khai thác, gương khấu, khu thí nghiệm áp dụng công nghệ khai thác mới, đường lò chuẩn bị.

5.    Giám đốc mỏ chỉ định thành phần Hội đồng nghiệm thu có sự tham gia của cán bộ phụ trách kỹ thuật an toàn mỏ.


 

Điều 6.

Người lao động trước khi được nhận vào làm việc tại mỏ đều phải khám và đảm bảo sức khoẻ theo đúng các quy định của Bộ Y tế.

Điu 7.

1.   Người lao động trước khi được nhận vào làm việc lần đầu hay chuyển từ nghề này sang nghề khác để làm việc trong hầm lò, phải được đào tạo nghề mỏ theo chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2.   Việc thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động; hướng dẫn cho các đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực tập; tổ chức huấn luyện, thống kê, theo dõi, báo cáo phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3.   Sổ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại mẫu s 14, Phụ lục VII của Quy phạm này. Chỉ những người đã được huấn luyện, hướng dẫn, phổ biến về an toàn, vệ sinh lao động đạt yêu cầu mới được phép vào hầm lò.

Điều 8.

1. Mỗi mỏ hầm lò, hàng quý phải lập kế hoạch thủ tiêu sự cố theo quy định và thoả thuận với Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn hoặc một đơn vị, tổ chức cấp cứu mỏ có đủ thẩm quyền ở gần mỏ.

2. Mỗi quý một lần mỏ phải tổ chức phổ biến cho người lao động kế hoạch thủ tiêu sự cố và làm quen với các lối rút lui khi có sự cố. Khi thay đổi lối rút lui hoặc người được chuyển sang làm việc ở khu vực khác, chậm nhất sau một ngày - đêm phải tổ chức cho họ làm quen với lối rút lui mới. Việc làm quen với các lối rút lui được thực hiện bằng cách dẫn những người này đi từ vị trí làm việc đến các lối rút lui đó.

3. Mỗi lần phổ biến kế hoạch thủ tiêu sự cố và làm quen với lối rút lui khi có sự cố phải được theo dõi, ghi vào sổ theo mẫu số 14, Phụ lục VII  của Quy phạm này.

Điều 9.

Phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ghi chép để bất kỳ lúc nào cũng nắm được vị trí và số người đang làm việc trong hầm lò.

Điều 10.

1. Cấm uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích, ma tuý trước và trong khi làm việc ở trong hầm lò cũng như trong các nhà thuộc dây chuyền sản xuất của mỏ.

2. Cấm ngủ ở trong hầm lò.

Điều 11.

1. Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa trần trong hầm lò, các nhà trên miệng giếng, nhà đèn ắc-quy, nhà phân loại than và ở trên mặt đất trong phạm vi 50m đối với các cửa lò có gió thải ra mặt đất hay các công trình thoát, tháo khí, các ống thải gió của trạm quạt.

2. Trường hợp ngoại lệ, khi tiến hành các công việc có sử dụng ngọn lửa trần trong hầm lò hay trong các khu vực trên miệng giếng phải có các biện pháp đảm bảo an toàn do Giám đốc mỏ phê duyệt.

Điều 12.

1.   Tất cả mọi người khi ở trong hầm lò, phải được trang bị bảo hộ lao động theo quy định và phải sử dụng mũ lò, đèn ắc-quy chiếu sáng cá nhân, bình tự cứu, trang bị bảo hộ lao động khác phù hợp với điều kiện làm việc. Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành.

2.   Giám đốc mỏ và mọi người làm việc trong hầm lò phải đảm bảo và thực hiện thời giờ lao động, thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định của Bộ luật lao động. Cấm mọi người lao động làm việc liên tục trong hầm lò vượt quá thời gian quy định.

Điều 13.

Khi mang các dụng cụ sắc nhọn phải có bao che những vị trí nguy hiểm hoặc đặt trong hòm chuyên dùng.

Điu 14.

1. Giám đốc mỏ phải trang bị cho tất cả mọi người trong hầm lò bình tự cứu cá nhân. Mỗi mỏ phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò.

          2. Giám đốc mỏ phải tổ chức huấn luyện cho người lao động cách sử dụng bình tự cứu cá nhân.

3. Nếu hành trình rút đến vị trí an toàn mất trên 90% thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân, thì 6 tháng một lần trước khi thoả thuận kế hoạch                                                                                                                              thủ tiêu sự cố, Giám đốc mỏ phải tổ chức một nhóm nhân viên kỹ thuật đeo bình tự cứu cá nhân đi theo hành trình này để kiểm tra.

4. Ở các mỏ đang hoạt động, nếu vị trí làm việc ở quá xa, thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân không đđể rút lui đến nơi an toàn thì trên đường rút lui phải đặt các trạm đổi bình tự cứu cá nhân. Việc đặt các trạm này phải thỏa thuận theo quy định tại Điều 8 Quy phạm này.

5. Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức huấn luyện lại cách sử dụng bình tự cứu cá nhân của người lao động thuộc phân xưởng mình.

 Việc huấn luyện, kiểm tra chất lượng của các bình tự cứu cá nhân do Trung tâm Cấp cứu mỏ của Tập đoàn hoặc tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền tiến hành thực hiện không ít hơn một lần trong một năm.

Công tác huấn luyện phải được theo dõi, ghi chép theo mẫu số 14, Phụ lục VII của Quy phạm này.

Điều 15.

Ở những nơi làm việc và trên đường đi lại trong hầm lò cũng như ngoài mặt đất phải có các biển báo, tín hiệu theo quy định. Mọi người làm việc ở mỏ phải được làm quen với hệ thống biển báo và tín hiệu đó.

Điều 16.

Giám đốc mỏ phải được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành; Các Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn phải có trình đĐại học hoặc Cao đẳng kỹ thuật mỏ, có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.

Điu 17.

1. Hàng năm, Bộ Công nghiệp quyết định phân loại mỏ theo mức độ nguy hiểm về khí và bụi nổ trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý có thẩm quyền (Tập đoàn hoặc Tổ chức khác).

2. Tất cả các mỏ đang xây dựng, cải tạo, khai thác, tuỳ theo quy mô đều phải lập một Đội cấp cứu mỏ bán chuyên trách và phải được một đơn vị cấp cứu mỏ chuyên trách phụ trách, ứng cứu kịp thời khi có sự cố.

Điều 18.

Khi làm việc tại các gương lò cụt xa các vị trí có người làm việc hoặc làm việc bất kỳ ở đâu trong những ca, ngày nghỉ sản xuất của mỏ đều phải phân công ít nhất 2 người có kinh nghiệm làm việc trong nghề ít nhất 6 tháng và những người này phải mang theo máy đo khí. Chỉ được vào làm việc ở những vị trí nói trên sau khi đã kiểm tra và thông gió an toàn.

 

Điều 19.

Việc phục hồi các đoạn lò sụp đổ phải do Quản đốc phân xưởng hoặc người được uỷ quyền trực tiếp chỉ huy theo biện pháp đã được Giám đốc mỏ duyệt. Người thực hiện công việc phải là người có kinh nghiệm làm việc trong nghề ít nhất một năm.

Điều 20.

Khi bố trí người làm việc ở những nơi xa không thường xuyên hoặc khó liên lạc với người lao động khác thì Trưởng ca hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra nơi làm việc của họ không ít hơn một lần trong một ca.

Điều 21.

1. Cấm vào hay làm việc ở những vị trí lò có hiện tượng nguy hiểm đối với người, trừ những người làm việc để thủ tiêu các nguy hiểm đó. Các lối vào những vị trí nguy hiểm phải đặt rào chắn và biển báo “cấm vào”.

2. Bất cứ ai làm việc trong hầm lò hay trên mặt đất khi phát hiện thấy nguy hiểm đối với người hay đối với công trình mỏ đều phải có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp để loại trừ nguy hiểm đó và báo ngay cho Trưởng ca hoặc Bộ phận điều hành chỉ huy sản xuất mỏ.

Điều 22.

Cấm làm bất cứ công việc gì ở bên trong và ở bên trên các phễu, bunke chứa than, giếng miệng hở khi không có song chắn đảm bảo an toàn, bên cạnh những vị trí dễ sụt lở hoặc có nguy cơ bị ngã từ trên cao xuống nếu không sử dụng dây an toàn.

Điều 23.

1. Giám đốc mỏ, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, an toàn mỏ 2 tuần một lần; Phụ trách Cơ điện mỏ, Trưởng phòng kỹ thuật an toàn 1 tuần một lần phải kiểm tra kỹ thuật an toàn, đặc biệt đối với các thiết bị, dụng cụ có liên quan đến thùng cũi, skip, giếng mỏ và các công trình xây dựng xung quanh giếng.

2. Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra kỹ thuật an toàn ít nhất một lần trong một ca ở các khu vực mình quản lý.

3. Trưởng ca phải kiểm tra ít nhất hai lần trong một ca.

4. Khi kiểm tra phải ghi chép và phân công người thực hiện biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm đđảm bảo an toàn cho người đi lại và làm việc.

5. Cấm bố trí người vào làm việc ở nơi có nguy cơ mất an toàn, trừ người thực hiện thủ tiêu các nguy cơ mất an toàn đó dưới sự giám sát chỉ đạo của Trưởng ca.

Điu 24.

1. Trước khi bắt đầu làm việc, Quản đốc hoặc Phó quản đốc được uỷ quyền ghi sổ nhật lệnh; Phó quản đốc, Ca trưởng hoặc người được uỷ quyền phải ghi vào sổ ca lệnh, sổ giao nhận ca khi bàn giao về tình trạng vì chống so với hộ chiếu được duyệt, tình trạng các gương lò được chống, được thông gió cũng như các trang thiết bị, các phương tiện kiểm tra khí, chống bụi, chống cháy, các thiết bị bảo vệ, mạng điện, phương tiện thông tin liên lạc, tín hiệu trong phạm vi mình quản lý.

Các mẫu sổ thực hiện theo mẫu số 08, phụ lục VII của Quy phạm này.

2. Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải áp dụng ngay các biện pháp khắc phục các vi phạm an toàn đã phát hiện trước khi bắt đầu làm việc và trong thời gian làm việc. Nếu không thể khắc phục được các vi phạm đó phải tạm đình chỉ công việc, cho người rút ra nơi an toàn và thông báo ngay Bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ. Phải đặt rào chắn và biển báo “nguy hiểm cấm vào” ở vị trí gần đó.

Điều 25.

1. Người chỉ huy sản xuất của mỏ hoặc chỉ huy sản xuất một khu vực thuộc mỏ khi phát hiện mỏ hay khu vực đó có nguy hiểm đe doạ đến tính mạng con người, phải ra lệnh cho mọi người rút lui ra nơi an toàn theo kế hoạch thủ tiêu sự cố và báo cáo ngay cho Phó giám đốc kỹ thuật mỏ và Bộ phận điều hành chỉ huy sản xuất. Người chỉ huy sản xuất của mỏ tại thời điểm đó phải nhanh chóng cử Đội cấp cứu bán chuyên trách của mỏ đến kiểm tra xem xét, xử lý hiện trường, đồng thời thông báo Đơn vị cấp cứu mỏ chuyên trách gần mỏ nhất, Đơn vị cứu hộ cứu nạn (nếu cần thiết) và báo cáo cho Tổng giám đốc Tập đoàn hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp đều phải ghi chép chính xác về tình trạng mỏ và về tình trạng của người lao động.

2. Mỏ chỉ được sản xuất trở lại sau khi có lệnh của cơ quan quản lý có thẩm quyền (Tập đoàn hoặc Tổ chức khác).

Điều 26.

Phải bố trí khám chờ đợi ở các sân ga giếng đứng, giếng nghiêng dùng để trục người lên xuống. Các khám chờ đợi phải được thông gió, chiếu sáng và có ghế để ngồi.

Điều 27.

Trong các mỏ hầm lò chỉ được sử dụng các máy mỏ, thiết bị cơ giới, trang thiết bị điện, các khí cụ, vật liệu chuyên dùng cho hầm lò. Việc lắp đặt, sửa chữa, vận hành phải tuân theo các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Điều 28.

1. Phải che chắn các bộ phận chuyển động của các máy móc, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người, trừ các bộ phận nếu che chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận đó như các đầu khấu than, các hệ thống truyền động của các máy làm việc ở gương lò, băng tải, ru lô, xích, cáp kéo. Các bộ phận này phải được trang bị các tín hiệu phòng ngừa, tín hiệu khởi động, các phương tiện để dừng máy hay cắt khỏi nguồn điện.

2. Tín hiệu đề phòng phải là tín hiệu âm thanh được phát liên tục ít nhất trong 5 giây. Tín hiệu này phải đảm bảo nghe được trên suốt chiều dài của băng tải còn đối với các thiết bị mỏ khác phải đảm bảo nghe được trong phạm vi vùng nguy hiểm của nó đối với người.

Điều 29.

1.     Tất cả trường hợp sự cố, tai nạn lao động có liên quan đến sản xuất của mỏ phải được ghi chép, khai báo, điều tra, đánh giá, thống kê, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại tài sản; lưu  giữ và báo cáo  với cơ quản lý cấp trên theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trên cơ sở điều tra, phân tích, phải xác định nguyên nhân gây nên tai nạn, sự cố, đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để tránh xảy ra các tai nạn tương tự. Khai báo phải mô tả hiện trạng, các biện pháp đã và sẽ áp dụng khắc phục, ứng cứu.

2.     Trong vòng 15 ngày cuối cùng của mỗi quý và mỗi năm, Tập đoàn, Tổ chức khác phải lập báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc thực hiện chương trình, biện pháp quản lý kỹ thuật an toàn đã được chấp thuận, phê duyệt và tình hình tai nạn, sự cố, những nguy cơ  nếu có. Trong báo cáo, phải đánh giá hiệu quả công tác quản lý an toàn và các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra sự cố, tai nạn tương tự.

Chương II

TIẾN HÀNH CÁC CÔNG VIỆC MỎ

Mục 1.  BỐ TRÍ  LỐI THOÁT KHỎI CÁC ĐƯỜNG LÒ

Điều 30.

1. Ở mỗi mỏ hầm lò đang sản xuất phải có ít nhất hai lối thoát riêng biệt thông ra mặt đất đđi lại hoặc vận chuyển người. Mỗi mức khai thác phải có ít nhất hai lối thoát thông lên mức trên hay với mặt đất đđi lại hoặc vận chuyển người. Khi xây dựng mỏ, các lối lên mặt đất phải làm cách nhau ít nhất là 30m.

2. Trên các đường lò đi tới lối thoát dự phòng ra khỏi mỏ cũng như ở các điểm giao nhau của các đường lò phải có biển chỉ dẫn và hướng đi tới lò thoát ra mặt đất. Các biển chỉ dẫn đảm bảo dễ nhận biết, dễ thấy (dùng đèn chiếu sáng, phản quang…) và được đặt cách nhau không lớn hơn 200m.

Điều 31.

1. Trường hợp đào mới hoặc đào sâu thêm đến mức thiết kế các giếng trung tâm, trước hết phải đào các lò để nối các giếng với nhau, sau đó lắp đặt thiết bị nâng, thùng cũi cố định theo quy định của Quy phạm kỹ thuật an toàn này. Việc đào các lò khác phải theo trình tự của thiết kế quy định.

2. Trường hợp mở các giếng xa nhau (các giếng thông gió đặt ở xa giếng chính), trước khi đào lò để có lối thoát thứ hai phải lắp đặt thùng cũi cố định hoặc tạm thời có kèm theo cơ cấu phanh dù và lắp đặt thiết bị thoát nước.

3. Trường hợp mở mức khai thác mới bằng một giếng hoặc bằng những lò ngầm, trước hết phải đào các lò đđảm bảo mức khai thác mới có hai lối thoát ra mặt đất hoặc thông với mức trên và được thông gió theo hạ áp chung.

Điều 32.

1. Các giếng đứng dùng làm lối thoát lên mặt đất phải được trang bị các thiết bị nâng (một trong các thiết bị đó phải là thùng cũi) và các ngăn đặt thang. Có thể không cần đặt thang ở một trong hai giếng nếu trong giếng đó có hai hệ thống thiết bị nâng được cấp điện từ các nguồn độc lập. Cả hai giếng đều phải được trang bị, đảm bảo cho tất cả mọi người ở các mức, khu khai thác có thể theo một giếng ra ngoài mặt đất.

2. Ở các giếng đứng sâu đến 70m, nếu trong cả hai giếng đều có thang thì có thể không cần  thiết bị nâng ở một trong hai giếng đó.

            Điều 33.

            1. Ngoài hai lối thoát theo quy định ở Điều 30 của Quy phạm này, các lối thoát khác không được thường xuyên sử dụng cũng phải có tay vịn, bậc đi lại nếu là lò nghiêng, thang hoặc thiết bị nâng phụ nếu là lò đứng.

2. Các lò nêu trên đều phải được đặt tín hiệu bảo vệ nối với trung tâm điều khiển hoặc được bảo vệ bằng cửa có khóa đảm bảo có thể mở dễ dàng từ bên trong nhưng nếu mở từ ngoài phải dùng chìa.

Điều 34.

1. Trong các lò giếng hoặc các đường lò người đi lại có góc dốc từ 45o đến 90o, thang được đặt với góc nghiêng không lớn hơn 80o và nhô ra phía trên sàn ngang 1m. Các sàn ngang được gắn chặt vào vì chống giếng và bố trí cách nhau không quá 8m.

2. Lỗ chui qua sàn không nhỏ hơn 0,7m theo chiều dọc thang và không nhỏ hơn 0,6m theo chiều ngang. Lỗ chui ở sàn thang trên cùng phải được đóng bằng cửa.

3. Khoảng cách giữa vì chống và chân thang không được nhỏ hơn 0,6m. Chiều rộng thang không nhỏ hơn 0,4m và khoảng cách giữa các bậc thang không lớn hơn 0,4m.

4. Nếu hai lối thoát từ trong hầm lò là các giếng nghiêng thì ở một trong hai giếng nghiêng phải được trang bị cơ giới hoá vận chuyển người. Phải có lối dùng riêng cho người đi bộ với chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m và chiều cao không nhỏ hơn 1,8m đđề phòng trường hợp hỏng hệ thống cơ giới vận chuyển người. Yêu cầu trên cũng được áp dụng với các lò nghiêng khác được trang bị phương tiện cơ giới chở người bằng goòng chuyên dùng.

Điều 35.

Ở các mỏ đang sản xuất, khi mở thêm một mức mới bằng một giếng đứng và một hoặc hai lò nghiêng nối thông mức mới với mức đang khai thác thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy phạm này.

Điều 36.

1. Khi đào lò ngầm hay lò thượng trung tâm, phải đào lò dùng cho người đi lại song song với lò ngầm hay lò thượng đó. Trường hợp các lò ngầm hay lò thượng trên tiếp sát với lò thượng của gương lò chợ khấu theo hướng dốc từ trên xuống hoặc từ dưới lên, không phải đào lò dùng cho người đi lại. Lò dùng đđi lại không được trang bị phương tiện cơ giới vận chuyển người phải có chiều cao trong khung chống tối thiểu là 1,8m.

2. Cấm tiến hành các công việc khai thác ở trên khai trường mở vỉa bằng lò ngầm và lò thượng mà ở đó không có lò dành cho người đi lại đã nêu ở trên.

3. Ở các sàn nhận than dưới và trung gian của các giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng vận chuyển (trừ lò vận chuyển bằng máng cào hoặc băng tải) phải có lò vòng. Ở những vị trí giao nhau giữa giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng vận chuyển với các lò trung gian đang hoạt động có người đi lại cũng phải có lò vòng hoặc cầu vượt để người đi qua.

4. Ở những lò ngầm và lò thượng vận chuyển được trang bị bằng máng cào, băng tải, đường ống hoặc máng trượt phải có lối đi riêng cho người với kích thước lối đi lớn hơn: Chiều cao 1,8m và rộng 0,7m. Không bắt buộc phải có lò vòng cho người đi, nếu như các đường lò trên có một hay nhiều lối thoát ra tầng, mức khác.

Điều 37.

1. Mỗi gương khấu than phải có hai lối thoát thông suốt: một lối lên lò thông gió và lối kia xuống lò vận chuyển. Trường hợp khi gương khấu không thể bố trí được hai lối thoát thì thiết kế phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ở các vỉa nghiêng, dốc nghiêng, dốc đứng trong đó than từ lò chợ tự chảy xuống lò vận chuyển, phải có ít nhất một lối thoát lên lò thông gió và hai lối thoát xuống lò vận chuyển không dùng đđưa than xuống, lối thoát này phải bố trí ở trước gương khấu.

3. Khi khấu than bằng combai ở các vỉa dốc nghiêng, dốc đứng mà không để lại chân khay lưu than, cho phép bố trí lối thoát dự phòng xuống lò vận chuyển về phía không gian đã khai thác.

            4. Khi khai thác các vỉa có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 1m, mỗi gương khấu được thông gió nối tiếp phải có lối thoát qua lò trung gian dẫn vào lò người đi lại, lò này được đào suốt chiều cao tầng khai thác và phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn để người đi lại.

5. Khi khai thác các vỉa bằng lò chợ theo hướng dốc từ trên xuống (hoặc từ dưới lên) ở khu vực thuộc vỉa than có nguy cơ bục nước hoặc bùn sét thì mỗi lò khấu than phải đảm bảo có lối thoát lên mức khai thác trên.

Mục 2. ĐÀO VÀ CHỐNG CÁC ĐƯỜNG LÒ

2.1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 38.

1. Tất cả các lò phải được chống kịp thời phù hợp với thiết kế và hộ chiếu được duyệt.

2. Khi các điều kiện địa chất mỏ và điều kiện sản xuất thay đổi, trong thời gian một ngày - đêm phải xem xét lại hộ chiếu khai thác, hộ chiếu đào chống các đường lò. Trong khi xem xét điều chỉnh hộ chiếu phải thực hiện các biện pháp bổ sung về an toàn và ghi vào sổ nhật lệnh sản xuất.

3. Trước khi bắt đầu công việc, Quản đốc phải hướng dẫn cho mọi người về nội dung hộ chiếu, những thay đổi được ghi trong đó. Mọi người sau khi được hướng dẫn phải ký nhận vào sổ nhật lệnh sản xuất.

4. Cấm tiến hành các công việc mỏ mà không có hộ chiếu được duyệt cũng như làm sai hộ chiếu.

5. Khi lò đào trong đá cứng và bền vững (có độ kiên cố f >10), liền khối không bị ảnh hưởng của việc khai thác (trừ những vị trí lò giao nhau), có thể không cần chống, nhưng phải được thể hiện trong hộ chiếu. Đối với các đường lò đào trong than nhất thiết phải chống, trừ các thượng tháo than đào bằng máy khoan và không có người đi lại.

Chi tiết việc lập hộ chiếu thực hiện theo Phụ lục I của Quy phạm này.

Điều 39.

1. Tiết diện của các lò bằng, lò nghiêng phải được xác định bằng tính toán theo các yếu tố: Tốc độ gió cho phép, kích thước thiết bị vận chuyển với khoảng hở nhỏ nhất cho phép, độ lún của vì chống do tác dụng của áp lực mỏ trong cả quá trình sử dụng.

2. Tiết diện tối thiểu trong khung chống được quy định như sau:

a) Đối với những lò vận tải và thông gió chính cũng như những lò dùng để cơ giới vận chuyển người: 6m2 và chiều cao không nhỏ hơn 1,9m tính từ đỉnh ray đến vì chống hoặc thiết bị đặt ở nóc lò;

b) Đối với các lò cái thông gió khu vực, lò trung gian, lò đặt băng tải (hoặc máng cào) hoặc vận chuyển bằng tầu điện ắc-quy, lò thượng và lò ngầm của khu vực: 6m2 và chiều cao không nhỏ hơn 1,8m;

c) Đối với các lò nối, các họng sáo, các cúp khác phải lớn hơn hay bằng 1,5m2;

d) Đối với các lò chịu ảnh hưởng của khai thác và các lò đi lại không cơ giới phải lớn hơn hoặc bằng 3,7m2 với chiều cao không nhỏ hơn 1,8m.

Điều 40.

1. Chiều rộng lối người đi lại trong các đường lò, khoảng hở giữa các thiết bị vận tải và vì chống cũng như giữa các thiết bị vận tải với nhau được quy định ở Bảng 1.

            2. Chiều rộng lối người đi lại và khoảng hở phải được duy trì dọc theo đường lò ở chiều cao không nhỏ hơn 1,8m tính từ nền lò. Lối người đi lại phải được đặt ở một phía trên toàn bộ chiều dài đường lò. Trường hợp đặc biệt, nếu có các biện pháp an toàn bổ sung được Giám đốc mỏ duyệt có thể bố trí lối người đi lại ở các phía khác nhau.

            3. Cấm bố trí lối người đi lại giữa hai đường xe ở những đoạn lò sau:

a) Các đoạn lò hai đường xe thuộc sân giếng của các mức vận tải và thông gió các mỏ đang xây dựng và cải tạo;

b) Các đường lò hai đường xe khác tại vị trí dồn dịch, bốc dỡ thiết bị, vật liệu từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác, tại vị trí móc và tháo móc goòng, ở những vị trí bốc dỡ có năng suất từ 1000 tấn trở lên trong một ngày - đêm.

4. Những lò một đường xe thuộc sân giếng có sử dụng thùng cũi, phải để lối người đi lại rộng 0,7m ở cả hai phía.

            5. Cho phép trang bị đường mono-ray chở hàng lắp đặt phía bên trên ở những đường lò đặt băng tải, máng cào nhưng phải bảo đảm các khoảng cách cần thiết ghi ở Bảng 1 và phải có biện pháp an toàn bổ sung được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

Bảng 1

 

 

Đường

 

Hình

thức

vận tải

 

 

Sắp đặt khoảng cách

Kích thước

nhỏ nhất (m)

 

 

Ghi chú

Lối người

đi lại

Khoảng

hở

 

 

1. Lò bằng

 

 

Đường ray

Khoảng cách giữa vì chống hoặc thiết bị và đường ống đặt trong lò với mép ngoài cùng đoàn tàu di động

 

0,7

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,20

Khung chống bằng gỗ, kim loại, bê tông cốt thép và bê tông.

Bê tông, bê tông cốt thép liền khối và xây đá

 

 

2. Lò bằng

 

Băng tải và đường ray

- Khoảng cách giữa vì chống và đoàn tàu di động.

- Giữa vì chống và băng tải.

- Giữa băng tải và  đoàn tàu di động.

 

0,7

-

 

 

0.4

 

0.4

 

3. Lò bằng,   lò nghiêng

Đường ray

Ở vị trí người xuống khỏi toa xe chở người

1,0

 

Từ toa xe chở người xuống về cả 2 phía để lối đi rộng 1m

 

4. Lò bằng, lò nghiêng

Băng tải

- Giữa vì chống và băng tải

 

0,7

0,4

Khoảng cách từ phần trên băng tải  đến xà vì chống không nhỏ hơn 0,5m và ở các đầu tăng và dẫn động không nhỏ hơn 0,6m.

 

 

 

 

5. Lò bằng, lò nghiêng

mono-ray

- Giữa vì chống và mép ngoài cùng đoàn tàu di động hoặc hàng vận chuyển với tốc độ của mô nô ray đến 1m/s.

- Giữa đáy thùng hoặc mép dưới của hàng di chuyển và nền lò hoặc thiết bị đặt ở nền lò.

0,7

 

 

 

 

 

 

-

0,2

 

 

 

 

 

 

0,4

 

Với tốc độ lớn hơn 1m/s chiều rộng lối người đi và khoảng hở phải được tăng lên tương ứng là 0,85 và 0,3m.

 

 

6. Lò bằng, lò nghiêng

Băng tải và mono-ray

- Giữa vì chống và đoàn tầu di động

- Giữa vì chống và băng tải

- Giữa băng và đoàn tầu di động

0,7

-

 

 

0,4

 

0,4

 

 

 

 

7. Lò Nghiêng

Băng tải và đường ray

- Giữa vì chống và băng

- Giữa băng tải và đoàn tầu di động

- Giữa đoàn tầu di động và vì chống

0,7

-

 

0,4

 

0,2 ¸ 0,25

- Khi đào các đường lò này, lối người đi lại đặt về phía đoàn tàu di động.

 - Tuỳ theo loại vì  chống.

 

8. Lò Nghiêng

Đường cáp có ghế ngồi.

Giữa vì chống hoặc phần nhô ra của thiết bị và đường cáp có ghế.

 

0,6

Khoảng hở phải được đảm bảo ở chiều cao kẹp treo.

9. Lò Nghiêng

Đường cáp có ghế ngồi và băng tải

Giữa đường cáp có ghế ngồi và băng tải.

 

1,0

 

2.2. ĐÀO VÀ CHỐNG CÁC ĐƯNG LÒ BẰNG VÀ LÒ NGHIÊNG

            Điều 41.

1. Khoảng cách giữa vì chống cố định cuối cùng đến gương lò chuẩn bị phải được quy định trong hộ chiếu nhưng không lớn hơn 3m (trừ lò xây đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép). Khi đá nóc không bền vững phải giảm khoảng cách này nhưng phải được quy định trong hộ chiếu. Ba hoặc bốn vì chống cố định cuối cùng gần gương phải được giằng, đánh văng với nhau và được chèn chắc chắn bằng các tấm chèn. Hộ chiếu cũng phải quy định khoảng cách trên cho trường hợp lò xây đá, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

            2. Phải sử dụng vì chống tạm thời trong khoảng không gian giữa vì chống cố định và gương lò. Việc thay thế vì chống tạm bằng vì chống cố định được tiến hành theo hộ chiếu. Các công việc dựng vì chống cố định, bốc xúc đất đá, than sau khi nổ mìn, phải được thực hiện dưới vì chống bảo vệ tạm thời có kết cấu đảm bảo an toàn.

            3. Khi bắt đầu một chu kỳ đào lò mới, khoảng cách giữa vì chống cố định cuối cùng đến gương lò không lớn hơn bước chống của vì chống. Khi độ kiên cố của đá lớn hơn hoặc bằng 7 cho phép lớn hơn một bước chống nhưng không lớn hơn hai bước chống. Cho phép đào lò không sử dụng vì chống tạm thời khi chống bằng vì chống chiubin.

            4. Trong những điều kiện đất đá tương đối ổn định có thể sử dụng vì neo chống tạm thời và chống cố định theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

            5. Phải lấp đầy tất cả các khoảng rỗng sau vì chống. Cấm sử dụng vật liệu dễ cháy để lấp đầy các khoảng rỗng ở những lò chống bằng vật liệu không bắt lửa.

            6. Khi ngừng đào lò trong thời gian lâu hơn một ngày - đêm phải có các biện pháp đề phòng tụt lở gương lò và tích tụ khí trong lò.

            Điều 42.

            1. Khi đào lò chuẩn bị có cắt đá hông, mặt gương than tiến trước chỉ được cách gương đá không quá 5m.

            2. Trường hợp đào lò than bằng phương pháp gương rộng nếu chiều rộng của phần gương mở thêm lớn hơn 5m thì phải tạo ra một lò thông với lò dọc vỉa (lò đầu hoặc lò chân của lò chợ) dùng làm lối thoát dự phòng và thông gió.

            3. Trường hợp gương lò chuẩn bị được tạo sau gương lò chợ, gương lò chuẩn bị không được chậm sau gương lò chợ quá 5m nếu gương lò chợ chống bằng cột chống đơn chiếc và 8m khi sử dụng vì chống cơ giới và 11m khi khấu than bằng máy bào.

            Điều 43.

            Khi đào lò trong vùng đất đá yếu và không bền vững (bùng nền, cát chảy, sụt lở), phải sử dụng vì chống bảo vệ đi trước hoặc các phương pháp đặc biệt.

Điều 44.

1. Các lò sử dụng để vận chuyển than, đá hoặc vật liệu chèn bằng phương pháp tự chảy xuống mức vận tải dưới cần được chia ra làm hai ngăn, một ngăn để vận chuyển và một ngăn dành cho lối người đi lại.

            2. Lối người đi lại phải đảm bảo kích thước chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m và chiều cao đứng không nhỏ hơn 1,8m. Kích thước ngăn vận chuyển do hộ chiếu quy định.        

            Điều 45.

           

            Người làm việc ở những lò nghiêng khi đào mới, đào sâu thêm hoặc sửa chữa phải được bảo vệ an toàn đề phòng goòng hoặc những dụng cụ khác rơi từ trên xuống ít nhất bằng hai lần chắn bảo vệ. Kết cấu và vị trí đặt chắn do Giám đốc mỏ duyệt.

            Điều 46.

            Việc nối thông các lò với nhau (hoặc thông ra mặt đất) phải được thực hiện theo thiết kế đặc biệt, do Giám đốc mỏ duyệt.

2.3. ĐÀO, CHỐNG VÀ TRANG BỊ GIẾNG ĐỨNG

Điều 47.

Việc đào giếng phải được thực hiện theo thiết kế.

            Điều 48.

1. Khoảng cách từ vì chống hoặc mép dưới của cốppha phải cách gương giếng và đất đá sau nổ mìn một khoảng được quy định theo thiết kế.

            2. Đối với đất đá mềm yếu, không vững chắc thì khoảng cách đó không lớn hơn 1,5m và thiết kế phải đề cập các biện pháp an toàn bổ sung ngăn ngừa đất đá tụt lở.

            Điều 49.

1. Khi đồng thời có nhiều đơn vị thi công đào và trang bị giếng thì đơn vị nhận thầu chính phải cùng với các đơn vị nhận thầu khác xây dựng lịch biểu thi công, các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trình cấp trên duyệt. Các đơn vị tham gia xây dựng giếng phải thực hiện các quy định trên.

            2. Chủ thầu chính có trách nhiệm kiểm tra thực hiện các biện pháp nêu trên còn các đơn vị khác chịu trách nhiệm thực hiện an toàn các công việc do đơn vị đó đảm nhiệm.

            3. Khi cần thiết phải thực hiện công việc trên mặt bằng của mỏ đang hoạt động, đơn vị tổ chức thi công và Giám đốc mỏ phải xây dựng và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền duyệt các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc.

            Điều 50.

1. Những người đào, chống và lắp đặt các trang bị giếng phải hiểu và biết phát các tín hiệu quy định.

            2. Đđảm bảo an toàn khi lên xuống của thùng chở đá và các vật liệu khác qua lỗ sàn thi công giếng phải chỉ định người có trách nhiệm phát tín hiệu và theo dõi việc nhận, bốc dỡ, di chuyển thùng ở gương và sàn giếng.

            Điều 51.

Cấm tiến hành các công việc trang bị giếng và di chuyển sàn treo mà không có dây bảo hiểm.

            Điều 52.

Trước khi lắp sàn giếng, tại cốt “không” miệng giếng phải được bảo vệ bằng hàng rào lưới cao 2,5m. Tại vị trí người qua lại phải có cửa bằng lưới.

            Điều 53.

1. Sau khi xây dựng xong cổ giếng, tại cốt “không” miệng giếng phải được che chắn đề phòng vật rơi từ trên xuống gương, nơi mọi người làm việc.

            2. Khi đưa đá lên bằng thùng chở đá thì giếng chỉ được mở ở vị trí thùng đi qua và chỉ mở vào lúc cho thùng qua. Kết cấu cửa nắp phải loại trừ khả năng đá hoặc các vật khác rơi xuống giếng.

Điều 54.

1. Những lỗ trên sàn bố trí thiết bị công nghệ thuộc tháp giếng phải có ống loe với kích thước chiều cao phía trên sàn không nhỏ hơn 1600mm và ở phía dưới sàn không nhỏ hơn 300mm.

            2. Sàn cốt “không” bố trí thiết bị công nghệ phải chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định.

Điều 55.

1. Khi đào mới, đào sâu thêm giếng hoặc giếng gió, người lao động làm việc ở gương phải có sàn bảo vệ ở phía trên đề phòng các vật rơi từ trên xuống.

2. Giếng đào sâu thêm phải được cách ly với máy nâng đang hoạt động ở mức đang khai thác bằng cơ cấu bảo vệ (sàn giếng hoặc trụ bảo vệ) được tính cho các trường hợp sau:

          a) Khi máy nâng thùng cũi có phanh dù hãm bằng cáp hoặc thùng cũi nhiều cáp với số lượng đầu cáp lớn hơn hoặc bằng 4, phải đề phòng rơi goòng với số lượng goòng phụ thuộc với số tầng của thùng cũi và mỗi goòng được tính tăng thêm 1/2 trọng lượng hàng;

            b) Khi máy nâng thùng skip nhiều cáp và số lượng đầu cáp lớn hơn hoặc bằng 4, phải đề phòng rơi khối lượng than (đá) bằng 1/2 trọng lượng hàng trong thùng skip;

c) Trong các trường hợp còn lại thì phải đề phòng rơi thùng nâng có hàng. Trước khi bắt đầu đặt móng khung tháp giếng và thay tháp giếng, phải dùng sàn che giếng. Sàn này được lắp đặt theo thiết kế do cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

3. Cấm người có mặt ở gương giếng khi đào sâu thêm trong trường hợp thay, kẹp lại cáp hoặc thay thùng nâng.

            Điều 56.

1. Khi tiến hành đồng thời các công việc đào giếng và dựng vì chống cố định từ trên sàn treo, sàn phải có tầng trên để bảo vệ những người làm việc trên sàn tránh những vật rơi từ trên xuống. Khe hở giữa sàn và vì chống giếng, giữa sàn với cốppha hoặc tấm chắn bảo vệ không được lớn hơn 120mm tính từ gờ ngoài của thanh cong và trong khi làm việc khe hở phải được che kín. Kết cấu sàn treo hoặc tấm chắn bảo vệ phải có các cơ cấu đặc biệt.

            2. Khi đào giếng theo sơ đồ hỗn hợp, khe hở giữa sàn và vì chống giếng không được lớn hơn 400mm và trên tất cả các tầng của sàn phải có tấm lưới bảo vệ có chiều cao ít nhất 1400mm bao quanh chu vi sàn. Phần bảo vệ dưới sàn phải được che kín bằng lớp tôn chiều cao ít nhất 300mm.

            3. Lỗ đặt ống loe giữa các tầng của sàn phải được che lưới kim loại 40 x 40mm. Bên dưới ống loe ở vị trí tiếp giáp lưới với sàn phải được che kín ở chiều cao ít nhất 300mm. Chiều cao ống loe bên trên tầng trên của sàn không được nhỏ hơn 1600mm.

4. Ở trên sàn thao tác phải đặt tín hiệu âm thanh để phát tín hiệu khi cho thùng xuống gương.

5. Trên sàn dùng đđào giếng phải có các khe hở cho phép người chịu trách nhiệm cho thùng và hàng qua ống loe nhìn thấy tình hình ở gương và thiết bị bố trí ở bên dưới sàn.

Điều 57.

Ở vị trí điều khiển tay gạt tín hiệu bên cạnh nút điều khiển tời đào lò phải đặt nút cắt điện sự cố.

Điều 58.

1. Các công việc di chuyển sàn công tác, sàn bảo vệ, cốppha kim loại, ống dẫn, cáp điện phải được tiến hành theo các biện pháp quy định trong hộ chiếu đào chống giếng được duyệt và phải do Trưởng ca chỉ đạo thực hiện.

2. Để thực hiện các công việc trên phải điều khiển bằng tín hiệu theo sơ đồ sau: Sàn công tác - mặt bằng cốt “không” - trạm điều khiển tời trung tâm.

3. Khi di chuyển sàn, tấm chắn bảo vệ, cốppha kim loại, đường ống, cáp điện, cấm các hành vi sau:

a) Đồng thời phát tín hiệu máy nâng và tời;

b) Tiến hành các công việc khác ở gương giếng và trên sàn giếng;

c) Di chuyển thiết bị đào giếng, khi nó bị lệch so với vị trí bình thường;

d) Người đứng trên cốppha khi cốppha di chuyển và cả khi thả dây cáp.

4. Chỉ được phép tiếp tục các công việc đào giếng hoặc đào sâu thêm giếng sau khi di chuyển sàn, tấm chắn bảo vệ, cốppha kim loại và cáp điện trong những điều kiện sau:

a) Sàn giếng lệch tâm với thùng chở đáđược tháo nêm;

b) Tại đồng hồ chỉ dẫn chiều sâu và ở mép tang máy nâng đã được đánh dấu vị trí mới của sàn giếng;

c) Kiểm tra đảm bảo chắc chắn hệ thống đường ống và cáp điện trong giếng cũng như quan sát các khe hở theo quy định của Quy phạm này;

d) Tất cả các tời khi đã được hãm phanh, các cơ cấu dừng bánh cóc được đưa về vị trí làm việc, các tời được cắt nguồn điện, cắt nguồn khí nén và đóng khoá các nhà tời.

5. Cấm vận hành sàn giếng mà không có quy trình vận hành. 

Điều 59.

1. Phải sử dụng các dụng cụ nâng cáp (dây cáp, dầm ngang, quai treo) do các nhà máy được phép chế tạo và phải qua thử nghiệm, kiểm định khi bắt đầu đào mới cũng như khi đào sâu thêm giếng.

2. Cấm các máy nâng và các tời đào giếng hoạt động khi đưa lên hoặc hạ xuống bằng cáp các vật có chiều dài lớn hoặc kích thước phi tiêu chuẩn (đường ống, thiết bị).

3. Trong tháp giếng khi cửa gió mở, cấm vận chuyển vật liệu trong thùng chở đá treo vào dây cáp cũng như móc các vật vào dây cáp.

4. Không được giao nhiệm vụ cho một người vừa thao tác thùng chở đá và vật liệu đi qua ống loe của sàn giếng vừa nhận thùng có tải trên sàn.

Điều 60.

1. Khi tiến hành dựng vì chống cố định phải chèn đá và phun bê tông lấp đầy khe hở giữa vì chống và đất đá thành giếng. Cấm chèn các khe hở đó bằng gỗ và vật liệu dễ cháy khác.

2. Cấm thực hiện mọi công việc ở gương giếng trong thời gian tháo hoặc móc các ống mềm dẫn bê tông. Phải định vị các ống mềm dẫn bê tông bằng cáp thép liền dọc theo suốt chiều dài đường ống.

Điều 61.

1. Việc lắp đặt khung giếng phải được thực hiện bằng các sàn công tác đặc biệt cũng như các trang bị khác có kết cấu đảm bảo an toàn cho người làm việc trong giếng. Phải có biện pháp che chắn giếng đặc biệt khi thực hiện các công việc lắp đặt khung giếng đồng thời với lắp đặt tháp giếng hoặc thiết bị trong giếng.

2. Khi lắp đặt khung giếng, cấm sử dụng thùng chở người để vận chuyển đất đá cũng như vật liệu và cấu kiện của khung giếng từ trên xuống bằng thùng chở đá mà thùng này không có cơ cấu treo chuyên dùng đã được kiểm định.

3. Khi tiến hành công việc xây dựng vỏ chống giếng, cấm các hành vi sau:

a) Để ngập nước cục bộ giếng nếu không có sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

b) Sử dụng sàn nhỏ treo làm thùng nâng.

Điều 62.

Việc tháo dỡ sàn ở giếng đào sâu thêm phải tiến hành theo thiết kế đặc biệt và phải dùng vì chống tạm thời. Thiết kế này phải được Cơ quản quản lý có thẩm quyền duyệt.

Mục 3. KHU THAN

3.1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 63. Cho phép thử nghiệm các hệ thống khai thác mới hoặc cải tiến hệ thống khai thác cũ nhưng phải tuân theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 64.

1. Cấm tiến hành khai thác đồng thời quá hai tầng kế tiếp nhau. Cấm sử dụng phương pháp khấu buồng tận thu các trụ bảo vệ cũng như khai thác cục bộ ở tầng trên. Trường hợp đặc biệt, phương pháp khấu buồng chỉ được thực hiện trên cơ sở thiết kế có các biện pháp đảm bảo an toàn được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với các mỏ có khí và bụi nổ, phải khai thác theo trình tự từ trên xuống. Sau khi kết thúc khai thác hoặc huỷ bỏ những tầng khai thác có khả năng gây ra nguy hiểm về khí và bụi nổ phải được cách ly với các khu vực mỏ đang hoạt động hoặc phải được thông gió. Trong trường hợp này luồng gió phải được tách ra khỏi các lò chợ và các lò có người qua lại.

Điều 65.

1. Trường hợp ngừng khấu than ở gương lâu hơn một ngày - đêm, phải có biện pháp phòng ngừa đá vách tụt xuống trong khoảng không gian gương lò, tích tụ khí, hoặc ngập nước.

2. Giám đốc mỏ cho phép khấu than trở lại sau khi đã có kết quả kiểm tra đảm bảo an toàn.

Điều 66.

Trong quá trình làm việc phải tiến hành kiểm tra tình trạng của đá vách và gương lò bằng cách quan sát và gõ; nếu có hiện tượng tụt lở đá vách, lở gương hoặc trượt trụ vỉa dốc, thì phải dọn bỏ lớp đá bở rời và chống tăng cường.

Điều 67.

1. Các công việc khấu than và chống lò ở các gương khấu kể từ lò thượng cắt đến bước sập đđầu tiên của đá vách cơ bản phải được thực hiện theo các biện pháp quy định trong hộ chiếu chống lò và điều khiển đá vách.

2. Quản đốc phân xưởng phải chỉ huy việc đánh sập lần đầu tiên đá vách cơ bản (phá hoả toàn phần) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc mỏ.

Điều 68.

Khi khấu than bằng máy combai, cấm người đứng phía dưới máy combai trong các trường hợp sau:

1. Máy combai luồng rộng đang di chuyển từ trên xuống ở vỉa có góc dốc lớn hơn 20o;

2. Máy combai luồng hẹp đang làm việc hay di chuyển từ trên xuống ở các vỉa có góc dốc lớn hơn 35o, trừ trường hợp vì chống cơ giới có trang bị bộ phận ngăn đá và than rơi vào vị trí người làm việc.

Điều 69.

Đối với các sơ đồ công nghệ khai thác để lại trụ bảo vệ lò vận chuyển chính, chỉ được phép đưa than từ gương khấu đến lò nối hoặc lò rót than ở phía trước. Khi gương khấu tiến gần đến giới hạn kỹ thuật, cho phép vận chuyển than từ gương khấu đến lò rót than ở phía sau nhưng phải tuân theo các biện pháp do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 70.

Chỉ được phép khấu các trụ than bảo vệ lò thông gió đồng thời với khấu than lò chợ tầng dưới trong trường hợp vỉa than có góc dốc nhỏ hơn 30o và khi có các lò bao quanh. Trường hợp đặc biệt ở mỏ không có khí, bụi nổ, góc dốc vỉa nhỏ hơn 10o, chiều dài của đoạn lò cụt không lớn hơn 10m cho phép khấu các trụ than bảo vệ cùng lúc với khấu gương lò chợ không có lò bao quanh.

Điều 71.

Trong khi máy bào đang hoạt động cấm người di chuyển ở những vị trí sau đây:

1. Giữa các cột của hàng cột đầu tiên với máng cào hoặc gương lò chợ;

2. Trên khoảng cách nhỏ hơn 1m theo hướng dốc đối với dầm dẫn hướng hoặc các cơ cấu cố định đầu dẫn động;

3. Ở các khám khấu than với khoảng cách nhỏ hơn 1,5m đối với xích kéo của máy bào hoặc cầu máng cào.

3.2. CHỐNG CÁC GƯƠNG KHẤU THAN

Điều 72.

1. Việc chống các gương khấu, chủ yếu phải sử dụng các vì chống cơ giới có đặc tính phù hợp với các điều kiện địa chất mỏ.

2. Trong các điều kiện địa chất mỏ phức tạp cho phép dùng vì chống kim loại đơn chiếc hoặc vì chống gỗ. Các cột chống kim loại đơn chiếc phải cùng một kiểu và cùng một đường đặc tính.

Điều 73.

Ở các lò chợ cơ giới hoá đồng bộ chỉ cho phép sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc trong khoảng không gian đoạn đầu và cuối của lò chợ và cột chống gỗ ở vị trí có dải đá chèn.

Điều 74.

Chiều rộng lối người đi trong lò chợ chống bằng vì chống đơn chiếc không nhỏ hơn 0,7m còn ở các lò chợ cơ giới hoá đồng bộ thì kích thước lối người đi phụ thuộc vào kích thước chế tạo của vì chống cơ giới.

Điều 75.

1. Trình tự và biện pháp đảm bảo an toàn khi di chuyển vì chống phá hoả đá vách phải được thể hiện trong hộ chiếu khai thác.

2. Khi góc dốc vỉa lớn hơn 150, công tác tháo cột chống đánh sập đá vách trong lò chợ chống bằng vì đơn chiếc phải được thực hiện trình tự trong từng đoạn theo hướng từ dưới lên trên.

3. Cấm tiến hành các công việc khác ở dưới vị trí di chuyển vì chống phá hoả khi đánh sập nóc ở các vỉa nghiêng, dốc nghiêng và dốc đứng.

Điều 76.

Ở các lò chợ được trang bị tổ hợp cơ giới hoá, máy combai luồng hẹp hoặc máy bào, phải trang bị tuyến liên lạc đàm thoại với các thiết bị nhận truyền tin bố trí cách nhau 10m dọc theo máng cào cũng như ở các lò đầu và lò chân.

Điều 77.

1. Khi sử dụng vì chống gỗ ở gương lò chợ thì phải bố trí ở gần gương một khối lượng gỗ dự trữ không ít hơn 1 ca sản xuất.

2. Lò chợ chống bằng vì kim loại đơn chiếc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Vì chống phải cùng một loại, có sức chịu tải không đổi và cùng một đường đặc tính;

b) Số lượng vì chống dự trữ ở khu khai thác ít nhất là 5%.

3. Trong các gương lò chợ chống bằng vì kim loại, cho phép sử dụng xà gỗ với cột chống kim loại và những cột gỗ dùng để kiểm tra. Trong trường hợp này hộ chiếu khu vực khai thác, hộ chiếu đào và chống lò phải được Giám đốc mỏ duyệt. Trường hợp chống vì gỗ xen lẫn chỉ được phép dùng ở vị trí đất đá bị huỷ hoại và ở phần đầu, phần cuối lò chợ có dải đá chèn.

Điều 78.

Cấm vận chuyển gỗ và vì chống kim loại bằng máng cào.

Điều 79.

Khi khai thác lò chợ vỉa dốc đứng, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Chèn kín nóc lò chợ;

2. Đặt dầm nền dưới chân các cột chống;

3. Trường hợp tuyến gương lò chợ khấu theo phương pháp chân khay, bắt buộc phải chống và chèn ở góc chân khay. Trong một chân khay, cấm khấu than từ dưới lên, cũng như làm việc ở chân khay mà không có bộ phận che chắn bảo vệ.

Điều 80.

1. Các cột chống thuỷ lực, dàn chống thuỷ lực phải được kiểm định để kiểm tra các đặc tính kỹ thuật và sự làm việc tin cậy của chúng theo quy định sau:

a) Khi nhập mới: Kiểm định xác suất không nhỏ hơn 5% số lượng cột của lô nhập;

b) Sau khi sửa chữa: Kiểm định 100%;

c) Định kỳ trong quá trình sử dụng: Ít nhất 6 tháng một lần với trường hợp cột chống thủy lực sử dụng liên tục trong hầm lò. Đến thời hạn kiểm định mà cột chống thủy lực vẫn đang làm việc không thể thực hiện kiểm định, thì ngay sau khi kết thúc chu kỳ chống cột thủy lực phải được thực hiện kiểm tra định kỳ.

2. Phải mở sổ theo dõi, quản lý kỹ thuật an toàn cột chống thuỷ lực.

3. Trong quá trình sử dụng, phải kiểm tra áp lực đầu cột chống thuỷ lực.

4. Các cột chống, vì chống hư hỏng phải được khắc phục trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 81.

1. Việc đánh sập đá vách phải được thực hiện dưới sự chỉ huy của Quản đốc phân xưởng hoặc người được uỷ quyền.

2. Người đánh sập đá vách phải đứng ở vị trí được chống đỡ chắc chắn. Ở hàng cột chống đặc biệt ở luồng phá hoả, cứ cách nhau 5m để lại một cửa sổ có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m.

3. Ở các lò chợ chống gỗ có góc dốc nhỏ hơn 150 cùng với việc đánh sập đá vách, cho phép đồng thời làm các việc khác với điều kiện người phải đứng xa vị trí đánh sập đá vách ít nhất 30m (trừ công việc nổ mìn và các việc về cơ điện có tiếng ồn).

4. Khi đánh sập đá vách không cùng một lúc trên toàn bộ chiều dài lò chợ thì số lượng đoạn lò đánh sập vách phải là ít nhất. Việc tháo bỏ vì chống và đánh sập vách phải được tiến hành tuần tự theo một hướng. Trình tự đánh sập đá vách theo từng đoạn hay trên toàn bộ chiều dài lò chợ cũng như thực hiện các công việc an toàn khác được xác định cụ thể theo hộ chiếu khai thác lò chợ.

5. Khi sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc và vì chống đặc biệt ở vỉa có độ dốc nhỏ hơn 250, cho phép đánh sập vách đồng thời với việc khấu than và làm một số việc khác trong lò chợ ở vị trí cách vị trí đánh sập một khoảng cách do hộ chiếu quy định.

Điều 82.

Việc thu hồi hoặc phá huỷ các vì chống gỗ trong khi đánh sập đá vách được thực hiện bằng phương pháp cơ giới hay nổ mìn.

Điều 83.

1. Khi đá vách bị treo quá bước phá hoả theo hộ chiếu quy định, phải đánh sập đá vách bằng phương pháp cưỡng bức, cấm tiến gương khấu than khi đá vách chưa sập đổ hoàn toàn.

2. Tiến hành công tác đánh sập đá vách bằng phương pháp cưỡng bức phải có biện pháp kỹ thuật an toàn bổ sung do Giám đốc mỏ phê duyệt.

3. Cấm kết hợp công việc khấu than với việc đánh sập vách ở những lò chợ có chiều dài nhỏ hơn 100m chống bằng vì đơn chiếc và vách khó điều khiển.

Điều 84.

Khi khai thác theo phương các vỉa than có góc dốc lớn hơn 300 bằng các chân khay có chiều dài lớn hơn 10m và gương thẳng, bắt buộc phải sử dụng tấm chắn bảo vệ gương chân khay. Nếu vận chuyển than bằng phương pháp tự chảy phải đặt cơ cấu giảm tốc, còn ở những vị trí uốn của lò chợ thì đặt tấm chắn. Trưởng ca phải có mặt tại vị trí để xử lý than kẹt ở phỗng, họng sáo, lỗ khoan đường kính lớn khi vận chuyển than bằng tự chảy.

Điều 85.

1. Khi khấu than bằng máy combai luồng hẹp hay máy bào mà sử dụng vì chống kim loại đơn chiếc phải dùng xà kiểu công son. Cho phép sử dụng các loại vì chống khác đảm bảo chống đỡ vách chắc chắn ở khoảng không gian gần gương, đặc biệt là phía sau máy combai ở vị trí uốn của máng cào.

2. Vị trí giao nhau giữa lò khấu than với lò vận chuyển và thông gió cần phải chống bằng vì chống được thiết kế riêng hoặc vì chống cơ giới di động.

3. Ở những lò chợ chống bằng vì chống đơn chiếc, được phép sử dụng vì chống đặc biệt ở vị trí giao nhau. Kết cấu của vì chống này được Giám đốc mỏ duyệt.

3.3. BỔ SUNG ĐỐI VỚI VỈA DÀY

Điều 86.

Ở các vỉa có góc dốc lớn hơn 30o áp dụng hệ thống khai thác phân tầng, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả chỉ được thực hiện theo trình tự từ trên xuống và chỉ ở bên dưới khoảng đã khai thác của phân tầng trên. Trong trường hợp này khoảng cách gương lò chợ phân tầng dưới đến giới hạn phá hoả của phân tầng trên ít nhất là 15m. Trường hợp đặc biệt phải thể hiện trong hộ chiếu được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 87.

1. Khi khai thác các vỉa than bằng phương pháp chia lớp theo tuần tự từ lớp trên xuống lớp dưới, việc phá hoả hay chèn lò đều phải có lớp ngăn cách. Trường hợp trong vỉa có lớp đá ngăn cách bền vững, đất đá phá hoả hoặc vật liệu chèn dính kết tốt, có thể không cần làm lớp ngăn cách, nhưng phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Gương lò chợ của lớp dưới phải tiến sau và cách giới hạn phá hoả hoặc không gian đã chèn lấp đầy của lò chợ lớp trên ít nhất là 20m. Trường hợp đặc biệt phải thể hiện trong hộ chiếu được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 88.

1. Ở hệ thống khai thác hỗn hợp có giàn dẻo, gương lò chợ lắp giàn lớp trên phải vượt trước gương lò chợ lớp dưới một khoảng cách ít nhất là 20m theo phương, cũng như theo hướng dốc khi khai thác đồng thời.

2. Cấm tiến hành khấu than dưới giàn dẻo khi đá vách trên dàn dẻo chưa sập đổ.

Điều 89.

1. Khi khấu than theo lớp dưới giàn dẻo, phải quy định trong hộ chiếu khoảng cách vượt trước của gương lò chợ lớp trên so với gương lò chợ lớp dưới. Hộ chiếu này do Giám đốc mỏ duyệt.

2. Khoảng cách lộ giàn dẻo trong gương khai thác không được vượt quá 6m. Các lỗ hổng trong giàn dẻo phải được khắc phục kịp thời

3. Cấm người ở trong các đường lò khai thác dưới giàn dẻo khi tiến hành nổ mìn ở một trong các đường lò khai thác đó.

Điều 90.

1. Cấm sử dụng hệ thống khai thác cột dài theo phương phá hoả toàn phần, dùng vì chống cột đơn chiếc với chiều dầy khấu của vỉa lớn hơn 3,5m và góc dốc lớn hơn 45o.

2. Trường hợp góc dốc nhỏ hơn 45o và chiều dày vỉa đến 4,5m cho phép khấu toàn bộ chiều dày vỉa, nhưng phải theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

3. Khi vỉa dày trên 4,5m, góc dốc đến 450 mà áp dụng giá thuỷ lực di động hay giàn chống tự hành có rải lưới thép hạ trần, có thể khấu hết chiều dày vỉa phù hợp với tính năng kỹ thuật của giá chống hay giàn chống theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 91.

1. Khi khai thác các vỉa dày, điều khiển đá vách bằng phương pháp chèn lò, khoảng không gian gần gương phải được ngăn chắc chắn. Trường hợp góc nghiêng của lò chợ nhỏ hơn góc trượt tự nhiên của vật liệu chèn, cho phép không cần ngăn chắn.

2. Cấm người đi lại trong phạm vi không gian lò được chèn ở các vỉa dốc khi đưa vật liệu chèn vào lò. Các họng sáo ở dưới không gian đã khai thác phải được che chắn kín, cẩn thận trước khi chèn.

Điều 92.

Khi phun vật liệu chèn bằng khí nén, vật liệu chèn nhất thiết phải được tưới nước trước khi dẫn qua đường ống để phun vào không gian đã khai thác.

Điều 93.

1. Khi tạo các thượng hoặc cúp nối tải than, cần phải có các biện pháp hạn chế nước trong khối vật liệu chèn tràn vào lối người đi và lối tải than.

          2. Chỉ cho phép chèn lò khi đã có hệ thống tín hiệu hai chiều hoặc điện thoại liên lạc giữa nơi chèn và trạm trộn cung cấp vật liệu chèn.

Điều 94.

1. Ở các vỉa dày và dốc, khi hạ giàn chống phải trang bị các phương tiện đảm bảo an toàn (cáp, thang, lưới). Sau khi lắp xong ít nhất một phần mảng của giàn chống tiếp theo, phải đánh sập nóc trên giàn chống trước đó để tạo ra lớp đệm an toàn có chiều cao không nhỏ hơn chiều dày vỉa.

2. Trường hợp đá vách trên giàn chống chậm sập đổ hoặc đất đá đã phá hoả (đá vách) bị treo, cần phải đình chỉ hạ giàn và áp dụng các biện pháp chủ động đánh sập đá vách. Trước lúc đánh sập đá vách, người dưới giàn phải rút ra vị trí an toàn.

Điều 95.

1. Các lò thượng xuống than đều phải được chống giữ. Ở các vỉa than bền vững cho phép không cần chống thượng xuống than. Việc xác định độ bền vững của vỉa than phải theo quy định và phải được xác định khi lập hộ chiếu đào lò thượng.

2. Các điểm giao nhau giữa các lò thượng với lò vận chuyển và lò thông gió cũng như ở các vị trí lắp đặt giàn đều phải được che chắn. Các vị trí lò nối của các lò thượng người đi lại phải có cửa ngăn cách.

3. Miệng các lò thượng xuống than đều phải được che bằng sàn lưới song sắt chắc chắn treo dưới giàn chống. Vị trí tiếp giáp giữa lò thượng xuống than sát với trụ bảo vệ và lò nối cũng phải che bằng lưới sắt sát đến nền. Các lò nối còn lại giữa thượng người đi lại và thượng xuống than đều phải được cách ly.

4. Việc phục hồi lò thượng xuống than phải tiến hành theo thiết kế với các biện pháp đảm bảo an toàn kèm theo được Giám đốc mỏ duyệt.

5. Cấm người đi lại trong những lò thượng tháo than khi bị tắc.

Điều 96.

1. Trong hệ thống khai thác bằng giàn chống cần phải đào lò thượng thông gió bám vách vỉa than và được nối với thượng tháo than đầu tiên và thứ hai bằng lò nối (tính từ phía đã khai thác). Để phòng ngừa lò nối bị lấp do tắc than trong thượng tháo than, phải làm các bunke chứa than ở cuối các thượng này. Chiều cao của bunke được chọn sao cho có thể chứa được khối lượng than sau một lần nổ mìn khai thác hạ giàn.

2. Cốt cao của lò thượng thông gió phải cao hơn cốt cao của bunke ít nhất 3m. Lò thượng thông gió phải được chống giữ và đặt thang.

3. Ở các vỉa có chiều dày nhỏ hơn 5m, cho phép khoan lỗ khoan đường kính nhỏ nhất 0,7m thay cho đào lò thượng thông gió.

Điều 97.

1. Phải có thang bằng cáp kim loại để cho người vào và ra khỏi giàn chống. Thang được treo vào giàn chống và được thả theo lò thượng tháo than đến lò nối gần nhất nối với lò thượng người đi lại.

2. Lối ra dự phòng dưới giàn chống được bố trí ở lò thượng xuống than gần khu vực đã khai thác. Ở lò này phải trang bị thang treo bằng cáp kim loại treo vào giàn. Thang phải có chiều dài tới được lò trung gian hoặc lò vận chuyển chính. Các phân mảng ở hai đầu của giàn chống phải được giằng bằng hai dây cáp dùng để móc dây đai bảo vệ cho người làm việc dưới giàn.

Điều 98.

Trong trường hợp đặc biệt khi không tìm được hệ thống khai thác an toàn và hiệu quả hơn cho các khu vực vỉa dày có nhiều phay có thể áp dụng hệ thống khai thác lò phân tầng, buồng cào than và phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 99.

những vị trí giao nhau giữa lò bằng và lò thượng phải có lối người đi lại. Cửa thượng phải được che chắn cẩn thận và ở các cửa thượng không sử dụng phải có sàn che chắc chắn.

Điều 100.

1. Ở những khu vực khai thác vỉa dày, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hỏa toàn phần, trước khi khấu than phải xác định vùng nguy hiểm trên mặt đất, ở đó được rào chắn và treo biển báo đề phòng nguy hiểm.

2. Cấm sử dụng những eo đất giữa hai hố sụt lún gần nhau để làm lối đi. Các vị trí sụt cần phải được đắp bờ bảo vệ và san lấp. Chiều rộng vành đai bảo vệ trong trường hợp trên phải rộng ít nhất 3m và bờ phải thoải.

Mục 4. BẢO QUẢN VÀ SỬA CHỮA LÒ

Điều 101.

Các lò đang hoạt động trong suốt thời gian sử dụng phải kiểm tra, duy trì, sữa chữa đảm bảo ở trạng thái làm việc tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn, hộ chiếu và các yêu cầu khác của Quy phạm này.

Điều 102.

1. Tất cả các lò bằng, lò nghiêng đang hoạt động phải được kiểm tra xem xét, hàng ca do Trưởng ca, hàng ngày do Quản đốc phân xưởng khai thác và Quản đốc các phân xưởng theo chuyên môn khác thực hiện (việc kiểm tra tình trạng không khí mỏ do Quản đốc phân xưởng thông gió - đo khí thực hiện).

2. Phó giám đốc kỹ thuật mỏ phải trực tiếp kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần tình trạng vì chống, tình trạng hoạt động thiết bị giếng đứng và giếng nghiêng. Phụ trách cơ điện mỏ và Quản đốc phụ trách khu vực hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra vì chống và thiết bị giếng đứng, giếng nghiêng ít nhất một lần trong tuần.

3. Kết quả kiểm tra và những biện pháp khắc phục phải được ghi vào sổ theo dõi kiểm tra giếng.

Chi tiết nội dung thực hiện theo mẫu số 13, Phụ lục VII  của Quy phạm này.

4. Khi phát hiện những hư hỏng ở vì chống khung giếng hoặc ở đường ray, phải cho dừng ngay việc vận chuyển ở lò đó và chỉ cho phép hoạt động trở lại sau khi đã sửa chữa an toàn.

Điều 103.

Các Trưởng ca phải có biện pháp phục hồi ngay vì chống bị hư hỏng hoặc bị nén bật ra. Ở lò không chống hoặc chống vì neo phải cậy bỏ những cục đá, than ở hông và nóc lò có thể rơi.

Điều 104.

1. Ở những lò cần phải chống lại để mở rộng tiết diện hoặc để thay vì chống cũ, không cho phép cùng một lúc tháo quá hai vì. Các vì ở phía trước và phía sau vì bỏ đi đều phải được củng cố tạm thời bằng cột. Việc chống lại lò phải thực hiện theo hộ chiếu do Giám đốc mỏ duyệt. Những người thực hiện công việc này phải được hướng dẫn hộ chiếu.

2. Khi chống lại các lò giao nhau giữa lò dọc vỉa với xuyên vỉa, lò thượng, lò ngầm, hầm trạm, lối đi phải do Trưởng ca chỉ huy.

3. Khi chống lại và sửa chữa các lò bằng vận chuyển bằng đầu tầu thì phải có tín hiệu ánh sáng và biển báo “lò đang sửa chữa” đặt ở cả 2 phía trên chiều dài đường hãm đến vị trí làm việc không nhỏ hơn 80m. Khi công việc sửa chữa lò chưa xong thì không được bỏ tín hiệu và biển báo.

Điều 105.

Việc giải quyết sự cố đổ lò trong gương khấu và gương lò chuẩn bị (không phụ thuộc kích thước vị trí đổ) phải được thực hiện theo những biện pháp do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 106.

1. Cấm người không có nhiệm vụ đi lại ở giếng, lò ngầm, lò thượng trong thời gian sửa chữa các đường lò này.

2. Cấm sửa chữa đồng thời hai vị trí cùng lúc ở những lò có độ dốc trên 180.

3. Khi nâng hoặc hạ vật liệu để sửa chữa giếng, lò ngầm, lò thượng phải có trang bị tín hiệu điều khiển giữa người nhận hàng và người điều khiển tời trục.

Điều 107.

Chỉ được phép sửa chữa ở những lò nghiêng vận chuyển bằng cáp liên tục khi không có goòng ở cáp. Cho phép có goòng để sửa chữa với điều kiện goòng phải móc vào cáp chắc chắn. Trường hợp lò nghiêng vận chuyển bằng cáp không liên tục phải móc goòng chắc chắn vào sợi cáp kéo.

Điều 108.

1. Công việc đo vẽ mặt cắt ngang khung giếng, đo khe hở an toàn trong giếng do trắc địa mỏ đảm nhiệm, thời gian đo vẽ do Giám đốc mỏ quy định nhưng không ít hơn một lần trong hai năm.

2. Khi thực hiện công việc định hình giếng và xây dựng các tài liệu cần thiết liên quan đến công tác trắc địa mỏ phải tuân theo quy định hiện hành của Quy phạm kỹ thuật Trắc địa mỏ.

3. Căn cứ vào kết quả khảo sát định hình giếng, Giám đốc mỏ phải chỉ định trên bản vẽ mặt cắt đứng giếng những biện pháp cần thiết để khắc phục những sai lệch đã phát hiện.

Điều 109.

1. Trong thiết kế sửa chữa giếng phải có các biện pháp sau đây:

a) Có sàn bảo vệ cho giếng ở bên dưới vị trí sửa chữa đề phòng đất đá, vì chống và các dụng cụ có thể rơi xuống giếng;

b) Có sàn che chắn giếng ở phía trên vị trí làm việc với chiều cao không lớn hơn 5m đề phòng các dụng cụ rơi từ trên xuống;

c) Tiến hành các công việc trên sàn cố định hoặc sàn treo phải có thang treo để nối sàn này với sàn của  ngăn cầu thang.

2. Những người sửa chữa ở giếng phải đeo dây an toàn.

3. Công việc sửa chữa giếng phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ca. Trước khi tiến hành công việc sửa chữa giếng Trưởng ca phải huấn luyện cho mọi người làm quen với điều kiện và phương pháp tiến hành công việc.

Điều 110.

Khi phục hồi giếng và giếng gió ở những mỏ cũ chỉ cho phép đưa người xuống giếng sau khi đã thông gió và kiểm tra thành phần không khí phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.

Mục 5. HUỶ BỎ ĐƯNG LÒ

Điều 111.

1. Việc huỷ bỏ đường lò phải tuân thủ theo những quy định về trình tự đóng cửa và tạm ngừng các xí nghiệp khai thác khoáng sản. Các đường lò huỷ bỏ có lối thông ra mặt đất (giếng đứng, lỗ khoan đường kính 200mm trở lên) phải được lấp bằng vật liệu không cháy (trừ đất sét) và sau đó phải được phủ bằng bê tông cốt thép.

2. Đối với các đường lò tạm đình chỉ cần thực hiện các việc sau:

a) Thông báo cho toàn bộ người lao động trong vùng lân cận khu lò tạm đình chỉ, cấm người không có trách nhiệm qua lại;

b) Có biện pháp chống giữ, bảo quản đường lò, quy định chế độ thông gió, chế độ kiểm soát khí (cách ly, kiểm tra các loại khí);

c) Các biện pháp kỹ thuật an toàn đđưa đường lò vào trạng thái an toàn trước khi sử dụng lại các đường lò tạm ngừng (về khí, thông gió, thoát nước, tình trạng các vì chống, hệ thống thiết bị điện).

d) Các cửa lò phải được rào chắn trong thời gian huỷ bỏ.

3. Việc huỷ bỏ các giếng đứng và cách ly với những lò đang hoạt động phải tiến hành theo thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt; việc huỷ bỏ các phỗng, lỗ khoan đường kính lớn do Giám đốc mỏ duyệt.

4. Khi huỷ bỏ các lò nghiêng có cửa lò thông ra mặt đất phải xây bịt các cửa lò bằng gạch, đá hoặc bê tông.

Điều 112.

1. Khi huỷ bỏ các lò nghiêng thông ra mặt đất, phải xây hai tường chắn cách ly bằng gạch, đá hoặc bê tông. Một trong hai tường chắn được bố trí ở chiều sâu không nhỏ hơn 10 lần chiều cao lò, tường chắn thứ 2 xây cách cửa lò 10m. Đoạn lò giữa hai tường chắn và đoạn còn lại đến cửa lò phải được lấp bằng vật liệu không cháy.

2. Cấm thu hồi vì chống ở những đoạn lò được lấp đầy bằng vật liệu chèn.

3. Các lò nghiêng được huỷ bỏ theo thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt.

Điều 113.

1. Ở các cửa lò huỷ bỏ phải có các rãnh thoát nước bao quanh và khi cần thiết phải có biện pháp bổ sung đề phòng các đường lò đang hoạt động bị ngập nước.

2. Các lò huỷ bỏ phải được cập nhật vào bản đồ.

3. Ít nhất 01 lần trong năm, Giám đốc mỏ phải kiểm tra tình trạng thoát nước tại các cửa lò huỷ bỏ.

Điều 114.

1. Công việc phá sập các lò phải thực hiện theo thiết kế do Giám đốc mỏ duyệt, có tính đến biện pháp cơ giới để thu hồi vì chống.

2. Cấm thu hồi vì chống ở giếng đứng và các lò nghiêng có góc dốc lớn hơn 30o trừ trường hợp đặc biệt có thiết kế được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt

3. Chỉ cho phép những người có bậc thợ 5/6 đã được hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật an toàn thực hiện công việc thu hồi các vì chống tại những lò bằng và lò nghiêng đến 150 theo hướng lối thoát ra của lò.

4. Chỉ cho phép thu hồi vì chống ở những lò nghiêng từ 150 đến 300 theo hướng từ dưới lên trên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ca.

Mục 6. PHÒNG NGỪA NGƯỜI VÀ VẬT DỤNG RƠI XUỐNG LÒ

            Điều 115.

            1. Ở xung quanh miệng giếng, giếng gió cũng như các lò đứng và lò nghiêng khác có đặt thiết bị nâng phải được rào chắn cố định về phía không làm việc bằng tường chắn hoặc lưới kim loại cao ít nhất 2,5m. Còn về phía làm việc phải có cửa hoặc cửa song sắt phù hợp với quy định tại Điều 262 của Quy phạm này.

            2. Vì chống ở miệng giếng, giếng gió và các lò đứng, lò nghiêng không được trang bị thiết bị nâng phải cao hơn mặt đất ít nhất là 1m.

            3. Miệng các cửa lò nói trên phải được che bằng cửa kín hoặc cửa song sắt gắn chặt với vì chống và có bản lề chắc chắn.

            4. Rốn giếng phải được che chắn đề phòng người rơi xuống. Ở vị trí các lò đứng cắt qua lò bằng phải đào lò vòng để người đi.

            5. Cho phép đặt lối đi lại dưới ngăn cầu thang.

            Điều 116.

            1. Để tránh người rơi xuống giếng mù, thượng tháo than và lỗ khoan đường kính lớn có góc nghiêng lớn hơn 25o, vị trí giao nhau giữa các lò trên với lò bằng phải được che chắn cẩn thận.

            2. Khi huỷ bỏ các lò nói trên thì miệng lò phải che bằng sàn chắc chắn và rào ngăn lại.

            Điều 117.

            Về phía trước cửa ra vào giếng khi nâng thùng chở hàng, ở sân nhận hàng phía trên cũng như phía dưới phải đặt các hàng rào ngăn chắc chắn làm vị trí dựa cho người điều khiển tay gạt và người sử dụng thùng chở hàng. Nếu cửa không mở bằng truyền động cơ khí thì người vận hành phải đeo dây an toàn.

Điều 118.

Các ngăn cầu thang của giếng phải được cách ly với các ngăn khác bằng gỗ ván hoặc tấm kim loại về phía bên trong giếng trên suốt chiều dài. Các tấm chắn được ghép liền nhau hoặc so le với khoảng cách không lớn hơn 0,1m.

Chương III

THÔNG GIÓ HẦM LÒ VÀ CHẾ ĐỘ BỤI, KHÍ

Mục 1. YÊU CẦU CHUNG

1.1. KHÔNG KHÍ MỎ VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HẦM LÒ

 Điu 119.

1. Hàm lượng ôxy trong không khí ở các lò có và sẽ có người không được thấp hơn 20% (theo thể tích). Hàm lượng khí cacbonic trong không khí mỏ không được vượt quá:

a) 0,5% ở những nơi làm việc, ở luồng gió thải của khu khai thác và ở các lò cụt;

b) 0,75% ở luồng gió thải của một cánh, của mức khai thác và của toàn mỏ;

c) 1% khi đào và phục hồi đường lò qua vị trí sụp đổ.

2. Hàm lượng khí hydrô trong các buồng nạp ắc-quy không được vượt quá 0,5%. Không khí trong các lò đang hoạt động không được chứa các khí độc với hàm lượng lớn hơn giới hạn cho phép nêu ở Bảng 2:

                                                                                                                               Bảng 2

Khí độc

Hàm lượng giới hạn cho phép về khí độc trong lò đang hoạt động của mỏ

% theo thể tích

        mg/m3

Oxit Cácbon (CO)

0,00170

          20

Các Oxit Nitơ (qui đổi theo NO2)

0,00025

            5

Đioxit Nitơ (NO2)

0,00010

            2

Anhidrit Sunfurơ (SO2)

0,00038

          10

Sunfua hydrô (H2S)

0,00070

          10

3. Hàm lượng khí Mêtan trong không khí mỏ, mức độ nguy hiểm về cháy nổ được quy định tại điều 153 của Quy phạm này.

4. Sau khi nổ mìn và trước khi người lao động vào gương lò làm việc, tổng số hàm lượng các khí độc nêu ra ở Bảng 2 qui đổi theo Oxit Cácbon không được vượt quá 0,008% theo thể tích. Việc thông gió làm loãng các khí độc, khí Mêtan đảm bảo hàm lượng không khí mỏ đạt đến giới hạn cho phép, thực hiện không quá 30 phút sau khi nổ mìn.

Ghi chú: Khi tính chuyển đổi thì một lít Oxitnitơ bằng 6,5 lít Oxitcac bon.

Điều 120.

Khi thành phần không khí trong lò không phù hợp với hàm lượng quy định tại Điều 119 phải ngừng các công việc ở lò đó và mọi người phải ra vị trí có luồng gió sạch và phải báo ngay cho Bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ, đồng thời phải có biện pháp để cải thiện chất lượng không khí ở lò đó.

Điều 121.

Khi thiết bị thông gió trung tâm ngừng hoạt động hoặc chế độ thông gió bị phá vỡ, phải nhanh chóng ngừng mọi hoạt động trong lò, đưa người ra nơi có luồng gió sạch và cắt điện đối với tất cả các thiết bị điện.

Khi thiết bị thông gió trung tâm ngừng hoạt động trong thời gian lâu hơn 30 phút, mọi người phải nhanh chóng ra khỏi mỏ và nhanh chóng khắc phục sự cố. Chỉ được phép tiếp tục trở lại làm việc sau khi đã thông gió và đo khí, đo gió, kiểm tra gương khấu than và gương lò cụt đảm bảo an toàn.

Điều 122.

Xác định độ thoát khí Mêtan và khí Cacbonic phải thực hiện theo các quy định tại mục I, Phụ lục III của Quy phạm này.

Điều 123.

1. Lưu lượng không khí cần thiết để thông gió các mỏ hầm lò được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục II của Quy phạm này về công tác thông gió.

2. Lưu lượng không khí thực tế đưa vào lò phải phù hợp với tính toán:

            a) Theo yếu tố về số lượng người làm việc đồng thời đông nhất phải đảm bảo không nhỏ hơn 4m3/phút - người;

            b) Theo yếu tố về độ thoát khí Mêtan ở Bảng 4;

            c) Theo yếu tố nổ mìn đảm bảo hàm lượng khí độc sinh ra đạt tiêu chuẩn cho phép ở Bảng 2;

            d) Theo yếu tố bụi sinh ra trong quá trình khấu than và đào lò theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành.

Điều 124.

Tốc độ gió trong các lò không được vượt quá tốc độ quy định ở Bảng 3:

1. Tốc độ gió trung bình ở luồng gương lò khấu và ở các gương lò cụt trong mỏ có khí nổ không nhỏ hơn 0,25m/s;

2. Ở các mỏ xếp loại 3 và lớn hơn theo khí Mêtan, tốc độ gió trung bình không được nhỏ hơn 0,5m/s ở các vị trí sau:

a) Ở các gương lò cụt đào theo vỉa dày thoải, hoặc vỉa dốc có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 2m có thoát khí Mêtan;

            b) Ở các gương lò cụt có chiều dài 100m và lớn hơn trong phạm vi cách nóc 10m có vỉa than hoặc sa thạch chứa khí;

3. Tốc độ gió trung bình khi đào giếng và đào sâu thêm giếng đứng, giếng gió, lò cụt của mỏ không có khí nổ và ở các gương lò còn lại được thông gió bằng hạ áp chung (trừ các loại buồng, hầm) không được nhỏ hơn 0,15m/s;

   4. Cho phép tốc độ gió không quá 8m/s khi tiến hành sửa chữa ở giếng và khi có người đi lại trong ngăn giếng có đặt thang.                                                                                                                                                                            

Bảng 3

                       Vị trí trong lò

Tốc độ gió cho phép tối đa

m/s

- Các lỗ khoan thông gió.

Không hạn chế

- Các giếng và các lỗ khoan thông gió có thiết bị nâng chỉ dùng đđưa người lên khi có sự cố, các rãnh gió.

            15

- Các giếng đưa hàng xuống và đưa hàng lên.

            12

- Các cầu gió dạng ống và cầu đổi chiều.

            10

- Các giếng chở người và hàng, lò xuyên vỉa, lò dọc vỉa vận tải và thông gió chính, lò thượng và lò ngầm trung tâm.

              8

- Tất cả các lò khác đào trong than và đá.

             6

- Luồng gương lò khấu than và lò cụt.

             4

Ghi chú:

1. Ở luồng gương khấu than sử dụng tổ hợp cơ giới được phép của Giám đốc mỏ cho phép tốc độ gió đến 6m/s khi không có người ở khu vực có luồng bụi do combai làm việc gây ra và ở các vỉa có độ ẩm tự nhiên của than cao hơn 8%.

2. Nếu nhiệt độ không khí thấp hơn 16o, tốc độ gió trong các gương lò  khấu than và lò cụt đang hoạt động không được vượt quá 0,75m/s và nếu để làm loãng các khí độc mà không yêu cầu tốc độ gió lớn .

3. Trong một số trường hợp đặc biệt cho phép thực hiện sửa chữa giếng với tốc độ gió lớn hơn 8m/s. Trường hợp này phải có các biện pháp đặc biệt do cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.                                         

Bảng 4

Độ thoát khí Mêtan trên 1T than khai thác trong ngày - đêm (m3/T- ngày - đêm)

Lưu lượng không khí cần thiết cho 1T than khai thác trong ngày - đêm (m3/phút)

Dưới 5

Từ 5 đến 10

Từ 10 đến 15

Từ 15 trở lên

                 1,00

                 1,25

                 1,50

Lưu lượng không khí phải tính đđảm bảo hàm lượng khí Mêtan trong luồng gió thải chung của mỏ không quá 0,75%, nhưng không được dưới 1,5m3/phút cho 1T than khai thác trong ngày - đêm.

Điều 125.

Nhiệt độ không khí trong các gương lò khấu than cũng như ở các gương lò khác có người đang làm việc không được quá 30oC.

Điều 126.

1. Việc kết hợp các mỏ thông gió độc lập thành một hệ thống thông gió chung chỉ được phép thực hiện theo thiết kế của cơ quan thiết kế mỏ chuyên ngành. Các mỏ hầm lò đã kết hợp thành một hệ thống thông gió chung phải dưới sự chỉ đạo của cùng một phân xưởng thông gió và một kế hoạch thủ tiêu sự cố.

2. Trong các lò nối liền hai mỏ có hệ thống thông gió độc lập nhau phải đặt các tường chắn dầy và chịu lửa.

Điều 127.

1. Các khu khai thác và các đường lò đã tạm thời ngừng hoạt động cũng như các lò tạm thời chưa sử dụng đến đều phải được thông gió. Phải được phép của Giám đốc mỏ mới thực hiện cách ly các lò nêu ở trên và trước khi cách ly phải thu hồi hết các thiết bị và cáp điện.

2. Các khu đã khai thác xong phải cách ly. Việc cách ly các khu khai thác và các lò phải thực hiện theo phương án được Giám đốc mỏ phê duyệt.

3. Phải được che chắn bằng lưới các lò không chống được sử dụng để dẫn khí Mêtan từ trong khoảng không gian đã khai thác. Việc mở các tường chắn và tháo khí các lò cách ly phải do Đội cấp cứu mỏ chuyên trách thực hiện, phù hợp với những biện pháp được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt

Điều 128.

Mọi công việc ở các gương đang tiến gần đến các lò mà ở đó có thể tích tụ khí cháy và độc hại, cũng như việc mở các lò đó phải được thực hiện theo thiết kế riêng có các biện pháp phòng ngừa bục khí do cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 129.

Sơ đồ thông gió mỏ phải được lập nhằm loại trừ khả năng luồng gió thải tự đảo chiều và nhập vào luồng gió sạch, đồng thời phải đảm bảo các luồng gió không giao nhau, ít cửa và cầu gió.

Điều 130.

Cấm sử dụng cùng một giếng mỏ hoặc lò khai thông đđồng thời nhận luồng gió sạch vào và đưa luồng gió thải ra. Trong thời gian đào giếng hoặc đào các đường lò mở vỉa và các lò ở sân ga giếng khi chưa nối thông với giếng khác hoặc nối với lò thông gió, cho phép áp dụng kiểu thông gió chung như trên.[d1] 

Điều 131.

1. Cấm đưa luồng gió sạch qua vùng sụp đổ cũng như dẫn luồng gió thải từ vị trí sụp đổ vào các hầm trạm đang hoạt động, các lò cụt và gương khấu than. Trừ trường hợp thủ tiêu sự cố, huỷ lò, cũng như áp dụng các phương pháp điều khiển thoát khí từ các khu vực đã khai thác bằng các phương tiện thông gió, tuân theo các quy định hiện hành.

2. Trong các trường hợp khi đánh sập lò không thể đảm bảo đưa gió sạch vào nhờ hạ áp chung của mỏ thì phải sử dụng quạt cục bộ.

Điều 132.

1. Mỗi gương lò khấu than và các gương lò cụt trước nó, phải được thông gió bằng luồng gió sạch riêng biệt.

2. Cho phép thông gió nối tiếp các gương lò chợ (không lớn hơn hai lò chợ) trên cùng một vỉa, một tầng thuộc các vỉa than không nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ. Ở các mỏ xếp loại III và lớn hơn theo khí Mêtan phải được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền mới được thực hiện thông gió nối tiếp.

3. Khi thông gió nối tiếp các gương lò chợ phải tuân theo các điều kiện sau:

a) Tổng chiều dài các gương lò chợ không lớn hơn 400m;

b) Khoảng cách giữa các lò chợ gần kề nhau không lớn hơn 300m;

            c) Phải bổ sung gió sạch từ lò dọc vỉa trung gian trước khi vào lò chợ được thông gió nối tiếp. Lưu lượng gió bổ sung phải không nhỏ hơn số liệu tính toán với tốc độ gió ở lò trung gian tối thiểu 0,15m/s. Ngoài ra, đối với mỏ có khí Mêtan thì lưu lượng gió bổ sung phải đđđảm bảo hàm lượng khí Mêtan trong không khí đi vào lò chợ trên không vượt quá 0,5%;

            4. Khi thực hiện nổ mìn ở lò chợ dưới mà hàm lượng khí độc trong không khí mỏ đi vào lò chợ trên vượt quá 0,008% theo thể tích quy đổi ra Oxit cacbon thì phải đưa người lao động ra vị trí có luồng gió sạch;

            Ở các mỏ hầm lò loại III và lớn hơn theo khí Mêtan cũng như ở các vỉa nguy hiểm về bụi nổ thì với bất kỳ hàm lượng khí độc là bao nhiêu đều phải đưa người lao động ra vị trí có luồng gió sạch;

5. Trên lò dọc vỉa trung gian giữa hai lò chợ gần nhau phải được trang bị thiết bị làm lắng bụi lơ lửng trong không khí mỏ;

6. Mỗi lò chợ phải có liên lạc điện thoại.

            Điều 133.

            1. Các buồng nạp ắc-quy và các kho vật liệu nổ phải được thông gió bằng luồng gió sạch riêng. Giám đốc mỏ có thể cho phép bố trí hầm nạp mà không cần phải thông gió riêng với điều kiện đồng thời nạp nhiều nhất 3 bộ ắc-quy tàu điện loại có trọng lượng bám dính dưới 5 tấn hoặc một bộ ác quy cho tầu điện có trọng lượng bám dính lớn hơn 5 tấn. Tất cả các hầm máy và thiết bị khác ở mỏ có khí nổ hoặc nguy hiểm về bụi nổ đều phải được thông gió bằng luồng gió sạch. Hầm sâu đến 6m được phép thông gió bằng khuếch tán. Lối vào hầm phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,5m, chiều cao ít nhất 1,8m và đóng bằng cửa lưới.

2. Khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt có thể xây dựng các buồng, hầm đó trong các đường lò có luồng gió thải với hàm lượng khí Mêtan không lớn hơn 0,5%.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH THÔNG GIÓ

            Điều 134.

            1. Để ngăn ngừa hiện tượng luồng gió đi tắt và đảm bảo đổi chiều gió cần phải đặt các cổng gió, cầu gió và tường chắn dầy. Kết cấu cổng gió không cho phép cùng một lúc mở cả hai cửa.

            2. Các cổng gió đặt trong lò dùng để nối các giếng với nhau cũng như để phòng ngừa sự đi tắt của các luồng gió vào các cánh khai thác, các khu khai thác phải được làm bằng vật liệu không bắt cháy.

            3. Các giếng, giếng gió, các lò có đặt các thiết bị thông gió và lò dùng để vận chuyển người, vật liệu đều phải có các cổng gió. Mỗi cửa gió trong cổng đều phải có cửa chính và cửa đảo chiều tự mở theo chiều ngược lại.

            4. Đối với các cầu gió bằng ống phải sử dụng các ống có tiết diện không nhỏ hơn 0,5m2. Các công trình thông gió đều phải được thực hiện theo  thiết kế đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

            Điều 135.

            1. Khi lắp đặt các cửa gió, khoảng cách từ vị trí ngoài cùng nhô ra trên đoàn tầu di động đến dầm ngang của cửa không nhỏ hơn 0,5m (trừ trường hợp lò dùng mono-ray và đường cáp treo) và đến thanh đứng của cửa không nhỏ hơn 0,25m.

            2. Các cửa chắn có cửa sổ điều chỉnh gió có thể làm bằng gỗ ván. Khi dựng cửa chắn dùng để cách ly luồng gió phải dọn sạch các lớp đất đá lở ra.

            3. Khi lắp đặt cửa chắn gió một cánh ở lò vận chuyển cần phải để lại ở cửa chắn gió một cửa cho người đi lại chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m. Khi cửa có hai cánh đặt trên lò một đường xe mà không có lối đi riêng cho người thì khoảng hở giữa thanh đứng và phần nhô ra trên đoàn tầu chuyển động phải là 0,7m trừ khi có thiết bị tự động đóng mở ở cổng gió.

            4. Khi có sự chênh áp suất ở cổng gió tới 50dpa hay lớn hơn phải có cơ cấu để mở cửa nhẹ nhàng. Tất cả các cửa gió đều phải tự động đóng và thường xuyên đóng. Ở những lò mật độ vận chuyển lớn hơn 6 chuyến/ca cửa gió phải tự động đóng mở.

            5. Cấm đặt cửa gió ở những khu vực lò nghiêng vận chuyển bằng đường ray cũng như bằng mono-ray và cáp treo.

            6. Trong trường hợp cửa gió đặt ở khu vực vận chuyển bên dưới phải có các barie bảo vệ.

            7. Các Trưởng ca thông gió hoặc những người được chỉ định đặc trách về công tác thông gió phải kiểm tra hàng ngày hoạt động của các cửa gió tự động.

            8. Các cửa gió và tường chắn khi không cần dùng nữa phải dỡ bỏ.

            Điều 136.

            Chỉ Quản đốc thông gió hoặc người được uỷ quyền mới được phép thực hiện điều chỉnh luồng gió trong hầm lò theo phương án đã được Giám đốc mỏ duyệt.

1.3. THIẾT BỊ THÔNG GIÓ

Điều 137.

1. Thông gió các hầm lò phải được thực hiện bằng các thiết bị thông gió hoạt động liên tục đặt trên mặt đất và trong hầm lò.

2. Trong trường hợp đặc biệt ở những mỏ đang hoạt động được đặt trạm quạt gió phụ dưới lò nhưng phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.

Điều 138.

1. Trạm quạt thông gió chính phải gồm có ít nhất hai tổ hợp quạt, một trong hai tổ hợp quạt đó dùng để dự phòng. Quạt gió mới hoặc cải tạo lại đều phải cùng kiểu và cùng kích thước. Trong trường hợp đặc biệt có thể cho phép khác loại nhưng phải bảo đảm đủ lưu lượng và hạ áp theo yêu cầu thông gió và phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.

            2. Ở những mỏ không có khí nổ cho phép có một tổ hợp thiết bị thông gió chính hoạt động với một động cơ dự phòng.

            3. Ở mỏ xếp loại II và lớn hơn theo Mêtan cũng như khi khai thác các vỉa nguy hiểm phụt khí bất ngờ, trạm quạt thông gió chính phải được cung cấp điện theo hộ loại I có nguồn cấp điện dự phòng 100%.

            4. Phải có biện pháp đặc biệt phòng ngừa cáu bẩn ở bộ phận tạo dòng của quạt gió, ở rãnh gió và ở cơ cấu đảo chiều gió cũng như phải có biện pháp phòng ngừa đất đá rơi và nước chảy vào bộ phận tạo dòng của quạt gió. Trong rãnh gió không được có các dị vật và phải được dọn sạch bụi. Rãnh gió phải có cổng gió thông ra mặt đất.

            5. Trong rãnh gió ở vị trí nối với giếng, giếng gió và phía trước cánh của quạt cần phải đặt lưới bảo vệ cao ít nhất 1,5m. Nếu ở các mỏ đang hoạt động, quạt dự phòng không đủ lưu lượng so với quạt chính thì Giám đốc mỏ phải quy định chế độ làm việc của mỏ phù hợp với quạt dự phòng.

            Điều 139.

            1. Thiết bị thông gió chính và thiết bị thông gió phụ phải đảm bảo có khả năng đảo chiều luồng gió đi vào mỏ khi cần thiết. 

2. Việc chuyển thiết bị quạt gió sang làm việc theo chế đđảo chiều gió phải được thực hiện trong khoảng thời gian không quá 10 phút. Lưu lượng gió đi vào các lò ở chế độ làm việc đảo chiều phải đảm bảo ít nhất 60% lưu lượng bình thường. Trong trường hợp không đảm bảo 60% phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép với điều kiện hàm lượng Mêtan ở luồng gió thải chung của mỏ và ở các khu khai thác không vượt quá 1,5% sau khi thông gió theo chế đđảo chiều liên tục ít nhất hai giờ.

Điu 140.

1. Phụ trách cơ điện và Quản đốc thông gió phải kiểm tra tình trạng làm việc của tất cả các cơ cấu đảo chiều và cơ cấu khác của trạm quạt gió ít nhất mỗi tháng một lần. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ kiểm tra các thiết bị thông gió và thiết bị đảo chiều gió.

            2. Ở tất cả các mỏ hầm lò, ít nhất hai lần trong một năm vào mùa Hè và mùa Đông hoặc khi thay đổi sơ đồ thông gió và thay quạt gió chính phải thực hiện đảo chiều gió trong các đường lò theo kế hoạch Thủ tiêu sự cố thực hin theo mục II, Phụ lục II của Quy phạm này. Khi đó, trong mỏ cấm thực hiện các công việc không liên quan đến việc đảo chiều gió. Trong thời gian đảo chiều gió, hàm lượng khí Mêtan ở những vị trí có thể phát sinh cháy không được vượt quá 2%. Việc kiểm tra các cơ cấu đảo chiều và lưu lượng gió phải tiến hành theo lịch và thực hiện theo mẫu số 10, Phụ lục VII  của Quy phạm này.

            Điều 141.

            1. Các thiết bị thông gió phải được kiểm tra, hiệu chỉnh theo các quy định sau:

a)   Ít nhất một lần trong một ngày - đêm đối với  nhân viên kỹ thuật do Phụ trách cơ điện mỏ chỉ định;

b)   Ít nhất hai lần trong một tháng đối với Phụ trách cơ điện mỏ;

c)   Ít nhất hai năm một lần đối với  Bộ phận chuyên trách.

            2. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ kiểm tra thiết bị thông gió và thiết bị đảo chiều gió.

            Nội dung kiểm tra thực hiện theo mu số 10, Phụ lục VII của Quy phạm này.

            Điều 142.

            1. Thiết bị thông gió phải được trang bị các thiết bị điều khiển và thiết bị kiểm tra từ xa theo thiết kế. Các thiết bị này phải được đặt ở phòng của bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ hoặc đặt ở một trong những trạm máy cố định khác có điện thoại liên lạc liên tục. Người trực trạm phải ghi chép tất cả các thông tin đến vào trong sổ nhật ký thông gió.

            2. Các thiết bị thông gió không được trang bị các thiết bị điều khiển từ xa phải có một người trực vận hành.

            3. Trong nhà đặt thiết bị thông gió phải có điện thoại với cabin cách âm liên lạc trực tiếp với tổng đài của mỏ đặt trên mặt đất. Người trực thiết bị thông gió hoặc người trực ở bàn điều khiển có nhiệm vụ ghi vào sổ thống kê hoạt động của thiết bị thông gió.

            Chi tiết nội dung thực hiện theo mẫu số 11, Phụ lục VII  của Quy phạm này.

            Điều 143.

            1. Phải có lệnh của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật mỏ mới được ngừng thiết bị thông gió hoặc thay đổi chế độ làm việc của trạm quạt, trừ những trường hợp có sự cố. Trong những trường hợp trên phải thông báo cho Quản đốc thông gió.

            2. Khi trạm quạt gió ngừng bất ngờ do hư hỏng hoặc mất điện, người trực trạm quạt gió phải thông báo ngay cho Bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ và bộ phận này phải báo ngay cho Phó giám đốc kỹ thuật mỏ, Phụ trách cơ điện mỏ, Quản đốc thông gió.

            3. Trong trường hợp tổ hợp quạt gió chính đang làm việc bị ngừng mà không thể khởi động tổ hợp quạt dự phòng thì phải mở ngay cửa cổng gió bên trên giếng hoặc mở cổng gió ở lò thông gió đặt quạt.

            Điều 144.

            Khi nhận được thông báo về dự định cắt điện hoặc làm ngừng quạt thì Bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ phải có ngay các biện pháp đảm bảo an toàn cho người ở trong lò.

 1.4. THÔNG GIÓ CÁC  LÒ CỤT

Điều 145.

1. Thông gió các lò cụt phải thực hiện bằng hạ áp chung của mỏ hoặc dùng quạt cục bộ. Cho phép sử dụng phương pháp phun như là một phương tiện thông gió phụ. Khi thông gió bằng hạ áp chung của mỏ và đào lò theo vỉa bằng phương pháp gương hẹp, phải thực hiện đào các lò song song dùng cho gió đi ra. Lò song song được nối với lò chính bằng những lò cách nhau 30m. Khi đào thông lò nối mới phải bịt những lò nối cũ bằng các tường chắn cố định được phủ bên ngoài bằng vật liệu để không khí không thể lọt qua. Cho phép lắp đặt các tường chắn tạm thời ở lò nối bằng ván gỗ, chét đất sét. Khi lò chợ đã đi qua, phải thay tường chắn tạm thời bằng tường chắn cố định.

            2. Việc thông gió các lò cụt bằng hạ áp chung của mỏ phải được thực hiện nhờ các tường ngăn hoặc đường ống thông gió có chiều dài không lớn hơn 60m tính từ lò nối cuối cùng đến gương.

            3. Trong các mỏ hầm lò đang hoạt động, cấm đào thêm gương lò cụt mới từ đường lò cụt đang đào khi không đđiều kiện an toàn. Trường hợp đặc biệt phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 146.

1. Khi thông gió bằng quạt cục bộ thì các quạt phải làm việc liên tục. Quạt gió phải do người đã được đào tạo vận hành sử dụng.

            2. Trường hợp quạt gió cục bộ ngừng hoặc chế độ bị vi phạm, phải ngừng mọi công việc ở đoạn lò cụt, cắt điện vào thiết bị, nhanh chóng đưa người ra vị trí có luồng gió sạch và phải đặt biển cấm ở vị trí vào lò cụt; đối với mỏ không có khí nổ, cho phép không phải cắt điện vào hệ thống điều khiển máy bơm.

3. Ở các mỏ có khí nổ loại III và lớn hơn theo khí Mêtan, khi đào các gương lò cụt trong than dài hơn 100m phải trang bị quạt gió cục bộ dự phòng và nguồn điện dự phòng. Các điều kiện cần thiết cho yêu cầu dự phòng đối với từng mỏ do cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định.

Điều 147.

            1. Việc lắp đặt quạt gió cục bộ phải theo hộ chiếu do Giám đốc mỏ duyệt.

            2. Quạt gió cục bộ phải đặt ở lò có luồng gió sạch và cách luồng gió thải ít nhất là 10m.

         3. Lưu lượng của quạt gió cục bộ không được vượt quá 70% lưu lượng gió qua lò tại vị trí đặt quạt.

            4. Cấm đặt quạt gió cục bộ trong lò chợ, trừ trường hợp phải đào lò vòng tránh phay khi lò chợ đã có lối thoát.

            5. Khi đặt nhiều quạt trên cùng một lò cách nhau khoảng cách nhỏ hơn 10m, mỗi quạt làm việc với đường ống riêng thì tổng lưu lượng của các quạt phải nhỏ hơn hoặc bằng 70% lưu lượng gió đi qua lò tại vị trí đặt quạt đầu tiên tính theo chiều gió.

            6. Nếu khoảng cách giữa các quạt lớn hơn 10m thì lưu lượng gió mỗi quạt không lớn hơn 70% lưu lượng gió đi qua lò tại vị trí đặt quạt.

            7. Đối với mỏ nguy hiểm về khí nổ, cấm thông gió cho hai và nhiều gương bằng một đường ống chia ra các nhánh.

            8. Việc đặt quạt gió cục bộ ở lò gió thải được thông gió nhờ hạ áp chung phải được phép của Giám đốc mỏ với điều kiện hàm lượng Mêtan nhỏ hơn 0,5% và thành phần không khí tại vị trí đặt quạt phù hợp với quy định tại Điều 119 Quy phạm này.

            9. Ở mỏ xếp loại III và lớn hơn theo khí Mêtan, phải kiểm tra hàm lượng khí Mêtan phía trước quạt gió bằng thiết bị đo tự động cố định.

          10. Cấm đặt quạt gió cục bộ có động cơ điện ở những đường lò có luồng gió thải thuộc các vỉa nguy hiểm phụt than, khí bất ngờ.

            11. Tại mỗi quạt phải có bảng ghi:

            a) Lưu lượng gió thực tế của lò tại vị trí đặt quạt;

            b) Lưu lượng gió thực tế của quạt;

            c) Lưu lượng gió thực tế tại gương lò cụt;    

            d) Chiều dài tối đa cho phép quạt thông gió đoạn lò cụt;

            đ) Thời gian thông gió sau khi nổ mìn;                      

            e) Ngày và chữ ký của người ghi.

            12. Khi đào hoặc đánh sập các lò thông gió liền với các gương khấu, cho phép đặt quạt gió cục bộ với năng lượng khí nén nhưng phải theo các điều kiện sau:

            a) Quạt cục bộ đặt cách gương khấu không gần hơn 15m tính theo chiều gió;

            b) Chiều dài đoạn lò cụt không lớn hơn 30m;

            c) Thành phần không khí mỏ đảm bảo yêu cầu theo Điều 119 và hàm lượng khí Mêtan ở luồng gió từ đoạn lò cụt đi ra nhỏ hơn 1%;

            d) Phải dùng quạt cục bộ không có khả năng gây cháy khí Mêtan khi cánh va đập với thân quạt.

            Điều 148.

            Khoảng cách từ đầu tường ngăn hoặc đầu ống gió đến gương không được lớn hơn 8m đối với mỏ có khí nổ và 12m đối với mỏ không có khí nổ. Ở cuối đường ống gió mềm phải treo một đoạn ống bằng vật liệu cứng chiều dài ít nhất 2m hoặc phải có các vòng đỡ (ít nhất 2 vòng) đđảm bảo tiết diện ống gió ra. Các ống gió phải nối với quạt cục bộ bằng ống kim loại có chiều dài ít nhất là 1m.

            Điều 149.

            Cấm thông gió các gương lò cụt ở các mỏ có khí nổ bằng phương pháp khuếch tán, trừ các cúp có chiều dài nhỏ hơn 6m. Ở những mỏ không có khí nổ, được phép sử dụng thông gió khuếch tán cho các cúp có chiều dài đến 10m.

            Điều 150.

            1. Các giếng mỏ (giếng gió) phải được thông gió trên toàn bộ chiều sâu trong suốt thời gian xây dựng. Trạm quạt thông gió phải đặt trên mặt đất, cách giếng ít nhất 20m và phải làm việc liên tục.

            2. Để thông gió các giếng mỏ phải dùng đường ống gió bằng vật liệu cứng và ở gương cho phép dùng ống mềm. Khoảng cách từ cuối đường ống gió đến gương giếng được xác định qua tính toán nhưng không lớn hơn 15m và lúc gầu ngoạm hoạt động không lớn hơn 20m. Các đường ống gió phải được móc vào cáp hoặc được gắn chặt vào thành giếng.

Mục 2. YÊU CẦU BỔ SUNG ĐỐI VỚI MỎ NGUY HIỂM  VỀ KHÍ MÊTAN

Điều 151.

1. Mỏ hầm lò được coi là nguy hiểm về khí nổ khi phát hiện có khí Mêtan dù chỉ ở một trong những lò của mỏ.

            2. Các mỏ hầm lò có khí Mêtan đang thoát ra hoặc đã thoát ra, phải được xếp loại mỏ có khí nổ theo Điều 17 c