Thông tư 03/2019/TT-UBDT hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 03/2019/TT-UBDT

Thông tư 03/2019/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
Cơ quan ban hành: Ủy ban Dân tộcSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2019/TT-UBDTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Văn Chiến
Ngày ban hành:25/12/2019Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

02 nhóm chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc

Ngày 25/12/2019, Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư 03/2019/TT-UBDT về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.

Theo đó, Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và các chỉ tiêu liên quan đến người dân tộc thiểu số. Các chỉ tiêu liên quan đến người dân tộc thiểu số gồm 11 nhóm: Dân số người dân tộc thiểu số, lao động và việc làm của người dân tộc thiểu số, thu nhập và chi tiêu hộ dân tộc thiểu số, đói nghèo và an sinh xã hội… Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý Nhà nước về công tác dân tộc gồm 02 nhóm là nhân lực cho công tác dân tộc và tài chính cho công tác dân tộc.

Trong đó, nhóm chỉ tiêu về dân số người dân tộc thiểu số được xác định dựa trên các chỉ tiêu: Dân số người dân tộc thiểu số; Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số; Số hộ dân tộc thiểu số; Cơ cấu hộ dân tộc thiểu số; Tỷ lệ tăng dân số dân tộc thiểu số; Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh ra; Số con bình quân của một người phụ nữ người dân tộc thiểu số.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 06/2014/TT-UBDT.

Xem chi tiết Thông tư 03/2019/TT-UBDT tại đây

tải Thông tư 03/2019/TT-UBDT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 03/2019/TT-UBDT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 03/2019/TT-UBDT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN DÂN TỘC

_________

Số: 03/2019/TT-UBDT

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc

____________
 

Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật, gồm danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê và nội dung chỉ tiêu thống kê.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác thống kê lĩnh vực công tác dân tộc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và tình hình, kết quả công tác dân tộc; làm cơ sở trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc từng thời kỳ; đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về công tác dân tộc của các tổ chức, cá nhân.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc là cơ sở để phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, xây dụng các chương trình điều tra thống kê và sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định pháp luật.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc gồm:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc
a) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc với các nội dung sau:
Xây dựng và phân công thực hiện chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc;
Tổng hợp, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung và chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính của chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc cho phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế;
Xây dựng và thực hiện chương trình điều tra thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc;
Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác thu thập, tổng hợp, xử lý và công bố số liệu thống kê công tác dân tộc.
b) Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng Đề án Tổ chức bộ máy làm công tác thống kê ngành công tác dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt.
c) Vụ, đơn vị có liên quan theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp; căn cứ nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc có trách nhiệm thu thập, tổng hợp trên phạm vi cả nước những chỉ tiêu được được phân công phụ trách, cung cấp cho Vụ Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công bố.
d) Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
đ) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông tư này.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Giao Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh là cơ quan đầu mối tại địa phương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, các chỉ tiêu thống kê trên địa bàn; bố trí công chức, kinh phí và các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo thực hiện công tác thống kê.
b) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cơ quan chuyên môn khác thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc thu thập, tổng hợp các thông tin thống kê trên địa bàn thuộc lĩnh vực được giao, cung cấp cho cơ quan công tác dân tộc cùng cấp.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020 và thay thế Thông tư số 06/2014/TT-UBDT ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Uỷ ban Dân tộc (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

Thủ tướng Chính phủ;

Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;

Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm;

Các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;

Cổng TTĐT Chính phủ;

Cổng TTĐT Ủy ban Dân tộc;

Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

Công báo;

Lưu: VT, KHTC (05).

B TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

 

 

 

 

 

Đỗ Văn Chiến

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-UBDT, ngày 25/12/2019

của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

STT

số

Tên nhóm/chỉ tiêu

1

2

3

 

 

I. Các chỉ tiêu liên quan đến người dân tộc thiểu số

 

 

1. Dân số người dân tộc thiểu số

1.

0101

Dân số người dân tộc thiểu số

2.

0102

Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số

3.

0103

Số hộ dân tộc thiểu số

4.

0104

Cơ cấu hộ dân tộc thiểu số

5.

0105

Tỷ lệ tăng dân số dân tộc thiểu số

6.

0106

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số

7.

0107

Số con bình quân của một phụ nữ dân tộc thiểu số

 

 

2. Lao động, việc làm của người dân tộc thiểu số

8.

0201

Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

9.

0202

Số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm trong nền kinh tế

10.

0203

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm so với lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

11.

0204

Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo của người dân tộc thiểu số

12.

0205

Số lượng, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp

13.

0206

Số lượng, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm

14.

0207

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số làm nghề thủ công truyền thống

15.

0208

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số làm dịch vụ du lịch, sản xuất, kinh doanh

 

 

3. Thu nhập và chỉ tiêu hộ dân tộc thiểu số

16.

0301

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số

17.

0302

Chỉ tiêu bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số

 

 

4. Đói nghèo và an sinh xã hội

18.

0401

Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số

19.

0402

Số lượng, tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số

20.

0403

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi

21.

0404

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi

22.

.0405

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có các trang thiết bị cơ bản phục vụ sinh hoạt của hộ

23.

0406

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số khuyết tật

24.

0407

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tựa

25.

0408

Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số di cư tự do

26.

0409

Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số du canh, du cư

27.

0410

Số người dân tộc thiểu số làm thuê qua biên giới

 

 

5. An toàn xã hội và an ninh trật tự

28.

0501

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số nghiện ma túy

29.

0502

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/ AIDS

30.

0503

Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số tham gia trao đổi, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy

31.

0504

Số vụ, số người là phụ nữ, trẻ em người dân tộc thiểu số bị mua bán

32.

0505

Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số buôn lậu qua biên giới

33.

0506

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống

34.

0507

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tảo hôn

 

 

6. Văn hóa, xã hội người dân tộc thiểu số

35.

0601

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trạng phục

truyền thống của dân tộc mình

36.

0602

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình

37.

0603

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên người biết đọc và viết chữ của dân tộc mình

38.

0604

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết/không biết tiếng của dân tộc mình

39.

0605

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông

40.

0606

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình

41.

0607

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình

42.

0608

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát dân ca, dân vũ của dân tộc mình

43.

0609

Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/ nhà sinh hoạt cộng đồng

44.

0610

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được nghe đài tiếng nói VN/ đài địa phương

45.

0611

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được xem truyền hình trung ương/ địa phương

 

 

7. Tiếp cận giáo dục của người dân tộc thiểu số

46.

0701

Số lượng trường phổ thông của vùng dân tộc thiểu số

47.

0702

Số giáo viên người dân tộc thiểu số

48.

0703

Số lượng, tỷ lệ các trường, điểm trường có đủ cơ sở vật chất đạt chuẩn

49.

0704

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi mù chữ, tái mù chữ

50.

0705

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết Tiếng Việt

51.

0706

Số lượng, tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo

52.

0707

Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học

53.

0708

Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở

54.

0709

Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học phổ thông

55.

0710

Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học

56.

0711

Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban

57.

0712

Số lượng, tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đến trường

58.

0713

Số lượng người dân tộc thiểu số đang theo học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ

59.

0714

Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của người dân tộc thiểu số

60.

0715

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ

61.

0716

Số lượng, tỷ lệ người tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học có việc làm/chưa có việc làm

 

 

8. Tiếp cận y tế của người dân tộc thiểu số

62.

0801

Số lượng, tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đạt chuẩn)

63.

0802

Số lượng, tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sĩ

64.

0803

Số lượng, tỷ lệ trạm y tế xã vùng DTTS có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

65.

0804

Số bác sĩ, y tá, nhân viên y tế là người dân tộc thiểu số

66.

0805

Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế

67.

0806

Tỷ suất chết của người mẹ DTTS trong thời gian thai sản

68.

0807

Số lượng, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai của người dân tộc thiểu số

69.

0808

Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

70.

0809

Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cơ sở y tế

71.

0810

Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đẻ tại nhà (có/không có bà đỡ)

72.

0811

Số lượng, tỷ lệ ca sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số được nhân viên y tế có kỳ năng đỡ

73.

 

0812

 

Tỷ suất chết của trẻ em người DTTS dưới 1 tuổi

 

74.

0813

Tỷ suất chết của trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi

75.

0814

Tỷ lệ trẻ em người DTTS dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

76.

0815

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

77.

0816

Số lượng, tỷ lệ người DTTS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh

78.

0817

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số dùng màn/ không dùng màn tránh muỗi

 

 

9. Tiếp cận cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số

79.

0901

Diện tích đất ở bình quân của một hộ dân tộc thiểu số

80.

0902

Số hộ dân tộc thiếu đất ở

81.

0903

Số hộ dân tộc thiếu đất sản xuất

82.

0904

Số lượng gia súc bình quân một hộ dân tộc thiểu số

83.

0905

Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được cứng hoá từ trung tâm xã đến các thôn bản

84.

0906

Tình trạng đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

85.

0907

Số lượng chợ trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

86.

0908

Số doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

87.

0909

Diện tích, tỷ lệ phần trăm đất canh tác được tưới tiêu bình quân hàng năm trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

88.

0910

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có Internet

89.

0911

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia

90.

0912

Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia

91.

0913

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

92.

0914

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố

93.

0915

Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh

94.

0916

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở

95.

0917

Số lượng, tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số

 

 

10. Cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số

96.

1001

Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng các cấp

97.

1002

Số lượng, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số

98.

1003

Số lượng, tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số

99.

1004

Số lượng, tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan

Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên

100.

1005

Số lượng, tỷ lệ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

101.

1006

Số lượng, tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị xã hội

102.

1007

Số lượng người có uy tín vùng dân tộc thiểu số

 

 

11. Tôn giáo của người dân tộc thiểu số

103.

1101

Số lượng các tín đồ tôn giáo là người dân tộc thiểu số

104.

1102

Số lượng chức sắc, chức việc tôn giáo là người dân tộc thiểu số

105.

1103

Số cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

 

 

II. Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý nhà nước về công tác dân tộc

 

 

12. Nhân lực cho công tác dân tộc

106.

1201

Số lượng công chức trong cơ quan công tác dân tộc các cấp

107.

1202

Số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân tộc

108.

1203

Số công chức, viên chức trong cơ quan công tác dân tộc các cấp được đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đào tạo khác

 

 

13. Tài chính cho công tác dân tộc

109.

1301

Chi cho các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia về công tác dân tộc

110.

1302

Số các chương trình, dự án dành cho các dân tộc thiểu số

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-UBDT, ngày 25/12/2019

của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

I. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU S

1. Dân số người dân tộc thiểu số

0101. Dân số người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Dân số người dân tộc thiểu số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc có ghi rõ:

“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra. Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha. Tuy nhiên, đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ.

Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú”, khái niệm này phản ánh những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở hay chưa. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:

a) Những người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

b) Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

c) Những người “tạm vắng” bao gồm:

- Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v...;

- Những người đang bị tạm giữ;

- Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê chưa đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tôn giáo;

- Nhóm tuổi;

- Tình trạng hôn nhân;

- Trình độ học vấn;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0102. Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

a) Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số theo giới tính

Tỷ số giới tính người dân tộc thiểu số cho biết có bao nhiêu nam tính trên 100 nữ của tập hợp dân số người dân tộc thiểu số đã cho.

Tỷ số giới tính người dân tộc thiểu số (%)

=

Số nam người dân tộc thiểu số

x 100

Số nữ người dân tộc thiểu số

 

b) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo nhóm tuổi

Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.

Tuổi tròn được xác định như sau:

Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh

Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) tháng điều tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1

Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi. Tuy nhiên, khi phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, người ta vẫn tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:

(1) Theo nhóm 5 độ tuổi:

- 0 tuổi;

- 1-4 tuổi;

- 5-9 tuổi;

- 10-14 tuổi;

...

- 75-79 tuổi;

- 80-84 tuổi;

- 85 tuổi trở lên.

Riêng nhóm 1 -4 tuổi nhiều khi người ta tách riêng theo từng độ tuổi một.

(2) Theo nhóm 10 độ tuổi:

- 0 tuổi;

- 1-9 tuổi;

- 10-19 tuổi;

- 20-29 tuổi;

...

- 70-79 tuổi;

- 80-84 tuổi;

- 85 tuổi trở lên.

Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục - đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v...

c) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình hoặc theo phong tục, tập tục của từng nước, từng địa phương.

Tình trạng hôn nhân bao gồm các phân tổ:

- Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;

- Có vợ/có chồng;

- Goá (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn);

- Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);

- Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).

d) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Theo Luật giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Giáo dục chính quy gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Các khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:

- Tình trạng đi học là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục - đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.

- Biết đọc biết viết là khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

- Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được gồm:

+ Học vấn phổ thông:

Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong (được lên lớp hoặc tốt nghiệp);

đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học - 1);

+ Sơ cấp: là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ) các trường sơ cấp nghề;

+ Trung cấp: là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng) bậc trung cấp nghề;

+ Cao đẳng: là những người đã tốt nghiệp cao đẳng (thường đã được cấp bằng cử nhân cao đẳng);

+ Đại học là những người đã tốt nghiệp đại học (thường đã được cấp bằng cử nhân đại học);

+ Trên đại học là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp học vị) thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học.

- Phân tổ chủ yếu

+ Tình trạng đi học:

Đang đi học;

Đã thôi học;

Chưa bao giờ đi học;

+ Trình dộ học vấn cao nhất:

Chưa tốt nghiệp tiểu học;

Tốt nghiệp tiểu học;

Tốt nghiệp trung học cơ sở;

Tốt nghiệp trung học phổ thông;

Tốt nghiệp sơ cấp nghề;

Tốt nghiệp trung cấp nghề;

Tốt nghiệp cao đẳng;

Tốt nghiệp đại học;

Thạc sỹ;

Tiến sỹ.

e) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo tôn giáo

Tôn giáo là một tổ chức gồm những người có chung niềm tin vào một giáo lý nhất định. Trong điều tra thống kê, tôn giáo được hiểu theo hai cấp độ khác nhau:

+ Người có niềm tin hoặc tín ngưỡng vào một giáo lý tôn giáo nhất định;

+ Người đã gia nhập tín đồ của một tôn giáo. Tín đồ khác với tín ngưỡng ở chỗ, ngoài niềm tin hoặc đức tin, tín đồ còn phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn và được tổ chức tôn giáo kết nạp làm tín đồ của tôn giáo đó.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Tình trạng hôn nhân;

- Trình dộ học vấn.

- Tôn giáo

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0103. Số hộ dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Hộ người dân tộc thiểu số (viết tắt là hộ) là một đơn vị xã hội. Hộ gia đình người dân tộc thiểu số là hộ gia đình có chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số. Trong thống kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai.

Hộ dân tộc thiểu số là các hộ đáp ứng ít nhất một trong ba điều kiện sau đây:

- Chủ hộ là người dân tộc thiểu số;

- Vợ hoặc chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số;

- Hộ có tỷ lệ thành viên là người dân tộc thiểu số chiếm từ 50% trở lên.

Chỉ tiêu thống kê này chỉ bao gồm loại “hộ dân cư”, không tính các loại “hộ đặc thù” (do quân đội, công an hoặc các đơn vị do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý theo chế độ riêng,...).

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0104. Cơ cấu hộ dân tộc thiểu số        

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ cấu hộ người dân tộc thiểu số theo quy mô hộ được tính bằng cách lấy tổng số hộ có cùng một quy mô (ví dụ 2 người trong một hộ) chia cho tổng số hộ nghiên cứu và nhân với 100.

Công thức tính:

Cơ cấu hộ người dân
tộc thiểu số có n
người (%)

=

Tổng số hộ người dân tộc thiểu số có n người

x 100

Tổng số hộ người dân tộc thiểu số nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Quy mô hộ;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0105. Tỷ lệ tăng dân số dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ tăng dân số chung của người dân tộc thiểu số (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) là tỷ suất mà theo đó dân số dân tộc thiểu số được tăng lên (hay giảm đi) trong một thời kỳ (thường tính cho một năm lịch) do tăng tự nhiên và di cư thuần, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).

Công thức tính:

GR = CBR - CDR + IMR - OMR

Trong đó:

GR: Tỷ lệ tăng dân số chung dân tộc thiểu số;

CBR: Tỷ suất sinh thô dân tộc thiểu số;

CDR: Tỷ suất chết thô dân tộc thiểu số;

IMR: Tỷ suất nhập cư dân tộc thiểu số;

OMR: Tỷ suất xuất cư dân tộc thiểu số.

Hay: GR = NIR + NMR

Trong đó:

NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dân tộc thiểu số;

NMR: Tỷ lệ di cư thuần dân tộc thiểu số.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0106. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị triển vọng một người dân tộc thiểu số mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì.

Công thức tính:

edt

=

T0

l0

Trong đó:

edt - Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số;

T0 - Tổng số năm của những người dân tộc thiểu số mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;

l0 - Số người dân tộc thiểu số sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát).

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính toán từ Bảng sống. Bởi vậy, một trong những phương pháp tính chỉ tiêu này là phải lập bảng sống cho dân số cần nghiên cứu.

Bảng sống (hay còn gọi là Bảng chết) là một bảng thống kê bao gồm nhưng chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Bảng sống chỉ ra rằng từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi,...,100 tuổi,...; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.

Ba phương pháp cơ bản để lập bảng sống được trình bày tóm tắt như sau:

(1) Phương pháp lập bảng sống dựa trên số liệu về số người chết và phân bố dân số theo độ tuổi (tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi-ASDRx)

Theo phương pháp này, việc lập bảng sống dựa trên hai loại số liệu: (i) số người chết chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) thu thập được trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 12 tháng), và (ii) dân số chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) tại thời điểm có liên quan đến thời kỳ thu thập số người chết đó. Từ hai loại số liệu này có thể tính được tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) và xác suất chết theo từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi (qx).

- Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (ASDRX) cho biết, bình quân cứ 1000 dân ở độ tuổi x sẽ có bao nhiêu người chết trong năm. Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi được tính theo công thức:

ASDRX = Dx / t.Px

Trong đó:

ASDRX: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x);

Dx : Số người chết trong độ tuổi (x) trong khoảng thời gian t; Px : Dân số trung bình của độ tuổi (x);

t : Khoảng thời gian tính theo năm.

- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (x), có thể tính được xác suất chết trong độ tuổi (x) theo công thức:

qx =

2. mx

2 + mx

mx: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x) của bảng sống tương ứng với ASDRX trong thực tế.

- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n), có thể tính được xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n) theo công thức:

nqx =

n. nmx

1 + n. nax. nmx

Trong đó:

nqx: Xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n);

nmx: Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n) của Bảng sống tương ứng với nASDRx trong thực tế;

nax: Số năm trung bình mà những người chết ở nhóm tuổi (x, x+n) sống được trong nhóm tuổi đó;

n: Độ dài của nhóm tuổi (x, x+n).

(2) Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi của hai cuộc tổng điều tra dân số gần nhất)

Nếu hai cuộc tổng điều tra được tiến hành cách nhau 10 năm, thì dân số ở độ tuổi 10 tuổi của cuộc TĐTDS sau sẽ chính là số người ở độ tuổi 0 tuổi của cuộc TĐTDS lần trước còn sống sót. Bởi vậy, từ số liệu của hai cuộc TĐTDS, người ta có thể xác định được xác suất sống (và sau đó là xác suất chết) theo độ tuổi và lập được bảng sống trong đó có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t được xác định theo công thức:  tpx = P1x+t/ P0X

Trong đó:

tpx : Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t;

P0X : Dân số độ tuổi x của cuộc TĐTDS trước;

P1x+t: Dân số độ tuổi x+t của cuộc TĐTDS sau;

t: Khoảng thời gian giữa hai cuộc TĐTDS gần nhất tính theo năm.

Từ xác xuất sống tpx, sử dụng Bảng sống mẫu có thể xác định được xác suất sống trong độ tuổi (x) và các chỉ tiêu còn lại của Bảng sống.

(3) Phương pháp ước lượng gián tiếp qua số liệu về tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và Bảng sống mẫu

Do giá trị của tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chết của trẻ em, nhất là tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, nên khi biết tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, người ta có thể lập Bảng sống và ước lượng tuổi thọ trung bình của dân số thông qua Bảng sống mẫu.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được tính theo công thức:

IMR = D0/ B

Trong đó:

D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi 0 tuổi trong năm;

B: Số trẻ em sinh trong năm.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0107. Số con bình quân của một phụ nữ người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số con bình quân của một phụ nữ người dân tộc thiểu số hay Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ người dân tộc thiểu số (hoặc một nhóm phụ nữ người dân tộc thiểu số) trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác là nếu người phụ nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi,..., cho đến 49 tuổi).

Công thức tính:

Thông tư 03/2019/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc 

Trong đó:

Bx : Là số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ người dân tộc thiểu số (x) tuổi;

x : Là khoảng tuổi 1 năm;

Wx: Là số phụ nữ người dân tộc thiểu số (x) tuổi có đến giữa năm tính toán.

Các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được cộng dồn từ x =15 tới x = 49.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

2. Lao động, việc làm của người dân tộc thiểu số

0201. Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số bao gồm những người người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người người dân tộc thiểu số thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

Có một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao động người dân tộc thiểu số (mức độ tham gia hoạt động kinh tế) như sau:

a) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người dân tộc thiểu số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động người dân tộc thiểu số - LLLĐdt) chiếm trong tổng dân số người dân tộc thiểu số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia

LLLĐdt thô (%)

=

Số người dân tộc thiểu số tham gia LLLĐdt

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

b) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ tham gia LLLĐdt thô” khi chỉ tính những người dân tộc thiểu số trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

Tỷ lệ tham gia LLLĐdt chung (%)

=

Dân số người dân tộc thiểu số 15 tuổi trở lên (tham gia LLLĐdt)

x 100

Dân số người dân tộc thiểu số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao.

c) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ tham gia LLLĐdt trong độ tuổi lao động là số phần trăm những người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số người dân tộc thiếu số trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy định "tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lại là "ngoài tuổi lao động".

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia

LLLĐdt trong độ tuổi lao động (%)

=

Dân số người dân tộc thiểu số tham gia (LLLĐdt) trong tuổi lao động

x 100

Dân số người dân tộc thiểu số trong tuổi lao động

d) Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo giới tính

Cả ba số đo về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo giới tính.

đ) Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo tuổi

Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo tuổi là tỷ lệ hoạt động kinh tế tính cho một độ/nhóm tuổi xác định. Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo độ/nhóm tuổi (a) (%)

=

Dân số người dân tộc thiểu số tham gia LLLĐdt độ tuổi/nhóm tuổi (a)

x 100

Dân số người dân tộc thiểu số độ/nhóm tuổi (a)

Trong đó, (a) là một độ tuổi/nhóm tuổi xác định.

Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0202. Số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm trong nền kinh tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm/làm việc bao gồm những người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát), thuộc một trong các loại sau đây:

- Có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 1 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho gia đình và bản thân.

- Không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/ công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá một tháng).

Bên cạnh đó, những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người đang làm việc (có việc làm):

(1) Những người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong cơ sở tuyển dụng;

(2) Những người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

(3) Những người làm việc trong các hộ/ cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

(4) Những người làm việc vì mục đích tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công, lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ. Những người này bao gồm:

(i) Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

(ii) Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế;

- Nghề nghiệp;

- Vị thế việc làm;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0203. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số là số người dân tộc thiểu số có việc làm tính bình quân trên 100 người trong lực lượng lao động người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số (%)

=

Số người dân tộc thiểu số có việc làm

x 100

Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực ưạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0204. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo của người dân tộc thiểu số cho biết số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm đã được đào tạo chiếm trong tổng số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động có việc
làm đã qua đào tạo của
người dân tộc thiểu số
(%)

=

Số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

x 100

Tổng số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm tại thời điểm (t)

Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

(a) Là người lao động dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế (xem Chỉ tiêu 0202: “Số lao động người dân tộc thiểu số có việc làm trong nền kinh tế”); và

(b) Là người dân tộc thiểu số đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0205. Số lượng, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người dân tộc thiểu số thất nghiệp là những người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên, trong thời kỳ tham chiếu đẫ hội đủ các yếu tố sau đây: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc.

Số người dân tộc thiểu số thất nghiệp còn bao gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm việc do:

- Đã chắc chắn có được công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;

- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;

- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;

- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm, đau tạm thời.

Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người dân tộc thiểu số thất nghiệp với lực lượng lao động người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp (%)

=

Số người dân tộc thiểu số thất nghiệp

x 100

Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiêm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0206. Số luợng, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người dân tộc thiểu số thiếu việc làm là những người dân tộc thiểu số có việc làm; thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ trong thời gian tham chiếu.

Trong đó:

Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.

Sẵn sàng làm thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tham chiếu (một tuần) nếu có cơ hội làm thêm giờ thì họ sẵn sàng làm ngay.

Làm việc dưới 35 giờ, nghĩa là họ đang làm việc dưới ngưỡng thời gian 35 giờ đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu.

Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm cho biết số người dân tộc thiểu số thiếu việc làm trong 100 người dân tộc thiểu số có việc làm. Công thức tính:

Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm (%)

=

Số người dân tộc thiểu số thiếu việc làm

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số đang làm việc

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0207. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số làm nghề thủ công truyền thống

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ dân tộc thiểu số làm nghề thủ công truyền thống là số hộ tổ chức sản xuất hoặc tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống. Các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS thường ghi đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của dân tộc đó. Một số nghề thủ công truyền thống phổ biến: may mặc, mây tre đan, gốm sứ, điêu khắc gỗ, thêu ren, sơn mài, dệt thủ công, kim khí... Nhiều hộ DTTS vẫn làm nghề thủ công truyền thống để tạo thu nhập, đồng thời bảo tồn được giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc mình.

Được tính là làm nghề thủ công truyền thống nếu sản phẩm làm ra của hộ được trao đổi trên thị trường.

Một số nghề thủ công truyền thống chỉ làm theo mùa vụ. Nghĩa là đến thời điểm điều tra có thể hộ tạm ngừng hoạt động làm nghề (nghỉ mùa vụ) và chắc chắn sẽ quay lại thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đó vào mùa vụ tiếp theo, được xác định là có làm nghề thù công truyền thống.

Công thức tính tỷ lệ hộ:

Tỷ lệ hộ DTTS làm nghề thủ công truyền thống (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số làm nghề thủ công truyền thống

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

3. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Kỳ công bố: 5 năm

5. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0208. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số làm dịch vụ du lịch, sản xuất, kinh doanh

1. Khái niệm, phương pháp tính

a. Hộ làm dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Do một số nghề dịch vụ du lịch được làm theo mùa (một khoảng thời gian nhất định trong năm). ĐTV cần hỏi và ghi số tháng làm việc bình quân trong khoảng thời gian 1 năm trước thời điểm điều tra nếu câu trả lời của hộ là “Có”.

Hộ làm nghề dịch vụ du lịch được hiểu là hình thức hộ đứng ra tổ chức và điều hành trong lĩnh vực dịch vụ du lịch như dịch vụ cho thuê xe đạp, chụp ảnh, ăn uống....

Không tính là “Có” nếu trường hợp thành viên hộ làm cho các công ty du lịch, hộ khác.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS làm dịch vụ du lịch (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số làm dịch vụ du lịch

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

b. Hộ sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi

- Hộ sản xuất nông nghiệp: hộ trồng trọt và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là hộ sản xuất kinh doanh khi các sản phẩm của hộ chủ yếu sản xuất ra với mục đích để bán.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS sản xuất nông nghiệp (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số sản xuất nông nghiệp

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

c. Hộ sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản: là hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp/thuỷ sản như trồng rừng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản...

Hộ nhận giao khoán chăm sóc rừng không xác định là hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS sản xuất lâm nghiệp thuỷ sản (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số sản xuất lâm nghiệp thủy sản

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

d. Hộ sản xuất kinh doanh khác: bao gồm hộ thực hiện sản xuất kinh doanh trong: công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, vận tải, và các hộ dịch vụ khác;

Không tính là hộ sản xuất kinh doanh đối với các hộ nhận gia công hàng hóa, hộ sản xuất sản phẩm chủ yếu cho gia đình sử dụng.

Một số hộ sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, nghĩa là đến thời điểm điều tra có thể hộ tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh (nghỉ mùa vụ) và chắc chắn sẽ quay lại thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đó vào mùa vụ tiếp theo.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS sản xuất kinh doanh khác (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh khác

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Loại hình kinh tế;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

3. Thu nhập và chỉ tiêu hộ dân tộc thiểu số

0301. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho số nhân khẩu bình quân năm của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức tính như sau:

Thu nhập bình quân đầu người của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng

=

Tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

: 12 tháng

Số nhân khẩu bình quân năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (người)

Thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Nguồn thu nhập gồm:

+ Thu từ tiền công, tiền lương;

+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

+ Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

+ Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm ...

+ Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là số hộ nghèo người dân tộc thiểu số theo tiếp cận chuẩn đa chiều.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xâ hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0302. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng được tính bằng cách chia tổng chỉ tiêu trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.

Công thức như sau:

Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng

=

Tổng chi tiêu trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

: 12 tháng

Số nhân khẩu bình quân năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (người)

Chi tiêu của hộ gia đình người dân tộc thiểu số là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Các khoản chi tiêu gồm:

- Lương thực, thực phẩm, đồ uống, hút;

- Quần áo và giày dép;

- Nhà ở, điện, ga, nước và nhiên liệu khác;

- Đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng thông thường;

- Y tế;

- Vận tải;

- Truyền thông;

- Giải trí và văn hoá;

- Giáo dục;

- Nhà hàng và khách sạn;

- Chi khác cho tiêu dùng.

Chi tiêu của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ, hoàn tạm ứng... và những khoản chi tương tự.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

4. Đói nghèo và an sinh xã hội

0401. Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số là số hộ nghèo người dân tộc thiểu số theo tiếp cận chuẩn đa chiều.

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngàỵ 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm:

a) Tiêu chí về thu nhập: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, được đo bằng 10 chỉ số, gồm: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2016- 2020 quy định hộ nghèo cho giai đoạn 2016-2020 gồm:

a) Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bàn trở lên.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số là tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo người dân tộc thiểu số theo tiếp cận đa chiều trên tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số (%)

=

Số hộ nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số tiếp cận chuẩn đa chiều

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0402. Số lượng, tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số là số hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số theo tiếp cận chuẩn đa chiều.

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn cận nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020 quy định các tiêu chi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm:

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội bản.

b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tỷ lệ hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số là tỷ lệ phần trăm số hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số theo tiếp cận đa chiều trên tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ cận nghèo DTTS (%)

=

Số hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số tiếp cận chuẩn đa chiều

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0403. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi là số hộ người dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi là tỷ lệ phần trăm số hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi trên tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS được vay vốn ưu đãi (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Mục đích vay vốn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0404. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi là số hộ người dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi là tỷ lệ phần trăm số hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi trên tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ DTTS có nhu cầu được vay vốn ưu đãi (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Mục đích vay vốn

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0405. Các trang thiết bị cơ bản phục vụ sinh hoạt của hộ dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng các loại thiết bị sinh hoạt của hộ dân cư, không phân biệt loại thiết bị sinh hoạt này có thuộc quyền sở hữu của hộ hay không. Các thiết bị sinh hoạt cơ bản gồm: đài cat-set; Tivi, máy vi tính, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ, mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô, tàu, xuồng, ghe.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có thiết bị cơ bản phục vụ sinh hoạt của hộ (%)

=

Số hộ dân tộc thiểu số có thiết bị

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số được nghiên cứu

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Loại trang thiết bị;

-  Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê.

0406. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số khuyết tật

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người dân tộc thiểu số khuyết tật là người dân tộc thiểu số bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng được biểu hiện dưới các dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật được xác định theo phương pháp tiếp cận dựa vào khung Phân loại quốc tế về thực hiện chức năng (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới, theo đó đánh giá khả năng và mức độ thực hiện các chức năng của cấu trúc cơ thể để từ đó đánh giá khuyết tật.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số khuyết tật là phần trăm số người dân tộc thiểu số khuyết tật so với tổng số người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số khuyết tật (%)

=

Số người dân tộc thiểu số khuyết tật

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Nhóm tuổi;

- Loại tật;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0407. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tựa

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tự là những người nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên sống độc thân hoặc còn vợ hoặc chồng nhưng không có con, cháu, người thân thích để trông nom, không có nguồn thu nhập nào để sinh sống.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tựa (%)

=

Số người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tựa

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0408. Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số di cư tự do

1. Khái niệm, phương pháp tính

Di cư là sự chuyển dịch của con người từ đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lành thổ khác trong thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Di cư tự do là di cư tự phát không do Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội nào bảo trợ hoặc đầu tư trong quá trình di chuyển. Người di cư tự quyết định từ việc lựa chọn địa bàn nhập cư đến trang trải mọi phí tổn di chuyển, tìm việc làm, chuẩn bị chỗ ở.

Số hộ di cư tự do là số hộ tự do thay đổi chỗ ở để tìm một chỗ ở mới tốt hơn, phù hợp hơn chỗ cũ để định cư.

Số khẩu di cư tự do là số người tự do thay đổi chỗ ở để tìm một chỗ ở mới tốt hơn, phù hợp hơn chỗ cũ để định cư.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0409. Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số du canh, du cư

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số hộ du canh, du cư là số hộ thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam.

Số khẩu du canh, du cư là số người thường xuyên thay đổi nơi ơ và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0410. Số người dân tộc thiểu số làm thuê qua biên giới

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người dân tộc thiểu số làm thuê qua biên giới là lao động dân tộc thiểu số làm việc qua biên giới (bao gồm cả hợp pháp và không hợp pháp).

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

5. An toàn xã hội và an ninh trật tự

0501. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số nghiện ma túy

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chất  ma tuý là chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hoá học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.

Nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc vào chất ma tuý. Người nghiện ma tuý là người thường xuyên sử dụng ma tuý tới mức tình trạng cơ thể bị phụ thuộc vào các chất gây nghiện như hêrôin, côcain, moocphin, cần xa, thuốc phiện hoặc dưới bất kỳ dạng nào khác (bạch phiến, thuốc lắc...).

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số nghiện ma túy (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số nghiện ma túy

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0502. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

Thống kê người nhiễm AIDS bao gồm những bệnh nhân AIDS và số người chết do AIDS.

Bệnh nhân AIDS là người bị nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.

Người chết do AIDS là người bị nhiễm HIV, sau đó chuyển sang bệnh nhân AIDS và chết do căn bệnh này.

Số người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến ca cuối của kỳ báo cáo.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS (%)

=

Số người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS

 

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0503. Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số tham gia trao đổi, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số vụ buôn bán ma túy là số vụ việc mà các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn được các đối tượng tham gia trao đổi, tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy và được lập hồ sơ quản lý.

Số cá nhân buôn bán ma túy là số người tham gia thực hiên các hành vi trái phép như trao đổi, tàng trừ và mua bán các chất ma túy bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Bộ Công an.

0504. Số vụ, số người là phụ nữ, trẻ em người dân tộc thiểu số bị mua bán

1. Khái niệm, phương pháp tính

Mua bán người và các hành vi có liên quan đến mua bán người bao gồm:

(a) Chuyển giao người có nhận tiền, tài sản, lợi ích khác;

(b) Chuyển giao người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

(c) Tiếp nhận người có trả tiền, tài sản, lợi ích khác;

(d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

(đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại các điểm (a), (b);

(e) Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm (a), (b) và (đ);

(f) Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm (a), (b), (c), (d) và (đ);

Đối với việc chuyển giao, tiếp nhận người có nhận và trả tiền, tài sản với tính chất là một khoản thù lao theo quy định của pháp luật thì không phải là hành vi mua bán người.

Tội mua bán người được quy định trong Bộ Luật hình sự gồm:

Điều 119. Tội mua bán phụ nữ.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Các nạn nhân sau khi được giải cứu sẽ được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng hoặc được chuyển vào Trung tâm bảo trợ xã hội.

Chỉ tiêu này được tính bằng cách thống kê số vụ, số cá nhân mua bán phụ nữ hoặc trẻ em đã bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Bộ Công an.

0505. Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số buôn lậu qua biên giới

1. Khái niệm, phương pháp tính

Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí, đá quý, nhưng vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.

Số vụ buôn lậu là số vụ việc thực hiện các hành vi buôn bán trái phép nêu trên bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.

Số cá nhân buôn lậu là số người thực hiện các hành vi buôn bán trái phép nêu trên bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc.

0506. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người kết hôn cận huyết thống bao gồm:

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;

- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống(%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số kết hôn cận huyết thống

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0507. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tảo hôn

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tảo hôn (%)

=

Số người dân tộc thiểu số tảo hôn

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số cùng thời điểm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

6. Văn hóa, xã hội người dân tộc thiểu số

0601. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trang phục truyền thống là những trang phục đặc trưng của mỗi dân tộc dùng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Một số trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số như sau: quần, áo,...

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống được xác định bằng công thức như sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống (%)

=

Số người dân tộc thiểu số có mặc trang phục truyền thống tại thời điểm báo cáo

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0602. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mìnhsố hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng nhà truyền thống của dân tộc mình để sinh hoạt.

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng nhà truyền thống của dân tộc mình để sinh hoạt trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định.

Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng nhà truyền thống của dân tộc mình

x 100

Tổng số hộ gia đinh người dân tộc thiểu số

Hộ gia đình ở nhà truyền thống là các hộ dùng nhà truyền thống vào mục đích sinh hoạt hàng ngày

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0603. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình là số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm (t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ của dân tộc mình).

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình là tỷ lệ giữa số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm (t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ của dân tộc mình) so với tổng số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0604. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết/không biết tiếng của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng người dân tộc thiểu số biết/không biết tiếng của dân tộc mình là số lượng người dân tộc thiểu số không biết/không biết tiếng nói của dân tộc mình (có thể/ không thể nghe, nói và không hiểu được một câu đơn giản bằng tiếng của dân tộc mình).

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết/không biết tiếng của dân lộc mình là tỷ lệ giữa dân số không biết tiếng tại thời điểm (t) biết/không biết tiếng nói (có thể/ không thể nghe, nói và không hiểu được một câu đơn giản bằng tiếng của dân tộc mình) so với tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số không biết tiếng của dân tộc mình (%)

=

Số người dân tộc thiểu số không biết tiếng của dân tộc mình

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0605. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông là số lượng người dân tộc thiểu số có thể nghe, nói và hiểu được tiếng phổ thông (Tiếng Việt).

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông là tỷ lệ giữa số người dân tộc thiểu số tại thời điểm (t) biết tiếng (có thể nghe, nói và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ phổ thông) so với tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông (%)

=

Số người dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính,

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0606. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Lễ hội truyền thống là những lễ hội mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc thường diễn ra vào những dịp lễ tết, những ngày hội truyền thống của mỗi dân tộc,...

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số hiểu biết về lễ hội truyền thống được xác định bằng công thức như sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình (%)

=

Số người dân tộc thiểu số hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0607. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhạc cụ truyền thống là những nhạc cụ mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc thường sử dụng vào những dịp lễ tết, những ngày hội truyền thống của mỗi dân tộc,...

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình được xác định bằng công thức như sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình (%)

=

Số người dân tộc thiểu số biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0608. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết hát bài hát dân ca, dân vũ của dân tộc mình

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ số người dân tộc thiểu số biết hát bài hát dân ca, múa dân vũ của dân tộc mình.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết hát bài hát dân ca/dân vũ của dân tộc mình được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết hát bài hát dân vũ/dân ca của dân tộc mình (%)

=

Số người dân tộc thiểu số biết hát bài hát dân vũ/dân ca của dân tộc mình

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/huyện/xã.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0609. Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc quy định “Vùng dân tộc thiểu số ” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, thôn bản vùng dân tộc thiểu số là các thôn bản có các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định.

Nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân tộc thiểu số và là nơi để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương đến các tầng lớp của người dân tộc thiểu số.

Số nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng được thống kê tính đến cuối kỳ báo cáo.

Tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng

=

Số thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng

x 100

Tổng số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0610. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số đuợc nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe đài tiếng nói VN/ đài địa phương

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe đài tiếng nói VN/ đài địa phương

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói VN/đài địa phương là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói VN/đài địa phương được phát thường xuyên hàng ngày.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0611. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định.

Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình trung ương/địa phương

 

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình trung ương/địa phương

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương là các hộ được xem các chương trình của đài truyền hình Trung ương/địa phương được phát thường xuyên hàng ngày.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

7. Tiếp cận giáo dục của người dân tộc thiểu số

0701. Số lượng trường phổ thông của vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trường phổ thông dân tộc là một cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông dân tộc năm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trường phổ thông dân tộc gồm:

- Trường phổ thông dân tộc nội trú (Quyết định 2590-GDĐT, ngày 14/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú) là trường phổ thông dành cho thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, xa xôi, hẻo lánh... Học sinh được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để ăn học, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú ở trường trong quá trình học tập. Tính chất của trường là phổ thông, dân tộc, đặc điểm nổi bật của trường là nội trú.

Tại Điều 5 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:

+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;

+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố.

Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể giao cho trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ chủ quản có thể giao cho trường Phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS.

- Trường phổ thông dân tộc bán trú (Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú) là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.

Theo khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú: trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường Phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định.

- Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.

- Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

- Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non.

+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 1, tạo điều kiện để tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Loại hình:

Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại trường;

- Cấp học;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0702. Số giáo viên người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.

- Giáo viên mẫu giáo là những người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 5 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.

- Giáo viên nhà trẻ là những người đang trực tiếp chăm sóc trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 1 đến dưới 3 tuổi ở các lớp nhà trẻ trong các trường mầm non.

Giáo viên phổ thông là những người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng cấp học phù hợp. Giáo viên phổ thông chia theo cấp học có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông:

- Giáo viên tiểu học là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học cơ sở là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hộ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học phổ thông là những giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên trung học phổ thông dạy các môn học từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trường/bậc trường;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0703. Số lượng, tỷ lệ các trường, điểm trường có đủ cơ sở vật chất đạt chuẩn

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trường có đủ cơ sở vật chất đạt chuẩn được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất trường học theo quy định. Cụ thể như sau:

Đối với trường mầm non:

Căn cứ điều 9, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

“1. Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

2. Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi;

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ dựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

a) Có các loại phòng theo quy định;

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;

c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý đảm bảo an toàn, trật tự.

4. Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

5. Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên đảm bảo không ô nhiêm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với trường tiểu học:

Căn cứ điều 9, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học đạt chuẩn về cơ sở vật chất nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

“1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi, sân tập

a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt dộng giáo dục;

b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc hàng rào bao quanh;

c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.

2. Tiêu chí 3.2: Phòng học

a) Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quy cách phòng học theo quy định;

b) Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định;

c) Có hệ thống đèn, quạt (ở nơi có điện); có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

3. Tiêu chí 3.3: Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính - quản trị

a) Có phòng giáo dục nghệ thuật, phòng học tin học, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội đáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động giáo dục;

b) Khối phòng hành chính - quản trị đáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính quản trị của nhà trường;

c) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.

4. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

5. Tiêu chí 3.6: Thư viện

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động dạy học;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu hoạt động dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.”

Đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học:

Căn cứ điều 9, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

“1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bài tập

a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;

b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;

c) Khu sân chơi, bài tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

2. Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

a) Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

b) Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;

c) Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.

3. Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị

a) Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;

b) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;

c) Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.

4. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

5. Tiêu chí 3.6: Thư viện

a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;

c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.”

Lưu ý:

- Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất là một trong các tiêu chuẩn đề đánh giá và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, nếu một trường đã có quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia thì được xem là trường có đủ cơ sở vật chất đạt chuẩn.

- Chỉ kê khai các trường đóng trên địa bàn xã/phường/thị trấn. Không kê khai các trường mới xây dựng, chưa có học sinh, chưa đi vào hoạt động hoặc mới giải thể.

Công thức tính tỷ lệ:

Tỷ lệ trường, điểm trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn (%)

=

Số trường, điểm trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn

x 100

Tổng trường, điểm trường

2. Phân tổ:

- Loại trường;

- Cấp học;

- Tỉnh/ Thành phố; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0704. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi mù chữ, tái mù chữ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Người mù chữ: là những người không thể đọc hoặc viết được một câu đơn giản bằng tiếng Việt.

Người tái mù chữ: là những người đã từng biết chữ nhưng đến thời điểm hiện tại không thể đọc hoặc viết được một câu đơn giản bằng tiếng Việt.

Công thức tính tỷ lệ:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi mù chữ (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi mù chữ

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi

 

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi tái mù chữ (%)

=

Số người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi tái mù chữ

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi

2. Phân tổ:

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/ Thành phố; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0705. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng Việt

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng Việt là nhưng người trên 10 tuổi có thể đọc hoặc viết được một câu đơn giản bằng tiếng Việt.

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết tiếng Việt là tỷ lệ phần trăm những người trên 10 tuổi có thể đọc hoặc viết được một câu đơn giản bằng tiếng Việt trên tổng số người dân tộc thiểu số trên 10 tuổi.

Công thức tính tỷ lệ:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, viết tiếng Việt (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số biết đọc, viết tiếng Việt

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

2. Phân tổ:

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/ Thành phố; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0706. Số lượng, tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở cơ quan, xí nghiệp và ở các trường phổ thông.

- Số trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo quy định như sau:

+ Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi: 35 trẻ.

- Số trẻ em học 2 buổi/ngày: là số trẻ em học cả sáng và chiều;

- Số trẻ em học bán trú (được tổ chức ăn trưa): là số trẻ em được tổ chức nấu ăn tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.

Công thức tính tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo như sau:

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo (%)

 

=

Số trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo trong năm học xác định

x 100

Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học mẫu giáo trong cùng năm

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc, chế độ báo cáo thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0707. Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học bao gồm tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung của cấp tiểu học và tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số đang học cấp tiểu học so với tổng số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi được xác định bằng công thức sau:

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp tiểu học (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số đang học tiểu học trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi tiểu học từ 6-10 tuổi trong cùng năm học

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học là phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi được xác định bằng công thức sau:

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi đúng tuổi cấp tiểu học (%)

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số từ 6-10 tuổi đang học tiểu học trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp tiểu học (6-10 tuổi) trong cùng năm học

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0708. Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở bao gồm tỷ lệ học sinh đi học chung của cấp trung học cơ sở và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số đang học cấp trung học cơ sở so với số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học cơ sở (%)

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số đang học trung học cơ sở trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở (11-14 tuổi) trong cùng năm học

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp trung học cơ

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp THCS (%)

 

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 11-14 tuổi đang học THCS trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp THCS (11-14 tuổi) trong cùng năm

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phổ trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0709. Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học phổ thông

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học phổ thông bao gồm tỷ lệ học sinh đi học chung của cấp trung học phổ thông và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số đang học cấp trung học phổ thông so với số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học phổ thông (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số đang học trung học phổ thông trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi trung cấp học phổ thông (15-17 tuổi) trong cùng năm

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 15-17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp THPT (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 15-17 tuổi đang học THPT trong năm học xác định

x 100

Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp THPT (15-17 tuổi) trong cùng năm

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0710. Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học đầu năm học.

Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo lớp và theo cấp.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học lớp n năm học t (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học lớp n năm học t

x 100

Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học lớp n đầu năm học t

 

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m trong năm học t (%)

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m năm học t

x 100

Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m  đầu năm học t

n= 1,2,...,12

m = I, II, III

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trường;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0711. Số lượng, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban năm học t là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban năm học t trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học đầu năm học t.

Tỷ lệ học sinh lưu ban có thể tính theo lớp và theo cấp.

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban lớp n năm học t (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số bị lưu ban lớp n năm học t

x 100

Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học lớp n  đầu năm học t

 

Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban cấp m trong năm học t (%)

 

=

Số học sinh người dân tộc thiểu số bị lưu ban cấp m năm học t

x 100

Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m  đầu năm học t

n=1,2,...,12

m = I, II, III

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trường;

- Dân tộc;

- Giới tính,

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

0712. Số lượng, tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đến trường

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đến trường là số lượng trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học từ mẫu giáo đến phổ thông chưa bao giờ đi học

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đến trường được tính cho độ tuổi mẫu giáo và độ tuổi học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học mẫu giáo (%)

 

=

Số trẻ em độ tuổi mẫu giáo chưa bao giờ đi học

x 100

Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo

 

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học phổ thông (%)

 

=

Số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học phổ thông chưa bao giờ đi học

x 100

Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học phổ thông

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0713. Số lượng người dân tộc thiểu số đang theo học trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ số lượng người dân tộc thiểu số đang theo học trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại thời điểm thống kê.

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp đang theo học

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0714. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất mà người dân tộc thiểu số đạt được: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ

Công thức tính:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ i thông (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên có trình độ i

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên

Trình độ i: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trình độ

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0715. Số luợng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người dân tộc thiểu số tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là số lượng người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp và có bằng phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

Công thức tính tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp cấp trình độ n(%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp trình độ n

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số

n= Phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trình độ

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0716. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học có việc làm

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ số lượng người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp và có bằng/chứng chỉ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học có việc làm

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp trình độ n đã có việc làm (%)

 

=

Số người dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp trình độ n có việc làm

x 100

Tổng số người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp cấp trình độ n

n= sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp trình độ

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

8. Tiếp cận y tế của người dân tộc thiểu số

0801. Số lượng, tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đạt chuẩn)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Xã vùng dân tộc thiểu số: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc quy định “Vùng dân tộc thiểu số ” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, xã vùng dân tộc thiểu số là các thôn bản có các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định.

Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đúng theo tiêu chuẩn) được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (%)

 

=

Số xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố

x 100

Tổng số xã vùng dân tộc thiểu số

2. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0802. Số lượng, tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác s

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ (%)

=

Số trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ

x 100

Tổng số trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0803. Số lượng, tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (%)

=

Số trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

x 100

Tổng số trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0804. Số bác sĩ, y tá, nhân viên y tế là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhân lực y tế người dân tộc thiểu số là toàn bộ những người dân tộc thiểu số hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ.

Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0805. Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhân lực y tế là toàn bộ những người hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ.

Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.

Tỷ lệ thôn, bản vùng dtts có nhân viên y tế (%)

=

Số lệ thôn, bản vùng dtts có nhân viên y tế

x 100

Tổng số thôn, bản vùng dtts

 

                                            

2. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Kỳ công bố: 5 năm

2. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

3. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0806. Tỷ suất chết của người mẹ dân tộc thiểu số trong thời gian thai sản

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số phụ nữ người dân tộc thiểu số chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân khác như sốt rét, tai nạn, tự tử...), đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho dân 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100.000 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong kỳ nghiên cứu.

Công thức tính:

Trong đó:

MRdt - Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản người dân tộc thiểu số;

Dbdt - Số phụ nữ người dân tộc thiểu số chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ trong kỳ nghiên cứu;

Bdt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong kỳ nghiên cứu.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0807. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai của người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phụ nữ mang thai là những người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) đang mang thai. Người phụ nữ mang thai đến cơ sở khám thai được tính khi mỗi lần mang thai dược khám thai ít nhất một lần.

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế khám thai được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ phụ nữ để được khám thai người dân tộc thiểu số (%)

=

Số phụ nữ người đẻ được khám thai người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai

 

 

Số phụ nữ mang thai được khám thai được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0808. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phương pháp tránh thai hiện đại baơ gồm triệt sản nữ, đặt vòng tránh thai, que tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống ngừa thai, bao cao su, các biện pháp màng chắn tránh thai (bao gồm màng ngăn, mũ chụp cổ tử cung và chất diệt tinh trùng dạng bọt, mỡ, kem và xốp đệm tránh thai), phương pháp vô kinh khi con bú, ngừa thai khẩn cấp và các phương pháp hiện đại khác, miếng dán tránh thai hoặc vòng âm đạo. Các biện pháp tránh thai truyền thông bao gồm tính vòng kinh và các phương pháp truyền thống khác không được tính.

Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai và đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại tính trên tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%)

=

Số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai hiện đại

x 100

Tổng số phụ nữ từ 15-49 tuổi có nhu cầu tránh thai

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Tình trạng hôn nhân;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0809. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cơ sở y tế

1. Khái niệm, phương pháp tính

Phụ nữ sinh đẻ tại các cơ sở y tế là những người phụ nữ khi sinh đẻ tại các nơi, địa điểm của cơ sở y tế ở đó có đảm bảo trang thiết bị và nhân lực y tế phục vụ trong quá trình sinh đẻ.

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại các cơ sở y tế được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cơ sở y tế

=

Số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cơ sở y tế

x 100

Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ

 

 

Số phụ nữ sinh đẻ tại các cơ sở y tế được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0810. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà (có/không có bà đỡ)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà (%)

=

Số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà tại thời điểm báo cáo

x 100

Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cùng thời điểm báo cáo

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Có/không có bà đỡ;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0811. Số lượng, tỷ lệ ca sinh của phụ nữ người dân tộc thiểu số được nhân viên y tế có kỹ năng đ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh con được nhân viên có chuyên môn đỡ đẻ được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ ca sinh của phụ nữ dtts được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ (%)

=

Số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh con được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ

x 100

Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0812. Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em người dân tộc thiểu số trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.

Công thức tính:

Thông tư 03/2019/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc

Trong đó:

Idt - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số;

Ddt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm;

Bdt - Tổng số trường hợp trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0813. Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong 5 năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số chết tính bình quân trên 100 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.

Công thức tính:

Trong đó:

Qdt - Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi;

5Ddt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong năm;

Bdt - Tổng số trường hợp trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0814. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:

Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin (%)

=

Số trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định

x 100

Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi trong cùng năm nghiên cứu

 

 

Hiện nay Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam đang triển khai 7 loại vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Đó là các vắc xin BCG (phòng bệnh Lao), vắc xin Viêm gan B, vắc xin DPT (phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván), vắc xin Sởi.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0815. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ít nhất một trong 3 loại: Cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới. Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:

- Bình thường: ≥ - 2SD

- Suy dinh dưỡng:

Độ I (vừa):< - 2SD và ≥ -3SD

Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD

Độ III (rất nặng): < - 4SD

Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.

Công thức tính:

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao theo (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân và đo chiều cao

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại suy dinh dưỡng;

- Mức độ suy dinh dưỡng;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Nhóm tháng tuổi;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0816. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ người dtts sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh (%)

=

Số lượng người dtts sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh

x 100

Số người dtts khám chữa bệnh

 

 

Người dân tộc thiểu số khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bao gồm các loại thẻ y tế như: bắt buộc, tự nguyện, trẻ em,...

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0817. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số dùng màn tránh muỗi

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu dùng màn tránh muỗi là phần trăm hộ dân tộc thiểu số được sử dụng màn trong tổng số hộ người dân tộc thiểu số.

Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số dùng màn tránh muỗi (%)

=

Số hộ dtts dùng màn tránh muỗi

x 100

Tổng số hộ người dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

9. Tiếp cận cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cúa nguôi dân tộc thiểu số

0901. Diện tích đất ở bình quân của một hộ dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số được tính bằng cách chia tổng số diện tích đất ở của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Công thức như sau:

Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số (m2/hộ)

=

Tổng số diện tích đất ở của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (m2)

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu

 

 

Diện tích đất ở là diện tích mà các hộ sử dụng để ở, bao gồm diện tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xă hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0902. Số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất ở là những hộ có những diện tích không đủ điều kiện để ở bao gồm phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng không đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.

Theo Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ bình quân 200 m2/hộ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tự cân đối quỹ đất và ngân sách để giao đất cho các hộ làm nhà ở.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0903. Số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là những hộ gia đình người dân tộc thiểu số có diện tích đất sản xuất thấp hơn mức bình quân chung của từng địa phương.

Theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, định mức đất sản xuất cho mỗi hộ: Căn cứ theo mức bình quân chung của từng địa phương;

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0904. Số lượng gia súc bình quân một hộ dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng gia súc bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số số đầu con các loại gia súc của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm quan sát, trong đó.

Số lượng gia súc bao gồm:

- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò sữa có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò lai là số bò được tạo giống giữa giống bò nội và giống bò ngoại hoặc giữa các giống bò ngoại với nhau của ngành chăn nuôi bò có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng bò sữa là số bò nuôi với mục đích lấy sữa bao gồm cả bò đực sữa và bò cái sữa, có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).

- Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ và cho sữa có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn bao gồm số lợn nái, lợn thịt, lợn đực giống có tại thời điểm quan sát (không kể lợn sữa).

- Số lượng lợn lai là số lợn được tạo giống giữa giống lợn nội và giống lợn ngoại, hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau của ngành chăn nuôi lợn có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn nái gồm lợn nái được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3 - 8 tháng tuổi (theo tiêu chuẩn của từng phẩm giống) có tại thời điểm quan sát.

- Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi dưỡng và chọn lọc nhằm mục đích phối giống có tại thời điểm quan sát.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

- Loại gia súc.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0905. Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được được cứng hóa từ trung tâm xã đến các thôn bản

1. Khái niệm, phương pháp tính

Đường giao thông được cứng hóa: là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông, xi măng, trải nhựa.

Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được cứng hóa từ trung tâm xã đến các thôn bản được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức sau:

Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được cứng hóa từ trung tâm xà đến các thôn bản (%)

=

Số thôn bản có đường giao thông được cứng hóa từ trung tâm xã đến các thôn bản

x 100

Tổng số thôn bản

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Mức độ cứng hóa

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0906. Tình trạng đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chỉ thực trạng đường giao thông từ huyện đến trung tâm từng xã trong huyện theo các loại đường như: Đường nhựa (bê tông nhựa, láng nhựa), bê tông xi măng, cấp phôi, đá, gạch, đất, đường có mặt đường khác; độ dài của từng loại đường

2. Phân tổ chủ yếu

- Loại đường

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0907. Số lượng chợ trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng chợ là tổng số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.

Chợ phải có ít nhất 50 điểm kinh doanh đối với khu vực thành thị, 30 điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn (để phân biệt giữa chợ với các tụ điểm kinh doanh khác không phải chợ).

Điểm kinh doanh tại chợ (bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ) có diện tích tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ là 3m2/điểm.

Phương pháp tính:

* Phân hạng chợ

Theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009, chợ được chia thành 03 hạng (chợ hạng I; chợ hạng II; và chợ hạng III) như sau:

- Chợ hạng I:

+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch.

+ Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe; bốc xếp hàng hóa; kho bảo quản hàng hóa; dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, vệ sinh công cộng; và các dịch vụ khác).

- Chợ hạng II:

+ Là chợ có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.

- Chợ hạng III:

+ Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh, hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

* Phân loại chợ

- Chợ thành thị là chợ họp trên địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.

- Chợ nông thôn là chợ họp ở vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố (Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hoặc Khoản 16 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông hàng hóa khác.

- Chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản là chợ đầu mối chuyên doanh hàng nông, lâm, thủy sản.

- Chợ đầu mối khác là chợ đầu mối kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh ngoài chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản.

- Chợ có quy hoạch là chợ nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Chợ không có quy hoạch (chợ tự phát) là chợ không nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (hoặc chợ được hình thành một cách tự phát).

- Chợ kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.

- Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.

- Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

- Chợ tạm (hay chợ tranh tre lứa lá) là chợ được xây dựng chủ yếu bằng tranh, tre, nứa, lá có thời gian sử dụng dưới 5 năm.

- Chợ dân sinh là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

- Chợ chuyên doanh là chợ chỉ kinh doanh (hay tập trung kinh doanh) một mặt hàng hoặc một ngành hàng hoặc một loại (nhóm) hàng hóa nào đó, hoặc định hướng vào một loại nhu cầu nhất định.

- Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng hoặc nhiều loại (nhóm) hàng hóa cho nhiều loại nhu cầu khác nhau.

- Chợ miền núi là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

- Chợ biên giới là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển, đảo, quần đảo).

- Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

- Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu do cấp có thẩm quyền thành lập.

2. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh/thành phố.

- Hạng chợ.

- Loại chợ.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0908. Số doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy hải sản trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản có trụ sở, chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất đang hoạt động và đóng tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản: không bao gồm các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản đã được cấp giấy phép, mã số thuế nhưng chưa đi vào hoạt động SXKD; hoặc đã giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình; hoặc đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng không có tại địa phương (đã xác minh mà không thấy); hoặc các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp).

Hợp tác xã nông, lâm, thủy sản: bao gồm các loại hình hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; hoặc quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hũu, có tư cách pháp nhân, có ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản: Là các cơ sở nơi diễn ra hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn xã/phường/thị trấn, có đăng ký hoạt động (bao gồm hình thức: có đóng thuế, có môn bài hoạt động...) nhưng chưa đủ điều kiện hoặc chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp theo các luật (Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã...), có địa điểm xác định, có người quản lý, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động chế biến này, có thời gian làm việc ổn định. Có thể chỉ là cơ sở của một hộ gia đình, một hoặc một nhóm các cá nhân.

2. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0909. Diện tích, tỷ lệ phần trăm đất canh tác được tưới tiêu bình quân hàng năm trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Diện tích được tưới, tiêu là diện tích được công trình đưa nước trực tiếp đến cống đầu kênh hoặc rút nước từ cống đầu kênh ra công trình; bảo đảm yêu cầu của sản xuất và sinh trưởng của cây trồng, không có hạn, úng lớn ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Trường hợp do nguồn điện hoặc nguồn nước của công trình đầu mối tạm thời có lúc khó khăn, hộ dùng nước phài tát thêm một số ít lần (dưới 1/3 số lần tưới, tiêu ghi trong hợp đồng) thì vẫn coi là diện tích được tưới tiêu.

Tỷ lệ đất canh tác được tưới tiêu được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tưới tiêu hàng  năm (%)

=

Diện tích đất canh tác được tưới tiêu trên đại bàn vùng dân tộc thiểu số

x 100

Tổng Diện tích đất canh tác trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu:

Tỉnh/thành phố; huyện/quận

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0910. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có Internet

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet là số hộ đăng ký được quyền truy nhập vào mạng Internet, mỗi thuê bao Internet có một tài khoản để truy nhập vào mạng do nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cấp. Số thuê bao Internet bao gồm:

- Thuê bao Internet gián tiếp (dial up), là các thuê bao truy nhập vào Internet thông qua mạng điện thoại 1268,1269...;

- Thuê bao Internet băng rộng (xDSL), là các thuê bao truy nhập vào Internet sử dụng đường dây thuê bao số (DSL- Digital Subscrible Line) gồm các công nghệ ADSL, SHDSL,... gọi chung là xDSL.

- Thuê bao Internet trực tiếp, là các thuê bao truy nhập Internet tốc độ cao từ 64Kbps đến 155 Mbps thông qua các đường kênh riêng kết nối trực tiếp với cổng internet bằng đường truyền dẫn riêng.

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng Internet trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

 

                                                     

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0911. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có sử dụng điện lưới quốc gia là các hộ dùng điện vào mục đích sinh hoạt và sản xuất từ lưới điện quốc gia (không kể sử dụng điện trạm phát điện của địa phương, máy phát điện riêng, thủy điện gia đình, bình ắc quy). Được tính là sử dụng điện nếu thời gian sử dụng từ 15 ngày trở lên trong tháng và mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia cho sinh hoạt trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

 

 

Hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện lưới quốc gia là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện vào mục đích sinh hoạt và sản xuất từ lưới điện quốc gia, (không kể sử dụng điện trạm phát điện của địa phương, máy phát điện riêng, thuỷ điện gia đình, bình ắc quy). Được tính là sử dụng điện nếu thời gian sử dụng từ 15 ngày trở lên trong tháng và mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0912. Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng thôn, bản dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia là các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có đường điện lưới quốc gia cấp đến thôn, bản.

Tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia là số phần trăm số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia trong tổng số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số.

Công thức như sau:

Tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia (%)

=

Số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia

x 100

Tổng số thôn, bản

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0913. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng số hộ dân tộc thiểu số. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

=

Số dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

x 100

Tổng số hộ dân tộc thiểu số

 

 

Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sửc khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:

- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vặt, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trân nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Nguồn nước

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0914. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhà ở là một công trình xây dựng gồm 3 bộ phận tường, mái, sàn và được dùng để ở. Phân loại nhà theo vật liệu chính của 3 thành phần cấu thành chủ yếu là cột (trụ hoặc tường chịu lực), mái và tường/bao che. Cột được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong 3 vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, gạch đá, sắt/thép/gỗ bền chắc. Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong hai loại vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, ngói (xi măng/đất nung). Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong 3 loại vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, gạch/đá, gỗ/kim loại. Nhà ở kiên cố là nhà có cả ba thành phần cấu thành được xếp vào loại bền chắc.

Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố là hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh song trong nhà ở được xếp loại bền chắc theo định nghĩa ở trên.

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố trong tổng số hộ hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0915. Số lượng, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

 

 

Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0916. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở (Trong khoảng cách 5m tính từ nhà ở) trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình
người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở (%)

=

Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở

x 100

Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

0917. Số lượng, tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chủ doanh nghiệp người dân tộc thiểu số là người chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ chủ doanh nghiệp người dân tộc thiểu số là số phần trăm chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số trong tổng số chủ doanh nghiệp có trong năm xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số (%)

=

Số chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số chủ doanh nghiệp

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

10. Cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số

1001. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng các cấp

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng các cấp, từ cấp chi bộ cơ sở trở lên.

Công thức tính tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng (%)

=

Số người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng

x 100

Tổng số người tham gia cấp ủy Đảng

 

                       

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Cấp cơ quan

3. Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê, Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

1002. Số lượng, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ đại biểu là người dân tộc thiểu số trong quốc hội.

Công thức tính tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ đại biểu QH là người dân tộc thiểu số (%)

=

Số ĐBQH người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số ĐBQH

 

                                                          

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Trình độ học vấn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: nhiệm kỳ

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

1003. Số lượng, tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ đại biểu là người dân tộc thiểu số trong hội đồng nhân dân các cấp (Tỉnh/huyện/xã, huyện/quận/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn)

Tỷ lệ đại biểu HĐND là người dân tộc thiểu số (%)

=

Số ĐB HĐND người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số ĐB Hội đồng nhân dân

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Cấp hành chính

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm, nhiệm kỳ

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê, Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

1004. Số lượng, tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan Đảng, nhà nước từ cấp huyện trở lên

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ quan của Đảng bao gồm toàn bộ các Đảng bộ, tính từ đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở trở lên.

Cơ quan Nhà nước bao gồm các cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và chính quyền địa phương các cấp.

Ngoài ra còn có các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, gồm: Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan giúp việc của Đảng, gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương và các Ban của Đảng.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức, danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).

Số lượng công chức người dân tộc thiểu số từ cấp huyện trở lên là tổng số người thỏa mãn khái niệm nêu trên là người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức từ cấp huyện trở lên là người dân tộc thiểu số  (%)

=

Số công chức từ cấp huyện trở lên là người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số công chức từ cấp huyện trở lên

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Hệ thống hành chính nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện)

- Đảng viên

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Ngạch công chức

- Trình độ đào tạo

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

1005. Số lượng, tỷ lệ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số là tổng số người thỏa mãn khái niệm, quy định nêu trên và là người dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ công chức xà lên là người dân tộc thiểu số (%)

=

Số công chức xã lên là người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số công chức xã

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Đảng viên

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Trình độ đào tạo

3.  Kỳ công bố: năm, 5 năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê, Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

1006. Số lượng, tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội

1. Khái niệm, phương pháp tính

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm hệ thống của (i) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, (ii) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (iii) Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (iv) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, (v) Hội Cựu Chiến binh và (vi) Hội Nông dân Việt Nam.

Công chức trong các tổ chức chính trị - xã hội là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức chính trị-xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).

Số lượng công chức người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên là tổng số người dân tộc thiểu số thỏa mãn khái niệm nêu trên.

Tý lệ công chức người dân tộc thiểu số (%)

=

Số công chức là người dân tộc thiểu số

x 100

Tổng số công chức trong tổ chức chính trị - xã hội

 

 

2. Phân tổ chủ yếu

- Hệ thống hành chính nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện)

- Đảng viên

- Dân tộc

- Tôn giáo

- Giới tính

- Nhóm tuổi

- Ngạch công chức

- Trình độ đào tạo

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

1007. Số lượng nguời có uy tín vùng dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Là công dân Việt Nam cư trú hợp pháp, ổn định ở vùng dân tộc thiểu số; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước... và được người dân bầu chọn, chính quyền rà soát.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu: Rà soát của các tỉnh và thông báo của Ủy ban Dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc

11. Tôn giáo người dân tộc thiểu số

1101. Số lượng các tín đồ tôn giáo là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tín đồ là nhà tu hành tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình theo.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tôn giáo;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

1102. Số lượng chức sắc, chức việc tôn giáo là người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chức sắc là người có phẩm vị, chức vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành đạo sự theo tôn chỉ, mục đích đã đề ra của tổ chức tôn giáo. Chức sắc còn đại diện cho quần chúng tín đồ chịu trách nhiệm về hoạt động của tôn giáo đối với xã hội.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Tôn giáo;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê.

1103. Số cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận như: chùa, tự, viện, tịnh xá, niệm phật đường, nhà thờ, nhà thờ họ công giáo, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo.

Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng. Cơ sở tín ngưỡng bao gồm: đình, đền, phù, am,...

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: 5 năm

4. Nguồn số liệu: Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê

II. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC

12. Nhân lực cho công tác dân tộc

1201. Số lượng công chức trong cơ quan công tác dân tộc các cấp

1. Khái niệm, phương pháp tính

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh dạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ qũy lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008).

Thống kê số lượng công chức trong cơ quan công tác dân tộc từ cấp huyện trở lên.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Độ tuổi;

- Ngạch công chức

- Trình độ; chuyên môn

- Cấp hành chính;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

1202. Số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân tộc

1. Khái niệm, phương pháp tính

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật viên chức năm 2010).

Số lượng viên chức là tổng số viên chức đang làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm 31/12.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Độ tuổi;

- Hạng viên chức

- Trình độ; chuyên môn

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

1203. Số công chức, viên chức trong cơ quan công tác dân tộc các cấp được đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đào tạo khác

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số người được đào tạo về công tác dân tộc là những người đã tốt nghiệp các trường lớp hoặc được cấp chứng chỉ trong các chương trình đào tạo liên quan đến công tác dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đào tạo khác.

Số người được đào tạo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong ngành công tác dân tộc, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đào tạo khác.

2. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Độ tuổi;

- Khóa đào tạo;

- Trung ương/địa phương;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

13. Tài chính cho công tác dân tộc

1301. Chi cho các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia về công tác dân tộc

1. Khái niệm, phương pháp tính

Chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc là những khoản chi từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho công tác dân tộc.

Các chương trình, mục tiêu về công tác dân tộc được quy định trong chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Ủy ban dân tộc, bao gồm các nội dung sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc và hỗ trợ pháp lý cho đồng bào Dân tộc;

- Giáo dục đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực;

- Phát triên kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội;

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Tuyên truyền, thông tin truyền thông;

- Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;

- Y tế, chăm sóc sức khỏe;

- Văn hóa;

- Thương mại, du lịch;

- Khoa học và công nghệ;

- Một số đề án, chính sách đặc thù.

Số kinh phí chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc được tính từ 1/01 đến 31/12 của năm báo cáo và được cấp qua Ủy ban Dân tộc.

2. Phân tổ chủ yếu

- Chương trình chi;

- Trung ương/địa phương,

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

1302. Số các chương trình, dự án dành cho các dân tộc thiểu số

1. Khái niệm, phương pháp tính

Các chương trình, dự án cho các dân tộc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục đào tạo hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo, phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, chính sách đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo,...

Số chương trình dự án gồm: số chương trình, dự án đã được phê duyệt và số chương trình dự án đã nghiệm thu

Số liệu về các chương trình, dự án được thực hiện trong năm báo cáo (tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm báo cáo).

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực.

- Trung ương/địa phương;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: năm

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Dân tộc

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi