Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 10/2006/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2006/TT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Đại Thành |
Ngày ban hành: | 12/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 10/2006/TT-BTNMT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 10/2006/TT-BTNMT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2006 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn xây dựng Dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc chuẩn bị, xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án Cơ chế phát triển sạch như sau:
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khái quát về Cơ chế phát triển sạch và dự án Cơ chế phát triển sạch
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế hợp tác quy định tại Điều 12 của Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Cơ chế phát triển sạch cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển, gọi là dự án Cơ chế phát triển sạch (dự án CDM) để nhận được tín dụng dưới dạng các "Giảm phát thải được chứng nhận". Khoản tín dụng này được dùng để tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước công nghiệp phát triển, giúp họ tuân thủ những cam kết về giảm phát thải định lượng nêu trong Nghị định thư Kyoto.
Thực hiện dự án CDM, nước đang phát triển sẽ nhận được nguồn đầu tư mới từ nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu.
Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư từ nước ngoài, vì vậy các dự án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, trong đó có Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
2. Đối tượng được quyền xây dựng và thực hiện dự án CDM
2.1. Mọi tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân của Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đều có quyền xây dựng và thực hiện dự án CDM.
2.2. Các tổ chức, doanh nghiệp Chính phủ hoặc tư nhân của các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, được Chính phủ nước đó cho phép và các tổ chức quốc tế khác, đều có quyền tham gia các hoạt động dự án CDM tại Việt Nam.
3. Những lĩnh vực có thể xây dựng dự án CDM
3.1. Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất năng lượng;
b) Chuyển tải năng lượng;
c) Tiêu thụ năng lượng;
d) Nông nghiệp;
đ) Xử lý, loại bỏ rác thải;
e) Trồng rừng và tái trồng rừng;
g) Công nghiệp hóa chất;
h) Công nghiệp chế tạo;
i) Xây dựng;
k) Giao thông;
l) Khai mỏ hoặc khai khoáng;
m) Sản xuất kim loại;
n) Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);
o) Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
p) Sử dụng dung môi.
3.2. Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
4. Các yêu cầu đối với dự án CDM
Dự án CDM thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Giảm phát thải khí nhà kính;
b) Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, ngành, địa phương;
c) Góp phần bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam (theo các tiêu chí xác định);
d) Bảo đảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và có nguồn tài chính phù hợp;
đ) Lượng giảm phát thải là có thực, mang tính bổ sung, được tính toán và kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp và có kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể;
e) Không sử dụng kinh phí từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thu được các "Giảm phát thải được chứng nhận" chuyển cho bên đầu tư dự án CDM từ nước ngoài;
g) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường;
h) Được sự ủng hộ của các bên liên quan (các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động dự án).
II. CHUẨN BỊ, XÂY DỰNG, XÁC NHẬN VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CDM
1. Chuẩn bị dự án CDM
1.1. Bên xây dựng dự án sau khi xác định được dự án có triển vọng và tìm được nhà đầu tư, phải xây dựng Văn kiện dự án.
1.2. Hình thức đầu tư từ nước ngoài vào dự án CDM gồm:
a) Nhà đầu tư cung cấp vốn vay với lãi suất cố định, đổi lại họ được nhận phần lợi ích có được từ dự án để trừ vào một phần tiền cho vay;
b) Nhà đầu tư góp cổ phần vào dự án để được chi phần lợi ích có được từ dự án;
c) Nhà đầu tư cung cấp công nghệ hoặc cấp bản quyền công nghệ cho dự án để được nhận phần lợi ích có được từ dự án.
1.3. Các bên xây dựng dự án chủ động hoặc thông qua tổ chức tư vấn có liên quan để tìm và thỏa thuận với nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư, công nghệ và phương thức phân chia lợi ích có được từ dự án CDM một cách thích hợp nhất.
1.4. Khi xây dựng Văn kiện dự án, các bên xây dựng dự án phải kết hợp với nhà đầu tư và nếu có thể cả với một Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định, dự kiến được chọn để đánh giá dự án trước khi gửi Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch để đăng ký thực hiện. Các Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định do Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch tuyển chọn và ủy quyền cho hoạt động theo từng chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực được xây dựng dự án CDM.
1.5. Văn kiện dự án được xây dựng theo hai bước: Tài liệu ý tưởng dự án và Văn kiện thiết kế dự án.
2. Xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM
2.1. Tài liệu ý tưởng dự án:
Nếu nhà đầu tư yêu cầu có xác nhận dự án CDM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bên liên quan xây dựng Tài liệu ý tưởng dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Tài liệu ý tưởng dự án được làm thành 15 bộ tiếng Việt và 15 bộ tiếng Anh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo các văn bản sau:
a) Công văn đề nghị xem xét dự án của đơn vị chủ trì dự án;
b) Công văn của Bộ, ngành, UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương chủ quản dự án đề nghị xem xét chấp nhận dự án đề xuất là dự án CDM;
c) Văn bản nhận xét của các bên liên quan (chính quyền cấp huyện nơi triển khai dự án, cơ quan hoặc tổ chức hoặc cộng đồng sử dụng kết quả hoặc trực tiếp chịu tác động của các hoạt động dự án).
Sau khi nhận được Tài liệu ý tưởng dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tính pháp lý của Tài liệu ý tưởng dự án cùng các văn bản kèm theo và gửi tới đại diện các Bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch để nghiên cứu, xem xét và có ý kiến nhận xét bằng văn bản. Căn cứ ý kiến của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để cấp Thư xác nhận dự án.
Toàn bộ các công việc nêu trên được hoàn tất trong thời hạn không quá 25 ngày kể từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Tài liệu ý tưởng dự án cùng các văn bản kèm theo.
Sau khi nhận được Thư xác nhận dự án, các bên liên quan xây dựng Văn kiện thiết kế dự án.
Trong giai đoạn xây dựng Tài liệu ý tưởng dự án, có thể không cần mời Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định tham gia. Nếu nhà đầu tư không yêu cầu có xác nhận dự án CDM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bên xây dựng dự án tiến hành nghiên cứu khả thi và xây dựng Văn kiện thiết kế dự án.
2.2. Văn kiện thiết kế dự án:
Văn kiện thiết kế dự án được xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này và lập thành 15 bộ tiếng Việt, 15 bộ tiếng Anh gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo các văn bản liên quan như quy định đối với Tài liệu ý tưởng dự án và Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của dự án. Các văn bản tiếng Việt kèm theo bộ tiếng Anh phải đính kèm bản dịch tiếng Anh.
Sau khi nhận được Văn kiện thiết kế dự án cùng các văn bản kèm theo của cơ quan chủ trì dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tính pháp lý của Văn kiện thiết kế dự án và gửi hồ sơ dự án tới các thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch để nghiên cứu, xem xét và có ý kiến bằng văn bản.
Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch tổ chức họp để tổng hợp và đánh giá Văn kiện thiết kế dự án đã nhận được. Tại phiên họp đầu cuộc họp của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, đại diện các bên xây dựng dự án được mời dự để thuyết trình tóm tắt dự án và trả lời câu hỏi của các thành viên Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch. Trong phiên họp thứ hai tiếp đó của cuộc họp danh riêng cho Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, các thành viên của Ban biểu quyết và kết luận về Văn kiện thiết kế dự án.
Căn cứ kết luận của Ban Tư vấn - Chỉ đạo về Cơ chế phát triển sạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để cấp Thư phê duyệt dự án.
Toàn bộ các công việc nêu trên được hoàn tất trong thời hạn không quá 50 ngày, kể từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được Văn kiện thiết kế dự án cùng các văn bản có liên quan kèm theo.
2.3. Thư Phê duyệt dự án CDM được gửi tới các bên xây dựng dự án để chuyển cho Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định do mình lựa chọn và Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển sạch để xem xét và đăng ký dự án.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các bên có liên quan phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; - Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục KTVB-Bộ Tư pháp; - Công báo và Website Chính phủ; - Lưu: VT, Vụ HTQT, Vụ PC (BTNMT). | KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục I
(Kèm theo Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT
ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(Bảng mẫu tiếng Việt Nam)
TÀI LIỆU Ý TƯỞNG DỰ ÁN (PIN)
A. Miêu tả dự án, loại, địa điểm và tiến độ
Tên dự án:
Ngày gửi:
Tóm tắt kỹ thuật dự án
Mục tiêu dự án | Trình bày không quá 5 dòng |
Mô tả dự án và các hoạt động dự kiến (bao gồm cả mô tả chi tiết kỹ thuật của dự án) | Khoảng 1/2 trang |
Công nghệ sẽ áp dụng | Trình bày không quá 5 dòng. Xin lưu ý là chỉ hỗ trợ cho những dự án áp dụng công nghệ khả thi về mặt thương mại. Nên cung cấp một số trường hợp đã sử dụng công nghệ đó làm ví dụ |
Cơ quan xây dựng dự án (Liệt kê và cung cấp các thông tin sau của tất cả các cơ quan xây dựng dự án) |
|
Tên cơ quan xây dựng dự án |
|
Loại hình tổ chức | Chính phủ / Cơ quan Chính phủ / Chính quyền địa phương / Công ty tư nhân / Tổ chức phi Chính phủ |
Chức năng khác trong dự án | Nhà tài trợ dự án / Tổ chức nghiệp vụ / Tổ chức trung gian / Tư vấn kỹ thuật |
Kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan | Trình bày không quá 5 dòng |
Địa chỉ |
|
Đầu mối liên lạc | Tên người quản lý xây dựng dự án |
Điện thoại, fax |
|
E-mail, Website nếu có |
|
Các nhà tài trợ dự án (Liệt kê và cung cấp các thông tin sau của tất cả các cơ quan xây dựng dự án) |
|
Tên nhà tài trợ |
|
Loại hình tổ chức | Chính phủ / Cơ quan Chính phủ / Chính quyền địa phương / Công ty tư nhân / Tổ chức phi Chính phủ |
Địa chỉ (kể cả Website nếu có) | Địa chỉ liên lạc, Hòm thư, Thành phố, Quốc gia |
Các hoạt động chính | Không quá 5 dòng |
Năng lực tài chính | Tóm tắt về tài chính (tổng tài sản, thu nhập, lợi nhuận v.v) không quá 5 dòng |
Loại hình dự án |
|
Loại khí nhà kính giảm phát thải |
|
Loại hình hoạt động |
|
a) Cung cấp năng lượng | Ví dụ: Năng lượng tái tạo, không kể sinh khối; đồng phát điện; nâng cao hiệu quả năng lượng bằng việc thay thế thiết bị hoặc giảm tổn thất truyền tải và phân phối; chuyển đổi nhiên liệu |
b) Tiêu thụ năng lượng | Thay thế thiết bị gia dụng hiện có; nâng cao hiệu quả năng lượng của các thiết bị sản xuất hiện có |
c) Vận tải | Sử dụng động cơ hiệu quả hơn trong vận tải; chuyển đổi phương tiện vận tải; chuyển đổi nhiên liệu (ví dụ: xe buýt chở khách sử dụng khí đốt) |
d) Quản lý chất thải | Thu khí mê-tan từ bãi rác hoặc xử lý nước thải |
e) Sử dụng đất và lâm nghiệp | Trồng rừng hoặc tái trồngrừng; quản lý rừng; quản lý vùng ngập nước; quản lý nguồn nước; cải tiến nông nghiệp; phòng chống thoái hóa đất |
Địa điểm thực hiện dự án |
|
Khu vực | Châu Á Thái Bình Dương / Nam Á / Trung Á / Trung Đông / Bắc Phi / Châu Phi Sa-ha-ra / Nam Phi / Trung Mỹ và Ca-ri-bê / Nam Mỹ / Trung và Đông Âu |
Nước |
|
Thành phố |
|
Miêu tả tóm tắt về vị trí nhà máy | Trong khoảng 3 – 5 dòng |
Lịch trình dự kiến |
|
Thời gian sớm nhất dự án bắt đầu hoạt động | Năm dự án đi vào hoạt động |
Thời gian dự kiến trước khi dự án đi vào hoạt động kể từ khi Ý tưởng dự án được chấp nhận | Việc thảo luận với các cơ quan liên quan sẽ bắt đầu sau khi có phản hồi về bản dự thảo Ý tưởng dự án này. Thời gian cần thiết đối với các cam kết tài chính: xx tháng Thời gian cần thiết cho các vấn đề pháp lý: xx tháng Thời gian cần thiết để đàm phán: xx tháng Thời gian cần thiết để xây dựng dự án: xx tháng |
Năm đầu tiên dự kiến nhận được lượng "giảm phát thải được chứng nhận (CER)" |
|
Thời gian hoạt động của dự án | Số năm |
Tình hình hay giai đoạn hiện nay của dự án | Trong giai đoạn xác định và lựa chọn ban đầu/đã xong phần nghiên cứu xã hội/đã xong phần nghiên cứu tiền khả thi/đã xong phần nghiên cứu khả thi/đang đàm phán/đang ký kết hợp đồng v.v (ghi rõ đang trong giai đoạn nào và cho biết tài liệu nào đã hoàn thành (ví dụ: bản nghiên cứu khả thi) |
Tình hình chấp nhận của nước chủ nhà | Đã có thư không phản đối/đang bàn bạc hoặc đã có thư tán thành/đang bàn bạc hoặc đã có thư phê duyệt/đang bàn bạc hoặc đã ký thỏa thuận với nước chủ nhà/đang bàn bạc hoặc đã ký biên bản ghi nhớ v.v. |
Vị trí của nước chủ nhà trong Nghị định thư Kyoto | Nước chủ nhà a) đã ký, đã ký và phê chuẩn, chấp nhận, thông qua Nghị định thư Kyoto, hoặc b) đã ký và thể hiện rõ ý định trở thành một bên vào một thời gian cụ thể (ví dụ: các nước đã bắt đầu hoặc đang chuẩn bị quy trình phê chuẩn, chấp thuận hoặc thông qua của quốc gia) hoặc c) đã bắt đầu hoặc đang chuẩn bị quy trình gia nhập d) tình hình khác (Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2002) |
B. Hiệu quả dự kiến về môi trường và xã hội
Lượng khí nhà kính dự kiến sẽ giảm được (quy ra tấn CO2tương đương) | Hàng năm: Tới năm 2012: Với giai đoạn 10 năm: Với giai đoạn 7 năm: Với giai đoạn 14 năm: | tCO2tương đương tCO2tương đương tCO2tương đương tCO2tương đương tCO2tương đương |
Kịch bản đường cơ sở | Các dự án CDM phải có lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn kịch bản "phát thải thông thường" ở nước chủ nhà. Trong giai đoạn ý tưởng dự án, các câu hỏi được trả lời ở mức ít nhất: (khoảng 1/4 – 1/2 trang) - Dự án CDM dự kiến này thay thế cho cái gì? - Tương lai sẽ ra sao nếu không có dự án CDM dự kiến này? - Tổng lượng phát thải dự kiến giảm được là bao nhiêu? | |
Hiệu quả riêng về môi trường địa phương và toàn cầu | (tối đa khoảng 1/4 trang) | |
Áp dụng tài liệu hướng dẫn nào? | Tên và địa chỉ web, nếu có | |
Lợi ích địa phương |
| |
Lợi ích toàn cầu |
| |
Các khía cạnh kinh tế - xã hội Những hệ quả kinh tế và xã hội nào do dự án mang lại so với trường hợp không có dự án? | (tối đa khoảng 1/4 trang) | |
Áp dụng tài liệu hướng dẫn nào? | Tên và địa chỉ web, nếu có | |
Những hệ quả trực tiếp có thể (ví dụ như tạo việc làm, vốn cần thiết, hối đoái) |
| |
Các hệ quả khác có thể? Ví dụ: - Giáo dục, đào tạo liên quan đến việc đưa các quá trình và sản phẩm mới và/hoặc - Ảnh hưởng của dự án đến các ngành công nghiệp khác |
| |
Chiến lược/những ưu tiên về môi trường của nước chủ nhà | Mô tả ngắn gọn mối liên hệ giữa tính nhất quán của dự án với chiến lược và các hướng ưu tiên về môi trường của nước chủ nhà (không quá 1/4 trang) |
C. Tài chính
Kinh phí dự kiến của dự án |
|
Chi phí xây dựng dự án | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Chi phí lắp đặt | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Các chi phí khác | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Tổng chi phí | Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD) |
Các nguồn tài chính đang tìm kiếm hay đã được xác định |
|
vốn góp cổ phần | Tên các tổ chức và tài chính (tính bằng triệu đô la Mỹ) |
Vay dài hạn |
|
Vay ngắn hạn |
|
Chưa xác định |
|
Các nguồn từ CDM | Dự định có đóng góp |
Các nguồn CDM trả trước(Riêng với nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới, lượng kinh phí được trả trước phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án, do Ngân hàng thế giới đánh giá và không vượt quá 25% tổng lượng giảm phát thải do Ngân hàng thế giới mua của dự án. Mọi khoản trả trước cho dự án sẽ được Ngân hàng thế gíơi khấu trừ theo một hệ số thích hợp) | Tính bằng đồng đô la Mỹ và trình bày không quá 5 dòng |
Nguồn tài chính các-bon | Tên các nhà tài chính các-bon mà dự án đang liên hệ, không kể Quỹ các các-bon ban đầu (PCF) nếu có |
Giá chỉ định cho đơn vị giảm phát thải được chứng nhận – CER (phụ thuộc quá trình đàm phán và chu trình hợp thức tài chính) |
|
Tổng giá trị Hợp đồng mua bán giảm phát thải (ERPA) |
|
Thời kỳ tính đến năm 2012 (Kết thúa giai đoạn tài chính đầu tiên) |
|
Thời kỳ 10 năm |
|
Thời kỳ 7 năm |
|
Thời kỳ 14 năm (2 x 7 năm) |
|
Nếu có phân tích tài chính cho hoạt động CDM thì cung cấp dự tính suất lợi tức nội tại của dự án có và không có nguồn thu từ CER. Tính tỷ lệ hoàn vốn với giá CER dự kiến là 3 đô là Mỹ/tấn CO2hoặc cao hơn. Không tính các khoản trả trước từ PCF trong phần phân tích tài chính có dòng thu nhập PCF. Đề nghị đưa thêm phần tính toán vào trang riêng. |
|
Project Idea Note
(BẢN MẪU TIẾNG ANH)
PROJECT IDEA NOTE
A. Project description, type, location and schedule
Name of Project:
Date submitted:
Technical summary of the project
Objective of the project | Describe in less than 5 lines |
Project description and proposed activities (including a technical description of the project) | About 1/2 page |
Technology to be employed | Describe in less than 5 lines. Please note that support can only be provided to project that employ commercially available technology. It would be useful to provide a few examples of where the proposed technology has been employed |
Project developer |
|
Name of the project developer |
|
Organizational category | Government/Government agency/Municipality/Private company/Non Governmental Organization (mention what is applicable) |
Other function(s) of the project developer in the project | Sponsor/Operation entity/Intermediary/Technical/advisor/ (mention what is applicable) |
Summary of the relevant experience of the project developer | Describe in less than 5 lines |
Address | Address, PO Box, City, Country |
Contact person | Name of the Project Development Manager |
Telephone/fax |
|
E-mail and web address, if nay |
|
Project sponsors |
|
(List and provide the following information for all project sponsors) | |
Name of the project sponsor |
|
Organizational category | Government/Government agency/Municipality/Private company/Non Governmental Organization/ (mention what is applicable) |
Address (include web address, if any) | Address, PO Box, City, Country |
Main activities | Not more than 5 lines |
Summary of the financials | Summarize the financials (total assets, revenues, profit, etc.) in less than 5 lines. |
Project sponsors |
|
(List and provide the following information for all project sponsors) | |
Name of the project sponsor |
|
Organizational category | Government/Government agency/Municipality/Private company/Non Governmental Organization/ (mention what is applicable) |
Address (include web address, if any) | Address, PO Box, City, Country |
Main activities | Not more than 5 lines |
Summary of the financials | Summarize the financials (total assets, revenues, profit, etc.) in less than 5 lines. |
Type of the project |
|
Greenhouse gases targeted Type of activities a) Energy supply b) Energy demand c) Transport d) Waste management e) Land Use Change and Forestry |
|
Location of the project |
|
Region Country Provinces Brief description of the location of the plant | Within 3 – 5 lines |
Expected schedule |
|
Earliest project start date | Year in which the plant will be operational |
Estimate of time required before becoming operational after approval of the PIN | Time required for financial commitments: xx months Time required for legal matters: xx months Time required for negotiations: xx months Time required for construction: xx months |
Expected first year of CER delivery | Year |
Project lifetime |
|
Current status or phase of the project | Number of years |
| Identification and pre-selection phase/opportunity study finished/pre-feasibility study finished/feasibility study finished/negotiations phase/contracting phase/etc. (mention what is applicable and indicate the documentation [e.g., the feasibility study] available) |
Current status of the acceptance of the Host Country | Letter of No Objection is available/Letter of Endorsement is under discussion or available/Letter of Approval is under discussion of available/Host Country Agreement is under discussion of signed/Memorandum of Understanding is under discussion or available/etc. (mention what is applicable) |
The position of the Host Country with regard to the Kyoto Protocol | The Host Country a) signed, signed and ratified, accepted, approved or acceded to the Kyoto Protocol or b) signed and has demonstrated a clear interest in becoming a party in due time (e.g., countries which have already started or are on the verge of starting the national ratification, acceptance or approval process) or c) has already started or is on the verge of starting the national accession process d) other (mention what is applicable) Vietnamratified the Kyoto Protocol on September the 25th, 2002 |
B. Expected environmental and social benefits
Estimate of Greenhouse Gases abated/CO2 Sequestered (in metric tons of CO2-equvalent) | Annual: Up to and including 2012: xx tCO2-equivalent Up to a period of 10 years: xx tCO2-equivalent Up to a period of 7 years: xx tCO2-equivalent Up to a period of 14 years: xx tCO2-equivalent |
Baseline scenario | CDM projects must result in GHG emissions being lower than "business-as-usual" in the Host Country. At the PIN stage questions to be answered are at least: (About 1/4 – 1/2 page) - What is the proposed Clean Development Mechanism (CDM) project displacing? - What would the future look like without the proposed CDM project? - What would the estimated total GHG reduction be? |
Specific global & local environmental benefits | (In total about 1/4 page) |
Which guidelines will be applied? | Name and, if possible, the website location |
Local benefits |
|
Global benefits |
|
Socio-economic aspects What social and economic effects can be attributed to the project and which would not have occurred in a comparable situation without that project? | (In total about 1/4 page) |
Which guidelines will be applied? | Name and, if possible, the website location |
What are the possible direct effects (e.g., employment creation, capital required, foreign exchange effects)? What are the possible other effects? For example: - training/education associated with the introduction of new processes, technologies and products and/or - the effects of a project on other industries |
|
Environmental strategy/priorities of the Host Country | A brief description of the relationship of the consistency of the project with environmental strategy and priorities of the Host Country (Not more than 1/4 page) |
C. Finance
Total project cost estimate |
|
Development costs | xx US$ million |
Installed costs | xx US$ million |
Other costs | xx US$ million |
Total project costs | xx US$ million |
Sources of finance to be sought or already identified |
|
Equity | Name of the organization and finance (in xx US$ million) |
Debt – Long-term | Name of the organizations and finance (in xx US$ million) |
Debt – Short-term | Name of the organizations and finance (in xx US$ million) |
Not identified | xx US$ million |
CDM contribution sought | xx US$ million |
CDM contribution in advance payments. (The quantum of upfront payment will depend on the assessed risk of the project by the World Bank, and will not exceed 25% of the total ER value purchased by the World Bank for the project. Any upfront payment will be discounted by a factor considered appropriate by the World Bank for the project) | xx US$ million and a brief clarification (not more than 5 lines) |
Source of carbon finance | Name of carbon financiers other than PCF that your are contacting (if any) |
Indicative CER Price (subject to negotiation and financial due diligence) |
|
Total Emission Reduction Purchase Agreement (ERPA) Value |
|
A period until 2012 (end of the first budget period) | xx US$ |
A period of 10 years | xx US$ |
A period of 7 years | xx US$ |
A period of 14 years (2 * 7 years) | xx US$ |
If financial analysis is available for the proposed CDM activity, provide the forecast financial internal rate of return for the project with and without the CER revenues. Provide the financial rate of return at the expected CER price above and US$3/tCO2e. DO NOT assume any up-front payment from the PCF in the financial analysis that includes PCF revenue stream. Please provide a spreadsheet to support these calculations. |
|
Phụ lục II
(Kèm theo Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT
ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(Bảng mẫu tiếng Việt Nam)
(Áp dụng từ tháng 7 năm 2006 theo hướng dẫn của Ban Chấp hành quốc tế về CDM)
VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)
NỘI DUNG
A. Mô tả chung về hoạt động dự án
B. Áp dụng phương pháp luận xây dựng đường cơ sở và giám sát hoạt động dự án
C. Thời gian hoạt động dự án/giai đoạn tín dụng
D. Các tác động đến môi trường
E. Nhậnxét của các bên liên quan.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Địa chỉ liên hệ của các bên tham gia hoạt động dự án
Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công
Phụ lục 3: Thông tin về đường cơ sở
Phụ lục 4: Kế hoạch giám sát hoạt động dự án
Ghi chú: Mẫu PDD cho các dự án CDM trong lĩnh vực trồng rừng, tái trồng rừng và dự án quy mô nhỏ (theo tiêu chí của Ban Chấp hành quốc tế về CDM), xin tham khảo từ nguồn: htt://cdm.unfccc.int/Reference/PDDs_Forms.
Phần A. Mô tả chung về hoạt động dự án
A.1. Tên dự án
A.2. Mô tả hoạt động dự án (mục tiêu, hoạt động và những kết quả dự kiến của dự án)
A.3. Các bên tham gia dự án
A.4. Mô tả kỹ thuật các hoạt động dự án
A.4.1. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án
A.4.1.1. (Các) nước chủ trì dự án
A.4.1.2. Vùng/Tỉnh v.v.
A.4.1.3. Thành phố/Thị xã/Cộng đồng v.v.
A.4.1.4. Chi tiết về vị trí địa lý, kể cả thông tin để có thể xác định chính xác phạm vi hoạt động dự án (nhiều nhất là 01 trang)
A.4.2. (Các) loại hình hoạt động dự án
A.4.3. Công nghệ được sử dụng cho dự án
A.4.4. Ước tính lượng giảm phát thải trong giai đoạn tín dụng đã chọn
A.4.5. Tài trợ công cho hoạt động dự án.
Phần B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở
B.1. Tên và nguồn tham khảo của phương pháp luận đường cơ sở đã được (Ban Chấp hành CDM) phê chuẩn và được áp dụng cho hoạt động dự án
B.2. Giải thích rõ việc lựa chọn phương pháp và tại sao phương pháp đó lại có thể áp dụng cho hoạt động dự án
B.3. Mô tả cách thức đưa các nguồn và các khí phát thải vào trong đường biên dự án
B.4. Mô tả việc kịch bản đường cơ sở được xác định như thế nào và mô tả kịch bản đường cơ sở đã được xác định
B.5. Mô tả việc làm thế nào để phát thải do con người gây ra theo các nguồn, được giảm xuống dưới mức phát thải khi không có hoạt động dự án CDM (đánh giá và trình bày tính bổ sung của dự án)
B.6. Các giảm phát thải:
B.6.1. Giải thích việc lựa chọn phương pháp:
B.6.2. Dữ liệu và thông số có được để tính toán:
(đối với từng dữ liệu và thông số, mô tả theo những nội dung dưới đây)
- Dữ liệu/Thông số:
- Đơn vị dữ liệu:
- Mô tả:
- Nguồn dữ liệu được sử dụng:
- Trị số được áp dụng:
- Giải thích rõ việc chọn dữ liệu hoặc mô tả các thủ tục và phương pháp đo đạc đã thực sự được áp dụng
- Nhận xét
B.6.3. Dự tính lượng giảm phát thải
B.6.4. Tổng hợp kết quả dự tính lượng giảm phát thải
B.7. Áp dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát
B.7.1. Dữ liệu và thông số được giám sát (đối với từng dữ liệu và thông số, mô tả theo những nội dung dưới đây)
- Dữ liệu/Thông số:
- Đơn vị dữ liệu:
- Mô tả:
- Nguồn dữ liệu được sử dụng:
- Trị số dữ liệu được áp dụng cho mục đích tính lượng giảm phát thải kỷ vọng nêu trong mục B.6:
- Mô tả các thủ tục và phương pháp đo đạc được áp dụng:
- Các thủ tục đánh giá và kiểm tra chất lượng (QA/QC) được áp dụng:
- Nhận xét:
B.7.2. Mô tả kế hoạch giám sát:
B.8. Ngày hoàn thành áp dụng phương pháp luận nghiên cứu đường cơ sở và phương pháp luận giám sát; tên (những) người/đơn vị chịu trách nhiệm
Phần C. Thời gian tiến hành hoạt động dự án/giai đoạn tín dụng
C.1. Thời gian tiến hành hoạt động dự án:
C.1.1. Ngày bắt đầu thực thi dự án
C.1.2. Dự kiến thời gian hoạt động của dự án
C.2. Lựa chọn giai đoạn tín dụng và các thông tin có liên quan:
C.2.1. Giai đoạn tín dụng có thể được gia hạn
C.2.1.1. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng thứ nhất
C.2.1.2. Khoảng thời gian của giai đoạn tín dụng thứ nhất:
C.2.2. Giai đoạn tín dụng cố định:
C.2.2.1. Ngày bắt đầu:
C.2.2.2. Khoảng thời gian:
Phần D. Tác động môi trường
D.1. Tài liệu về phân tích tác động môi trường, kể cả những tác động xuyên biên giới dự án:
D.2. Nếu các bên tham gia dự án hoặc nước chủ nhà dự án coi tác động môi trường là đáng kể, cần cung cấp các kết luận và mọi nguồn tham khảo để hỗ trợ cho tài liệu đánh giá tác động môi trường phù hợp với các yêu cầu của nước chủ nhà dự án:
Phần E. Nhận xét của các bên liên quan
E.1. Mô tả tóm tắt phương thức mời các bên liên quan ở địa phương cho ý kiến nhận xét và những ý kiến nhận xét được tổng hợp thế nào:
E.2. Tổng hợp những ý kiến nhận xét
E.3. Báo cáo việc những ý kiến nhận xét đã được tiếp thu và xử lý như thế nào:
Phụ lục 1
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CỦA CÁC BÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
Tên tổ chức:
Phố/hòm thư:
Số nhà:
Thành phố:
Vùng:
Mã Vùng:
Nước:
Số điện thoại:
FAX:
E-mail:
URL:
Người đại diện:
Chức danh:
Học hàm/học vị:
Họ:
Tên:
Tên cơ quan:
Mobile:
FAX (trực tiếp):
ĐT (trực tiếp):
E-mail cá nhân:
Phụ lục 2
THÔNG TIN VỀ TÀI TRỢ CÔNG
Phụ lục 3
THÔNG TIN VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ
Phụ lục 4
THÔNG TIN VỀ GIÁM SÁT
(BẢN MẪU TIẾNG ANH)
(Áp dụng từ tháng 7 năm 2006 theo hướng dẫn của Ban Chấp hành CDM)
PROJECT DESIGN DOCUMENT
CONTENTS
A. General description of project activity
B. Application of a baseline and monitoring methodology
C. Duration of the project activity/crediting period
D. Environmental impacts
E. Stakeholders comments
ANNEXES
Annex 1: Contact information on participants in the project activity
Annex 2: Information regarding public funding
Annex 3: Baseline information
Annex 4: Monitoring plan
Ghi chú: Mẫu PDD cho các dự án CDM trong lĩnh vực trồng rừng, tái trồng rừng và dự án quy mô nhỏ (theo tiêu chí của Ban Chấp hành CDM), xin tham khảo từ nguồn: htt://cdm.unfccc.int/Reference/PDDs_Forms.
SECTION A. General description of project activity
A.1. Title of the project activity:
A.2. Description of the project activity:
A.3. Project participants:
A.4. Technical description of the project activity
A.4.1. Location of the project activity:
A.4.1.1. Host Party(ies):
A.4.1.2. Region/State/Province etc.:
A.4.1.3. City/Town/Community etc.:
A.4.1.4. Detail of physical location, information allowing the unique identification of this project activity (maximum one page)
A.4.2. Category(ies) of project activity:
A.4.3. Technology to be employed by the project activity:
A.4.4. Estimated amount of emission reductions over the chosen crediting period:
A.4.5. Public funding of the project activity:
SECTION B. Application of a baseline methodology
B.1. Title and reference of the approved baseline methodology applied to the project activity:
B.2. Justification of the choice of the methodology and why it is applicable to the project:
B.3. Description of how the sources and gases included in the project boundary:
B.4. Description of how the baseline scenario is identified and description of the identified baseline scenario:
B.5. Description of how the anthropogenic emissions of GHG by source are reduced below those that would have occurred in the absence of the registered CDM project activity (assessment and demonstration of additionality):
B.6. Emission reductions:
B.6.1. Explanation of methodological choices:
B.6.2. Data and parameters that available at validation:
(copy this table for each data and parameter)
- Data/Parameter:
- Data unit:
- Description:
- Source of data used:
- Value applied:
- Justification of the choice of data or description of measurement methods and procedures actually applied:
- Any comment:
B.6.3. Ex-ante calculation of emission reductions:
B.6.4. Summary of the ex-ante estimation of emission reductions:
B.7. Application of the monitoring methodology and description of the monitoring plan:
B.7.1. Data and parameters monitored
(copy this table for each data and parameter)
- Data/Parameter:
- Data unit:
- Description:
- Source of data to be used:
- Value of data applied for the purpose of calculating expected emission reduction in section B.6:
- Description of measurement methods and procedures to be applied:
- QA/QC procedures to be applied:
- Any comment:
B.7.2. Description of the monitoring plan:
B.8. Date of completion of the application of the baseline study and monitoring methodology and the name of the responsible person(s)/entity(ies).
SECTION C. Duration of the project activity/crediting period
C.1. Duration of the project activity:
C.1.1. Starting date of the project activity:
C.1.2. Expected operational lifetime of the project activity:
C.2. Choice of the crediting period and related information:
C.2.1. Renewable crediting period
C.2.1.1. Starting date of the first crediting period:
C.2.1.2. Length of the first crediting period:
C.2.2. Fixed crediting period:
C.2.2.1. Starting date:
C.2.2.2. Length:
SECTION D. Environmental impacts
D.1. Documentation on the analysis of the environmental impacts, including transboundary impacts:
D.2. If environmental impacts are considered significant by the project participants or the host Party, please provide conclusions and all references to support documentation of an environmental impact assessment undertaken in accordance with the procedures as required by the host Party:
SENTION E. Stakeholders comments
E.1. Brief description how comments by local stakeholders have been invited and compiled:
E.2. Summary of the comments received:
E.3. Report on how due account was taken of any comments received:
Annex 1
CONTACT INFORMATION ON PARTICIPANTS IN THE PROJECT ACTIVITY
Organization:
Street/P.O.Box:
Building:
City:
State/Region:
Postfix/ZIP:
Country:
Telephone:
FAX:
E-mail:
URL:
Represented by:
Title:
Salutation:
Last Name:
Middle Name:
First Name:
Department:
Mobile:
Direct FAX:
Direct Tel:
Personal E-mail:
Annex 2
INFORMATION REGARDING PUBLIC FUNDING
Annex 3
BASELINE INFORMATION
Annex 4
MONITORING INFORMATION PLAN