Chỉ thị 38/2006/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2006 - 2007
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 38/2006/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 38/2006/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/12/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chỉ đạo về sản xuất nông nghiệp - Ngày 11/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 38/2006/CT-TTg Về một số biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2006 - 2007. Thủ tướng chỉ đạo: cần theo dõi chặt chẽ diễn biến về thời tiết, thủy văn, dòng chảy để có dự báo, cảnh báo sớm về tình hình khô hạn, thiếu nước, cung cấp kịp thời thông tin, dự báo về khí tượng thủy văn để phục vụ công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất... Kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa bàn, huy động các lực lượng và nhân dân tham gia công tác làm thủy lợi, nạo vét kênh mương và xử lý, bảo vệ môi trường nước. Chỉ đạo việc đánh giá, kiểm tra nguồn nước hiện có và nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn để rà soát lại kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2006 - 2007... Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để đưa vào khai thác sử dụng phục vụ sản xuất, đối với các hồ chứa đang xây dựng nếu đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước chống hạn...
Xem chi tiết Chỉ thị 38/2006/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 38/2006/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ SỐ 38/2006/CT-TTg NGÀY 11 THÁNG 12
NĂM 2006
VỀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN,
BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN
2006 - 2007
Mùa mưa
năm 2006 kết thúc sớm hơn bình thường hàng
năm từ 1 đến 2 tháng. Lượng mưa ở nhiều
nơi thiếu hụt từ 40 - 50%, riêng các tỉnh Nam Trung Bộ thiếu hụt tới 70 -
80%. Dòng chảy trên các sông, suối ở
Hiện nay, nhiều sông, suối, hồ chứa
nước đều ở mức thấp, có nơi
đã cạn kiệt. Mực nước trên hệ
thống sông Hồng, sông Thái Bình thấp hơn cùng kỳ
năm 2005 khoảng 1,62 mét và thấp hơn trung bình cùng
kỳ nhiều năm đến 2,60 mét. Dự báo vụ Đông
Xuân năm 2006 - 2007, ở các tỉnh Bắc Bộ có trên
120.000 ha lúa có khó khăn về nước tưới.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng
Thủy văn Trung ương, hiện tượng El-Nino
đang phát triển và tình hình thiếu nước, khô
hạn có khả năng diễn ra trên diện rộng và
kéo dài trong mùa khô sắp đến ở nhiều khu
vực trong cả nước; tình trạng xâm nhập
mặn xảy ra sớm hơn và vào sâu trong đất
liền tại nhiều địa phương ven
biển.
Để chủ động phòng, chống hạn,
bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho nhân
dân và đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản
xuất, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ
đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc
gia theo dõi chặt chẽ diễn biến về thời
tiết, thủy văn, dòng chảy để có dự báo,
cảnh báo sớm về tình hình khô hạn, thiếu
nước; cung cấp kịp thời thông tin, dự báo
về khí tượng thủy văn để phục
vụ công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn,
bảo vệ sản xuất.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực
hiện một số biện pháp cấp bách sau:
a) Các địa phương vùng đồng bằng,
trung du Bắc Bộ:
- Kiểm tra các công trình thủy lợi trên địa
bàn, huy động các lực lượng và nhân dân tham gia công
tác làm thủy lợi, nạo vét kênh mương và xử lý,
bảo vệ môi trường nước. Chỉ
đạo việc đánh giá, kiểm tra nguồn
nước hiện có và nhu cầu sử dụng
nước trên địa bàn để rà soát lại
kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2006 - 2007;
- Phân công lãnh
đạo chuyên trách trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo các biện pháp trữ nước, sử
dụng nước tiết kiệm, hợp lý; điều
chỉnh lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng phù
hợp với khả năng nguồn nước; chuẩn
bị tốt các điều kiện cần thiết về
giống, phân bón, vật tư ... phục vụ sản xuất
vụ Đông Xuân 2006 - 2007 có hiệu quả; nơi nào có khó
khăn về nguồn nước phải hướng
dẫn nông dân chuyển đổi mùa vụ sản
xuất, sử dụng giống lúa phù hợp hoặc chuyển
từ trồng lúa sang trồng các loại rau màu, cây lương
thực ngắn ngày.
b) Các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên:
- Cùng với
việc chủ động phòng, chống lụt bão,
phải theo dõi sát tình hình thời tiết, khí tượng
thủy văn để có các biện pháp tích nước
ở các hồ chứa, sông, suối, ao, hồ…; khôi
phục, sửa chữa các công trình thủy lợi
để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất;
-
Chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa
phương rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng
nước để lập phương án và tổ
chức chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả việc phòng, chống hạn và khắc phục
hậu quả do hạn hán gây ra, đặc biệt là có
các giải pháp bảo đảm nước sinh hoạt
cho người và gia súc tại các vùng bị khô hạn
nặng.
c) Các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long:
-
Cùng với việc tập trung chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30/2006/CT-TTg
ngày 11 tháng 8 năm 2006 và các văn bản chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về một số biện pháp cấp bách phòng trừ
rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, phải có
phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn
để bảo vệ sản xuất;
- Chỉ
đạo việc quản lý, vận hành các cống ngăn
mặn, giữ ngọt và các công trình điều tiết
nước, bảo đảm phòng, chống xâm nhập
mặn; hướng dẫn nông dân chuyển đổi mùa
vụ sản xuất đối với các vùng bị khô hạn.
d) Các
địa phương chủ động sử dụng
ngân sách của địa phương năm 2007 theo quy
định để chi cho công tác phòng, chống hạn,
bảo vệ sản xuất và cứu trợ dân sinh
kịp thời.
3. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Theo dõi chặt
chẽ tình hình diễn biến thời tiết, khí hậu và
tình hình thiếu nước, khô hạn để chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương triển
khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống
hạn, bảo vệ sản xuất;
- Phối
hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ
đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản
lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ,
thất thoát nước của các hồ chứa, phân
phối nước hợp lý, hiệu quả; đặt
lịch tưới cụ thể và tổ chức
tưới luân phiên, tiết kiệm nước; chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương
rà soát lại kế hoạch điều chỉnh mùa vụ
sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù
hợp với nguồn nước; đối với các
vùng có khó khăn về nguồn nước thì hướng
dẫn các địa phương chuyển từ trồng
lúa sang trồng một số loại cây màu thích hợp;
- Phối hợp
chặt chẽ với Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam trong việc điều tiết, sử
dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước xả
của các hồ Hòa Bình, Thác Bà và các hồ thủy điện
khác để phục vụ sản xuất vụ Đông
Xuân 2006 - 2007;
- Chỉ
đạo, hướng dẫn các địa phương
chủ động phòng, chống cháy rừng trong
điều kiện thiếu nước và nắng nóng, khô
hạn kéo dài;
- Đẩy nhanh
tiến độ thi công các công trình thủy lợi để
đưa vào khai thác sử dụng phục vụ sản xuất;
đối với các hồ chứa đang xây dựng nếu
đủ điều kiện an toàn cũng phải tích nước
chống hạn.
4. Bộ Công nghiệp,
Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp
chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các địa phương có phương án, kế hoạch
cụ thể để thực hiện việc điều
tiết hợp lý nguồn nước ở các hồ Hoà Bình,
hồ Thác Bà và các hồ chứa thuỷ điện khác để
đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu phát điện,
đồng thời đảm bảo nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
5. Bộ Giao
thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn
việc phân luồng, xử lý đảm bảo an toàn giao
thông đường thủy nội địa trong
điều kiện mực nước hệ thống sông
Hồng, sông Thái Bình và các sông xuống thấp.
6. Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quyết định lập Tổ điều hành công tác phòng,
chống hạn do một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn làm Tổ trưởng, có nhiệm
vụ kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành,
địa phương trong việc phòng, chống hạn,
bảo vệ sản xuất và khắc phục hậu
quả do hạn hán gây ra, định kỳ báo cáo Thủ
tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành: Tài nguyên và Môi
trường, Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và Văn phòng Chính phủ cử cán bộ tham gia Tổ
công tác này.
7. Các Bộ,
ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình có
trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn
nước, có phương án chủ động phòng,
chống hạn, thiếu nước để bảo
đảm sản xuất, kinh doanh.
8. Các cơ
quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa
phương và các cơ quan liên quan thông tin kịp thời
về tình hình thời tiết, khí hậu, nguồn
nước để các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp và mọi người dân chủ động
thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn,
bảo vệ sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi
trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
và các Bộ, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc nội
dung Chỉ thị này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng