Thông tư 67/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc chuyển đổi các Trung tâm thẩm định giá, Trung tâm có chức năng hoạt động thẩm định giá sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 67/2007/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 67/2007/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/06/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 67/2007/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 67/2007/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 06 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÁC
TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH GIÁ, TRUNG TÂM CÓ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ SANG
HOẠT ĐỘNG THEO HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày
01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn
cứ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển đổi các
Trung tâm thẩm định giá, Trung tâm có chức năng hoạt động thẩm định giá sang
hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá, như sau:
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn
trình tự, thủ tục chuyển đổi các Trung tâm thẩm định giá, Trung tâm có chức
năng hoạt động thẩm định giá (sau đây gọi chung là Trung tâm thẩm định giá) sang
hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Nghị định số
101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 101/2005/NĐ-CP).
2. Đối tượng áp dụng:
Các Trung tâm thẩm
định giá thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp
luật trước và sau ngày Nghị định số 101/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đều phải
chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm:
a) Trung tâm Thẩm định
giá do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập;
b) Trung tâm Thẩm định
giá – Bộ Tài chính;
c) Trung tâm Thông tin
và Thẩm định giá miền Nam – Bộ Tài chính;
d) Trung tâm Thông tin, Tư vấn dịch vụ về tài sản và bất động sản -
Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính;
đ) Trung tâm Thẩm định
giá do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập.
3. Hình thức chuyển đổi:
Các Trung tâm thẩm
định giá quy định tại điểm 2 Phần A Thông tư này căn cứ Đề án chuyển đổi do cấp
có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chuyển đổi hoạt động sang hình thức doanh
nghiệp thẩm định giá theo một trong các hình thức sau:
a) Công ty cổ phần;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn (02 thành viên
trở lên).
4. Nguyên tắc chuyển đổi:
Việc chuyển đổi các
Trung tâm thẩm định giá sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định
giá nêu tại điểm 3 phần A Thông tư này phải tuân thủ các điều kiện về thành lập,
tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 02
thành viên trở lên theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tuân thủ điều kiện
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Nghị định số
101/2005/NĐ-CP, Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số
17/2006/TT-BTC), các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan và Thông tư này.
5. Điều kiện chuyển đổi:
Việc
chuyển đổi các Trung tâm thẩm định giá sang doanh nghiệp thẩm định giá ngoài việc
phải đảm bảo những quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của từng loại
hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp còn phải đảm bảo
đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Nghị định số
101/2005/NĐ-CP, Thông tư số 17/2006/TT-BTC và Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Có từ 3 thẩm định viên có thẻ thẩm định viên về giá
còn giá trị hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định
viên về giá;
b) Có đủ điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để phục
vụ cho hoạt động thẩm định giá.
B. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI
1. Các Trung tâm thẩm định giá có
trách nhiệm:
1.1. Xây dựng Đề án chuyển đổi với các nội dung:
a)
Điều kiện chuyển đổi; hình thức doanh
nghiệp chuyển đổi;
b)
Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ hiện có của Trung
tâm, lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi;
c)
Xây dựng phương án xử lý tài sản, tài chính, công nợ, sắp xếp lao động, phương
án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ, lao động sang hoạt động
theo hình thức doanh nghiệp;
d)
Xây dựng dự thảo Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp
lựa chọn chuyển đổi.
1.2. Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi
Ban
chỉ đạo chuyển đổi Trung tâm thẩm định giá sang hoạt động theo hình thức doanh
nghiệp thẩm định giá do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thành lập.
a) Đối với các Trung
tâm thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính, thành phần Ban chỉ đạo chuyển đổi bao gồm
đại diện các đơn vị:
-
Cục
Tài chính doanh nghiệp;
-
Vụ Tài vụ quản trị;
-
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
- Cục Quản lý công sản;
-
Cục Quản lý giá;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Pháp chế;
-
Trung tâm thẩm định giá.
Trưởng
ban Ban chỉ đạo chuyển đổi là lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp.
b) Đối với các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nếu thành lập các Trung tâm thẩm định
giá cũng phải thực hiện chuyển đổi các trung tâm này sang hoạt động theo hình
thức doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định tại Thông tư này, thành phần Ban
chỉ đạo chuyển đổi bao gồm đại diện các đơn vị:
- Ban Đổi mới doanh
nghiệp (nếu có);
- Đại diện đơn vị có
liên quan của Bộ Tài chính;
- Vụ Tổ chức cán bộ
của cơ quan chủ quản.
- Vụ (Ban) Tài chính
của cơ quan chủ quản.
-
Trung tâm thẩm định giá.
Trưởng
ban Ban chỉ đạo chuyển đổi do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định.
c)
Đối với các Trung tâm thẩm định giá do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thành lập và Trung tâm thẩm định giá thuộc các thành phần kinh
tế khác ở địa phương, thành phần Ban chỉ đạo chuyển đổi bao gồm đại diện các
đơn vị:
-
Sở Tài chính;
-
Ban đổi mới doanh nghiệp;
-
Sở Nội vụ;
-
Sở trực tiếp quản lý nhà nước đối với Trung tâm thẩm định giá;
-
Trung tâm thẩm định giá;
-
Các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trưởng ban Ban chỉ đạo
chuyển đổi là lãnh đạo Sở Tài chính.
Nhiệm vụ, quyền hạn Ban
Chỉ đạo và Tổ giúp việc do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập quy định.
2. Trình, thẩm định, phê duyệt và
triển khai thực hiện phương án chuyển
đổi:
a) Cơ quan có trách nhiệm thẩm định:
- Cục Tài chính doanh
nghiệp thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định phương án chuyển đổi của các
Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính, bao gồm: Trung tâm Thẩm định giá; Trung
tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam; Trung tâm Thông tin, Tư vấn dịch vụ về
tài sản và bất động sản - Cục Quản lý công sản và các Trung tâm Thẩm định giá
thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp,
các cơ quan có liên quan xem xét,
thẩm định phương án chuyển đổi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thẩm định
phương án chuyển đổi của Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính (và của các
thành phần kinh tế khác) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Cơ quan có thẩm quyền phê duỵệt:
- Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định lộ trình và phê duyệt phương án, chỉ đạo chuyển đổi đối với các
Trung tâm thẩm định giá thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật hiện
hành, bao gồm: Trung tâm Thẩm định giá; Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá
miền Nam; Trung tâm Thông tin, Tư vấn dịch vụ về tài sản và bất động sản - Cục
Quản lý công sản (Bộ Tài chính).
- Bộ trưởng các Bộ,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch và phê duyệt
phương án, chỉ đạo việc chuyển đổi đối với các Trung tâm thẩm định giá trực
thuộc theo quy định của pháp luật.
3.
Xử lý vốn, tài sản, tài chính khi chuyển
đổi.
3.1. Nguyên tắc
a)
Tất cả các tài sản của Trung tâm thẩm định giá khi chuyển đổi phải được tính
bằng giá trị;
b)
Đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của Trung tâm thẩm định giá được
kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển sang doanh
nghiệp thẩm định giá;
3.2. Xử lý
a) Đối với tài sản,
vốn do Nhà nước đầu tư ban đầu được xử lý như sau:
- Trường hợp chuyển
đổi Trung tâm thẩm định giá sang mô hình công ty cổ phần thì giá trị tài sản,
vốn được đánh giá lại chuyển thành cổ phần của Nhà nước hoặc bán cho người lao
động trong doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi theo thời gian thực tế đã làm
việc tại Trung tâm thẩm định giá của từng người. Cổ phần bán cho người lao động
theo giá đấu giá thành công bình quân. Tiền bán cổ phần vốn nhà nước, gồm cả
chênh lệch giữa mệnh giá và giá thực bán được nộp vào quỹ hỗ trợ cổ phần hóa
thuộc Bộ Tài chính theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
- Trường hợp chuyển
đổi Trung tâm thẩm định giá sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành
viên trở lên thì giá trị tài sản, vốn được đánh giá lại là phần vốn góp của chủ
sở hữu nhà nước là thành viên góp vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành
viên trở lên theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với tài sản
dùng trong kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xử
lý như sau:
- Trường hợp chuyển
đổi Trung tâm thẩm định giá sang mô hình công ty cổ phần:
Đối với tài sản đầu tư
bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của Trung tâm thẩm định giá được công
ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất kinh doanh thì tính vào giá trị
doanh nghiệp cổ phần và chuyển thành cổ phần để chia cho người lao động trong
doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi theo thời gian thực tế đã làm việc tại
Trung tâm thẩm định giá của từng người. Cổ phần chia cho người lao động được
xác định theo giá đấu giá thành công bình quân.
- Trường hợp chuyển
đổi Trung tâm thẩm định giá sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành
viên trở lên:
Đối với tài sản đầu tư
bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của Trung tâm thẩm định giá được công
ty trách nhiệm hữu hạn tiếp tục sử dụng trong sản xuất kinh doanh thì chia đều cho
người lao động với tư cách là thành viên công ty theo thời gian thực tế đã làm
việc tại Trung tâm thẩm định giá của từng người. Cổ phần chia cho người lao
động được xác định theo giá đấu giá thành công bình quân.
c)
Trước khi chuyển đổi trung tâm phải thanh lý hợp đồng thuê mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi hoặc thỏa
thuận với chủ sở hữu tài sản để kế thừa các hợp đồng sau khi chuyển đổi;
d)
Đối với tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản tồn đọng chờ thanh lý: Trung tâm thẩm định giá được nhượng bán,
thanh lý theo quy định hiện hành hoặc
báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác;
đ)
Đối với tài sản dôi thừa: Doanh nghiệp thẩm định giá được hạch toán tăng vốn
sau khi chuyển đổi;
e)
Đối với tài sản hao hụt, mất mát, tổn thất: xác định rõ nguyên nhân, trách
nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của
pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản và mức bồi thường
của cá nhân, tập thể có liên quan hoặc tổ chức bảo hiểm (nếu có) được bù đắp
bằng quỹ dự phòng tài chính; nếu thiếu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh.
Nếu do hạch toán khoản chênh lệch thiếu này mà doanh nghiệp bị lỗ thì được giảm
vốn của chủ sở hữu, số vốn được giảm tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp do hạch
toán khoản chênh lệch thiếu; Nếu số lỗ của trung tâm thẩm định giá khi chuyển
đổi bằng hoặc lớn hơn ½ vốn chủ sở hữu của đơn vị phải có ý kiến của Bộ Tài
chính;
g)
Đối với các khoản nợ phải thu: doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm tiếp
nhận các khoản nợ phải thu của Trung tâm thẩm định giá chuyển đổi và thu hồi
những khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được;
Đối
với các khoản nợ không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và
trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định
của pháp luật, doanh nghiệp sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và quỹ
dự phòng tài chính để bù đắp sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể
có liên quan. Nếu các khoản này không đủ bù đắp thì phần chênh lệch thiếu sẽ
được hạch toán vào kết quả kinh doanh. Nếu hạch toán khoản chênh lệc thiếu này
mà doanh nghiệp bị lỗ thì được giảm vốn chủ sở hữu, số vốn được giảm tố đa bằng
số lỗ của Trung tâm thẩm định giá;
h)
Đối với các khoản nợ phải trả: doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ
phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ thuế, ngân sách, nợ
cán bộ, nhân viên; thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không
có người đòi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn
chủ sở hữu. Trường hợp Trung tâm thẩm định giá có khó khăn về khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn thì được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước
về xử lý nợ tồn đọng;
4. Xử lý lao động khi chuyển đổi
Đối với lao động: Doanh nghiệp có trách nhiệm
sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; kế thừa mọi quyền lợi,
nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật:
a) Đối với những lao
động nguyên là công chức nhà nước được điều chuyển sang làm việc tại Trung tâm thẩm
định giá nếu không có nhu cầu làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, có
nhu cầu trở lại nơi công tác cũ hoặc chuyển công tác mới, các Bộ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ có trách nhiệm xem xét tiếp nhận, bố trí
sắp xếp lao động đó về nơi công tác cũ hoặc bố trí công tác khác phù hợp với
chuyên môn của từng người trên cơ sở có ý kiến thống nhất của cơ quan tiếp
nhận. Đối với những lao động hợp đồng nếu thuộc diện dôi dư thì xử lý theo pháp
luật về hợp đồng lao động.
b)
Đối với những lao động có nhu cầu chuyển sang làm việc tại tổ chức, doanh
nghiệp khác, đến tuổi nghỉ hưu hoặc có nguyện vọng thôi việc thì các Bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh làm thủ tục chuyển công tác, giải quyết chế độ hưu trí hoặc
thôi việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Phương pháp hạch toán kế toán và
xác định giá trị tài sản của Trung tâm khi thực hiện chuyển đổi
5.1. Về công tác hạch toán kế toán
Trung tâm thẩm định
giá khi thực hiện việc chuyển đổi phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán,
kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ
tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi số kế toán theo biên
bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ
tài liệu kế toán cho đơn vị có hình thức sở hữu mới;
d) Đơn vị kế toán có
hình thức sở hữu mới căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế
toán theo quy định của Luật Kế toán.
5.2. Phương pháp xác định giá trị tài sản khi chuyển đổi
a) Phương pháp xác
định: Việc xác định giá trị tài sản của Trung tâm thẩm định giá được vận dụng các
phương pháp xác định giá tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về
chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
b) Tổ chức thực hiện
định giá và xác định giá trị của Trung tâm thẩm định giá:
Tổ chức thực hiện định giá và xác định giá trị
của Trung tâm thẩm định giá là các tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ
điều kiện hoạt động thẩm định giá do Bộ Tài chính thông báo (Các Trung tâm thẩm
định giá không được tự xác định giá trị của Trung tâm mình).
c) Cơ quan có thẩm
quyền công bố giá trị tài sản của Trung tâm thẩm định giá
- Bộ Tài chính công bố
giá trị tài sản của các Trung tâm thẩm định giá thuộc Bộ Tài chính.
- Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố giá trị tài sản của các Trung tâm
thẩm định giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
6. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký
kinh doanh.
Các
Trung tâm thẩm định giá sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang
hoạt động theo một trong những hình thực
doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại mục 3 Phần A Thông tư này phải tuân thủ
các quy định về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; hoạt động kinh
doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
7. Đăng ký hoạt động cung cấp dịch
vụ thẩm định giá
Các
doanh nghiệp thẩm định giá sau khi chuyển đổi phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động
thẩm định giá đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), gồm:
a)
Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp;
b)
Danh sách thẩm định viên về giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/TĐVVG kèm
theo Thông tư số 17/2006/TT-BTC: Họ, tên; năm sinh; giới tính; Chức vụ; Quê
quán; Số thẻ, ngày cấp thẻ, thời hạn sử dụng thẻ;
c)
Giấy đăng ký hành nghề của thẩm định
viên về giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02/TĐVVG kèm theo Thông tư số
17/2006/TT-BTC;
d) Bản sao có công
chứng thẻ thẩm định viên về giá của các thẩm định viên.
8. Đăng ký quyền sở hữu tài sản
Sau
khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá
phải làm thủ tục đăng ký quyền sơ hữu tài sản đối với tài sản được chuyên đổi
từ Trung tâm thẩm định giá tại cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản không phải chịu
thuế trước bạ.
9. Trách nhiệm của doanh nghiệp thẩm
định giá, Trung tâm thẩm
định giá, thẩm định viên về giá sau chuyển đổi
a) Trước ngày 31 tháng
8 năm 2007, các Trung tâm thẩm định giá đã có đủ điều kiện chuyển đổi sang hoạt
động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá phải hoàn thành các hợp đồng
cung cấp dịch vụ thẩm định giá còn dở dang với khách hàng theo công văn số
100/TB-BTC ngày 29/01/2007 của Bộ Tài chính về thực hiện cung cấp dịch vụ thẩm
định giá.
b) Doanh nghiệp thẩm
định giá sau chuyển đổi phải chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tình hình tài
liệu, số liệu, hồ sơ tài sản thẩm định giá, báo cáo, chứng thư thẩm định giá
của Trung tâm thẩm định giá chuyển giao sang. Đối với các hợp đồng cung cấp
dịch vụ thẩm định giá mà Trung tâm thẩm định giá chưa hoàn thành thì doanh
nghiệp thẩm định giá phải tiếp nhận thực hiện tiếp các hợp đồng đó và chịu
trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về kết quả thẩm định giá của
mình theo quy định của pháp luật
Giám đốc Trung tâm
thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
trước khách hàng về những tài liệu hồ sơ, báo cáo, chứng thư thẩm định giá mà đơn
vị và cá nhân thực hiện sau khi đã bàn giao cho doanh nghiệp thẩm định giá sau
chuyển đổi.
10. Đối với các Trung tâm thẩm định giá chưa đủ điều kiện chuyển đổi hoặc không chuyển đổi
a) Đối với các Trung
tâm thẩm định giá có chức năng hoạt động thẩm định giá nhưng chưa đủ điều kiện
chuyển đổi thì được lựa chọn chuyển thành chi nhánh của doanh nghiệp thẩm định
giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật cùng vùng nếu được cơ
quan có thẩm quyền thành lập Trung tâm cho phép bằng văn bản.
b) Doanh nghiệp thẩm
định giá được thành lập theo quy định của pháp luật nếu có Trung tâm thẩm định
giá chuyển thành chi nhánh của mình thì doanh nghiệp phải thực hiện đúng trình
tự và thủ tục thành lập chi nhánh theo quy định của Luật Doanh nghiệp; điều
kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo quy
định tại khoản 3 Mục IV Phần B Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của
Chính phủ về thẩm định giá. Chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của
doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh
nghiệp theo ủy quyền; ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Việc xử lý vốn, tài
sản, tài chính, lao động; phương pháp hạch toán kế toán và xác định giá trị tài
sản của Trung tâm thẩm định giá khi chuyển thành chi nhánh của doanh nghiệp
thẩm định giá được thành lập theo quy định của pháp luật áp dụng theo các quy
định tại Thông tư này.
d) Bộ Tài chính (Cục
Quản lý giá) có trách nhiệm thông báo danh các doanh nghiệp thẩm định giá đã
được chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá theo
quy định tại Thông tư này và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá đã được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để các Trung tâm thẩm định
giá chưa đủ điều kiện chuyển đổi xem xét, lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để
chuyển thành chi nhánh của doanh nghiệp đó.
đ) Đối với các Trung
tâm thẩm định giá có hoạt động thẩm định giá nếu không chuyển đổi sang hình thức
doanh nghiệp thì phải chấm dứt hoạt động thẩm định giá và sửa đổi chức năng,
nhiệm vụ để phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Thời gian thực hiện
chậm nhất đến hết ngày 31/8/2007.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng các Bộ,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể
chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc chuyển đổi các Trung tâm thẩm định giá
do mình thành lập trước và sau ngày 31 tháng 8 năm 2005 sang hoạt động theo
hình thức doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP, Thông tư
số 17/2006/TT-BTC và Thông tư này.
3. Sở Tài
chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thường xuyên
theo dõi, đôn đốc Trung tâm thẩm định giá chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp
và báo cáo Bộ Tài chính về tiến độ chuyển đổi.
4. Các Trung
tâm thẩm định giá, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực
hiện Thông tư này.
Trong quá
trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên
cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá