Thông tư 12/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 12/2006/TT-BCN

Thông tư 12/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/2006/TT-BCNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Hữu Hào
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
22/12/2006
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 12/2006/TT-BCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 12/2006/TT-BCN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 12/2006/TT-BCN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 12/2006/TT-BCN NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2005/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ AN TOÀN HOÁ CHẤT

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2003 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất;

Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất (sau đây gọi là Nghị định số 68/2005/NĐ-CP) như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG
I. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn các hoạt động về quản lý an toàn hóa chất bao gồm: khai báo hoá chất nguy hiểm; đánh giá hoá chất mới; phiếu an toàn hoá chất; phân loại và ghi nhãn hóa chất; kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất; khoảng cách an toàn và báo cáo an toàn hoá chất.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động hoá chất nguy hiểm theo quy định tại Nghị định số 68/2005/NĐ-CP, trừ một trong các hoá chất sau:
a) Hóa chất quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 68/2005/NĐ-CP;
b) Hóa chất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng;
c) Các loại sản phẩm, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phục vụ cho mục đích chữa bệnh, nuôi trồng động thực vật, trừ dịch hại, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng, y tế, thủy sản, nông nghiệp;
d) Hóa chất có trong thiên nhiên và chưa qua chế biến, xử lý;
đ) Các kim loại, hợp kim, thủy tinh, gốm sứ sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, gia dụng hoặc gia công cơ khí;
e) Các chất phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất;
g) Các hoá chất trung gian tạo thành trong quá trình sản xuất và không tồn tại khi kết thúc sản xuất;
h) Các sản phẩm polyme hoặc các hợp chất polyme có hóa chất mới hoặc hóa chất nguy hiểm ở hàm lượng nhỏ hơn 2% theo khối lượng.
II. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Danh mục hoá chất nước ngoài” là bản liệt kê hóa chất được phép lưu hành trong các quốc gia là thành viên của EU hoặc quốc gia là thành viên của OECD, do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia đó ban hành.
2. “Khai báo hóa chất nguy hiểm” là thủ tục mà tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện khi có các hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm theo quy định tại phần B Thông tư này.
3. “Khoảng cách an toàn” là khoảng cách theo mọi hướng tính từ tâm đặt thiết bị sản xuất, chứa đựng hoá chất nguy hiểm đến một vị trí, địa điểm bất kỳ quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định số 68/2005/NĐ-CP của Chính phủ về An toàn hoá chất, sao cho tại vị trí đó nồng độ hoá chất nguy hiểm do cháy, nổ lan truyền từ các thiết bị trong trường hợp sự cố đạt mức nhỏ hơn ngưỡng định lượng quy định tại khoản 1, mục I, phần G Thông tư này.
4. IUPAC là tên viết tắt của Hiệp hội hoá học cơ bản và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry).
5. “Mã số CAS”của một hóa chất là dãy các chữ số duy nhất ấn định cho mỗi hoá chất theo quy tắc của tổ chức Chemical Abstracts Service (CAS).
6. “OECD” là tên viết tắt của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development).
7. “Phiếu an toàn hóa chất” là tài liệu ở dạng văn bản được biên soạn theo quy định tại phần D Thông tư này. Phiếu an toàn hóa chất còn có tên thông dụng bằng tiếng Anh là Material safety data sheet (MSDS) hoặc Safety data sheets (SDS).
III. Phân loại hoá chất nguy hiểm
1. Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm hoá chất nguy hiểm được phân loại thành các dạng sau:
a) Dễ nổ;
b) Ôxi hoá mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
Tiêu chí để phân loại hóa chất nguy hiểm, chỉ thị mức nguy hiểm và các biểu tượng nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Mọi hoá chất xuất hiện trong các hoạt động hoá chất theo quy định của Thông tư này đều phải được phân loại. Hóa chất có ít nhất một trong những tính chất nguy hiểm quy định tại khoản 1 mục này phải được phân loại là hóa chất nguy hiểm.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thu thập, xác lập các thông tin về đặc tính hoá lý cũng như các ảnh hưởng có hại của hóa chất và tiến hành phân loại hóa chất trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu.
4. Việc xếp loại hóa chất phải dựa trên các bằng chứng khoa học hoặc các kết quả thử nghiệm từ một trong các nguồn thông tin hợp lệ sau:
a) Báo cáo kết quả thử nghiệm, đánh giá hoá chất của tổ chức được Bộ Công nghiệp chỉ định hoặc tổ chức thử nghiệm nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tổ chức đó có trụ sở công nhận.
b) Các bằng chứng chỉ rõ loại hóa chất sản xuất, nhập khẩu đã được xếp loại theo phương pháp phân loại hoặc theo danh mục hóa chất nguy hiểm của các quốc gia thuộc khối EU hoặc quốc gia là thành viên của tổ chức OECD.
5. Trường hợp có sự khác biệt về bằng chứng hoặc kết quả đánh giá từ nhiều nguồn thông tin hợp lệ khác nhau, những bằng chứng hoặc kết quả chỉ ra đặc tính hoá chất có mức độ nguy hiểm cao hơn sẽ được sử dụng để xếp loại.
6. Trường hợp có những bằng chứng hoặc kết quả thử nghiệm mới cho thấy hoá chất đã phân loại biểu hiện một mức độ nguy hiểm khác với mức phân loại ban đầu, tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoá chất có trách nhiệm sửa đổi lại mức phân loại hoá chất nguy hiểm.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoá chất phải chịu trách nhiệm về thông tin phân loại hoá chất do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoá chất phải bồi thường các thiệt hại cho người sử dụng trong trường hợp tai nạn, sự cố xẩy ra có nguyên nhân do thông tin phân loại đã cung cấp được chứng minh là không chính xác hoặc không được cập nhật do lỗi của người cung cấp hoá chất.
B. KHAI BÁO HOÁ CHẤT NGUY HIỂM
I. Trách nhiệm khai báo hóa chất nguy hiểm
1. Vào tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất nguy hiểm với khối lượng hạn định quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này phải khai báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận khai báo quy định tại khoản 1, mục II phần này.
2. Ngoại trừ các hoá chất thuộc danh mục cấm kinh doanh và các chất có khả năng gây ung thư, tổ chức, cá nhân có hoạt động hoá chất phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học với khối lượng hoá chất nguy hiểm nhỏ hơn 10 kg trong thời gian một năm được miễn trừ các hình thức khai báo quy định tại mục II phần này.
II. Thủ tục khai báo hoá chất nguy hiểm
1. Cơ quan tiếp nhận khai báo:
Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Công nghiệp) tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại khoản 1 mục I phần này thuộc địa bàn quản lý.
Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoá chất nguy hiểm quy định tại khoản 1 mục I phần này.
2. Hồ sơ khai báo
Tổ chức, cá nhân khai báo lập 02 hai bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Phiếu an toàn hóa chất tiếng Việt và bản tiếng nguyên gốc hoặc tiếng Anh của hoá chất phải khai báo. Trường hợp hoá chất đã được khai báo trước đó, tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất nguy hiểm không phải nộp lại phiếu an toàn hoá chất và thay bằng bản xác nhận khai báo ở thời điểm gần nhất.
b) Bản khai báo hoá chất nguy hiểm có chữ ký của người đứng đầu cơ sở hoạt động hoá chất và theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
III. Quản lý khai báo hóa chất nguy hiểm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất nguy hiểm phải lưu giữ hồ sơ khai báo, tài liệu liên quan đến xếp loại hoá chất và báo cáo kịp thời trong các trường hợp xảy ra sự cố về hoá chất nguy hiểm. Khi chấm dứt hoạt động hoá chất nguy hiểm phải thông báo cho cơ quan tiếp nhận khai báo.
2. Sở Công nghiệp lập sổ quản lý khai báo và tổng hợp tình hình, kết quả khai báo về hoá chất nguy hiểm của địa phương, định kỳ tháng 3 hàng năm báo cáo Bộ Công nghiệp.
3. Tổ chức, cá nhân đã thực hiện đăng ký các hoá chất theo quy định tại Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công nghiệp được miễn thực hiện việc khai báo trong năm đầu tiên sau khi Thông tư này có hiệu lực.
C. ĐÁNH GIÁ HOÁ CHẤT MỚI
I. Đánh giá hóa chất mới
1. Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại các tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ Công nghiệp chỉ định.
2. Bộ Công nghiệp thừa nhận kết quả thử nghiệm, đánh giá hoá chất mới của các tổ chức đánh giá hoá chất mới được chỉ định tại các quốc gia thuộc khối OECD.
3. Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hoá chất, thông tin để xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các hoá chất nguy hiểm mới với các nội dung được quy định theo hướng dẫn tại Phần C của Thông tư này.
4. Miễn trừ đánh giá hóa chất đối với các trường hợp sau:
a) Sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phục vụ cho mục đích nghiên cứu, khoa học với khối lượng nhỏ hơn 10 kg trong thời hạn một năm.
b) Nhập khẩu mẫu hóa chất mới phục vụ cho việc đánh giá hóa chất theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ báo cáo đánh giá hóa chất mới quy định tại khoản 1 mục III phần này (sau đây gọi là cơ quan đánh giá hóa chất).
5. Chi phí cho quá trình đánh giá và phân loại do cơ sở có hoạt động hóa chất mới chi trả.
II. Trình tự đăng ký đánh giá hóa chất mới
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới lập ba bộ hồ sơ đánh giá hoá chất mới gửi Bộ Công nghiệp thẩm tra, phê duyệt. Hồ sơ đánh giá hoá chất mới bao gồm:
a) Bản tóm tắt báo cáo đánh giá hóa chất mới của tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất. Nội dung báo cáo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
b) Bản sao hợp lệ các tài liệu gốc bao gồm phiếu hoặc biên bản thử nghiệm các đặc tính hóa lý, đặc tính nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm hợp lệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 mục I phần này thực hiện.
2. Đối với trường hợp hoá chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hoá chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoá chất mới chỉ cần lập bản tóm tắt báo cáo đánh giá hoá chất kèm theo mã số CAS của hoá chất mới ở hai danh mục hoá chất kể trên.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoá chất mới phải nộp các hồ sơ, tài liệu liên quan quy định tại khoản 1 mục II Phần này đến Bộ Công nghiệp ít nhất sáu mươi ngày trước khi thực hiện nhập khẩu.
III. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá hóa chất mới
1. Vụ Khoa học, Công nghệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất mới trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.
2. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Vụ Khoa học, Công nghệ thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới về tình trạng hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu khắc phục, bổ sung trong thời hạn thích hợp.
3. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hồ sơ được chấp thuận, Vụ Khoa học, Công nghệ tiến hành thẩm tra, xác định mức xếp loại nguy hiểm của hóa chất mới và trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định, cụ thể:
a) Trường hợp cần đánh giá bổ sung các nội dung báo cáo, thử nghiệm một số hoặc toàn bộ đặc tính của hóa chất mới, Vụ Khoa học, Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới và yêu cầu thời hạn hoàn thành. Thời gian thực hiện bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới không đáp ứng đúng các yêu cầu thẩm định và quá thời hạn quy định, Vụ Khoa học, Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới;
c) Trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất mới phát hiện hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm cao, cần cấm đưa vào sản xuất, sử dụng theo quy định của pháp luật, Vụ Khoa học, Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định không cho phép hóa chất mới được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam và thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới biết; đồng thời tiến hành các thủ tục bổ sung vào danh mục hoá chất cấm sử dụng.
d) Trường hợp kết quả đánh giá hoá chất mới cho thấy hoá chất mới không có các đặc tính nguy hiểm, độc hại đặc biệt, Vụ Khoa học, Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định cho phép hóa chất mới được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam và nêu rõ các điều kiện phải tuân thủ khi thực hiện hoạt động liên quan đến hóa chất mới;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự hủy bỏ việc đánh giá hóa chất mới sau khi nộp hồ sơ báo cáo đánh giá hóa chất mới, việc thẩm tra sẽ chấm dứt ngay khi có thông báo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu hóa chất mới.
3. Phí thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất mới
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá hóa chất mới. Phí thẩm định không bao gồm chi phí để thử nghiệm đặc tính hóa chất mới.
b) Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
IV. Quản lý, giám sát hoá chất mới
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất mới có trách nhiệm thực hiện quy định sau:
a) Trong thời gian 5 năm, kể từ khi có quyết định cho phép sản xuất, nhập khẩu hoá chất mới, tổ chức, cá nhân có hoạt động hoá chất mới phải thiết lập và duy trì hệ thống giám sát, lập hồ sơ theo dõi các ảnh hưởng, tai nạn, sự cố liên quan đến hoá chất mới, định kỳ 12 tháng một lần tổng hợp, báo cáo Bộ Công nghiệp;
b) Trường hợp hóa chất mới phát sinh những biểu hiện nguy hiểm chưa được đánh giá, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất mới phải báo cáo kịp thời với cơ quan đánh giá hoá chất thực hiện đánh giá bổ sung và áp dụng các điều kiện tương ứng với kết quả đánh giá bổ sung.
2. Sau 5 năm, kể từ ngày cho phép hoạt động, nếu hóa chất mới không phát sinh các ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng có mức nguy hiểm khác với kết luận đánh giá hoá chất mới ban đầu, hoá chất mới được bổ sung vào danh mục hoá chất.
3. Bộ Công nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện hoạt động hoá chất mới; xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung khi có bằng chứng cho thấy hóa chất mới có ảnh hưởng nghiêm trọng khác với kết luận đánh giá; thông báo cho cơ quan Hải quan về kết quả đánh giá sau khi kết thúc thẩm tra, đánh giá hoá chất mới.
D. PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT
I. Xây dựng và chuyển giao phiếu an toàn hoá chất
1. Tất cả các hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm phải xây dựng phiếu an toàn hoá chất.
2. Các hỗn hợp có chứa hóa chất nguy hiểm với hàm lượng từ 0,1% trở lên đối với các chất gây ung thư, các chất có độc tính sinh sản; từ 1% trở lên các chất độc đối với các bộ phận nội tạng khác phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hoá chất nguy hiểm phải xây dựng và chuyển giao miễn phí phiếu an toàn hoá chất cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoá chất nguy hiểm ngay tại thời điểm giao nhận hóa chất lần đầu và mỗi khi có sự sửa đổi nội dung về phiếu an toàn hoá chất.
4. Trường hợp những bằng chứng khoa học cho thấy có sự thay đổi về đặc tính nguy hiểm của hoá chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất nguy hiểm phải tiến hành sửa đổi, bổ sung phiếu an toàn hoá chất trong thời gian 3 tháng kể từ ngày có thông tin mới. Phiếu an toàn hoá chất sửa đổi phải được cung cấp ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoá chất đó. Ngày tháng sửa đổi và những nội dung sửa đổi phải thể hiện bằng dấu hiệu rõ ràng lưu ý người sử dụng phiếu an toàn hoá chất.
5. Các trường hợp sau đây không phải chuyển giao phiếu an toàn hoá chất:
a) Hoá chất nguy hiểm tồn tại ở dạng kín trong các thiết bị, sản phẩm tiêu dùng;
b) Hoá chất nguy hiểm bán lẻ với khối lượng nhỏ hơn 0,1 kilôgam và được chứa đựng trong bao bì kín có ghi rõ nhãn, mác chỉ dẫn nguy hiểm;
c) Các hỗn hợp có chứa hoá chất nguy hiểm bán lẻ với khối lượng nhỏ hơn 10 kilôgam được chứa đựng trong bao bì kín có ghi rõ nhãn, chỉ dẫn nguy hiểm.
6. Lưu giữ và phổ biến thông tin phiếu an toàn hóa chất
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất phải lưu giữ phiếu an toàn hóa chất cho tất cả các hóa chất nguy hiểm tồn tại trong cơ sở của mình và xuất trình khi có yêu cầu;
b) Đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể truy cập, nắm được các thông tin trong phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
II. Hình thức và nội dung phiếu an toàn hoá chất
1. Phiếu an toàn hoá chất phải thể hiện bằng tiếng Việt và bản nguyên gốc của nhà sản xuất ở dạng bản in, trừ trường hợp giữa các bên giao nhận hoá chất nguy hiểm có thoả thuận về hình thức phiếu an toàn hóa chất được chuyển giao theo dạng văn bản điện tử.
2. Trường hợp phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ phiếu an toàn hoá chất.
3. Phiếu an toàn hóa chất phải bao gồm những thông tin sau:
a) Tên hoá chất, xuất xứ, nơi sản xuất;
b) Thành phần, công thức hoá học;
c) Đặc tính hoá lý, tính độc;
d) Tính ổn định và hoạt tính;
đ) Mức độ nguy hiểm;
e) Mức độ rủi ro đối với sức khoẻ;
g) Mức độ rủi ro đối với môi trường;
h) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
i) Biện pháp sơ cứu về mặt y tế khi cần thiết;
k) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
l) Biện pháp ngăn ngừa rủi ro hoá chất, ngăn ngừa tai nạn;
m) Biện pháp cất giữ;
n) Biện pháp quản lý chất thải;
o) Các yêu cầu trong vận chuyển;
p) Các TCVN và quy định luật pháp phải tuân thủ;
q) Các thông tin cần thiết khác.
Mẫu phiếu an toàn hoá chất và hướng dẫn chi tiết quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Đ. GHI NHÃN HÓA CHẤT
Đối với các hóa chất nguy hiểm, ngoài các thông tin thông thường quy định về ghi nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, cần bổ sung các thông tin sau:
1. Biểu tượng phân loại nguy hiểm theo tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Kích thước trình bày của biểu tượng nguy hiểm có thể bố trí tuỳ theo kích thước bao gói sản phẩm nhưng không được nhỏ hơn 1,5 x 1,5cm.
2. Tiêu ngữ cảnh báo đặc tính nguy hiểm quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Các tiêu ngữ phải được thể hiện bằng tiếng Việt, kích thước đủ để người sử dụng có thể đọc được bằng mắt thường.
E. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ HOÁ CHẤT TRONG CÁC DỰ ÁN CÓ HOẠT ĐỘNG HOÁ CHẤT
I. Xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, sử dụng, cất giữ hoá chất nguy hiểm với khối lượng vượt ngưỡng tương ứng quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này phải lập kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất.
2. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất phải được lập thành ba (03) bộ hồ sơ, gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 mục III phần này. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất phải được trình đồng thời với thiết kế cơ sở của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
3. Cơ sở sản xuất, sử dụng, cất giữ hoá chất nguy hiểm đã hoạt động trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01 tháng 10 năm 2007.
II. Nội dung kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất
1. Các yêu cầu cơ bản của kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất được quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.
2. Cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm có thể tự xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoặc thuê các đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch.
III. Phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất
1. Cơ quan phê duyệt:
a) Bộ Công nghiệp phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hoá chất đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm A và dự án đầu tư sản xuất, cất giữ các hoá chất nguy hiểm thuộc loại cực độc, gây ung thư, biến đổi gen, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản;
b) Sở Công nghiệp phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hoá chất đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm B, C và dự án đầu tư sản xuất, cất giữ các loại hoá chất nguy hiểm còn lại.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất:
a) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án sản xuất, cất giữ hoá chất nguy hiểm;
b) Nội dung chi tiết kế hoạch ngăn ngừa và khắc phục sự cố hoá chất theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này và các tài liệu kèm theo (nếu có).
3. Thủ tục phê duyệt
a) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm về tình trạng hồ sơ hợp lệ đủ điều kiện để thẩm định hoặc tình trạng hồ sơ chưa hợp lệ cũng như yêu cầu khắc phục, bổ sung và thời hạn để hoàn thành.
b) Hồ sơ hợp lệ phải được tổ chức đánh giá, thẩm định chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan tiếp nhận hoàn thành thẩm tra hồ sơ.
c) Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận đánh giá, thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất trong trường hợp kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất thoả mãn các quy định của Thông tư này;
- Thông báo không chấp thuận phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất đến tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư, thông báo phải nêu rõ lý do không chấp thuận. Trường hợp này, tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư phải xây dựng lại kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố và trình phê duyệt như trình tự ban đầu.
4. Phí thẩm định kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất nguy hiểm
a) Tổ chức, cá nhân có dự án có hoạt động hóa chất nguy hiểm phải nộp phí thẩm định kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất.
b) Mức phí thẩm định, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
IV. Quản lý kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất
1. Trong quá trình thực hiện dự án có hoạt động hóa chất nguy hiểm, chủ đầu tư phải bảo đảm đúng các yêu cầu trong quyết định phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất.
2. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư, xây dựng làm thay đổi yêu cầu an toàn đã phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch xem xét, quyết định.
3. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất phải được lưu trữ tại cơ sở sản xuất, cất giữ hoá chất và là cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lý an toàn hoá chất trong hoạt động sản xuất, cất giữ hoá chất.
G. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA CƠ SỞ HOÁ CHẤT ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ VÀ NƠI CÔNG CỘNG
I. Xác định khoảng cách an toàn
1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, cất giữ các loại hoá chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này phải xác định khoảng cách an toàn sao cho tại địa điểm, vị trí cần bảo vệ theo quy định của pháp luật các yếu tố nguy hiểm nằm dưới ngưỡng định lượng.
a) Trường hợp hoá chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí độc hoặc tạo thành hơi, khí độc, ngưỡng định lượng là nồng độ chất độc trong không khí (miligam/m3) mà tại đó người tiếp xúc trong vòng 60 phút không bị ảnh hưởng khó hồi phục hoặc tổn thương đến mức phải sử dụng các phương tiện hoặc hành động bảo vệ tương ứng.
b) Trường hợp hoá chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí dễ cháy nổ hoặc tạo thành hơi, khí dễ cháy nổ, ngưỡng định lượng là khối lượng chất dễ cháy, nổ trong không khí quy ra % thể tích hoặc mg/l có giá trị thấp hơn giới hạn dưới của nồng độ cháy hoặc thấp hơn giới hạn nổ dưới.
c) Trường hợp sóng nổ lan truyền từ sự cố nổ hoá chất nguy hiểm, ngưỡng định lượng là mức tăng áp suất không khí do lan truyền sóng nổ gây ra bằng 6,9 kPa.
2. Việc xác định khoảng cách an toàn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về khí tượng thủy văn, địa hình địa vật của nơi đặt cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm và các điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm
3. Đối với hóa chất vừa có tính nguy hiểm cháy, nổ, vừa có tính độc, khoảng cách an toàn trong trường hợp sự cố được xác định riêng cho từng tính chất nguy hiểm và được lấy giá trị lớn nhất để áp dụng.
4. Trong cơ sở có nhiều loại hoá chất nguy hiểm, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng loại hoá chất và lấy khoảng cách an toàn lớn nhất để áp dụng.
5. Trong cơ sở có nhiều thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm đặt tại các vị trí khác nhau, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng thiết bị sản xuất, chứa đựng; khoảng cách an toàn áp dụng chung cho toàn bộ cụm thiết bị phải có giá trị bao hàm khoảng cách an toàn riêng của từng thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm.
II. Các mô hình, phương pháp xác định khoảng cách an toàn
Việc xác định khoảng cách an toàn dựa trên quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc áp dụng các mô hình, phương pháp dự đoán khoảng cách an toàn do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia là thành viên khối EU, quốc gia là thành viên của tổ chức OECD ban hành.
III. Thay đổi khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn phải được thay đổi phù hợp trong trường hợp sau:
1. Cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm có sự thay đổi về công nghệ, khối lượng sản xuất, cất giữ hoặc có sự thay đổi bất kỳ dẫn đến thay đổi về khoảng cách an toàn.
2. Số liệu thống kê về sự cố hóa chất nguy hiểm trong vòng 5 năm trở lại cho thấy khoảng cách an toàn dự đoán có sự khác biệt lớn so với thực tế.
3. Trường hợp khoảng cách an toàn từ nơi đặt thiết bị đến vị trí, địa điểm cần bảo vệ không đạt yêu cầu về ngưỡng định lượng cho phép, cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định, cụ thể:
a) Giảm khối lượng sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Bổ sung các biện pháp che chắn hoặc sử dụng các phương tiện giảm nhẹ sự thoát ra của hóa chất nguy hiểm;
c) Thay đổi điều kiện công nghệ sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm để có kết quả theo hướng giảm khối lượng, áp suất, nhiệt độ sản xuất, cất giữ hóa chất.
IV. Lưu giữ tài liệu liên quan đến khoảng cách an toàn
Tài liệu về xác định khoảng cách an toàn phải được lưu trữ tại cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất cất giữ hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm báo cáo về khoảng cách an toàn với cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3, Điều 12 Nghị định số 68/2005/NĐ-CP.
H. BÁO CÁO AN TOÀN HÓA CHẤT
1. Định kỳ hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo về tình hình an toàn hóa chất với Sở Công nghiệp nơi đặt cơ sở hoạt động. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 8, Thông tư này.
2. Sở Công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo an toàn hóa chất gửi về Bộ Công nghiệp trước ngày 30 tháng 03 hàng năm.
I. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
I. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Khoa học, Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về khai báo, đánh giá hóa chất mới; thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt quyết định cho phép hoá chất mới lưu thông trên thị trường;
b) Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp sửa đổi, bổ sung Danh mục hoá chất thuộc Phụ lục 6 và Phụ lục 9 của Thông tư này.
2. Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch ngăn ngừa và khắc phục sự cố hoá chất;
b) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ khai báo hoá chất nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, mục II, Phần B Thông tư này.
3. Cục Kỹ thuật an toàn Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm; khoảng cách an toàn và xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất;
b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ quy định về phiếu an toàn hóa chất, phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm của doanh nghiệp;
c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ các thông tin về an toàn hóa chất quy định tại khoản 1, Phần H của Thông tư này, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Công nghiệp.
d) Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất trình cấp có thẩm quyền ban hành;
II. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
III. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Quy định về khai báo hoá chất nguy hiểm trong Thông tư này thay thế các quy định về đăng ký hoá chất đặc thù công nghiệp tại Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 ban hành Danh mục các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
3. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoá chất đã thực hiện khai báo hàng năm theo quy định của Nghị định 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học được miễn thực hiện nghĩa vụ khai báo tại Thông tư này.
4. Đối với các sản phẩm hoá chất đã ghi nhãn và xuất xưởng trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn còn hạn sử dụng thì được tiếp tục lưu thông cho đến hết thời hạn sử dụng.
5. Đối với nhãn hoá chất nguy hiểm của các doanh nghiệp đã in chưa gắn lên sản phẩm được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2007.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời xử lý./.

KT. BỘ TRƯỞNG

  THỨ TRƯỞNG

     Đỗ Hữu Hào

PHỤ LỤC 1: TIÊU CHÍ VÀ BIỂU TƯỢNG PHÂN LOẠI  HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Ban hành kèm theo Thông tư số  12/2006/TT-BCN  ngày  22  tháng 12  năm 2006 của Bộ Công nghiệp

 

Dạng nguy hiểm

Hạng nguy hiểm

Tiêu chí

Chỉ dẫn nguy hiểm

Chất nổ

Hạng 1

Hóa chất ở dạng rắn, lỏng, nhão hoặc dạng keo có phản ứng tỏa nhiệt dưới tác động của va đập, ma sát hoặc nguồn nhiệt, kể cả trong điều kiện không có ôxy không khí dẫn đến sự chuyển hóa nhanh chóng hóa chất sang dạng khí có áp suất và nhiệt độ cao, tạo thành hiệu ứng nổ phá hủy môi trường xung quanh. 

Biểu tượng

 

 
  http://www.unece.org/trans/danger/publi/ghs/pictograms/explos.jpg

Cảnh báo

Nguy hiểm nổ

Lưu ý trên nhãn hóa chất

Hóa chất nổ mạnh

Chất ôxy hoá

Hạng 1

Hoá chất có khả năng cung cấp ôxy hoặc các loại khí có tính ôxy hoá làm tăng khả năng bắt cháy hoặc trực tiếp có phản ứng cháy với chất khác ở mức độ mạnh hơn hơn so với ôxy có sẵn trong không khí.

Biểu tượng

rondflam

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Có khả năng gây cháy hoặc tăng cường sự cháy; Ôxy hoá

Chất khí dễ cháy

Hạng 1 Cực kỳ dễ cháy

Hóa chất dạng khí, ở điều kiện 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa có một trong tính chất sau:

a) Giới hạn dưới của nồng độ bốc cháy £ 13% theo thể tích khi hỗn hợp với không khí.­­­­­ ­­­­­(1)

b) Khoảng giới hạn của nồng độ bốc cháy khi hỗn hợp với không khí từ 12% trở lên theo thể tích. (2)

Biểu tượng

 

http://www.unece.org/trans/danger/publi/ghs/pictograms/flamme.jpg 

 

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Khí cực kỳ dễ cháy

Chất lỏng dễ cháy

 

Hạng 1

Cực kỳ dễ cháy

Nhiệt độ bùng cháy <>0C và nhiệt độ sôi ≤ 350C.(3)

 

 

Biểu tượng

flamme

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưy ý trên nhãn hoá chất

Chất lỏng và hơi cực kỳ dễ cháy

Hạng 2

Rất dễ cháy

Nhiệt độ bùng cháy <>0C và nhiệt độ sôi >350C.

 

Biểu tượng

flamme

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Chất lỏng và hơi rất dễ cháy

Hạng 3

Chất dễ cháy

Nhiệt độ bùng cháy ≥ 230C và ≤ 600C.

Biểu tượng

flamme

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Chất lỏng và hơi dễ cháy

Chất có phản ứng nguy hiểm

Hạng 1

Cháy khi tiếp xúc với không khí

Bắt cháy trong vòng 5 phút khi tiếp xúc với không khí.

Biểu tượng

flamme

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Tự cháy trong không khí

Hạng 1

Nguy hiểm cháy khi tiếp xúc với nước

Hoá chất phản ứng mãnh liệt với nước sinh ra khí tự cháy ở nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc dễ dàng phản ứng với nước sinh ra khí dễ cháy ở mức lớn hơn 10 lít khí cho 1 kg hoá chất trong 1 phút.

Biểu tượng

flamme 

Cảnh báo

Nguy hiểm cháy

Lưu ý trên nhãn hoá chất

 

Tiếp xúc với nước sinh ra khí tự cháy

Chất ăn mòn/kích ứng 

Hạng 1

Ăn mòn kim loại

Ăn mòn bề mặt thép hoặc nhôm với tốc độ ≥ 6,25 mm/năm ở nhiệt độ 550C.

Biểu tượng

dcorrtr

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Có thể ăn mòn kim loại

Hạng 1

Ăn mòn và gây phỏng rộp da

Hóa chất có một trong các tính chất sau:

- Mô da và niêm mạc bị phá hủy không thể phục hồi sau khi tiếp xúc trong 4 giờ;

- Có độ pH < 2="" và=""> 11,5 

Biểu tượng

dcorrtr

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Gây bỏng nghiêm trọng tên da và mắt

Hạng 1

Kích ứng

Hóa chất gây viêm, sưng hoặc phát ban sau 4 giờ tiếp xúc

Biểu tượng

exclam

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

 

Gây kích thích trên da

Chất độc

cấp tính

Hạng 1

Cực độc

- Liều gây chết trung bình  LD50 < 5mg/kg thể trọng nếu tiếp xúc theo đường miệng;

- Liều gây chết trung bình  LD50 < 50mg/kg thể trọng nếu tiếp xúc trên da;

- Nồng độ gây chết trung bình trong không khí khi tiếp xúc trong 4 giờ:

  + LC50 < 100 ppm ở dạng khí;

  + LC50 < 0.5 mg/l ở dạng hơi;

  + LC50 < 0.05 mg/l ở dạng bụi, mù sương.(4)

Biểu tượng

skull

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Tiếp xúc có thể gây tử vong  

Hạng 2

Độc

- Liều gây chết trung bình  LD50 ≥ 5 mg/kg  và < 50mg/kg thể trọng nếu tiếp xúc theo đường miệng;

- Liều gây chết trung bình  LD50 ≥ 50 mg/kg và < 200mg/kg thể trọng nếu tiếp xúc trên da;

- Nồng độ gây chết trung bình trong không khí khi tiếp xúc trong 4 giờ:

  + LC50 ≥ 100 ppm và < 500 ppm ở dạng khí;

  + LC50 ≥ 0.5 mg/l < 2mg/l ở dạng hơi;

  + LC50 ≥ 0.05 mg/l < 0,5 mg/l ở dạng bụi, mù sương.

Biểu tượng

skull

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Tiếp xúc có thể gây tử vong  

Chất gây biến đổi gen

Hạng 1

Hóa chất có bằng chứng rõ ràng gây ra biến đổi về di truyền trong tế bào gen của người.

Biểu tượng

silhouet

Cảnh báo

Nguy hiểm về di truyền

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Có thể gây ra khuyết tật về gen

Chất gây ung thư

Hạng 1

Hóa chất có bằng chứng rõ ràng về khả năng gây ung thư trên người theo đường tiếp xúc chỉ định.

Biểu tượng

silhouet

Cảnh báo

Nguy hiểm về ung thư

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Gây ung thư trên người

Hạng 2

Hóa chất có khả năng gây ung thư cho người dựa vào dự đoán các kết quả của nhiều thử nghiệm trên động vật.

Biểu tượng

silhouet

Cảnh báo

Nguy hiểm về ung thư

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Có thể gây ung thư trên người

Chất độc với quá trình sinh sản

Hạng 1

Hóa chất có bằng chứng rõ ràng làm mất hoặc suy giảm khả năng sinh sản trên người

Biểu tượng

silhouet

Cảnh báo

Nguy hiểm về sinh sản

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Gây thiệt hại về sinh sản hoặc thai nhi

Chất gây dị ứng

Hạng 1

Có bằng chứng rõ ràng gây dị ứng đường hô hấp như khó thở, gây hen hoặc dị ứng trên da.

Biểu tượng

exclam

Cảnh báo

Nguy hiểm

Lưu ý trên nhãn hoá chất

Gây dị ứng đường thở hoặc trên da

Các khí nén

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

Khí bị nén

Là khí mà khi bị nén ở hoàn toàn thể khí tại –50oC bao gồm tất cả các khí với nhiệt độ tới hạn £ -50 °C.

 

Biểu tượng

bottle

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Chứa các khí nén, có thể nổ nếu bị nóng

Khí hoá lỏng

Là khí mà khi bị nén hoá lỏng một phần tại nhiệt độ ‑50°C. Biểu hiện:

     (i)  Khí hoá lỏng ở áp lực cao: Là khí mà có nhiệt độ tới hạn trong khoảng –50°C  - +65°C; và

     (ii) Khí hoá lỏng ở áp lực thấp: Là khí mà có nhiệt độ tới hạn trên +65 °C.

Biểu tượng

bottle

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Chứa các khí nén, có thể nổ nếu bị nóng

Khí hoá lỏng  làm lạnh

Là khí mà khi bị nén bị hoá lỏng một phần do nhiệt độ thấp.

Biểu tượng

bottle

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Chứa khí lạnh, có thể gây ra lạnh đông cứng hoặc chấn thương

Khí hoà tan

Là khí mà khi bị nén hoà tan trong pha lỏng.

Biểu tượng

bottle

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Có chứa khí nén; có thể  nổ nếu bị  nóng

Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc 1 lần

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

1

Bằng chứng rõ ràng về chất hoặc hỗn hợp (Bao gồm cả chất sinh ra) gây các ảnh hưởng có hại lên các cơ quan đặc biệt/các hệ thống tuần hoàn của người hay động vật.

 

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Công bố tính nguy hại

Gây tổn hại đến các cơ quan (Tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng được xác định)

2

Bằng chứng rõ ràng về chất hoặc hỗn hợp (Bao gồm cả chất sinh ra) gây các ảnh hưởng có hại lên các cơ quan đặc biệt/các hệ thống tuần hoàn của người hay động vật.

 

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Có thể gây tổn hại đến các cơ quan (Tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng được xác định)

3

        (a)   (Vùng kích thích hô hấp)

          Bằng chứng về các ảnh hưởng kích thích nhất thời của chất hoặc hỗn hợp đến vùng hô hấp người hoặc :

 

 

        (b)  (Các ảnh hưởng gây nghiện)

   Bằng chứng về các ảnh hưởng gây nghiện nhất thời của chất hoặc hỗn hợp đến các động vật thử nghiệm và con người

 

Biểu tượng

 

exclam

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

((Vùng kích thích hô hấp) Có thể gây kích thích hô hấp hoặc

 (Các ảnh hưởng gây nghiện)

Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt

         

Độc tính tới các cơ quan đặc biệt của cơ thể tiếp xúc lặp lại

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

1

Bằng chứng rõ ràng về chất hoặc hỗn hợp (Bao gồm cả chất sinh ra) gây các ảnh hưởng có hại lên các cơ quan đặc biệt/các hệ thống tuần hoàn của người hay động vật.

 

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Công bố tính nguy hại

Gây tổn hại đến các cơ quan (Tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng được xác định)

2

 

Bằng chứng rõ ràng về chất hoặc hỗn hợp (Bao gồm cả chất sinh ra) gây các ảnh hưởng có hại lên các cơ quan đặc biệt/các hệ thống tuần hoàn của người hay động vật.

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Cú thể gây tổn hại đến các cơ quan (Tất cả các cơ quan bị ảnh hưởng được xác định)

Độc tính hô hấp

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

1  

      Đối với các chất và các hỗn hợp

        ·      Các kinh nghiệm thực tế về các bằng chứng tốt và đáng tin cậy trên cơ thể người đã chỉ ra độc tính đến đường hô hấp của con người  bao gồm cả viêm phổi, sự biến đổi nhiệt độ do tổn thương phổi hoặc chết do hít phải.

       ·      Hydrocarbons với độ nhớt động học 20.5 mm2/s hoặc ít hơn, được đo ở 40 °C;

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Nguy hiểm

Công bố tính nguy hại

Có thể gây tác hại nếu nuốt phải và thông qua đường hô hấp

2

       Các chất khác chất được phân loại ở cấp 1

     Các chất mà dựa trên các thử nghiệm ở động vật và được các chuyên gia phán quyết là có khả năng gây ra độc tính hô hấp với con người và có độ nhớt động học  là 14 mm2/s hoặc ít hơn, được đo tại 40 °C.

 

 

Biểu tượng

silhouet

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Có thể có hại nếu nuốt phải và thông qua đường hô hấp

Độc tính cấp tính đối với môi trường thuỷ sinh (a)

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

1

      Đối với các chất và các hỗn hợp được thử nghiệm:

·        L(E)C50 £ 1mg/l

trong đó L(E)C50 đối với cá 96 giờ LC50, với tảo 48 giờ EC LC50 , với loài thực vật thuỷ sinh 72 hoặc 96 giờ ErC50.

 

Biểu tượng

pollut 

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Rất độc đối với đời sống thuỷ sinh

2

     Đối với các chất và các hỗn hợp được thử nghiệm

 ·     1mg/l <>50 £ 10mg/l

Trong đó L(E)C50 đối với cá 96 giờ LC50, với tảo 48 giờ EC LC50 với thực vật thuỷ sinh 72 hoặc 96 giờ ErC50.

 

Biểu tượng

Không biểu tượng

Từ cảnh báo

Không từ cảnh báo

Công bố tính nguy hại

Độc với môi trường thuỷ sinh

 

3

Đối với các chất và hỗn hợp được thử nghiệm

·     10mg/l <>50 £ 100mg/l

trong đó L(E)C50 đối với cá 96 giờ LC50, với tảo 48 giờ EC LC50 với thực vật thuỷ sinh 72 hoặc 96 giờ ErC50.

 

 

Biểu tượng

Không biểu tượng

Từ cảnh báo

Không từ cảnh báo

Công bố tính nguy hại

Có hại tới đời sống thuỷ sinh

         

Độc tính mãn tính tới môi trường thủy sinh (b)

Cấp nguy hại

Tiêu chí

Các thành phần thông tin độc hại

1

      Đốivới các chất:

      ·             L(E)C50 £ 1mg/l; và

      ·            Không đủ khả năng phân huỷ sinh học và /hoặc có khả năng phân huỷ sinh học

trong đó L(E)C50 đối với cá 96 giờ LC50, với tảo 48 giờ EC LC50 với thực vật thuỷ sinh 72 hoặc 96 giờ ErC50.

 

Biểu tượng

pollut 

Từ cảnh báo

Chú ý!

Công bố tính nguy hại

Rất độc đối với đời sống thuỷ sinh với các ảnh hưởng lâu dài

2

         Đối với các chất:

      ·        1 mg/l <>50 £ 10 mg/l; and

      ·        Không đủ khả năng phân huỷ sinh học và /hoặc có khả năng phân huỷ sinh học; trừ khi

       ·       Mãn tính NOECs > 1mg/l.

 

Biểu tượng

pollut

Từ cảnh báo

Không từ cảnh báo

Công bố tính nguy hại

 độc đối với đời sống thuỷ sinh với các ảnh hưởng lâu dài

3

Cho các chất:

       ·        10 mg/l <>50 £ 100 mg/l; và

       ·         Không đủ khả năng phân huỷ sinh học và /hoặc có khả năng phân huỷ sinh học; trừ khi

       ·        Mãn tính NOECs > 1mg/l.

 

Biểu tượng

Không biểu tượng

Từ cảnh báo

Không từ cảnh báo

Công bố tính nguy hại

Có hại đối với đời sống thuỷ sinh với các ảnh hưởng lâu dài

4

 

 Cho các chất

      ·       Khó hoà tan và không độc tính cấp tính trong dung môi nước

      ·       Không đủ khả năng phân huỷ sinh học và /hoặc có khả năng phân huỷ sinh học; trừ khi

       ·      Mãn tính NOECs > 1mg/l.

 

 

Biểu tượng

Không biểu tượng

Từ cảnh báo

Không từ cảnh báo

Công bố tính nguy hại

Có thể gây ra các ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống thuỷ sinh

Ghi chú:

          - (1). (2), (3) Sử dụng thuật ngữ của TCVN 5503:90  An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa

                    - (4) Sử dụng khái niệm của TCVN 3164-79 Các chất độc hại – Phân loại và những yêu cầu chung về an toàn

                        - LD50 - Liều thử nghiệm qua đường miệng gây chết 50 phần trăm số động vật thử nghiệm

                        - LC50 - Nồng độ chất độc trong không khí hoặc trong nước gây chết 50 phần trăm động vật thử nghiệm.

                        - EC - Nồng độ chất trong không khí hoặc nước tại đó gây ra tác động mạnh nhất với 50 phần trăm đối tượng thử nghiệm (không phải tác động gây chết)

                        - ErC50 - Nồng độ chất trong không khí hoặc nước tại đó gây ra tác động về sinh sản mạnh nhất với 50 phần trăm đối tượng thử nghiệm.

                        - L(E)C50­ - Nồng độ gây tác động mạnh nhất (có thể cả tác động gây chết) đối với 50 phần trăm đối tượng thử nghiệm.

                        - NOECs - Nồng độ hoá chất lớn nhất tại đó không quan sát thấy các ảnh hưởng của hoá chất đến động vật thử nghiệm.  

PHỤ LỤC 2: MẪU KHAI BÁO HOÁ CHẤT NGUY HIỂM

Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BCN  ngày 22  tháng 12  năm 200

 của Bộ Công nghiệp

Mẫu 2A   

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN KHAI BÁO HOÁ CHẤT NGUY HIỂM

Căn cứ Thông tư số         ngày    tháng     năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về An toàn hoá chất.

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Số khai báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tên đơn vị, cá nhân khai báo:  

     

2. Địa chỉ của trụ sở chính:       

3. Điện thoại:                                   Fax:                                     

    Email:                                           Website:      

4. Họ và tên người đại diện:      

5. Loại hình hoạt động: Sản xuất ¨ ;     Nhập khẩu ¨ ;     Sử dụng ¨ ;      Cất giữ   ¨

6. Nơi đặt cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản:         

7. Cửa khẩu nhập hoá chất nguy hiểm:             

8. Các thông tin khác

 
PHẦN II. THÔNG TIN VỀ HOÁ CHẤT

Hoá chất

1. Nhận dạng hoá chất

Kiểm tra *

Tên hoá chất theo IUPAC

Tên thương mại

M ã số CAS

Công thức hoá  học

 Khối lượng (tấn/năm) 

Hoá chất 1

     

     

     

     

     

¨

Hoá chất 2

     

     

     

     

     

¨

Hoá chất 3

     

     

     

     

     

¨

....

     

     

     

     

     

¨

Hoá chất thứ  n

     

     

     

     

     

¨

 

     

     

     

     

     

¨

 

     

     

     

     

     

¨

Tôi cam đoan tất cả các thông tin khai báo trên đây đúng và đầy đủ theo quy định của Thông tư  số      ngày   tháng    năm       của Bộ Công nghiệp.

 

                                                                                                        

                                                                                                                                     

     , ngày       tháng       năm      
                     THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KHAI BÁO                                                                                                                      

 

 

 

     

             
PHỤ LỤC 3 - MẪU XÁC NHẬN HOÀN THÀNH KHAI BÁO HOÁ CHẤT NGUY HIỂM
Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BCN  ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công  nghiệpThông tư­ 12/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về an toàn hoá chất
PHỤ LỤC 4 - BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ HOÁ CHẤT
Ban hành kèm theo Thông tư số12/2006/TT-BCN  ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
     , Ngày       tháng       năm      
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ HOÁ CHẤT MỚI
 
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị, cá nhân khai báo:  

     

2. Địa chỉ của trụ sở chính:       

3. Điện thoại:                                   Fax:                                      

    Email:                                           Website:      

4. Họ và tên người đại diện:      

5. Loại hình hoạt động:                 Sản xuất  ¨;                                            Nhập khẩu ¨;       

6. Nơi đặt cơ sở sản xuất, cất giữ:          

7. Cửa khẩu nhập hoá chất:             

 

8. Tên hoá chất:      

8.1 Dạng thành phẩm: Đơn chất, hợp chất  ¨ ;         Thành phần của hỗn hợp ¨ ;         Tạp chất ¨

8.2 Tên hỗn hợp chứa hoá chất:      

9. Khối lượng hoá chất (tấn/năm):      

10. Quốc gia, khu vực đã đăng ký (nếu có)

Tên Quốc gia

Tên danh mục

Số đăng ký

Số CAS

     

     

      -       -      

      -       -      

11. Tài liệu kèm theo

Loại tài liệu

Tên tổ chức đánh giá

Mã tài liệu thử nghiệm

Số trang

     

     

     

     

12.  Thông tin sơ bộ về ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường

Rủi ro nghề nghiệp

Rủi ro với cộng đồng

Rủi ro với môi trường

     

     

     

13.  Xếp loại hoá chất
 


PHẦN II. NHẬN DẠNG HOÁ CHẤT, ĐẶC TÍNH NGUY HẠI

1. Nhận dạng hoá chất

Tiêu chuẩn thử nghiệm

Mã tài liệu kèm theo

a) Tên hoá chất theo IUPAC

     

     

     

b) Tên hoá chất theo Việt Nam

     

     

     

c) Các tên thương mại

     

     

     

d) Tên khác

     

     

     

e) Mã số CAS

     

     

     

g) Trọng lượng phân tử

     

     

     

h) Cấu trúc phân tử

     

     

     

i) Công thức phân tử

     

     

     

2. Thành phần

Thông số

Tiêu chuẩn thử nghiệm

Mã tài liệu kèm theo

a) Hàm lượng % theo trọng lượng   

     

     

     

b) Tạp chất % theo trọng lượng        

     

     

     

3. Tính chất hóa lý

a) Trạng thái

     

     

     

b) Điểm nóng chảy  (°C)

     

     

     

c) Điểm sôi  (°C)

     

     

     

d) Khối lượng riêng (kg/m3)

     

     

     

e) Áp suất hóa hơi (kPa ở nhiệt độ °C xác định) 

     

     

     

g) Tỷ trọng hơi/không khí

     

     

     

h) Độ hòa tan trong nước (mg/l ở nhiệt độ °C xác định )

     

     

     

i) Hệ số Octanol/Water

     

     

     

k) Nhiệt độ bùng cháy  (°C)

     

     

     

l) Giới hạn cháy, nổ dưới và trên (% ở nhiệt độ xác định)

     

     

     

m) Nhiệt độ tự bắt cháy  (°C)

     

     

     

n) Khả năng oxy hóa

     

     

     

o) Khả năng nhạy nổ

     

     

     

p) Phản ứng nguy hiểm (với nước hoặc không khí)

     

     

     

q) Độ thuỷ phân và pH

     

     

     

4. Phương pháp phân tích, phát hiện

Loại mẫu phân tích

Phép thử

Dụng cụ

Mã tài liệu tham khảo

     

     

     

     

Đánh giá về nguy hiểm vật lý:       

Xếp loại nguy hiểm về vật lý:        

5. Độc tính với người

Kết quả thử nghiệm

Tiêu chuẩn thử nghiệm

Ảnh hưởng  đã quan sát

Mã tài liệu kèm theo

a) LD50 theo đường miệng (mg/kg thể trọng)

     

     

     

     

b) LD50 theo đường da (mg/kg)

     

     

     

     

c) LC50 trong không khí (mg/l)

     

     

     

     

d) Khả năng biến đổi gen

     

     

     

     

e) Khả năng gây ung thư

     

     

     

     

g) Khả năng gây độc sinh sản

     

     

     

     

h) Khả năng gây dị ứng

     

     

     

     

i) Khả năng ăn mòn/kích ứng

     

     

     

     

Đánh giá về độc tính trên người       

Các tiêu chuẩn về môi trường lao động

Các chỉ tiêu

Ngưỡng cho phép

Quốc gia, tổ chức quy định

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Độc tính với môi trường sinh thái

Kết quả thử nghiệm

Tiêu chuẩn thử nghiệm

Ảnh hưởng  đã quan sát

Mã tài liệu kèm theo

a) Độc tính với thực vật thuỷ sinh (mg/l)

     

     

     

     

b) Độc tính với động vật thuỷ sinh (mg/l)

     

     

     

     

c) Khả năng ức chế vi khuẩn

     

     

     

     

d) Khả năng hấp thụ, nhả hấp thụ

     

     

     

     

e) Khả năng phân huỷ sinh học

     

     

     

     

g) Khả năng tích luỹ

     

     

     

     

h) Các ảnh hưởng khác

     

     

     

     

Đánh giá về độc tính với môi trường sinh thái       

Các tiêu chuẩn về môi trường

Các chỉ tiêu

Ngưỡng cho phép

Quốc gia, tổ chức quy định

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 
PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOÁ CHẤT DỰ KIẾN VÀ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO
III.1- HOẠT ĐỘNG HOÁ CHẤT DỰ KIẾN

1. Sản xuất, chế biến tại Việt Nam

a) Địa điểm dự kiến đặt cơ sở sản xuất:      

b) Khối lượng trong một năm (tấn):      

c) Quy trình sản xuất

Các bước công nghệ chính

(Công đoạn)

Chuyển đổi hoá học

Vị trí trên sơ đồ dây chuyền công nghệ

Dự kiến số người tiếp xúc

Mã sơ đồ công nghệ kèm theo

      

¨

      

      

      

      

¨

      

      

      

      

¨

      

      

      

      

¨

      

      

      

      

¨

      

      

      

d) Ước lượng về ảnh hưởng nguy hại trong quá trình sản xuất

Các bước công nghệ chính

(Công đoạn)

Mức độ ảnh hưởng nghề nghiệp

Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường do phát thải hoá chất

Bình thường

Sự cố

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

2. Sử dụng

a) Dạng sản phẩm thương mại khi đưa vào sử dụng:      

b) Các lĩnh vực, ngành nghề sử dụng:      

c) Phạm vi sử dụng thương mại chủ yếu của hoá chất:      

d) Ước lượng ảnh hưởng nguy hại trong quá trình sử dụng

Những ứng dụng

phổ biến

Dự kiến nồng độ của chất sử dụng

Dự kiến thiết bị

sử dụng

Dự kiến số người tiếp xúc

Mức độ ảnh hưởng

nghề nghiệp

Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường

Tài liệu

tham khảo

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

3. Cất giữ

Các loại hình  cất giữ

Dự kiến khối lượng cất giữ

Thiết bị, phương tiện cất giữ

Dự kiến số người tiếp xúc

Mức độ ảnh hưởng

nghề nghiệp

Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường

Tài liệu

tham khảo

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

4. Vận chuyển

Các loại hình vận chuyển

Khối lượng vận chuyển lớn nhất

Thiết bị, phương tiện vân chuyển

Dự kiến số người tiếp xúc

Mức độ ảnh hưởng

nghề nghiệp

Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường

Tài liệu

tham khảo

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

5. Tiêu huỷ

Các phương pháp

tiêu huỷ

Khối lượng tiêu huỷ lớn nhất

Thiết bị, phương tiện tiêu huỷ

Dự kiến số người tiếp xúc

Mức độ ảnh hưởng

nghề nghiệp

Mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường

Tài liệu

tham khảo

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

                                                       
III.2 - BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO

1. Sản xuất, sử dụng      

Công đoạn chính

Yêu cầu

Biện pháp khẩn cấp

phương tiện xử lý

Thủ tục pháp lý

Vận hành

Con người

Phương tiện bảo hộ

Thiết bị vệ sinh lao động

     

     

 

     

     

     

     

     

     

 

     

     

     

     

2. Cất giữ      

Dạng bao bì, thùng chứa

Yêu cầu

Biện pháp khẩn cấp

phương tiện xử lý

Thủ tục pháp lý

Môi trường

Khối lượng

Xếp đặt

Chất cần tránh

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

                         

3. Vận chuyển      

Các loại hình vận chuyển

 

Các hạn chế trong vận chuyển

Biện pháp khẩn cấp

phương tiện xử lý

Thủ tục pháp lý

Phương tiện

Khối lượng

Tuyến đường

Thời gian

Tránh vận

chuyển chung

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

4. Tiêu hủy      

Các phương pháp tiêu huỷ

Yêu cầu

Biện pháp khẩn cấp

phương tiện xử lý

Thủ tục pháp lý

Địa điểm

Khối lượng

Thiết bị

Phương tiện

bảo hộ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

5. Phiếu an toàn hoá chất kèm theo:                                                                       Mã tài liệu:       

6. Nhãn, mác hàng hoá nguy hiểm (nếu có):      

                     

 

 

                                                                                                        

                                                                                                                                     

     , ngày       tháng       năm      
                THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ                                                                                                                

     

 

     

PHỤ LỤC 5 - MẪU PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT
Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công  nghiệp

 Phiếu An Toàn Hóa Chất

Logo của doanh nghiệp

(không bắt buộc)

 

 

Tên chất hoặc tên sản phẩm

 

 

 

Số CAS:

Số UN:

Số đăng ký EC:

Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu có):

Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có):

 

 

 

PHẦN I: Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp

- Tên thường gọi của chất:

Mã sản phẩm (nếu có)

- Tên thương mại:

- Tên khác (không là tên khoa học):

- Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ:

Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

- Tên nhà sản xuất và địa chỉ:

- Mục đích sử dụng: ghi ngắn gọn mục đích sử dụng, ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC

 

PHẦN II: Thông tin về thành phần nguy hiểm

Tên thành phần nguy hiểm 

Số CAS

Công thức hóa học

Hàm lượng (% theo trọng lượng)

Thành phần 1

 

 

Không bắt buộc ghi chính xác, xem ghi chú

Thành phần 2 (nếu có)

 

 

 

Thành phần 3 (nếu có)

 

 

 

Thành phần 4 (nếu có)

 

 

 

Thành phần 5 (nếu có)

 

 

 

PHẦN III: Nhận dạng nguy hiểm

1. Mức xếp loại nguy hiểm (theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, tổ chức thử nghiệm; Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA... )

2. Cảnh báo nguy hiểm :

- Cháy, nổ hoặcđộc khi tiếp xúc

- Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng 

3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

- Đường mắt

- Đường thở

- Đường da

- Đường tiêu hóa

PHẦN IV: Biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn

1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt)

2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)

3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất)

5. Lưu ý đối với bác sĩ điều trị (nếu có)      

         
Trang 1/4

PHẦN V: Biện pháp chữa cháy

1. Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy hoặc cực kỳ dễ cháy, không cháy, khó cháy...)

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy

3. Các tác nhân gây cháy, nổ (tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao, va đập, ma sát...)

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy

6. Các lưu ý dặc biệt về cháy, nổ (nếu có)

PHẦN VI: Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn đổ, dò rỉ

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng

PHẦN VII: Sử dụng và bảo quản

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ...)

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung...)

PHẦN VIII: Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết (thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện pháp cách ly, hạn chế thời giờ làm việc...

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

- Bảo vệ mắt

- Bảo vệ thân thể

- Bảo vệ tay

- Bảo vệ chân

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố

4. Các biện pháp vệ sinh (tắm, khử độc...)

PHẦN IX: Đặc tính hóa lý

Trạng thái vật lý

Điểm sôi (0C)

Màu sắc

Điểm nóng chảy (0C)

Mùi đặc trưng

Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương pháp xác định

Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

Nhiệt độ tự cháy (0C)

Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí)

Độ hòa tan trong nước

Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí)

Độ PH

Tỷ lệ hoá hơi

Khối lượng riêng (kg/m3)

Các tính chất khác nếu có

PHẦN X: Tính ổn định và khả năng phản ứng

1. Tính ổn định (độ bền nhiệt, độ nhạy với tác nhân ma sát, va đập...)

2. Khả năng phản ứng:

- Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy

- Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh)

- Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung...)

- Phản ứng trùng hợp

PHẦN XI: Thông tin về độc tính

Tên thành phần

Loại ngưỡng

Kết quả

Đường tiếp xúc

Sinh vật thử

 

Thành phẩn 1

LC, LD, PEL, Nồng độ tối đa cho phép..

 

mg/m3

 

Da, hô hấp...

 

Chuột, thỏ...

Thành phần 2 (nếu có)

 

 

 

 

Thành phân 3 (nếu có)

 

 

 

 

1. Các ảnh hưởng mãn tính với người (Ung thư,độc sinh sản, biến đổi gen...)

2. Các ảnh hưởng độc khác

           
Trang 2/4

PHẦN XII: Thông tin về sinh thái môi trường

1. Độc tính với sinh vật
TÊN THÀNH PHẦN
LOÀI SINH VẬT

Chu ký ảnh hưởng

KẾT QUẢ
THÀNH PHẦN 1
 

 

 
THÀNH PHẦN 2 (NẾU CÓ)
 

 

 
THÀNH PHẦN 3 (NẾU CÓ)
 

 

 

THÀNH PHẦN 4 (NẾU CÓ)

 

 

 
2. TÁC ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG

- Mức độ phân hủy sinh học

- Chỉ số BOD và COD

- Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học

- Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học

PHẦN XIII: Biện pháp và quy định về tiêu hủy hóa chất

1. Thông tin quy định tiêu hủy (thông tin về luật pháp)

2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải

3. Biện pháp tiêu hủy

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý

PHẦN XIV: Quy định về vận chuyển

Tên quy định

Số UN

Tên vận chuyển đường biển

Loại, nhóm hàng nguy hiểm

Quy cách đóng gói

Nhãn vận chuyển

Thông tin bổ sung

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam:

- 13/2003/NĐ-CP

- 29/2005/NĐ-CP

- 02/2004/TT-BCN

 

 

 

 

 

 

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA...

 

 

 

 

 

 

PHẦN XV: Thông tin về luật pháp

1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới (liệt kê các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo)

2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký

PHẦN XVI: Thông tin khác

Ngày tháng biên soạn phiếu

Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất

Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo

Lưu ý người đọc:

Những thông tin trong phiếu an toàn hoá chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hoá chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.

Hoá chất nguy hiểm trong phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc.

                   
Trang 3/4 

Hướng dẫn bổ sung:

1. Những thông tin có kèm theo từ “nếu có” được biên soạn tuỳ theo điều kiện cụ thể không hàm ý bắt buộc.

2. Phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào các mục trong phiếu.

3. Trường hợp không có thông tin, ghi cụm từ “chưa có thông tin”

4. Trường hợp thông tin không phù hợp, ví dụ một chất rắn không bay hơi nên không có thông số áp suất hoá hơi, ghi cụm từ “không phù hợp”

5. Trường hợp các thông tin có sẵn chỉ ra mức độ không nguy hiểm tương ứng với mục từ cần ghi, ghi cụ thể, rõ ràng thông tin chỉ ra tính chất không nguy hiểm theo phân loại của tổ chức nhất định; ví dụ: thông tin về ảnh hưởng mãn tính, ghi “không được phân loại là chất gây ung thư theo OSHA, ACGIH...”.

6. Đơn vị đo lường sử dụng trong phiếu áp dụng theo quy định của pháp luật.

7. Cách ghi hàm lượng thành phần

- Không bắt buộc ghi chính xác hàm lượng thành phần, chỉ cần ghi khoảng nồng độ của thành phần theo quy tắc sau:

a) Từ 0.1 đến 1 phần trăm;

b) Từ 0.5 đến 1,5 phần trăm;

c) Từ 1 đến 5 phần trăm;

d) Từ 3 đến 7 phần trăm;

đ) Từ 5 đến 10 phần trăm;

e) Từ 7 đến 13 phần trăm;

g) Từ 10 đến 30 phần trăm;

h) Từ 15 đến 40 phần trăm;

i) Từ 30 đến 60 phần trăm;

k) Từ 40 đến 70 phần trăm;

l) Từ 60 đến 100 phần trăm.

 

PHỤ LỤC 6 - DANH MỤC HOÁ CHẤT CÓ YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC SỰ CỐ HOÁ CHẤT VÀ DUY TRÌ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN
(kèm theo Thông tư số  12 /2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

TT

Các hoá chất nguy hiểm

Khối lượng (Tấn)

1

Amôni nitrat (trên 98%)

50

2

Kali nitrat (dạng tinh thể)

1,250

3

Asen pentoxit, Axit asenic (V) và cỏc muối của nú

1,0

4

Asen trioxit, và các muối 

0,1

5

Brụm

20,0

6

Clo

10,0

7

Cỏc hợp chất của Nikel dạng bột cú thể phỏt tỏn rộng trong khụng khớ (nikel monoxit, nikel dioxit, nikel sulphit, trinikel disulphit, dinikel trioxit)

1,0

8

Etylenimine

10,0

9

Flo

10,0

10

Foocmaldehit (Nồng độ ≥ 90%)

5,0

11

Hydrogen

5,0

12

Hydro clorit (khí lỏng)

25,0

13

Ankyl chỡ

5,0

14

Các khí hoá lỏng đặc biệt dễ cháy Liquefied extremely flammable gases (bao gồm cả LPG và khí tự nhiên hoá lỏng hoặc không hoá lỏng)

50,0

15

Axetylene

5,0

16

Etylen ôxit

5,0

17

Propylen ụxit

5,0

18

Metanol

500,0

19

4, 4-Metylenebis (2-cloraniline) và/hoặc muối của nú ở dạng bột

0,01

20

Metylisoxyanat

0,15

21

ễxy

200,0

22

Toluen diisoxyanat

10,0

23

Cacbonyl diclorii (phosgene)

0,3

24

Asenic trihydrit (arsine)

0,2

25

Phospho trihydrit (phosphine)

0,2

26

Sulphur diclorit

1,0

27

Sulphur trioxit

15,0

28

Polyclorodibenzofurans and polyclorodibenzodioxins (including TCDD), calculated in TCDD equivalent

0,001

29

The following CARCINOGENS at concentrations above 5% by weight:

4-Aminobiphenyl và/hoặc muối của nú, Benzotrichloride, Benzidine và/hoặc cỏc muối, Bis (clorometyl) ete, Clometyl metyl ete, 1,2-Dibrometan, Dietyl sulphat, Dimetyl sulphat, Dimetylcarbamoyl clorit, 1,2-Dibrom-3-cloropropan, 1,2-Dimetylhydrazin, Dimetylnitrosamin, Hexametylphosphoric triamit, Hydrazin, 2-Naphtylamin và/hoặc muối của, 4-Nitrodiphenyl and 1,3-Propanesultone

0,5

31

Petroleum products:

(a) gasolines and naphthas
(b) kerosenes (bao gồm cả nhiên liệu động cơ)
(c) gas oils (including diesel fuels, home heating oils and gas oil blending streams)

2500,0

32

Acrylonitril

20,0

33

Hidro selenit

1,0

34

Nickel tetracacbonyl

1,0

35

Ôxy diflorit

1,0

36

Pentaboran

1,0

37

Selenium hexaforit

1,0

38

Stibin (antimony hydril)

1,0

39

Sulphur dioxit

20,0

40

Tellurium hexaflorit

1,0

41

2.2-Bis(tert-butylperoxy) butan (>70%)

5,0

42

1.1-Bis(tert-butylperoxy) xyclohexan (>80%)

5,0

43

tert-butyl peroxy acetat (>70%)

5,0

44

tert-butyl peroxy isobutyrate (>80%)

5,0

45

tert-butylperoxy isopropylcarbonate (>80%)

5,0

46

tert-butylperoxy maleat (>80%)

5,0

47

tert-butylperoxy pivalat (>77%)

5,0

48

Dibenzyl peroxydicarbonat (>90%)

5,0

49

Dietyl peroxydicarbonate (>30%)

5,0

50

2.2 Dihydroperoxypropan (>30%)

5,0

51

Di-isobutyryl peroxit (> 50%)

5,0

52

Di-n-propyl peroxydicarbonat (> 80%)

5,0

53

Di-sec-butyl peroxydicarbonat (> 80%)

5,0

54

3.3.6.6.9.9- Hexametyl-1.2.4.5-tetroxacyclononat (>75%)

5,0

55

Metyl ethyl ketone peroxit (> 60%)

5,0

56

Metyl isobutyl keton peroxit (> 60%)

5,0

57

Peraxetic axit (> 60%)

5,0

58

Natri clorat

25

PHỤ LỤC 7 - NỘI DUNG KẾ HOẠCH NGĂN NGỪA KHẮC PHỤC SỰ CỐ HOÁ CHẤT

Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BCN  ngày 22  tháng 12  năm 2006

của Bộ Công  nghiệp

 

Hồ sơ kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất bao gồm:

1. Bản tóm tắt Thiết kế cơ sở và các tài liệu liên quan:

a) Sự cần thiết.

b) Quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; địa điểm xây dựng công trình.

c) Công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật.

d) Các tài liệu kèm theo:

- Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở sản xuất;

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hoá chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hoá chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

- Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh cơ sở sản xuất;

- Mô tả đặc điểm chính về khí tượng thuỷ văn của khu vực. 

2. Bản kê khai tên hoá chất, khối lượng, đặc tính lý hoá học, độc tính của mỗi loại hoá chất nguy hiểm là nguyên liệu, hoá chất trung gian và hoá chất thành phẩm.

3. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hoá chất nguy hiểm, bao gồm:

a) Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hoá chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.

b) Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành.

c) Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

d) Biện pháp xử lý khi xẩy ra tràn, đổ hoá chất.

e) Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ. 

4. Bản đánh giá về mức độ an toàn và khả năng xảy ra sự cố

a) Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hoá chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hoá chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.

b) Dự kiến các tình huống sự cố làm dò rỉ, tràn, đổ hoặc cháy, nổ hoá chất nguy hiểm của từng thiết bị, khu vực đã liệt kê; xác định điều kiện, nguyên nhân bên trong cũng như tác động từ bên ngoài có thể dẫn tình huống sự cố (trường hợp có số liệu thống kê sự cố từ các dây chuyền công nghệ cùng loại, quy mô tương đương, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hoá chất có thể sử dụng số liệu thống kê để đánh giá về khả năng sự cố).

c) Khoảng cách an toàn.

5. Bản kế hoạch xử lý khi có sự cố khẩn cấp gồm các nội dung:

a) Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

b) Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

c) Dự kiến các thiết bị, phương tiện xử lý, hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

d) Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài.

đ) Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

 PHỤ LỤC 8: BÁO CÁO AN TOÀN HOÁ CHẤT
Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT - BCN  ngày 22 tháng 12  năm 2006 của Bộ Công nghiệp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

BÁO CÁO AN TOÀN HOÁ CHẤT

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị:      

2. Địa chỉ:      

Điện thoại                                             Fax      

3. Loại hình hoạt động: Sản xuất ¨ ;                                Cất giữ  ¨;                                            Sử dụng  ¨;

4. Hóa chất hoạt động tại cơ sở

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

Tên thương mại

Trạng thái

 vật lý

Khối lượng hóa chất

(tấn/năm)

Xếp loại nguy hiểm

Mục đích hoạt động

1

     

          

     

     

     

     

2

     

          

     

     

     

     

3

     

          

     

     

     

     

4

     

          

     

     

     

     

5

     

          

     

     

     

     

PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

Loại thiết bị

(bồn chứa/thiết bị công nghệ/vận chuyển)

Điều kiện công nghệ

Trạng thái

 lắp đặt

Dung lượng chứa tối đa

(m3)

Phương pháp điều khiển công nghệ

Nhiệt độ (0C)

Áp suất

(atm)

1

     

           

     

     

     

     

     

2

     

          

     

     

     

     

     

3

     

          

     

     

     

     

     

4

     

          

     

     

     

     

     

5

     

          

     

     

     

     

     

PHẦN III. BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

 

A

 

B

 

C

 

 

D

 

E

 

G

 

H

 

I

 

K

 

L

 

M

 

N

 

O

 

P

 

Q

1

     

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

2

     

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

3

     

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

4

     

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

5

     

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨

¨


PHẦN IV. TÌNH HÌNH TAI NẠN, SỰ CỐ

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

Vị trí thiết bị xẩy ra sự cố

Hậu quả

Phạm vi ảnh hưởng

Nguyên nhân

(vận hành/thiết bị)

Tình trạng khắc phục

1

     

     

     

     

     

     

2

     

     

     

     

     

     

3

     

     

     

     

     

     

4

     

     

     

     

     

     

5

     

     

     

     

     

     


PHẦN V. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH TRẠNG AN TOÀN HÓA CHẤT

1. Đánh giá chung về mức độ an toàn         

2. Những bộ phận, thiết bị cần tập trung giám sát

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

Vị trí/thiết bị

Điểm giám sát

Biện pháp, phương tiện giám sát

1

     

          

     

     

2

     

          

     

     

3

     

          

     

     

4

     

          

     

     

5

     

          

     

     

 

3. Những bộ phận, thiết bị cần bổ sung các biện pháp an toàn        

STT

Tên hóa chất (IUPAC)

Vị trí/thiết bị

Điểm bổ sung

Biện pháp, phương tiện bổ sung

 

1

     

          

     

     

 

2

     

          

     

     

 

3

     

          

     

     

 

4

     

          

     

     

 

5

     

          

     

     

 

 

4. Kiến nghị       

 

 

 

     , ngày     tháng     năm     

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ BÁO CÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

     

Hướng dẫn:

1. Khoản 4, phần I: Tại một cơ sở hoạt động hoá chất có thể tồn tại cùng lúc nhiều loại hoá chất nguy hiểm khác nhau, mỗi loại hoá chất được kê khai trên từng dòng theo số thứ tự. Mẫu báo cáo giả định chỉ có 5 loại hoá chất, nếu có nhiều hơn, cơ sở hoạt động hoá chất bổ sung thêm dòng kê khai.

2. Cột “Xếp loại nguy hiểm” tại mục 4, Phần I ghi tính chất nguy hiểm chính của hoá chất. Nếu có thông tin, có thể ghi bổ sung ký tự xếp loại nguy hiểm của EU, chỉ số nguy hiểm UN ...

3. Cột “Trạng thái lắp đặt” ghi đặc điểm thiết bị đặt trên cao, đặt nổi trên mặt hoặc ngầm ... thuộc loại cố định hay di động.

4. Cột “Dung lượng chứa lớn nhất” được hiểu là:

   - đối với thiết bị chứa là dung tích chứa hoá chất của nhà sản xuất

   - đối với thiết bị sản xuất, dung tích là công suất theo thiết kế 

5. Cột “Phương pháp điều khiển công nghệ” ghi “TD” nếu điều khiển tự động; “BTD” nếu điều khiển bán tự động; “BT” nếu điều khiển thủ công. Trường hợp thiết bị kết hợp nhiều dạng điều khiển, ghi đầy đủ các dạng điều khiển.

6. Ký hiệu chữ cái ở phần III quy định như sau:

A- Hệ thống quản lý an toàn hoá chất gồm các cá nhân có trách nhiệm từ vị trí vận hành đến trưởng bộ phận vận hành, người đứng đầu cơ sở.

B. Phiếu an toàn hoá chất theo quy định tại phần D Thông tư này.

C. Chứng nhận kiểm định thiết bị (nếu có)

D. Quy trình vận hành do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.

E. Quy trình xử lý sự cố thiết bị do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.

G. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố khẩn cấp.

H. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị, nhà xưởng.

I. Thiết bị giám sát môi trường lao động.

K. Thiết bị vệ sinh lao động (thông gió, khử độc, hút độc, xử lý khí, giảm nhiệt độ...)

L. Thiết bị khống chế công nghệ.

M. Thiết bị bảo vệ chống quá áp, quá nhiệt, quá tải, tràn đổ, chống sét, tĩnh điện.

N. Biện pháp hạn chế thời gian tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân.

O. Tổ chức huấn luyện.

P. Tổ chức diễn tập định kỳ tình huống khẩn cấp

Q. Phương án tiêu huỷ an toàn hoá chất do cấp có thẩm quyền phê duyêt.

   Cơ sở hoạt động hóa chất đã thực hiện các biện pháp an toàn tương ứng với ký hiệu chữ cái nói trên đánh dấu vào ô tương ứng ở phần III, Phụ lục này.

 
PHỤ LỤC 9 - CÁC PHÂN LOẠI HOÁ CHẤT NGUY HIỂM VÀ NGƯỠNG KHỐI LƯỢNG CẦN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ
Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BCN  ngày 22  tháng 12  năm 2006 của Bộ Công  nghiệp

 

STT

 

LOẠI NGUY HIỂM

 

KHỐI LƯỢNG HẠN ĐỊNH

(TẤN/NĂM)

1

    Chất cực độc - Hạng 1

0,1

2

    Chất độc - Hạng 2

0,1

3

    Chất Oxy hoá - Hạng 1

5,0

4

    Chất nổ - Hạng 1

50

5

    Chất cực kỳ dễ cháy - Hạng 1

0,5

6

    Chất rất dễ cháy - Hạng 2

10

7

    Chất dễ cháy

50

8

    Chất gây ung thư

0,05

9

    Chất phản ứng với nước sinh khí độc, khí cháy

10

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi